UB CÔNG LÝ & HÒA BÌNH ĐỨC QUỐC CẦU NGUYỆN CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
VÀ NẠN NHÂN FORMOSA
BERLIN, Đức Quốc – Nhân ngày Quốc Tế
Nhân Quyền 10 Tháng 12, 2016, phái đoàn Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức đã
đến tham dự buổi hội thảo khoáng đại về nhân quyền do Ủy Ban Công Lý và Hòa
Bình (UB CL&HB) Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc tổ chức. Chủ đề cho hai ngày Đại
hội mang tên Nhân quyền bị áp lực – Các truyền thống văn hóa là những nhịp cầu
cho một nền chính trị phù hợp với nhân quyền?
Thuyết trình đoàn gồm có:
- Chủ tịch UB CL&HB Đức Giám Mục (ĐGM) Dr. Stephan Ackermann,
Trier;
- Prof. Dr. Dr. h.c. Heiner Bielfeldt, Đặc Trách Viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tự do tôn giáo và thế giới quan;
- Prof. Dr. Walter Bruchhausen, Học Viện Lịch Sử và Luân Lý Y Tế, Aachen;
- Dr. Bernhard Felmberg, Bộ Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế;
Prof. Anand Grover, Tòa Án Tối Cao, Ấn Độ;
- Dr. Azza Karam, Dr. Maria Kipele, Dr. Marlies Reulecke, Prof. Dr. Stephan Rixen,
- Prof. Dr. Eva Senghaas-Knobloch, Dr. Alissa Wahid, ĐGM Krzysztof Zadarko.
- Prof. Dr. Dr. h.c. Heiner Bielfeldt, Đặc Trách Viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tự do tôn giáo và thế giới quan;
- Prof. Dr. Walter Bruchhausen, Học Viện Lịch Sử và Luân Lý Y Tế, Aachen;
- Dr. Bernhard Felmberg, Bộ Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế;
Prof. Anand Grover, Tòa Án Tối Cao, Ấn Độ;
- Dr. Azza Karam, Dr. Maria Kipele, Dr. Marlies Reulecke, Prof. Dr. Stephan Rixen,
- Prof. Dr. Eva Senghaas-Knobloch, Dr. Alissa Wahid, ĐGM Krzysztof Zadarko.
Trong thánh lễ tạ ơn với Đức Tổng Giám Mục (ĐTGM) Sebastian
Francis Shaw, ĐTGM Jean-Claude Hollerich, ĐGM Stephan Ackermann, ĐGM Micae
Hoàng Đức Oanh và ĐTGM Jude Thadaeus Ruwa`ichi, đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ
Nạn tại Đức, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã đọc lời nguyện giáo dân cầu xin cho các
tù nhân chính trị và các nạn nhân của vụ ô nhiễm môi sinh gây ra bởi công ty
FORMOSA.
Sau thánh lễ phái đoàn Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức đã gặp
gỡ và trao đổi với các ĐTGM và vị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Người Công
Giáo Đức Quốc bà Karin Kortmann, cựu Thứ Trưởng Bộ Phát Triển và Hợp Tác Kinh
Tế.
Các ĐGM đồng tế: Đức Tổng Giám Mục (ĐTGM) Sebastian Francis
Shaw, ĐTGM Jean-Claude Hollerich, ĐGM Stephan Ackermann, ĐGM Micae Hoàng Đức
Oanh và ĐTGM Jude Thadaeus Ruwa`ichi.
ĐTGM Jean-Claude Hollerich, Luxemburg, Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý
và Hòa Bình Âu Châu.
ĐGM Dr. Stephan Ackermann, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa
Bình Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc.
ĐTGM Sebastian Francis Shaw, Pakistan.
ĐTGM Jude Thadaeus Ruwa`ichi, Tanzania.
*****
Ai đã từng tiếp xúc, vận động chính giới, chức sắc tôn giáo cao
cấp và trí thức ngoại quốc thì biết rõ, để có những buổi hội thảo, cầu nguyện
thế này không phải là điều dễ dàng tí nào.
Đàng sau 6 tấm hình này là cả những nỗ lực bền bỉ, khéo léo và chân thành. Xin cám ơn những người yêu nước đã miệt mài trong công tác này để có kết quả rất tốt đẹp.
Tình hình luật sư Nguyễn Văn Đài hiện nay
Chân Như, phóng
viên RFA
2016-12-16
2016-12-16
Luật sư Nguyễn Văn
Đài tại Tòa án nhân dân Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2007.
AFP photo
Hôm nay, 16/12/2016, đúng một năm ngày luật sư nhân quyền Nguyễn
Văn Đài bị bắt lại cùng với người phụ tá Lê Thị Thu Hà. Suốt năm qua gia
đình, thân hữu tiếp tục sát cánh cùng ông trong công cuộc đấu tranh.
Ngày 16/12/2015, cơ quan chức năng Việt Nam lại ra tay bắt giữ
luật sư Nguyễn Văn Đài - một cựu tù chính trị công khai đấu tranh cho dân chủ-
nhân quyền. Một cộng sự của ông là cô Lê Thu Hà cũng bị bắt. Cả hai bị cáo buộc
“tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Suốt cả năm qua kể từ ngày luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt, bà Vũ
Minh Khánh - vợ của ông mới được thăm gặp duy nhất một lần vào ngày 29/10/2016.
Bà Khánh kể về chi tiết buổi thăm gặp như sau:
Cho đến ngày 29 tháng 10 tôi mới được đi thăm chồng tôi một lần
duy nhất. Tôi chỉ được phép gặp chồng tôi qua hai lớp kính, tức là hai vợ chồng
mỗi người ngồi ở một phòng kính khác nhau và nói chuyện với nhau qua điện
thoại. Phía điện thoại của chồng tôi để chế độ speaker, tức là nói ra cho tất
cả phòng nghe được và bên cạnh chồng tôi hai bên là hai người công an để họ
ngồi nhắc nhở, nếu nói điều gì đó không đúng ý họ thì học sẽ nhắc và phải dừng
lại cuộc nói chuyện. Phía bên phòng tôi cũng vậy, cũng có công an ngồi để nghe
xem chúng tôi nói chuyện gì với nhau. Trước cuộc gặp chồng tôi thì tôi phải ký
một biên bản trong khi gặp chỉ được phép nói chuyện về sức khỏe, về gia đình, không
được phép nói đến người không liên quan.
Theo quy định của trại tạm giam B14 - Bộ Công an nơi đang giam giữ
luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, gia đình có 2 lần gửi đồ tiếp tế cho bị can
trong một tháng. Bạn trẻ Lý Quang Sơn chia sẻ về quá trình đi tiếp tế cho LS
Đài mà bạn đã từng có nhiều lần đi theo như sau:
Cho đến ngày 29 tháng 10 tôi mới được đi thăm chồng tôi một lần
duy nhất. Tôi chỉ được phép gặp chồng tôi qua hai lớp kính, tức là hai vợ chồng
mỗi người ngồi ở một phòng kính khác nhau và nói chuyện với nhau qua điện
thoại.
- Bà Vũ Minh Khánh
- Bà Vũ Minh Khánh
Ban đầu khi anh mới bị bắt thì bên phía cơ quan điều tra và bên
phía trại giam cũng gây khó dễ rất nhiều, nhưng qua quá trình đấu tranh của
luật sư, bản thân người thân anh Đài và một số anh em bên ngoài thì những việc
tiếp tế cho anh Đài diễn ra đúng quy định và mọi việc thuận lợi hơn.
Luật sư Hà Huy Sơn - người được chọn bào chữa cho luật sư Nguyễn
Văn Đài cho đến nay vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận bào chữa và không gặp
được thân chủ của mình.
Luật sư Sơn cho biết về lý do mà phía cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát đưa ra và nhận định về điều đó như sau:
Tại các văn bản của cơ quan an ninh điều tra và viện kiểm sát tối
tao trả lời tôi là lý do về tội tuyên truyền chống nhà nước thuộc điều 88 Bộ
luật hình sự theo khoản 1 điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự Việ kiểm sát có quyền
giữ bí mật điều tra chỉ cho phép luật sư được tham gia sau khi kết thúc điều
tra vụ án.
Không cam chịu trước việc chồng bị bắt, bà Vũ Minh Khánh đã có
những chuyến vận động chính giới nước ngoài và các tổ chức nhân quyền gia tăng
áp lực lên chính quyền Việt Nam nhằm trả tự do cho Luật sư Đài.
Chính giới nhiều quốc gia dân chủ và các tổ chức nhân quyền đã lên
tiếng cho trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà. Cựu tù
nhân lương tâm ông Phạm Văn Trội - thuộc Hội Anh em Dân chủ chia sẻ về những nỗ
lực vận động:
Chúng tôi đã làm rất nhiều việc, có những việc chúng tôi công bố
trên truyền thông, có những việc chúng tôi vận động hành lang, không công bố
trên truyền thông. Thế nhưng đến nay kết quả vẫn chưa đạt được theo mong muốn
của chúng tôi. Vì vậy trong thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực nhiều hơn
nữa và thúc đẩy nhiều hoạt động hơn nữa để gây áp lực lên chính quyền Việt Nam
và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho Luật sư Đài.
Luật sư Hà Huy Sơn nhận định vụ việc của luật sư Đài chưa biết sẽ
còn kéo dài điều tra trong bao lâu và khi nào đưa ra xét xử . Tình trạng cũng
tương tự vụ án của Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn thị Minh
Thúy. Hơn cả một năm rưỡi sau khi bắt giữ hai người, cơ quan chức năng mới đưa
ra tòa xét xử.
ĐÀN ÁP ĐỂ CỐ GẮNG TỒN TẠI !
Nguyễn Ngọc Đức - 18.12.2016
Trong mấy ngày qua, hàng
loạt những người hoạt động trong nước đã bị công an sách nhiễu bằng nhiều cách
khác nhau. Có người bị chận bắt giữa đường. Có người bị công an ùa vào nhà bắt
và lôi đi như súc vật. Có người bị hành hung, bị đe dọa là gia đình sẽ bị phá nát
nếu không ngưng chống phá chế độ. Khầu hiệu « sống và làm theo pháp luật » đang
bị guồng máy độc tài dẫm nát. Hình ảnh nhân quyền Việt Nam vốn đã u ám, lại
càng u ám hơn với hàng loạt sự kiện sách nhiễu này.
Ngày 16/12/2016, đúng vào ngày LS Nguyễn Văn Đài bị bắt cách đây 1
năm, tòa án Thái Bình xử ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng với một bản án vô
cùng nặng nề. Đây là bằng chứng của sự bội phản. Trung tá Trần Anh Kim, một người
đã từng tham gia chiến đấu ngay đầu năm 1979 tại vùng biên giới Lạng Sơn. Điều
đau đớn cho ông là sự đóng góp để bảo vệ đất nước đã được trả giá bằng sự bội
phản của đảng cộng sản. Ông đã nói lên sự đau đớn này trong một cuộc phỏng vấn
với đài Chân Trời Mới ngày 5/3/2015 "tôi đã tận tụy đóng góp cho đất nước,
cho Đảng. Nhưng cái Đảng này đã phản bội tôi, phản bội những chiến sĩ đã nằm xuống".
Sự đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng đột ngột vào những ngày
cuối năm 2016. Có người cho rằng "khoảng trống quyền lực" đang xảy ra
tại Mỹ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau bầu cử là một cơ hội cho Việt
Nam thẳng tay đàn áp những người dân chủ. Điều đó đúng một phần. Tuy nhiên, vào
năm 2007, khi nhà cầm quyền bắt LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị
Công Nhân và hàng loạt những người tham gia khối 8406, tổng thống Bush đã cầm
quyền được hơn 6 năm và không có cuộc bầu cử nào ở Mỹ, sự đàn áp năm 2007 cũng
lên đến cao điểm. Áp lực của quốc tế chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng quyền lực
thống trị và sự tồn tại của chế độ mới là yếu tố quyết định. Khi đảng cộng sản
nhận thấy sự tồn tại của họ bị đe dọa, sự đàn áp sẽ gia tăng, với mục tiêu loại
trừ mối đe dọa này.
Chế độ CSVN có đủ những triệu chứng của con bệnh ngặt nghèo, hết thuốc
chữa. Sự riệu rã bên trong nội bộ đã bột phát thành những cuộc thanh trừng đẫm
máu, không khoan nhượng. Sự suy kiệt về tài chánh đưa đến những hỗn loạn trong
hệ thống ngân hàng, báo hiệu nguy cơ phá sản của nền kinh tế. Sau thảm họa Formosa
và cách giải quyết của nhà cầm quyền, sự mất lòng tin của nhân dân đối với chế
độ đã lên đến đĩnh điểm. Nên mọi loại tin đồn, như tin đồn đổi tiền, đều được
người dân tin là thật, vì họ không còn tin gì vào chế độ này nữa.
Trong khi đó, phong trào dân chủ ngày một trưởng thành, với sự nhập
cuộc của nhiều tầng lớp quần chúng, mà đại đa số là giới trẻ. Nhà cầm quyền không
còn độc quyền trên lãnh vực thông tin. Mạng xã hội, đặc biệt là facebook, đang
dần dần trở thành một vũ khí lợi hại của phe dân chủ. Nhận thức sự đe dọa của
phong trào dân chủ và với những khó khăn tứ bề hiện nay, guồng máy độc tài chỉ
có một chọn lựa. Đó là đàn áp và mức độ đàn áp sẽ ngày một dữ dội hơn, để cố gắng
tồn tại.
Nhưng, như một con mồi bị rơi vào mạng nhện, sự vùng vẫy của nó có
thể gây thiệt hại một số đường tơ, nhưng càng vùng vẫy, càng bị cột chặt trong
mạng nhện và sau cùng cũng kiệt sức mà chết. Chúng ta, mỗi người Việt Nam, hãy
là một đường tơ, tuy mong manh, dễ đứt, nhưng nếu có vô số đường tơ, chúng ta
sẽ có khả năng cột chặt chế độ độc tài này và đưa nó từ tình trạng hấp hối, chuyển
sang từ trần !
Chìa khóa thay đổi tương lai đang thật sự nằm đang trong tay chúng
ta, trong tay của mỗi người Việt Nam.
Câu chuyện giáo dục: Đầu vào đầu ra
Phạm Minh Hoàng
Cùng tác
giả:
- Viết
cho Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2016
- Một
cuộc ra mắt không giống ai
- Vụ
hành hung tàn bạo ngày 28/8 tại Lâm Đồng: chúng ta phải làm gì ?
Tờ báo điện tử VnExpress ngày 15/12/2016 có bài mang tựa: ”Giáo sư
Mỹ thắc mắc ’Việt Nam nghèo sao học sinh xếp hạng PISA cao’”. Trước đó, trong cuộc
thi đánh giá học sinh quốc tế có độ tuổi 15 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) công bố ngày 6/12/2016, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước về khoa
học, thứ 22 về toán và 32 về đọc hiểu. Điều này khiến một trong những người của
PISA là giáo sư Paul Glewwe không thể hiểu nổi tại sao một dân tộc có thứ hạng
cao trong cuộc thi quốc tế như VN mà đất nước vẫn nghèo? Ông nói: “Nói thật chúng
tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Liệu có sự tác động của đầu vào, sách học
thêm, tham khảo hay giáo viên dạy Toán của Việt Nam giỏi hơn, chất lượng hơn
các nước khác?”. Bài báo nhận được 150 bình luận, 99% đều bi quan về tương lai
nền giáo dục nước nhà.
Một trong những ngưới bi quan là giáo sư toán học Hoàng Xuân Sính.
Theo bà, việc đánh giá ba môn toán, khoa học và đọc hiểu, rõ ràng PISA không
đánh giá hết năng lực của học sinh. Khả năng toán học là điều mà các nước phát
triển không coi trọng ở bậc phổ thông. Quan điểm của họ ở bậc học này là: đọc
thông, viết thạo, biết tính toán. Mục tiêu của họ là dạy cho học sinh học để làm,
học để định hình bản thân và học để chung sống với người khác…Ví dụ, ở Thụy Điển,
12 tuổi các nam sinh sẽ phải học đan, khâu, nữ phải học sửa chữa xe. Hoặc ngay
từ nhỏ, trẻ em nước ngoài đã được dạy bơi, được dạy xử lý các tình huống bất
ngờ có thể gặp trong cuộc sống. Trong khi đó VN hè năm nào cũng có trẻ chết đuối
vì không biết bơi. Học sinh Anh, Mỹ, Australia không học nhồi nhét. Mục tiêu
giáo dục của họ là tạo ra những con người toàn diện, phát triển đồng đều các kỹ
năng, đặc biệt, không chú trọng khai thác sức nhớ mà khơi gợi tối đa sức sáng
tạo.
Qua những ví dụ trên có thể thấy, thay vì biến học sinh thành “thợ
học”,”thợ thi” như VN thì giáo dục nước ngoài đặc biệt chú trọng vào rèn luyện
thân thể, sức khỏe và kỹ năng cho học sinh. Đối với họ, chuẩn bị cho học sinh
có một sức khỏe tốt để làm bước đệm cho bậc đại học chính là nhiệm vụ chủ chốt
ở cấp học này.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Cái học giống như một cuộc chạy trường
lực 5000 mét, nghĩa lả cần một sự bền bỉ, dẻo dai. Ở phương Tây họ cho các em
nhỏ học vừa phải như người lực sĩ khởi động và dưỡng sức trong những chặng đầu,
còn ở ta thì cắm đầu cắm cổ chạy, vét hết sức ra mà chạy rồi thì đến nửa đường
thì hết sức. Chúng ta cứ so sánh giữa các em nhỏ học ở các trường quốc tế (quốc
tế thực sự, nghĩa là chương trình độc lập với VN) và ở các trường VN thì thấy
rõ. Ở các trường quốc tế, các em học hành rất nhẹ nhàng, nửa học nửa chơi, vậy
mà lên đại học các em học cũng rất bình thường.
Bây giở chúng ta bước sang câu hỏi chính. Tại sao ta giỏi mà nghèo?
Thú thật tôi cũng hơi buồn cười vì câu hỏi của GS Paul Glewwe, ông ta đúng là
chưa biết thế nào là VN. Nếu chúng ta nhắc đến những căn bệnh truyền thống của
giáo dục VN như bệnh thành tích, các chủ đề luận văn tiến sĩ, con số 99,5% tốt
nghiệp phổ thông và đặc biệt bộ Luật giáo dục thì có lẽ ông ta sẽ hiểu ngay tức
khắc.
Trên báo chí, người ta vẫn nhắc đi nhắc lại con số 9000 giáo sư và
23000 tiến sĩ mà không làm nổi con vít. Bản thân tôi nghĩ thí dụ này chỉ mang tính
minh họa vì tôi tin người VN có thể làm được nhiều hơn thế. Tuy nhiên cho dù
chúng ta làm được nhiều hơn thế thì điều không chối cãi được là chúng ta đang tụt
hậu, tụt hậu rất xa như giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh giá là cỡ 1 đến 2 thế kỷ (!)
hoặc như một bài báo (chính thống) đã khôi hài với tựa bài “Việt Nam sẽ nán lại
chạy đua với châu Phi”. Dù gì đi chăng nữa, sự tụt hậu này chắc chắn có sự “tiếp
tay đắc lực”của ngành giáo dục nước nhà.
Để thúc đẩy phát triển, giáo dục phải có khả năng kết nối với doanh
nghiệp qua các hoạt động nghiên cứu. Mà đây chính là “điểm đen” của nền giáo
dục hiện nay. Theo các ước lượng thì tối đa có khoảng 60.000 người thực sự đang
làm toàn thời gian cho việc nghiên cứu. 60.000 thì lấp đầy một sân vận động nhưng
trên thực tế thì đây là một con số vô cùng khiêm tốn và kết quả thì còn khiêm
tốn hơn. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức OCDE trong cuộc
hội thảo tháng 11/2014, bà Kwakwa, đại diện WB tại VN đã than thở “khoa học công
nghệ VN yếu và kém”. Một khảo sát khác do tư nhân thực hiện, Goods Country Index
(tạm dịch là Chỉ số quốc gia tử tế) xếp VN hạng 124/125. Chúng ta đứng trên mỗi
Libya, một quốc gia chiến tranh triền miên.
Trong một bài viết trên trang Bauxite tháng 7/2010, giáo sư Hoàng
Tụy đã phân tích rằng: nhiều người thường nghĩ rằng đối với một dân tộc thông
minh, lanh lợi, lại dũng cảm cần cù như dân tộc ta thì không thể có trở ngại gì
lớn khi bước vào kinh tế tri thức. Tuy nhiên thực tế phũ phàng cho thấy không
hẳn như vậy. Sự thông minh, lanh lợi của từng cá nhân chưa là gì cả nếu những
cá nhân ấy không được liên kết trong một cơ chế quản lý nhằm sản sinh ra synergy
(cộng năng) vượt hơn nhiều lần sức mạnh, tài trí, năng lực của từng cá nhân,
từng bộ phận cộng lại. Cái cơ chế đó chính là trí tuệ hệ thống, là cái phần mềm
để vận hành hệ thống một cách thông minh.
Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân thì cái nguy hại lớn nhất là cái cơ
chế phản khoa học đã được ghi trong Luật Giáo dục 2005 cũng như Đề Cương chiến
lược phát triển giáo dục 2011-2020. Tất cả đều có thể tóm gọn trong một câu
“giáo dục VN đào tạo con người trung kiên với chủ nghĩa Mác Lê”. Một khi tự giam
mình trong cái khung ý thức hệ ấy thì dù cho con người có thông minh đến đâu đi
nữa, đất nước sẽ chỉ như một đứa bé không bao giờ trưởng thành
Thầy tôi, giáo sư Meyer, thành viên Hàn Lâm Khoa học Pháp là một trong
những người cuồng nhiệt ủng hộ cho cộng sản trong những năm 1970. Sau khi tôi
bị bắt, ông ta lại là người tiên phong ký tên yêu cầu chính phủ Pháp phải lên
tiếng. Thầy của Meyer là giáo sư Cartier cũng đã phát biểu tại Huế vào tháng 8/2012
trước khi đến thăm tôi ra tù rằng “Chỉ trong môi trường tự do toán học mới có
thể phát triển tốt đẹp”. Nếu đem trí tuệ lên bàn cân thì e rằng giáo sư Ngô Bảo
Châu với giải Fields năm 2010 có phần “nhỉnh” hơn các thầy Cartier và Meyer.
