Thần Công lý ở Việt Nam ốm
yếu?
Nguyễn
An Dân Gửi tới BBC từ TPHCM
- 27
tháng 11 2015
Vừa
qua, có một sự kiện là Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn,
một thiếu niên, còn đi học ở tuổi 15, một bản án 54 tháng tù giam cho tội danh
“cố ý gây thương tích”.
Trong bài viết này, tôi không đi vào các chi tiết về việc em Tuấn
có tội hay vô tội, hay án nặng án nhẹ, vì đó là chuyên môn của các luật sư, và
cũng đã có ý kiến của vị luật sư bào chữa cho em Tuấn trên trang tin tiếng Việt
của cơ quan truyền thông BBC.
Cái mà tôi muốn nói đến là tính chính trị của vụ án, cùng các hệ
lụy khác xung quanh vụ án với xã hội
Dân muốn phản hay vì quan bức?
Dư luận nói rằng do gia đình em Tuấn chống lại một quyết định
cưỡng chế đất “thiếu công bằng và sai luật” nên em và gia đình em phải tranh
đấu để giữ lấy tài sản, ở đây là đất đai, nhà cửa của mình, chống lại đoàn cưỡng
chế đất.
Các cơ quan pháp luật của Việt Nam, có bao giờ nghĩ đến động cơ
nào khiến cho một cậu bé học sinh, trong độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”
phải đứng ra tranh đấu để bảo vệ tài sản của gia đình mình với chính các cơ
quan đó ?
Những người công an tham gia đoàn cưỡng chế, va chạm, xô xát và
bắt bớ một đứa trẻ đáng tuổi con em mình ngay tại nhà của em, có bao giờ tự
hỏi mình vì đâu một tập thể người lớn có chức vụ lại phải đối đầu với một đứa
bé ngay tại nhà của em ấy?
Chính trị là chuyện của người lớn. Dù gia đình em Tuấn, hay cha mẹ em, có những hoạt động chính trị nào đó lồng vào trong việc tranh đấu để đất đai của gia tộc khỏi bị cưỡng chế, cũng là việc của phụ huynh em Tuấn.
Áp đặt tư duy chính trị vào việc phán xét tội danh và mức án mà
không căn cứ vào diễn biến hình sự của vụ án (như vị luật sư bào chữa cho em
Tuấn đã nói) cho một đứa trẻ chưa thành niên, chỉ vì tình nghi “cha mẹ em ấy có
dính dáng đến đối lập chính trị”, chẳng lẽ chính quyền Long An nói riêng, và
chính quyền Việt Nam nói chung, đã phải “ăn thua đủ” với trẻ em hay sao?
Mục đích giáo dục, cảm hóa bị cáo mà lâu nay chính quyền và ngành
công an luôn tuyên truyền, có ở trong phiên tòa này ? hay là một tư duy “diệt
cỏ tận gốc” đang được áp dụng?
Và sau khi chấp hành xong án phạt tù, Tuấn sẽ là một thanh niên
trưởng thành. Với một bản án làm mình không “tâm phục khẩu phục” từ phía chính
quyền, Tuấn sẽ có tâm trạng gì khi nghĩ về chính quyền?
Một Đặng Ngọc Viết bắn cán bộ, một em Tuấn tạt axit nhiều cán bộ,
vậy nếu nhiều Đặng Ngọc Viết và nhiều em Tuấn, thì con số sẽ nhân lên bao nhiêu
người ?
Người ta cũng tự hỏi có bao nhiêu trẻ em sẽ có những hành động
tương tự như em Tuấn khi thực tế những người đối lập với chính quyền đang trẻ
hóa về độ tuổi.
Phải chăng những sai trái của chính quyền giờ đã lộ rõ hiển
nhiên đến nỗi trẻ em cũng thấy nên chúng nó chống đối?
Những ý kiến của bạn đọc phản hồi về bản tin phiên tòa xử em Tuấn
trên báo Thanh Niên cho thấy dư luận đứng về phía em Tuấn, hệ thống tư pháp của
Việt Nam có quan tâm đến không?
Đại đa số quần chúng, kể cả quần chúng chưa có bất đồng chính trị,
cũng sẽ đánh giá gì về “sự sáng suốt chính trị” của chính quyền khi tuyên ra
một bản án có hơi hướm mang đầy tính ăn thua đủ với một đứa bé 15 tuổi?
Ai và ở đâu là an toàn?
Bên cạnh vụ án em Tuấn, cũng có nhiều sự kiện khác làm dư luận
quan ngại về sức khỏe của thần công lý ở Việt Nam.
Sự kiện hai luật sư bị đánh khi trên đường đến làm việc với gia
đình bị hại trong vụ án Đỗ Đăng Dư làm cho dư luận nghĩ rằng có vấn đề chính
trị trong đó. Nếu điều này là thật, thì rõ ràng tư thế của các luật sư, người
bảo vệ công lý trong xã hội, bị xem thường và hạ thấp.
Ngay cả những người bảo vệ công lý còn bị coi rẻ, thì ai trong
xã hội sẽ được tôn trọng và bảo vệ?
Ngày càng nhiều tin tức về các cái chết của công dân trong các trụ
sở làm việc của công an. Bất chấp các trình bày của các quan chức công an ở các
nơi đó như thế nào, dư luận đều hồ nghi và quy kết “có vấn đề”.
Công an là cũng là người bảo vệ công lý, đồn công an là thành trì
của pháp luật và công lý, mà vẫn có người chết trong đó vì đủ loại lý do được
nêu ra, cho thấy điều gì ?
Em Tuấn, một “nam sinh” như đầu đề của bài báo Thanh Niên nêu ra,
dùng axit tạt vào công an xã, người thực thi công lý. Một nam sinh khác cùng
lứa là em Tu Ngọc Thạch, chết tại đồn công an xã sau khi bị đưa về làm việc.
Nguyên nhân nào làm trẻ em phải va chạm với công an nhiều như thế,
rồi em thì chết, em thì tù?
Và một khi từ trẻ em cho đến người dân, thay nhau chết tại đồn
công an, vốn dĩ phải là nơi an toàn nhất trong xã hội, thì ở đâu sẽ là nơi
người ta cảm thấy an toàn?
Và khi công an cùng với luật sư, người bảo vệ công lý và pháp
luật, còn bị tạt axit, hay bị đánh đập tàn nhẫn, thì ai trong xã hội sẽ được
pháp luật bảo vệ một cách hiệu quả?
Đảng cộng sản Việt Nam, “lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội”, có
chịu trách nhiệm gì và có giải pháp gì không khi để xã hội mình lãnh đạo xảy ra
quá nhiều các vụ việc mang tính bất ổn chính trị, đe dọa an toàn, an ninh xã
hội như thế?
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn
An Dân.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment