Thursday, December 31, 2015

Người Mỹ tự tin trong giao tiếp như thế nào?


   Người Mỹ tự tin trong giao tiếp như thế nào?

Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ và cảm thấy một số điều khác lạ nhưng thú vị. 
Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.

Xã Hội, tự tin giao tiếp, tự do chọn lựa, nguoi my, người châu Á, bình đẳn xã hội, Bài chọn lọc,
Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.
Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.
Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.

Công việc nào cũng đều có sự tự tin
Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.
Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.
Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng”. Đúng vậy, khi thanh thế không thể khiến một cá nhân sợ hãi thì cả dân tộc đó có thể khiến người khác kính nể.
Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.
Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh”. Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt”. Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.
Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.
Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.

Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác
Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.
Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng:“Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy”.
Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.
Xã Hội, tự tin giao tiếp, tự do chọn lựa, nguoi my, người châu Á, bình đẳn xã hội, Bài chọn lọc,
Người Mỹ rất bình đẳng và tự tin khi giao tiếp
Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.
Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.
Học vị cao không tạo ra khoảng cách
Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.
Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.

Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác.

Dưới bầu trời tự do của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.

Người quyền quý cũng không thể ngang ngược
Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.
Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.
Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton”  Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài”. Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.
Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây”. Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.
Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.Inline image
Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.
Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xómInline image

Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?

__._,_.___

Posted by: Lu Giang <

Giáng Sinh 2015


Giáng Sinh 2015

Chân Như, phóng viên RFA
2015-12-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12232015-december-24-2015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Một chị bán hàng rong trên xe đạp ở phía trước một trung tâm mua sắm được trang trí cho ngày lễ Giáng sinh sắp tới tại Hà Nội ngày 10 Tháng 12, 2015
Một chị bán hàng rong trên xe đạp ở phía trước một trung tâm mua sắm được trang trí cho ngày lễ Giáng sinh sắp tới tại Hà Nội ngày 10 Tháng 12, 2015
AFP
Một Mùa Lễ Giáng Sinh nữa  lại về.  Nơi đâu cũng tưng bừng trang hoàng, các khu thương mại đều lấp lánh ánh đèn để cùng hòa nhịp vào với ngày Lễ.  Tại Việt Nam, những năm gần đây không khí náo nức của ngày lễ không khác gì các nước Tây phương. Phải chăng thật sự đời sống người dân Việt Nam có cải thiện và ngày càng tốt đẹp hơn? Trong Tạp chí diễn đàn bạn trẻ hôm nay, mời quý vị cùng với Chân Như và năm bạn khách mời chia sẻ về ngày Lễ Giáng Sinh tại Việt Nam sau đâu:
Chân Như: Chào các bạn Lê Nguyên, Katie, Gia Bảo, Kiệt và Thúy. Chúc mừng Giáng sinh đến tất cả các bạn, và cám ơn mọi người đã dành thời gian để đến với chương trình hôm nay.  Trước tiên, theo đánh giá của mọi người thì Giáng sinh tại VN năm nay có gì đặc biệt và khác so với những năm về trước? Trước tiên xin mời Gia Bảo chia sẻ
Gia Bảo: Theo em Giáng Sinh của những năn gần đây khác nhiều so với năm năm trước đây bởi vì, (trước kia) khi gần đến ngày Giáng Sinh mình mới cảm thấy được cái không khí nó mới bắt đầu.  Còn trong những năm gần đây, chỉ cần tới đầu tháng 12 là bắt đầu mình đã thấy không khí Giáng Sinh rồi. Đặc biệt là những trung tâm thương mại, những con đường, những khu vui chơi thì họ trang hoàng rất đẹp và ngày càng có việc đầu tư hoành tráng hơn để thu hút nhiều người đến với khung cảnh Giáng Sinh ở nơi đó nhiều hơn. Em thấy đó là sự khác biệt rõ nhất.
Chân Như: Vậy theo Gia Bảo là tương đối đời sống ngưòi dân có cải thiện hơn so với những năm qua?
Gia Bảo: Đúng rồi, khi mà đời sống họ được cải thiện hơn thì họ mới nghĩ đến việc vui chơi, hoặc là tận hưởng một mùa Giáng Sinh nào đó chứ, nếu như đời sống họ không được cải thiện thì họ chỉ chăm chăm vào việc đi làm kiếm tiền, chứ họ không nghĩ đến việc giải trí.
Chân Như: Cám ơn chia sẻ của Gia bảo, còn nhận xét của Lê Nguyên thì sao
Lê Nguyên: Em thấy không khí Giáng Sinh năm nào cũng thế thôi, đều nhộn nhịp và rộn ràng. Kinh tế ngày càng phát triển thì mọi người lại càng có điều kiện đón Giáng Sinh hoành tráng hơn. Vài năm trước, không khí giáng Giáng Sinh chỉ là đơn giản trong gia đình và những người theo đạo mới tổ chức. Bây giờ thì tất cả đều hòa mình vào không khí ngày lễ.  Gia đình khá giả thì đều tặng cho con cái những món quà đặc biệt và những chuyến du lịch; Dịch vụ ông già Noel thì cũng được thuê tặng quà cáp cho những trẻ nhỏ, rất thịnh hành so với những năm trước.
Chân Như: Vậy như Lê Nguyên chia sẻ thì có vẻ  là đời sống của người dân đã khá hơn rất nhiều?
Lê Nguyên: Có chứ, mọi thứ theo em thấy đều tốt đẹp lên, và mọi thứ đều phát triển mọi người có nhiều thời gian để tận hưởng những ngày lễ bên gia đình và người than. Những người giàu có thì họ quan tâm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày này.  Giáng Sinh được chờ đợi với nhiều hoạt động thú vị không chỉ ở những người theo đạo ở các nhà thờ, mà ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ đều lấp lánh những ánh đèn và cây thông.  Mọi người đều đua nhau mua sắm  cho những ngày hội lớn như vậy.
Chân Như: Thế vậy còn nhận xét của Katie thì sao?
Katie: Theo em thì Giáng Sinh năm nào cũng treo đèn giăng hoa rồi nhưng đời sống người dân cũng chưa cải thiện được bao nhiêu. Đa phần những người giàu có, họ có tiền thì mới hưởng thụ một ngày giáng sinh trọn vẹn; Còn những tầng lớp công nhân viên chức, họ cũng chưa có điều kiện để hưởng một ngày Giáng Sinh vui vẻ.
Chân Như: Vậy là còn nhiều khó khăn, có vẻ Kiệt cũng có suy nghĩ giống Katie?
Kiệt: Thật sự em nghĩ là giáng sinh năm nay không thay đổi nhiều lắm. Cách bài trí, trang trí đèn thì cũng như mọi năm em nghĩ đó là lối mòn trong tư duy, thực sự là gây tốn kém rất là nhiều cho kinh tế xã hội ngày nay. Đôi khi trang hoàng như thế chỉ có bề nổi thôi, còn bề chìm không thể che lấp được nỗi lo của người dân. Anh biết là tham ô, rồi nợ công vượt ngưỡng cảnh báo, rồi thuế má vô lý, đè lên cuộc sống của dân nghèo rồi những người cầm quyền lại bảo kê thao túng cho cướp bóc, rồi đàn áp dân giữa ban ngày luôn, rồi án oan ngày một nhiều hơn. Em nghĩ là không thay đổi nhiều mà đời sống nhân dân ngày càng tệ hơn, tệ hơn rất nhiều.  Làm sao cảm thấy hạnh phúc được khi mà mình không được tự do?  Đôi khi tại vì sống ở Việt Nam nên mình cảm nhận được là mọi thứ đều bị cản trở.  Do vậy, em nghĩ Giáng Sinh năm nay  cũng không có gì được gọi là cải thiện hơn.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Saigon ngày 10 tháng 12, 2015
Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Saigon ngày 10 tháng 12, 2015
Chân Như: Vậy trong các bạn đã có hai cách nhìn khác nhau rõ rệt về đời sống. Thôi, chúng ta tạm gác vấn đề đó sang một bên. Thúy, nãy giờ ngồi nghe các bạn chia sẻ rồi, câu hỏi kế tiếp dành cho thúy là  vào đêm giáng sinh hoặc những ngày trước đó thì giới trẻ VN thường hay làm gì , và chính bản thân Thúy cũng hay làm gì vào ngày này?
Thuý: Vào dịp Giáng Sinh ở những văn phòng ở Sài Gòn, mọi người theo đạo Thiên Chúa sẽ được nghỉ lễ.  Văn hóa của người Sài Gòn là cùng nhau đón Giáng sinh dù họ có đạo Thiên Chúa hay không thì vẫn nô nức đón Giánh Sinh.  Khi Giáng sinh về thì mọi người xem đó là dịp lễ hội hàng năm nên cũng xuống đường, đi tham quan những nơi trang trí Giáng Sinh ở những trung tâm thương mại và chụp hình hoặc là đến những quán café mà có trang trí Giáng Sinh; họ đi nhà thờ, tại vì vào dịp Giáng Sinh thì ở nhà thờ sẽ có những hoạt động chào đón Giáng Sinh rất là hấp dẫn, và vì thế  những người ngoại đạo thì người ta cũng đến nhà thờ để tham gia lễ Giáng Sinh ở nhà thờ.  Những nhà thờ ở Việt Nam luôn “welcome” những người ngoại đạo đến tham quan trong dịp Giáng Sinh.  Em không thấy có sự phân biệt là có đạo hay không có đạo. Vì vậy, lễ Giáng Sinh trở thành một lễ hội lớn trong năm của người Sài Gòn và người Việt Nam. Cứ đến ngày đó là mọi người đi chơi với nhau, gặp gỡ gia đình hoặc là tham gia những lễ hội ở những nơi công cộng chung với nhau.  Vào dịp Giáng Sinh em cũng về thăm gia đình, rồi cũng đến tham gia những lễ hội tại những nhà thờ khu em sống xem những chương trình biểu diễn ca nhạc và tham gia vào những hoạt động vui chơi của nhà thờ.
Chân Như: Còn Kiệt thì thường làm gì trong những ngày Giáng Sinh này?
Kiệt: Em thì năm nào cũng vậy. Ban ngày,em kêu gọi làm từ thiện, kêu gọi những bạn trẻ mà người ta có tấm lòng thì em sẽ tổ chức nấu ăn. Trong đêm Giáng Sinh thì tụi em sẽ hóa trang thành những ông Già Noel và tụi em đi phát quà là những thức ăn nóng đó cho những người lang thang cơ nhỡ.  Đôi khi, đó chỉ là những món quà rất là nhỏ thôi nhưng em nghĩ rằng nó cũng sưởi ấm được cho những người mà trong xã hội ngày càng nhiều: những người  mất hết quyền lợi của con người. Họ lang thang, cơ nhỡ và  không có mái ấm gia đình. Em thường làm những việc đó vào đêm Noel.
Chân Như: Thế còn Lê Nguyên thì thường hay làm gì ?
Lê Nguyên: Là một người trẻ, trong những ngày Giáng Sinh, em thường tụ tập ở các trung tâm thành phố, những khu xóm đạo hay những nhà thờ lớn chờ đợi giờ tiếng chuông nhà thờ reo vang để cùng nhau vui chơi với những bạn bè và người thân của mình.  Ngày nay, những đôi tình nhân thường tặng nhau những món quà nhỏ như là khăn len, mũ len. Đặc biệt, đây cũng là dịp để các chàng trai tỏ tình với những cô gái mà mình yêu thích.
Chân Như: Còn Gia Bảo?
Gia Bảo: Thường vào đêm Giáng Sinh, em thấy ở Việt Nam chia rõ ra hai dạng.  Một là những người theo đạo Công Giáo. Họ thường chuẩn bị trước Giáng Sinh rất nhiều và khi đến Giáng Sinh thì họ đi đến nhà thờ làm lễ sau đó quây quần bên gia đình và tiệc tùng.  Một phần giới trẻ còn lại thì không theo đạo Công Giáo mà họ chỉ hưởng ứng nên cũng đi ra đường,  đến các trung tâm thương mại hoặc các khu vui chơi, chụp hình. Họ hưởng ứng  ngày lễ đó nhưng  theo như em thấy phần lớn giới trẻ mà không theo đạo Công Giáo thì họ không biết được cái ý nghĩa  của đêm Giáng sinh mà họ chỉ biết là đi ra đường và vui vẻ với mọi người bên ngoài thôi.  Thực chất đêm Giáng Sinh là đêm mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, sau khi đi lễ ở nhà thờ.
Chân Như: Cám ơn những chia sẻ của các bạn, một điểm thắc mắc là các bạn nghĩ sao khi Việt Nam là nước Phật giáo chiếm đa số nhưng lại có hoạt động Giáng sinh rất náo nhiệt không thua kém gì các nước Thiên Chúa giáo trên thế giới? Nhận xét của Kiệt và Thúy
Kiệt: Theo em nghĩ thì Giáng Sinh là một ngày lễ mà để cho mọi người xích lại gần nhau hơn sau một năm làm việc mệt mỏi; Và cũng là ngày để cho mọi người ngồi lại để tâm sự để chia sẻ cùng nhau. Em nghĩ rằng thế giới bây giờ đã bước sang những trang mới rồi. Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo đều không có khoảng cách.  Việc tiếp thu văn hóa không phụ thuộc vào bạn ở giáo phái nào mà chỉ phụ thuộc vào điều đó có tốt cho bạn hay không. Em nghĩ Giáng Sinh là một mùa lễ tuyệt vời. Vậy thì tại sao mọi người không cùng nhau chia sẻ.  Đó là một điều rất tốt.
Thuý: Dạ đúng rồi.  Tuy là Việt Nam là một đất nước theo phật giáo, nhưng những ngày lễ của Thiên Chúa Giáo vẫn được tổ chức rất là sang trọng và hoành tráng.  Bởi ở Việt Nam mọi người tôn trọng tôn giáo của nhau.  Tất nhiên là những tôn giáo không có kỳ thị lẫn nhau, không có sự va chạm với nhau. Vì vậy nên dịp lễ Giáng Sinh, nhữngngười ngoại đạo, theo Phật Giáo người ta vẫn xuống đường tham gia những lễ hội của Giáng Sinh và người ta xem đó là một hình thức mà người ta chúc mừng; đó không phải là ngày lễ của chúng tôi nhưng chúng tôi chúc mừng ngày lễ của đạo các bạn. Mọi người luôn tuân theo  văn hoá tôn trọng tôn giáo của nhau nên lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là một lễ hội mà tất cả mọi người đều cùng đón nhận lễ hội đó và cùng tham gia cũng như là rất nô nức trong lễ hội Giáng Sinh kể cả người theo đạo Thiên Chúa hoặc người ngoại đạo.
Chân Như: Cám ơn chia sẻ của hai bạn, và để kết thúc chương trình thì  các bạn có điều ước gì muốn gửi đến cho ồng già Noel vào đêm Giáng Sinh?
Gia Bảo: Em ước đêm Giáng Sinh trời sẽ không mưa để cho mọi người có thể vui vẻ đi nhà thờ và rồi sẽ không có tai nạn giao thông.  Và nhân dịp này em xin gởi lời chúc đến tất cả mọi người có được một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc.
Lê Nguyên: Nếu mà cho em một điều ước em ước là có một cuộc sống thật vui vẻ và hạnh phúc; Ước mọi điều tốt đẹp nhất đến cho gia đình và người thân, mong thế giới hoà bình và phát triển.  Giáng Sinh luôn tràn ngập niềm vui đến người nghèo. Tất cả mọi người đều được hưởng cuộc sống ấm no, ngày nào cũng ngập tràn trong an lành.  Trong dịp Noel này thì em cũng gởi lời chúc đến cho tất cả những người thân và bạn bè ở gần cũng như ở xa, một lời chúc đêm Noel an lành. Thế giới đã sinh ra chúng ta, ban cho chúng ta mỗi người một nhiệm vụ thiêng liêng. Ông già Noel cũng đã gõ cửa và tặng chúng ta món quà vô giá đó là thời gian, phải trân trọng và yêu thương bố mẹ mình và gia đình và nhân loại. Hãy để môi trường sống của chúng ta luôn có niềm vui và hạnh phúc tràn đầy tiếng cười.
Katie: Trong mùa Giáng Sinh năm nay, mình mong đời sống của người dân Việt Nam sẽ càng ngày khá hơn và người dân sẽ có tiếng nói của mình, phản biện trong xã hội để  lấy lại quyền lợi của mình.  Xin gởi đến ngư dân vùng biển đảo họ sẽ được  bình an; khi ra khơi sẽ không bị tàu lạ bắn lủng thuyền hay là có những trường hợp bắn chết người như vừa xảy ra ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa qua.  Và nhân dịp này em cũng muốn cầu chúc cho toàn thể người dân Việt Nam có được ngày Giáng Sinh thật là vui vẻ đầm ấm bên gia đình.
Thúy: Em là người không theo đạo Thiên Chúa, nhưng em cũng là người rất là mến mộ ngày lễ Giáng Sinh. Đối với em nhân vật mà em yêu thích vẫn là ông Già Noel.  Mỗi năm khi vào dịp Giáng Sinh thì khi còn nhỏ em vẫn đến nhà thờ nhận quà của ông Già Noel.  Nếu thật sự có một điều ước gởi đến ông Già Noel thì em mong rằng tất cả những trẻ em ở Việt Nam sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn vì ở Việt Nam hiện nay cuộc sống của những em bé mồ côi cơ nhỡ vẫn phải vật lộn với cuộc sống, như là phải lao động sớm ở tuổi vị thành niên, không có điều kiện chăm sóc tốt cho những em bé mồ côi hay bị bỏ rơi.  Em mong muốn tất cả trẻ con ở Việt Nam sẽ được sống tốt hơn.
Kiệt: Nếu ông Già Noel có thật thì em cũng chỉ ước một điều thôi đó là ước cho dân mình bớt khổ. Em hiện đang sống ở Việt Nam và cứ hằng ngày cứ trải qua chuyện mắt thấy tai nghe nhưng lực bất tòng tâm đôi khi mình muốn phát biểu điều gì đó mình cũng phải cẩn trọng lời nói. Em nghĩ rằng đó là điều rất khổ tại vì điều cơ bản nhất của con người là tự do mà người dân Việt Nam mình không có tự do thì coi như mất đi quyền làm người rồi.  Em chỉ ước rằng một ngày nào đó Việt Nam mình sẽ bớt khổ đi thôi.
Vâng chắc chắn những lời ước và lời chúc mừng Giáng Sinh của các bạn gởi đến cho tất cả quý vị trong ngày hôm nay cũng là lời ước mà rất nhiều người Việt Nam chúng ta cũng mong ước. Chân Như cũng cám ơn tất cả các bạn đã dành thời gian để đến với chương trình. Xin chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả quý vị và các bạn.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, December 28, 2015

Ước mơ của phụ nữ Việt Nam trong năm 2016


Ước mơ của phụ nữ Việt Nam trong năm 2016

Hạ Vũ, thông tín viên RFA
2015-12-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ước mơ của phụ nữ Việt Nam trong năm 2016 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_APH2000043011443-630.jpg
Phụ nữ Việt Nam
AFP Photo
Năm 2015 sắp qua, những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, người dân đang háo hức đón chào năm mới 2016. Đây cũng là thời điểm, cả đất nước đang hồi hộp theo dõi những diễn biến phức tạp trên nghị trường, liên quan đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đại Cộng sản Việt Nam, một trong những sự kiện chính trị được coi là sẽ quyết định vận mệnh dân tộc trong kỷ nguyên mới.

Trong bối cảnh đó, những người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trên khắp mọi miền đất nước đang có những kỳ vọng gì cho năm mới!?

Đây là đề tài trên Trang phụ nữ kỳ này.
Vào dịp cuối năm 2015, cuốn sách “Ước mơ của Thủy” đã được Lê Việt Kỳ Nhi - một nữ tác giả trẻ xuất bản tại Hoa Kỳ. Cái tựa nghe qua như tựa đề của một quyển tiểu thuyết lãng mạn, chứa đựng những giấc mơ của một cô gái Việt.

Nhưng đây không phải những giấc mơ lãng mạn vu vơ của tình cảm gái trai, của mong ước cho gia đình và bản thân, mà là những giấc mơ lớn... rất lớn. Đây là những giấc mơ thay đổi vận mệnh của cả dân tộc; những giấc mơ của bao thế hệ, của những kẻ có lòng đã và đang thao thức, trăn trở cho hiện tình đất nước, cho vận mệnh dân tộc.

Đọc cuốn sách, được viết với văn phong nhẹ nhàng, ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng. Mỗi người Việt đều cảm thấy những nỗi lo lắng khắc khoải cũng như những kỳ vọng lớn lao cho dân tộc và trách nhiệm nặng nề đặt trên vai thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, ở những góc khác trên đất nước này, những người phụ nữ Việt Nam lại có những giấc mơ giản dị hơn nhiều.

Trong suốt 2 năm 2014 – 2015, Bộ ảnh “Phụ nữ ước gì” do Sanyo AQUA thực hiện, và bộ tranh “Hạnh phúc đơn giản là …”được xem là một trong những “tác phẩm nghệ thuật” tiêu biểu “đồng hành cùng ước mơ của phụ nữ Việt”.

Thông điệp mà 2 tác phẩm này truyền tải chính là sự đối lập giữa ước mơ an nhàn và thực tế phũ phàng. Áp lực của công việc, vun vén gia đình, chăm sóc chồng con khiến chị em phụ nữ chỉ có những mong ước rất đơn thuần và giản dị như: hai mẹ con cùng chơi đùa vui vẻ, chồng phụ vợ lau dọn bếp ngày cuối tuần, được chồng yêu thương, không bị phản bội, được khỏe mạnh, xinh đẹp, .v.v.… Nói chung, ước mơ của phụ nữ quá là giản dị, họ chỉ cần một cuộc sống bình yên và luôn tràn ngập tiếng cười.

Những “thông điệp” này, được chia sẻ một cách đều đặn trên tất cả các trang mạng, đặc biệt là các diễn đàn mà phụ nữ thường xuyên truy cập để tìm kiếm thông tin cũng như những lời khuyên trong cuộc sống như “web trẻ thơ”, “phụ nữ tuổi 30”, “tạp chí phụ nữ”, v.v..Có thể nói, hầu hết “giới văn phòng” đều sẽ gật đầu đồng ý và cố gắng vun vén cho cuộc sống của mình có được những điều giản dị như thông điệp được nêu trong 2 tác phẩm trên.

Ngoài những ước mơ đó, phụ nữ Việt Nam còn những ước mơ nào khác hay không?

Chị Hoa, một tiểu thương ở vùng ven biển Hà Tĩnh chia sẻ:
Năm 2015, bọn em cũng sản xuất kinh doanh đầy đủ mặt hàng chứ không riêng gì nước mắm, sản xuất được nhiều hơn những năm trước và cũng bán ra được nhiều hơn những năm trước và có kinh nghiệm hơn, khi đã có mã vạch, mã số, bán được khách hàng ưa chuộng hơn. Mong muốn nhất
của năm  2016 là bọn em muốn phát triển được hơn nữa, với điều kiện cơi nới đất ra cho rộng thêm, mua thêm đất cho mở rộng sản xuất bởi vì bọn em đã có khách quen thường xuyên rồi, gửi tới tận địa chỉ nhà cho họ và em đã làm được những điều đó rồi. Cũng không mong muốn giàu thêm, chỉ ước được hai chữ bình an, sức khỏe là trên hết.”
Cũng ở Hà Tĩnh, chị Lan – chủ tịch hội phụ nữ một huyện nọ cho biết ước mơ của chị:
Năm 2015, ban thường vụ hội đã triển khai đầy đủ mọi nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của hội. Đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành một cách khá xuất sắc. Riêng năm 2016 thì các cấp hội tiếp tục mong muốn được sự quan tâm của các cấp ngành để mở ra các lớp tập huấn, đào tạo nghề để tạo công ăn việc làm cho phụ nữ. Với cá nhân thì đầu tiên là sức khỏe cho cả gia đình, các công việc được thuận lợi, con cái ngoan ngoãn.”

Tâm, ở Sài Gòn, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp và sinh con khi chưa có việc làm, lại không biết ước mơ của mình là gì khi cô đã có một cuộc sống ổn định, đầy đủ với sự chu cấp của chồng. 

Cô chia sẻ:
Năm nay, em cũng chưa có gì hết. Vừa mới sinh xong nên cũng chưa có cái gì hết. Nói chung là cũng có thành viên mới. Nhà cửa cũng đầy đủ. Nói chung là ổn định. Sang năm thì chưa biết tại vì mới đẻ xong mà, chưa biết em bé làm sao. Cũng muốn đi làm mà em bé nhỏ quá, cũng chưa suy nghĩ gì hết.”

Trong khi đó, chị Hoa, giám đốc một Trung tâm nghiên cứu (vẫn được biết đến như một tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam), nói về ước mơ của mình:
“Đánh giá chung năm 2015 cũng là một năm bước ngoặc, nhiều cơ hội, nhiều thách thức. Hy vọng là năm 2016 cũng có nhiều kinh nghiệm hơn, giảm bớt các khó khăn đi để rồi tận dụng được các cơ hội của năm 2015.”

Chị Hương, giám đốc một doanh nghiệp nhỏ, vừa đùa vừa thật cho rằng:
Em chỉ có một ước ao, một khát khao là kiếm được thật nhiều tiền. Cứ nhiều tiền là thấy vui thôi mà lúc nào ít tiền thấy buồn thế.”

Chị Mai, một cán bộ hội phụ nữ khuyết tật ở Hà Nội lại có mong muốn giản dị hơn tất cả những phụ nữ khác. Chị chia sẻ:
Năm vừa rồi nói chung là đối với chị thì cũng bình thường nhưng mà đối với hội thì cũng làm được rất nhiều hoạt động của hội. Được đi học lớp vi tính, có thêm nhiều hội viên có công ăn việc làm. Chị đang làm đơn gửi thành hội bên hội khuyết tật Hà Nội để thanh lý xe của bác chủ tịch hội, bác ấy mất. Xe ba bánh. Bác ấy mất và di chúc lại là sẽ để lại cho hội viên với những ai đủ điều kiện là phó chủ tịch hoặc chủ tịch hội người khuyết tật các huyện mà có hoạt động tích cực. Thành hội đánh giá là 8 triệu đấy nhưng không biết có được hay không. Nếu mà được thì năm mới đấy là cái điều vui nhất của chị, có xe đi để hoạt động hội nó thuận tiện hơn. Mình bây giờ suốt ngày trung thành với xe buýt và đi bộ. Đi bộ thì chị không đi được nhiều.”
Với câu hỏi về đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các chị đều cho rằng đó không phải là việc liên quan trực tiếp đến đời sống của mình và cũng không phải việc mình có thể can dự, làm thay đổi. 

Chị Thu chia sẻ:
“Ơ thì làm rồi chứ. Làm 2015 rồi chứ. Không quan tâm gì. Chỉ biết thôi. Thấy thỉnh thoảng cũng bảo chỗ này làm, chỗ kia làm các thứ này kia thì cũng biết thôi. Cũng chỉ thấy tivi bảo chỗ này chỗ kia với lại đối tác ở địa phương để bàn dự án ấy, người ta bảo bận… những vụ đấy thì mình biết, xong rồi thì thay ông này xuống, ông kia lên… đối tác của mình cũng là lãnh đạo cũng thay đổi một loạt đấy, kiểu thế thì mình biết. Mà thực ra thì mình cũng biết là nó được sắp đặt, coi như là đâu vào đấy hết rồi.”

Khác với các chị, Lan – một nhân sự trẻ ở Đại sứ quán Mỹ chia sẻ:
Năm 2015 của em là một năm rất đặc biệt vì đấy là năm kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt – Mỹ. Nên công việc của em cũng bận rộn hơn rất là nhiều. Thường xuyên đi tổ chức các sự kiện, các dự án để kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt – Mỹ ở gần như tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Nên đó cũng là một dấu ấn rất đặc biệt trong công việc.

 Trong năm 2016 thì em hy vọng vẫn sẽ tiếp tục nhận được những gì án rất hay để bên em có thể tài trợ cũng như bản thân em cũng có thể viết được nhiều những dự án có ý nghĩa hơn nữa để mà có thể xin được kinh phí. Những dự án mà em monitor (giám sát) thì bao giờ cũng mong muốn cho nó thành công, giúp được cho  những đối tượng hưởng lợi như dự án đã mô tả. Và thông qua đó, còn lớn hơn rất nhiều đó là giúp cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ ngày càng sâu sắc hơn. Tất cả những dự án đó đều là mong muốn của Hoa Kỳ, muốn cho Việt Nam trở thành một đất nước tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn, độc lập. Đó là về công việc. Còn về cá nhân thì em hy vọng mình vẫn sẽ có thể tiếp tục sử dụng thời gian một cách hiệu quả để đảm bảo được công việc, cuộc sống cá nhân. Cân bằng được giữa công việc và cuộc sống, có thời gian để đọc sách cũng như có thời gian để giành cho gia đình.

Có thể nói, ở vào vị trí nào, người phụ nữ Việt Nam cũng rất nhân hậu, giản dị. Những ước mơ của họ muôn đời chỉ liên quan đến sự ấm no, hạnh phúc của gia đình, sự phát triển tốt đẹp của những người xung quanh, có liên quan đến họ.
Những con người giản dị đó, nếu được sinh sống trong một xã hội văn minh, với chính quyền dân chủ, với thực phẩm sạch, nền giáo dục tiến bộ,... chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều đóng góp cho sự phồn vinh, ổn định của gia đình cũng như cộng đồng nhỏ mà họ đang sinh sống và góp phần cống hiến. 

Tuy nhiên, xã hội Việt Nam với sự lũng đoạn của cường quyền, với ô nhiễm môi trường, giáo dục suy thoái, đạo đức xuống cấp, mất an ninh và an toàn ngay trong mỗi bản làng nhỏ… đang khiến cho những giấc mơ vô cùng đơn giản như được mạnh khỏe, bình an, được yêu thương, trân trọng, được làm ăn yên ổn,... của mỗi người phụ nữ Việt đều trở nên xa vời với chính họ. Khiến họ tin rằng, đó là những ước mơ vĩ đại mà mỗi người phụ nữ đều cần hướng đến, nỗ lực và tự hào hiến dân cuộc đời mình vì chúng.

Tạp chí Trang phụ nữ kỳ này kết thúc tại đây. Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: havu082008@gmail.com.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, December 27, 2015

Suy niệm nhân lễ Giáng sinh 2015

 
From: Toma Thien <
Sent: Saturday, December 26, 2015 9:39 PM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam

Suy niệm nhân lễ Giáng sinh 2015

          Kính thưa Anh Chị Em Kitô hữu
,
          Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

          Nhân loại đang hân hoan chào đón Giáng sinh và Năm mới. Những âm thanh, hình ảnh Giáng sinh nghe thấy khắp trong địa cầu. Những món quà, sứ điệp Giáng sinh tung bay trên toàn thế giới. Những tiệc mừng, lễ hội Giáng sinh diễn ra đầy cả hoàn vũ. Đó là vì lễ kỷ niệm việc con Thiên Chúa xuống trần gian, đã đem lại rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống loài người. Những món quà trao tặng nhắc chúng ta nhớ mọi sự trên đời này, nhất là chính bản thân Đức Giê-su, đều là quà tặng của Thượng Đế. Những bài ca tấu lên tạo cho chúng ta một bầu khí vui tươi, vốn phải là bầu khí quan trọng của cuộc đời. Những bữa tiệc dọn ra có mục đích nối kết con người trong tinh thần chia sẻ và hiệp thông huynh đệ. Những sứ điệp văng vẳng gieo vào lòng con người những niềm hy vọng tốt đẹp cho tương lai.

          Tại quê hương chúng ta, những cái vừa nói vẫn không thiếu. Thế nhưng, tiếc thay, tất cả đều chìm ngập trong vô số điều tiêu cực.

          Những món quà mà Thiên Chúa đã ban cho con người, như nhân phẩm và nhân quyền, tự do và tự quyết, công lý và chân lý đều đang bị tước đoạt bởi một chế độ cai trị độc tài độc đảng. Giờ phút này đây, giữa trời băng giá, hàng triệu dân oan không có chỗ trú thân vi bị tước đoạt nhà cửa, hàng triệu công nhân không có đủ cơm áo vì bị bóc lột sức lao động.

            Giờ phút này đây, trong ngục lạnh lẽo, hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị bạc đãi chỉ vì đã muốn đòi dân chủ tự do, hàng vạn tù nhân hình sự đang bị đày đọa chỉ vì đã thiếu những điều kiện làm người lương thiện. Giờ phút này đây, đồng bào quốc nội đang phải lắng nghe những lời dối trá lọc lừa, xuyên tạc sự thật, đang phải chứng kiến những cảnh chà đạp công lý, nhiễu nhương oan ức, đang phải hướng về viễn ảnh dân tộc mất quyền tự quyết để cả tổ quốc giang sơn phải lâm vòng nô lệ.

          Những bài ca Giáng sinh đang tấu lên bị lấn át bởi những âm thanh cuồng nộ hay bi ai, chát chúa hay sầu thảm. Nào là tiếng của các dùi cui đánh xuống đầu những nông dân biểu tình đòi lại ruộng, những thị dân xuống đường đòi lại nhà. Nào là tiếng của những cú đấm vụt vào mặt những tù nhân bị tra tấn để phải nhận tội, vụt vào mặt những luật sư bị hành hung vì bênh vực oan ức, vụt vào mặt những chiến sĩ nhân quyền bị đàn áp vì lên tiếng cho công lý.

            Nào là tiếng cười hể hả của những kẻ đã nắm trọn quyền lực nhờ có trong tay còng sắt và nhà tù, công an và quân đội, của những kẻ đang hưởng đủ quyền lơi nhờ đã trấn lột đám dân lành, cướp bóc người hiền lương, tước đoạt kẻ cô thế. Nào là tiếng khóc tức tưởi của những trẻ thơ thấy tương lai mờ mịt, của những thiếu nữ phải bán thân giúp gia đình, của những thanh niên buộc trở thành lao nô nơi xứ lạ, của gia đình các chiến sĩ nhân quyền bị hoàn toàn phong tỏa kinh tế, của gia đinh các thương binh liệt sĩ bị lợi dụng máu xương.

          Những sứ điệp Giáng sinh như bình an cho loài người, hiệp thông giữa nhân loại bị chìm hẳn dưới những thông tin áp đặt, những tuyên truyền nhồi sọ. Thay vì kêu gọi xây dựng một xã hội sống chung hài hòa, đối xử nhân bản, những kẻ cầm quyền lại luôn cổ vũ đấu tranh hận thù, dò xét lẫn nhau, cảnh giác thế lực thù nghịch; lại còn bày những trò đàn áp nhân dân cách công khai, chà đạp công lý cách trắng trợn, kết án bị can cách oan ức, từ đó lôi theo gian trá giữa thôn làng, thanh toán giữa láng giềng, bạo hành giữa xã hội. Thay vì nỗ lực hình thành một cộng đồng tương thân tương ái, đoàn kết hiệp nhất, những kẻ cầm quyền lại luôn tìm cách chia rẽ, lũng đoạn, để khiến cho các đoàn thể tan rã phân tán, để khiến cho đồng bào  chẳng còn thương nhau, để khiến cho toàn dân mất hết ý chí liên kết, chung lưng đấu cật bảo vệ bờ cõi. 

          Kính thưa Quý vị và toàn thể Đồng bào.

          Hôm nay, chúng ta cùng nhau kỷ niệm biến cố Giáng sinh của Đức Giê-su, Đấng đã từ thế giới của Thiên Chúa xuống thế giới của con người, để kêu mời nhân loại, cụ thể là dân tộc chúng ta, hãy trao tặng cho nhau những món quà quý giá là tự do và nhân quyền, sự thật và lẽ phải, hãy hát lên với nhau những bài ca của yêu thương và nhân ái, của thiện chí và thành tâm, hãy gởi đến cho nhau những sứ điệp về hiệp thông và hiệp nhất, về hòa giải và hòa hợp, để quê hương đất nước chúng ta sớm có chân lý lan tỏa, công bằng ngự trị, tình thương ngập tràn và tự do tươi nở. Chúng ta có sức mạnh để thực thi tất cả những điều đó nếu chúng ta tin ở Ngài, nhận ơn Ngài và tin ở nhau, giúp đỡ nhau.    Vinh quang Thiên Chúa trên trời. Tự do công lý cho người Việt Nam.

          Việt Nam, mùa Giáng sinh 2015
          Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.   


From: Quyet Nong
Sent: Saturday, December 26, 2015 11:29 PM
Subject: 1 DĐKTTG Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam

Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam
Chân Như, phóng viên RFA
2015-12-23



   Nghe Audio   Phần âm thanh 
Một chị bán hàng rong trên xe đạp ở phía trước một trung tâm mua sắm được trang trí cho ngày lễ Giáng sinh sắp tới tại Hà Nội ngày 10 Tháng 12, 2015
Một chị bán hàng rong trên xe đạp ở phía trước một trung tâm mua sắm được trang trí cho ngày lễ Giáng sinh sắp tới tại Hà Nội ngày 10 Tháng 12, 2015
AFP

Một Mùa Lễ Giáng Sinh nữa  lại về.  Nơi đâu cũng tưng bừng trang hoàng, các khu thương mại đều lấp lánh ánh đèn để cùng hòa nhịp vào với ngày Lễ.  Tại Việt Nam, những năm gần đây không khí náo nức của ngày lễ không khác gì các nước Tây phương. Phải chăng thật sự đời sống người dân Việt Nam có cải thiện và ngày càng tốt đẹp hơn? Trong Tạp chí diễn đàn bạn trẻ hôm nay, mời quý vị cùng với Chân Như và năm bạn khách mời chia sẻ về ngày Lễ Giáng Sinh tại Việt Nam sau đâu:

Chân Như: Chào các bạn Lê Nguyên, Katie, Gia Bảo, Kiệt và Thúy. Chúc mừng Giáng sinh đến tất cả các bạn, và cám ơn mọi người đã dành thời gian để đến với chương trình hôm nay.  Trước tiên, theo đánh giá của mọi người thì Giáng sinh tại VN năm nay có gì đặc biệt và khác so với những năm về trước? Trước tiên xin mời Gia Bảo chia sẻ
Gia Bảo: Theo em Giáng Sinh của những năn gần đây khác nhiều so với năm năm trước đây bởi vì, (trước kia) khi gần đến ngày Giáng Sinh mình mới cảm thấy được cái không khí nó mới bắt đầu.  Còn trong những năm gần đây, chỉ cần tới đầu tháng 12 là bắt đầu mình đã thấy không khí Giáng Sinh rồi. Đặc biệt là những trung tâm thương mại, những con đường, những khu vui chơi thì họ trang hoàng rất đẹp và ngày càng có việc đầu tư hoành tráng hơn để thu hút nhiều người đến với khung cảnh Giáng Sinh ở nơi đó nhiều hơn. Em thấy đó là sự khác biệt rõ nhất.

Chân Như: Vậy theo Gia Bảo là tương đối đời sống ngưòi dân có cải thiện hơn so với những năm qua?

Gia Bảo: Đúng rồi, khi mà đời sống họ được cải thiện hơn thì họ mới nghĩ đến việc vui chơi, hoặc là tận hưởng một mùa Giáng Sinh nào đó chứ, nếu như đời sống họ không được cải thiện thì họ chỉ chăm chăm vào việc đi làm kiếm tiền, chứ họ không nghĩ đến việc giải trí.

Chân Như: Cám ơn chia sẻ của Gia bảo, còn nhận xét của Lê Nguyên thì sao

Lê Nguyên: Em thấy không khí Giáng Sinh năm nào cũng thế thôi, đều nhộn nhịp và rộn ràng. Kinh tế ngày càng phát triển thì mọi người lại càng có điều kiện đón Giáng Sinh hoành tráng hơn. Vài năm trước, không khí giáng Giáng Sinh chỉ là đơn giản trong gia đình và những người theo đạo mới tổ chức. Bây giờ thì tất cả đều hòa mình vào không khí ngày lễ.  Gia đình khá giả thì đều tặng cho con cái những món quà đặc biệt và những chuyến du lịch; Dịch vụ ông già Noel thì cũng được thuê tặng quà cáp cho những trẻ nhỏ, rất thịnh hành so với những năm trước.
Chân Như: Vậy như Lê Nguyên chia sẻ thì có vẻ  là đời sống của người dân đã khá hơn rất nhiều?
Lê Nguyên: Có chứ, mọi thứ theo em thấy đều tốt đẹp lên, và mọi thứ đều phát triển mọi người có nhiều thời gian để tận hưởng những ngày lễ bên gia đình và người than. Những người giàu có thì họ quan tâm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày này.  Giáng Sinh được chờ đợi với nhiều hoạt động thú vị không chỉ ở những người theo đạo ở các nhà thờ, mà ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ đều lấp lánh những ánh đèn và cây thông.  Mọi người đều đua nhau mua sắm  cho những ngày hội lớn như vậy.

Chân Như: Thế vậy còn nhận xét của Katie thì sao?
Katie: Theo em thì Giáng Sinh năm nào cũng treo đèn giăng hoa rồi nhưng đời sống người dân cũng chưa cải thiện được bao nhiêu. Đa phần những người giàu có, họ có tiền thì mới hưởng thụ một ngày giáng sinh trọn vẹn; Còn những tầng lớp công nhân viên chức, họ cũng chưa có điều kiện để hưởng một ngày Giáng Sinh vui vẻ.
Chân Như: Vậy là còn nhiều khó khăn, có vẻ Kiệt cũng có suy nghĩ giống Katie?
Kiệt: Thật sự em nghĩ là giáng sinh năm nay không thay đổi nhiều lắm. Cách bài trí, trang trí đèn thì cũng như mọi năm em nghĩ đó là lối mòn trong tư duy, thực sự là gây tốn kém rất là nhiều cho kinh tế xã hội ngày nay. Đôi khi trang hoàng như thế chỉ có bề nổi thôi, còn bề chìm không thể che lấp được nỗi lo của người dân. Anh biết là tham ô, rồi nợ công vượt ngưỡng cảnh báo, rồi thuế má vô lý, đè lên cuộc sống của dân nghèo rồi những người cầm quyền lại bảo kê thao túng cho cướp bóc, rồi đàn áp dân giữa ban ngày luôn, rồi án oan ngày một nhiều hơn. Em nghĩ là không thay đổi nhiều mà đời sống nhân dân ngày càng tệ hơn, tệ hơn rất nhiều.  Làm sao cảm thấy hạnh phúc được khi mà mình không được tự do?  Đôi khi tại vì sống ở Việt Nam nên mình cảm nhận được là mọi thứ đều bị cản trở.  Do vậy, em nghĩ Giáng Sinh năm nay  cũng không có gì được gọi là cải thiện hơn.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Saigon ngày 10 tháng 12, 2015
Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Saigon ngày 10 tháng 12, 2015

Chân Như: Vậy trong các bạn đã có hai cách nhìn khác nhau rõ rệt về đời sống. Thôi, chúng ta tạm gác vấn đề đó sang một bên. Thúy, nãy giờ ngồi nghe các bạn chia sẻ rồi, câu hỏi kế tiếp dành cho thúy là  vào đêm giáng sinh hoặc những ngày trước đó thì giới trẻ VN thường hay làm gì , và chính bản thân Thúy cũng hay làm gì vào ngày này?
Thuý: Vào dịp Giáng Sinh ở những văn phòng ở Sài Gòn, mọi người theo đạo Thiên Chúa sẽ được nghỉ lễ.  Văn hóa của người Sài Gòn là cùng nhau đón Giáng sinh dù họ có đạo Thiên Chúa hay không thì vẫn nô nức đón Giánh Sinh.  Khi Giáng sinh về thì mọi người xem đó là dịp lễ hội hàng năm nên cũng xuống đường, đi tham quan những nơi trang trí Giáng Sinh ở những trung tâm thương mại và chụp hình hoặc là đến những quán café mà có trang trí Giáng Sinh; họ đi nhà thờ, tại vì vào dịp Giáng Sinh thì ở nhà thờ sẽ có những hoạt động chào đón Giáng Sinh rất là hấp dẫn, và vì thế  những người ngoại đạo thì người ta cũng đến nhà thờ để tham gia lễ Giáng Sinh ở nhà thờ.  Những nhà thờ ở Việt Nam luôn “welcome” những người ngoại đạo đến tham quan trong dịp Giáng Sinh.  

Em không thấy có sự phân biệt là có đạo hay không có đạo. Vì vậy, lễ Giáng Sinh trở thành một lễ hội lớn trong năm của người Sài Gòn và người Việt Nam. Cứ đến ngày đó là mọi người đi chơi với nhau, gặp gỡ gia đình hoặc là tham gia những lễ hội ở những nơi công cộng chung với nhau.  Vào dịp Giáng Sinh em cũng về thăm gia đình, rồi cũng đến tham gia những lễ hội tại những nhà thờ khu em sống xem những chương trình biểu diễn ca nhạc và tham gia vào những hoạt động vui chơi của nhà thờ.

Chân Như: Còn Kiệt thì thường làm gì trong những ngày Giáng Sinh này?

Kiệt: Em thì năm nào cũng vậy. Ban ngày,em kêu gọi làm từ thiện, kêu gọi những bạn trẻ mà người ta có tấm lòng thì em sẽ tổ chức nấu ăn. Trong đêm Giáng Sinh thì tụi em sẽ hóa trang thành những ông Già Noel và tụi em đi phát quà là những thức ăn nóng đó cho những người lang thang cơ nhỡ.  Đôi khi, đó chỉ là những món quà rất là nhỏ thôi nhưng em nghĩ rằng nó cũng sưởi ấm được cho những người mà trong xã hội ngày càng nhiều: những người  mất hết quyền lợi của con người. Họ lang thang, cơ nhỡ và  không có mái ấm gia đình. Em thường làm những việc đó vào đêm Noel.

Chân Như: Thế còn Lê Nguyên thì thường hay làm gì ?

Lê Nguyên: Là một người trẻ, trong những ngày Giáng Sinh, em thường tụ tập ở các trung tâm thành phố, những khu xóm đạo hay những nhà thờ lớn chờ đợi giờ tiếng chuông nhà thờ reo vang để cùng nhau vui chơi với những bạn bè và người thân của mình.  Ngày nay, những đôi tình nhân thường tặng nhau những món quà nhỏ như là khăn len, mũ len. Đặc biệt, đây cũng là dịp để các chàng trai tỏ tình với những cô gái mà mình yêu thích.

Chân Như: Còn Gia Bảo?

Gia Bảo: Thường vào đêm Giáng Sinh, em thấy ở Việt Nam chia rõ ra hai dạng.  Một là những người theo đạo Công Giáo. Họ thường chuẩn bị trước Giáng Sinh rất nhiều và khi đến Giáng Sinh thì họ đi đến nhà thờ làm lễ sau đó quây quần bên gia đình và tiệc tùng.  Một phần giới trẻ còn lại thì không theo đạo Công Giáo mà họ chỉ hưởng ứng nên cũng đi ra đường,  đến các trung tâm thương mại hoặc các khu vui chơi, chụp hình. Họ hưởng ứng  ngày lễ đó nhưng  theo như em thấy phần lớn giới trẻ mà không theo đạo Công Giáo thì họ không biết được cái ý nghĩa  của đêm Giáng sinh mà họ chỉ biết là đi ra đường và vui vẻ với mọi người bên ngoài thôi.  Thực chất đêm Giáng Sinh là đêm mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, sau khi đi lễ ở nhà thờ.

Chân Như: Cám ơn những chia sẻ của các bạn, một điểm thắc mắc là các bạn nghĩ sao khi Việt Nam là nước Phật giáo chiếm đa số nhưng lại có hoạt động Giáng sinh rất náo nhiệt không thua kém gì các nước Thiên Chúa giáo trên thế giới? Nhận xét của Kiệt và Thúy

Kiệt: Theo em nghĩ thì Giáng Sinh là một ngày lễ mà để cho mọi người xích lại gần nhau hơn sau một năm làm việc mệt mỏi; Và cũng là ngày để cho mọi người ngồi lại để tâm sự để chia sẻ cùng nhau. Em nghĩ rằng thế giới bây giờ đã bước sang những trang mới rồi. Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo đều không có khoảng cách.  Việc tiếp thu văn hóa không phụ thuộc vào bạn ở giáo phái nào mà chỉ phụ thuộc vào điều đó có tốt cho bạn hay không. Em nghĩ Giáng Sinh là một mùa lễ tuyệt vời. Vậy thì tại sao mọi người không cùng nhau chia sẻ.  Đó là một điều rất tốt.

Thuý: Dạ đúng rồi.  Tuy là Việt Nam là một đất nước theo phật giáo, nhưng những ngày lễ của Thiên Chúa Giáo vẫn được tổ chức rất là sang trọng và hoành tráng.  Bởi ở Việt Nam mọi người tôn trọng tôn giáo của nhau.  Tất nhiên là những tôn giáo không có kỳ thị lẫn nhau, không có sự va chạm với nhau. 

Vì vậy nên dịp lễ Giáng Sinh, nhữngngười ngoại đạo, theo Phật Giáo người ta vẫn xuống đường tham gia những lễ hội của Giáng Sinh và người ta xem đó là một hình thức mà người ta chúc mừng; đó không phải là ngày lễ của chúng tôi nhưng chúng tôi chúc mừng ngày lễ của đạo các bạn. Mọi người luôn tuân theo  văn hoá tôn trọng tôn giáo của nhau nên lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là một lễ hội mà tất cả mọi người đều cùng đón nhận lễ hội đó và cùng tham gia cũng như là rất nô nức trong lễ hội Giáng Sinh kể cả người theo đạo Thiên Chúa hoặc người ngoại đạo.

Chân Như: Cám ơn chia sẻ của hai bạn, và để kết thúc chương trình thì  các bạn có điều ước gì muốn gửi đến cho ồng già Noel vào đêm Giáng Sinh?

Gia Bảo: Em ước đêm Giáng Sinh trời sẽ không mưa để cho mọi người có thể vui vẻ đi nhà thờ và rồi sẽ không có tai nạn giao thông.  Và nhân dịp này em xin gởi lời chúc đến tất cả mọi người có được một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc.

Lê Nguyên: Nếu mà cho em một điều ước em ước là có một cuộc sống thật vui vẻ và hạnh phúc; Ước mọi điều tốt đẹp nhất đến cho gia đình và người thân, mong thế giới hoà bình và phát triển.  Giáng Sinh luôn tràn ngập niềm vui đến người nghèo. Tất cả mọi người đều được hưởng cuộc sống ấm no, ngày nào cũng ngập tràn trong an lành.  Trong dịp Noel này thì em cũng gởi lời chúc đến cho tất cả những người thân và bạn bè ở gần cũng như ở xa, một lời chúc đêm Noel an lành. Thế giới đã sinh ra chúng ta, ban cho chúng ta mỗi người một nhiệm vụ thiêng liêng. Ông già Noel cũng đã gõ cửa và tặng chúng ta món quà vô giá đó là thời gian, phải trân trọng và yêu thương bố mẹ mình và gia đình và nhân loại. Hãy để môi trường sống của chúng ta luôn có niềm vui và hạnh phúc tràn đầy tiếng cười.
Katie: Trong mùa Giáng Sinh năm nay, mình mong đời sống của người dân Việt Nam sẽ càng ngày khá hơn và người dân sẽ có tiếng nói của mình, phản biện trong xã hội để  lấy lại quyền lợi của mình.  Xin gởi đến ngư dân vùng biển đảo họ sẽ được  bình an; khi ra khơi sẽ không bị tàu lạ bắn lủng thuyền hay là có những trường hợp bắn chết người như vừa xảy ra ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa qua.  Và nhân dịp này em cũng muốn cầu chúc cho toàn thể người dân Việt Nam có được ngày Giáng Sinh thật là vui vẻ đầm ấm bên gia đình.
Thúy: Em là người không theo đạo Thiên Chúa, nhưng em cũng là người rất là mến mộ ngày lễ Giáng Sinh. Đối với em nhân vật mà em yêu thích vẫn là ông Già Noel.  Mỗi năm khi vào dịp Giáng Sinh thì khi còn nhỏ em vẫn đến nhà thờ nhận quà của ông Già Noel.  Nếu thật sự có một điều ước gởi đến ông Già Noel thì em mong rằng tất cả những trẻ em ở Việt Nam sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn vì ở Việt Nam hiện nay cuộc sống của những em bé mồ côi cơ nhỡ vẫn phải vật lộn với cuộc sống, như là phải lao động sớm ở tuổi vị thành niên, không có điều kiện chăm sóc tốt cho những em bé mồ côi hay bị bỏ rơi.  Em mong muốn tất cả trẻ con ở Việt Nam sẽ được sống tốt hơn.

Kiệt: Nếu ông Già Noel có thật thì em cũng chỉ ước một điều thôi đó là ước cho dân mình bớt khổ. Em hiện đang sống ở Việt Nam và cứ hằng ngày cứ trải qua chuyện mắt thấy tai nghe nhưng lực bất tòng tâm đôi khi mình muốn phát biểu điều gì đó mình cũng phải cẩn trọng lời nói. Em nghĩ rằng đó là điều rất khổ tại vì điều cơ bản nhất của con người là tự do mà người dân Việt Nam mình không có tự do thì coi như mất đi quyền làm người rồi.  Em chỉ ước rằng một ngày nào đó Việt Nam mình sẽ bớt khổ đi thôi.

Vâng chắc chắn những lời ước và lời chúc mừng Giáng Sinh của các bạn gởi đến cho tất cả quý vị trong ngày hôm nay cũng là lời ước mà rất nhiều người Việt Nam chúng ta cũng mong ước. Chân Như cũng cám ơn tất cả các bạn đã dành thời gian để đến với chương trình. Xin chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả quý vị và các bạn.









__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link