Nhưng có lẽ chẳng ai dám nghĩ đem “cân” cái khoa học công nghệ của chúng ta với
Pháp ! Đơn thuần họ đã có một quá khứ vàng son về toán học, một cơ sở nghiên
cứu đồ sộ, nhưng trên hết tất cả, đó là một đất nước tự do, không bị ràng buộc
bởi bất kỳ một ý thức hệ nào.
Trong cuộc hội thảo tháng 12/2009, các nhà tài trợ đã tỏ vẻ quan ngại
của họ về vấn đề phát triển của VN trước những giới hạn về quyền tự do lập hội
và phản biện. Theo ông Bergman, đại sứ Thụy Điển thì để có thể đạt mục tiêu trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chính phủ Việt Nam phải “cho phép báo
chí và các tổ chức phi chính phủ khuyến khích để tham gia giám sát”, còn theo
Đại sứ Mỹ Michalak thì việc nghiêm cấm các tổ chức nghiên cứu tư nhân công bố
các ý kiến phản biện khiến “Việt Nam bớt hấp dẫn hơn so với các đối tác ngoại quốc,
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục”.
Cũng như mọi người Việt Nam có quan tâm đến giáo dục, Hội Giáo chức
Chu Văn An chúng tôi với chủ trương một nền giáo dục nhân bản, khoa học, đại
chúng, khai phóng và sáng tạo rất quan ngại về những gì đang xảy ra trên đất nước
và cũng rất mong có cơ hội trao đổi với giáo sư Paul Glewwe của PISA hầu giải
đáp thắc mắc của ông ta, xin nhắc lại đó là:“Chúng tôi không hiểu chuyện gì đang
xảy ra . Liệu có sự tác động của đầu vào ...” .
Khốn nỗi, khi mở cửa nhìn ra ngoài thì đang có hai ba “nhân tố” đang
ngồi uống cà phê nhà đối diện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến “đầu ra” của anh
em chúng tôi.
Vậy hẹn ông một dịp khác. Mong rằng lúc ấy sẽ không còn cái “đầu”
nào cả!
Nguồn: FB
Phạm Minh Hoàng
Thảm họa của đảng CSVN được báo trước
Phạm Nhật Bình
Cùng
tác giả:
- Quốc
tang hay đảng tang?
- Cán
bộ tiếp khách, nhà nước trả nợ
- Đảng
phá sản hay những dự án nghìn tỷ phá sản?
Khi đến Bắc Ninh dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc vào sáng 13
Tháng 11 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cao hứng phát biểu: “Tệ nạn tham nhũng,
cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế
này không?”
Không biết đứng trên sự lượng giá nào mà ông Trọng lại có cái nhìn
lạc quan “tếu” như thế, chẳng lẽ nhờ chủ trương chống tham nhũng đồng thời sống
chung với tham nhũng mà ông Trọng ráo riết hô hào từ năm 2011 cho đến nay,
khiến nước ta chưa bao giờ được như thế này chăng?
Trong bối cảnh một năm sắp hết, ta thử nhìn qua bộ máy đảng CSVN
trong năm 2016 để lượng định xem đảng này đã làm được gì “khiến nước ta chưa
bao giờ được như thế này”, trong khi thực tế cho thấy là Việt Nam đang đối diện
bốn nguy cơ sinh tử: Tham nhũng hết thuốc chữa; ô nhiễm môi trường trầm trọng;
kinh tế trên bờ vực khủng hoảng hết tiền; rối loạn thượng tầng lãnh đạo có nguy
cơ bùng nổ.
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng 12
vào Tháng 1,2016. Ảnh: REUTERS
Điều có thể nói trước tiên mà không sợ sai, năm 2016 là năm lao
đao vất vả nhất của đảng CSVN. Tháng 1, 2016, sự kiện Đại hội đảng lần thứ 12
diễn ra trong sóng gió; đấu đá nội bộ lúc ngấm ngầm lúc công khai biến đại hội
thành một đấu trường La Mã kiểu mới.
Nhiều đòn phép được tung ra giữa các phe phái mà cuối cùng ông
Trọng giành được chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 2 trong tay Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng. Từ sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng, phía sau hậu trường Đại hội 12 đã
mặc nhiên hình thành hai thế lực tiếp tục kình chống nhau không kém phần quyết
liệt.
Những tưởng sau khi Đại hội 12 kết thúc, ông Trọng và phe nhóm của
ông sẽ cùng nhau thăng tiến trên con đường hoan lộ, cùng nhau chia chác bổng
lộc trong bộ máy cầm quyền. Họ tin rằng phen này đã tiêu diệt được đám
"lợi ich nhóm" của Nguyễn Tấn Dũng. Nhất là vào thời điểm này, phe
nhóm giáo điều của ông Trọng có vẻ như đã đạt được nhiều thắng lợi trong thế
tiếp tục đu dây chính trị giữa Mỹ và Trung Cộng, sau chuyến đi Hoa Kỳ kết thân
vào Tháng 7, 2015 của Nguyễn Phú Trọng.
Thế nhưng chính năm 2016 lại trở thành một đêm dài đen tối, mang
đến nhiều đe dọa cho quyền lực đảng CSVN hơn bao giờ hết. Vì sau khi loại trừ
được đối thủ Nguyễn Tấn Dũng và chưa củng cố uy quyền được bao lâu thì đảng
CSVN phải đối diện với thảm họa môi trường trên 4 tỉnh Miền Trung do Công ty
Formosa gây ra.
Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra vào đầu Tháng 4 không chỉ để lộ
sự yếu kém trong cách giải quyết của chế độ mà còn cho thấy thảm họa của đất
nước sau 30 năm đổi mới kinh tế.
Công an ngăn chận người dân biểu tình vụ cá chết hàng loạt tại
Miền Trung. Ảnh: REUTERS
Dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra sức
gian dối, vòng vo bao che cho Formosa là thủ phạm chính mà ai cũng thấy. Thái
độ vô trách nhiệm này của chính phủ khiến người dân vô cùng phẫn nộ, làm bùng
lên những cuộc biểu tình từ Hà Nội đến Sài Gòn đòi bảo vệ môi sinh, minh bạch
thảm họa cá chết do đâu. Thay vì tôn trọng nguyện vọng dân chúng, nhà cầm quyền
CSVN đã ra tay đàn áp bằng bạo lực mong dập tắt những đòi hỏi chính đáng của
người dân.
Nhưng đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu cho một thời kỳ không lối
thoát của đảng. Để khỏa lấp vụ Formosa, Tháng 6, 2016 đích thân ông Nguyễn Phú
Trọng dàn dựng và tung ra chiến dịch đả hổ diệt ruồi với một loạt tấn công phe
nhóm Nguyễn Tấn Dũng mà con mồi đầu tiên là Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân
Thanh. Trọng và các cố vấn nghĩ rằng đây là một khởi đầu nắm chắc sự thành công
trong tay vì Thanh chỉ là một viên chức cấp trung dù có lúc đã đứng đầu Tổng
công ty PVC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nhưng nào ngờ mẻ lưới của Trọng bị thủng ở chỉ thị 15, Thanh là
đảng viên chưa bị “xử lý” về mặt đảng nên anh ta đã ung dung xuất cảnh bay sang
trời Âu. Chẳng những thế, Thanh còn quay lại thách đố quyền lực tổng bí thư làm
cho chiêu bài đánh tham nhũng của ông Trọng bị tan nát. Mới đây nhất, hai cán
bộ lãnh đạo dầu khí khác noi gương Thanh xin đi chữa bệnh nước ngoài và biến
mất khiến ông Trọng và Bộ Chính trị điên đầu.
Trong khi đang lúng túng đối phó với con dê tế thần bị sẩy, Tháng
8, 2016 ông Trọng và Bộ chính trị lại thêm một phen rúng động với những phát
súng từ văn phòng tỉnh ủy Yên Bái. Hai ủy viên trung ương đảng bị một cán bộ
khác hạ sát tại nơi làm việc, cho thấy nội bộ đảng trở thành đấu trường thanh
toán nhau giữa các thế lực khi sự ăn chia không còn có thể tương nhượng.
Đà suy sụp của đảng đã hiện rõ hơn bao giờ hết nhưng cũng chưa
dừng lại ở đó.
Dẹp nội loạn chưa xong, tiến hành chống tham nhũng theo kiểu “ngứa
ghẻ” ném chuột sợ vỡ bình, người dân càng bất mãn hơn với lối giải quyết ô
nhiễm lằng nhằng của đảng. Nhưng ông Trọng vẫn còn nuôi một niềm hy vọng vào lá
bài TPP mà ông nghĩ khi tham gia sẽ mang lại nhiều khả năng vực dậy nền kinh tế
Việt Nam đang eo sèo như buổi chợ chiều.
Không ngờ sợi dây mà bao lâu nay đảng CSVN vẫn tự tin đánh đu một
cách tuyệt hảo bỗng đứt nửa chừng khi ông Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ và
tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việc tân Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP chắc chắn không
có lợi cho Việt Nam. Ảnh minh họa từ internet.
Với chủ trương của ông Trump sau khi lên cầm quyền từ ngày 20
Tháng 1, 2017 sẽ tập trung củng cố nội lực của nước Mỹ nên việc cứu xét để gia
nhập TPP sẽ là chặng đường dài trước mặt. Điều này chắc chắn không có lợi cho
Việt Nam.
Trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị
trường Mỹ và thế giới sau Trump” do BSA tổ chức hôm 10 Tháng 12, Cựu Bộ trưởng
Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu rằng: “Tôi nghĩ TPP dứt khoát có
tác động đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh
nghiệp. Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị “đóng băng” trở
lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà. Nếu
đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ, đó là những vấn đề tôi rất lo lắng. Về độ mở,
chúng ta còn mở gấp 4 lần so với Trung Quốc, không thể nói khi Mỹ thay đổi quan
điểm lại không ảnh hưởng gì đến Việt Nam..”
Phát biểu của cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có thể coi như một cảnh
báo về những thảm họa mà đảng CSVN sẽ đối diện khi nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục lao xuống dốc trong tình trạng hết tiền với số nợ vay đáo hạn phải trả ngày
gia tăng.
Nói tóm lại, những gì đã xảy ra cho đảng CSVN trong năm 2016 đã
không chỉ báo hiệu sự suy tàn của chế độ Hà Nội mà còn cho thấy là chính ông
Nguyễn Phú Trọng sẽ là người kết thúc quyền lực của đảng cộng sản trong vài năm
đầu của nhiệm kỳ thứ 2.
Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Nam Nguyên, phóng
viên RFA
2016-12-17
2016-12-17
Người dân Sài Gòn
đọc báo sáng.
AFP photo
Truyền thông bất
lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016
nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền
thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và
triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông
tin đối ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện
tử.
Dẹp loạn báo chí
Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng
chính có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước
mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên
được dư luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản
tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ nhà báo
của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Hoa và Tổng Thư
ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến 50 cơ quan báo chí dòng
chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200 triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50
triệu đồng, còn các báo khác từ mức 40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể
nói hầu hết các báo giấy và báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy
truyền thông bẩn.
Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng
sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận
xã hội.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm
soát của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách
mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh ý thức
hệ.
Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới
(RSF) đưa vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những
tờ báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được những
hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để giúp một đại
công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200 triệu lít nước mắm/năm,
mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước mắm truyền thống quốc hồn quốc
túy.
Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà
nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp pháp.
Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước mắm truyền
thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị công an khám nhà và
tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là
chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này và rất ngạc nhiên, không thể tưởng
tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong
nhà một nhà báo. Người ta còn khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà
Nội là bình thường…tình hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy
thoái toàn thân… ”
Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do
nhà nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về danh
hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê bối truyền
thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận
định:
“Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng
sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận
xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã căn cứ vào
Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã lên án, như vậy xử
lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với những người làm báo không
chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp luật ở Việt Nam cần sửa đổi những
quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về
phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những
sai phạm thì phải xử lý một cách nghiêm minh.”
Báo chí và nhóm quyền lực
Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình,
khi báo chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh tranh
bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở Thanh Hóa, mô
tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ chượp với muối trong
thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24 tháng mới cho ra sản phẩm nước
mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền
thống rồi pha loãng và cho thêm các phụ gia khác.
Một người dân phố
cổ Hà Nội đọc báo. AFP
photo
Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành
công cụ cho một đại công ty nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị
trường của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ
sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước.
Ông nói:
“Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có
nêu ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin các tờ
báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho nên mọi thứ
được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng như sự quản lý thì
nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất quan trọng. Chúng tôi rất
mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan quản lý nhà nước hãy làm sao để
thông tin không bị nhiễu loạn, không bị các thế lực đứng phía sau làm nhiễu
loạn vì các mục đích không lành mạnh, không trong sáng.”
Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng
hoảng truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế khác.
Ông nói:
Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là
gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.
- Ông Phạm Chí Dũng
- Ông Phạm Chí Dũng
“Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng
với tôi là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào
thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái
mà ‘ăn’.”
VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế
hoạch 2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ
trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục tiêu
quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật. Bộ Thông tin
Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích.
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi
đưa tin về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho
ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân!
Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã
quá muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng báo.
Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình thành những
tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính trị, đứng sau lưng
một nhân vật quyền lực nào đó.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment