Ý kiến: 'Từ Tam Quốc tới Biển Đông'
Blogger Phạm Viết ĐàoGửi cho BBC từ Hà Nội
·
26 tháng 6 2015
Trung Quốc gây sự trên biến Hoa Đông và Biển Đông nhằm tạo ra
những căng thẳng giả tạo, tạo ra những cuộc chiến tranh ảo để kích hoạt, xốc
dậy tinh thần bá quyền đại Hán và có cớ chạy đua vũ trang.
Việc đổ tiền
xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không mang ý nghĩa phòng thủ về
quân sự mà chỉ mang ý nghĩa chính trị, doạ nạt những quốc gia nhỏ yếu hơn vì
như một viên tướng Mỹ tuyên bố: hòn đảo này không chịu nổi 300 quả tên lửa Mỹ.
Việc chạy đua
vũ trang của Trung Quốc không phải để đánh ai, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải
vì trong lịch sử Trung Quốc thường thua trong các cuộc viễn chinh; hành động
tăng cường vũ trang là để đối phó tình trạng suy vi của Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Sử dụng sức mạnh
quân đội để duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng, khắc chế xu hướng ly tâm và ly
khai ( liệt quốc) tức là sự phân rã của đất nước xã hội Trung Quốc thách thức
quyền lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc.
Trong Tam quốc
diễn nghĩa, để cứu đoàn quân đang chịu khát khi hành quân qua sa mạc Tào Tháo
đã dùng mẹo phao tin: phía trước có rừng mơ. Nghe thấy mơ quân sĩ ứa nước miếng
ra và quên được cơn khát.
Lôi cuốn dư luận
Những động thái
gây sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có giống chuyện rừng mơ Tào Tháo mà ông
Tập Cận Bình muốn cuốn dư luận Trung Quốc vốn đang bức bí bởi thể chế và các
vấn đề kinh tế-xã hội-chính trị nảy sinh do phát triển nóng?
Có hai cuộc
chiến ảo Trung Quốc có thể tiến hành, tạo chiến tranh ảo trên biển thuận hơn vì
gây chiến tranh ảo trên bộ rất dễ xảy ra chiến tranh thật.
Trung Quốc có
hàng chục quốc gia láng giềng lân bang và đều có vấn đề biên giới, lãnh thổ với
Trung Quốc và nếu xảy ra chiến tranh thật thì lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc
chắc cũng không muốn vì thường thua.
Sử dụng sức
mạnh quân đội để bảo vệ sự chuyên quyền do Đảng Cộng sản là chính sách mâu
thuẫn, tiềm ẩn thảm hoạ, một chính sách tự nó phát sinh những hố tử thần giống
với việc dùng con dao hai lưỡi.
Không ngẫu
nhiên với lực lương chính quy trên 2,3 triệu người, với 7 đại quân khu nhưng
cấp hàm cao nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại chỉ tới hàm thượng tướng.
Không một viên
tướng nào sau khi ông Mao Trạch Đông chết đi được bầu vào thường vụ Bộ Chính
trị.
Do phát triển
nóng, lại do những đặc điểm địa lý, lịch sử, sắc tộc, cộng với thể chế cộng sản
thối nát đã dẫn tới sự phát triển không đồng đều, công bằng, trong khuôn khổ luật
pháp giữa các vùng, miền, khu vực, sắc tộc, làm nới rộng khoảng cách giàu
nghèo, bất công xã hội.
Những mâu thuẫn
này đã kích hoạt tinh thần ly tâm và ly khai. Bởi một tỉnh, một quân khu của
Trung Quốc có diện tích và dân cư ngang bằng với một quốc gia tầm trung của thế
giới.
Chiến dịch bài
trừ tham nhũng khởi đầu nhắm vào lực lượng vũ trang thực chất là chiến dịch
thanh lọc nội bộ, thanh lọc những phần tử không ăn cánh, không trung thành với
quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tập Cận Bình.
Quân đội là đối
tượng ông Tập thấy phải dọn dẹp trước để mỵ dân, làm dịu bớt những bức xúc,
những vấn đề nóng do nền chính trị-kinh tế-xã hội cộng sản Trung Quốc mang lại.
Với chiến dịch
Đả hổ diệt ruồi này, Tập Cận Bình vô tình đã động vào gót chân Achille của chế
độ độc tài đảng trị Trung Quốc, đụng vào niêu cơm của những đảng viên cao cấp.
Nếu ông Tập Cận
Bình muốn thực tập chống tham nhũng thì phải giải tán đảng cộng sản Trung Quốc,
loại hết thảy mọi đặc quyền đặc lợi của cái loại giá áo túi cơm như có lúc ông
Tập tuyên bố đang nấp dưới ngọn cờ cộng sản.
Chiên dịch Đả
hổ trở thành gậy ông đập lưng ông, mua thù chuốc oán, làm cho xã hội Trung Quốc
bất an và phân tâm thêm.
Trung thành hơn năng lực?
Việc đưa ra toà
một uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị phụ tránh chính pháp, từng làm Bộ trưởng Bộ
Công an, người có công xây dựng được một mạng lại an ninh mật vụ hùng mạnh; tạo
nên sự tập quyền vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự là một đòn chí mạng
đánh vào nền móng của ngôi nhà cộng sản Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang
là cha đẻ của chủ nghĩa thực dân Trung Hoa kiểu mới, tung toàn lực để đầu tư
khai thác (exploitation,) tìm đủ mọi cách để sở hữu chiếm đoạt bao gồm cả dùng
thủ đoạn chính trị lẫn đầu tư tung vốn (acquisition) và bành trướng tối đa sức
mạnh kinh tế của Trung Quốc lên những quốc gia Trung Quốc khai phá đầu tư.
Dưới thời Giang
Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, chiến lược phát triển năng lương được phát triển tăng
tốc ra cả ngoài biên giới hải đảo Trung Quốc, sang cả tận đất Mỹ.
Công ty dầu hỏa
của Trung Quốc CNOOP dưới quyền của Chu Vĩnh Khang đã suýt nữa tóm thâu trọn
vẹn thành công ty dầu hỏa Unocal 76 nếu Hạ Viện Hoa Kỳ không can thiệp.
Một con người
có công lớn với Đảng Cộng sản Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang; một con người sinh
ra từ gia đình có công khai quốc như Bạc Hy Lai, tại sao suýt bị đẩy lên đoạn
đầu đài?
Chuyện này làm
chúng ta liên tưởng cái xoáy phản chủ khiến Nguỵ Diên bị mất mạng bởi Gia Cát
Lượng, mặc dù Gia Cát Lượng rất biết công, tài Nguỵ Diên.
Nguỵ Diên có
tài, có công bị giết, trong khi Thục Hán đang cạn kiệt nhân tài và Gia Cát
Lượng lại phó thác cho một tướng đàn em, tướng chiêu hồi Khương Duy, tướng của
Nguỵ đã đầu hàng Gia Cát Lượng, nắm quân đội Hán?
Điều này cho
thấy sách lược chọn người ngoan, người trung thành chứ không chọn người tài, có
chính kiến, bản lĩnh riêng của Tập Cận Bình học theo Gia Cát Lượng.
Để an toàn cho
việc chọc trời khuấy nước, không cách nào khác Tập Cận Bình phải nắm chắc tay
súng, tức củng cố lực lượng quân đội.
Không ngẫu
nhiên mà có lúc ông Tập đã có lúc tuyên bố khi lao vào chiến dịch Đả hổ, ông
không màng tới vấn đề sống chết của cá nhân.
Tuyên bố này
của Tập Cận Bình làm cho chúng ta nhớ tới việc Bàng Đức thời Tam Quốc, khi được
Tào Tháo giao cho đi cứu Tào Nhân nguy khốn ở Phàn Thành do bị Quan Vũ bao vây,
Bàng Đức đã cho quân chở quan tài ra trận.
Qua động thái
này cho thấy xã hội Trung Quốc đang trầm tích những vấn đề sống còn, những xung
đột nội tại khốc liệt tới cực độ.
Để tiêu hoá
được những tử địa đó, không còn cách nào khác là chạy đua vũ trang, củng cố lực
lượng quân đội bằng việc tạo ra những cuộc chiến tranh ảo.
Bài viết thể hiện quan điểm và
cách hành văn của ông Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội.Xem bài cùng tác
giả:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment