SONG
THAO - Tiếc
Chia tay Thuong xa Tax
·
Thương xá Tax vừa bị xóa sổ. Vậy là thêm một mảng Sài Gòn
xưa bị vỡ vụn. Dân Sài Gòn chúng ta ai cũng tiếc nuối trước sự vong thân của
thành phố thân yêu. Sài Gòn đang bị dày vò, không còn là Sài Gòn của chúng ta.
Nhớ về Sài Gòn, chúng ta có nhiều thứ để vịn vào. Nhưng có một thứ không thuộc
về Sài Gòn mà mỗi khi nhớ về chúng ta ngẩn ngơ. Trong bài “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn”,
nhà thơ Du Tử Lê nhớ lung tung: Thị Nghè, Hàng Xanh, Trương Minh Giảng. Toàn những
địa danh nẫu lòng. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, nhớ da diết như nhà thơ: Nhớ nghĩa trang quê hương bạn
bè / Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường. Pho tượng lính ngồi buồn rầu
ngay trước nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa. Pho tượng đầy biểu tượng này đã làm
bất tử tên người khai sanh ra nó: điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.
Điêu khắc gia
Nguyễn Thanh Thu và nhà văn Văn Quang.
Sự ra đời của pho tượng lính, nhiều người đã nói, chúng ta đã nghe nhiều. Tôi nghĩ chẳng cần nhắc lại. Nhưng chuyện về sự hình thành pho tượng bất tử này, dù nghe nhiều, nhưng mỗi người nói mỗi khác nên chuyện kể cứ như…huyền thoại! Tôi cố tìm xem câu chuyện thực sự ra sao nên kiếm đọc được những gì do chính tác giả bức tượng nói trong bài phỏng vấn của nhà truyền thông Lê Xuân Trường.
Khi được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu giao nhiệm vụ thực hiện sơ đồ nghĩa trang Biên Hòa trong đó có bức tượng mà theo gợi ý của ông Thiệu thì là cảnh chiến trường, ông Thu đã tới nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây để tận mắt chứng kiến cảnh chuyển xác từ chiến trường về, cảnh khóc lóc của vợ con tử sĩ, cảnh an táng. Ông quan sát trong suốt một tuần lễ. “Tôi ở đó được sáu ngày như vậy, khi ở được sáu ngày rồi , ngày mai nữa là hết ngày, đến ngày phải trình Tổng Thống, cho nên đến buổi trưa thứ sáu, đây là câu chuyện thật, tôi cứ nôn nóng như vậy. Trưa thứ sáu thì tôi từ nghĩa trang Quân Đội Hạnh Thông Tây, tôi về Gò Vấp. Ở vùng Gò Vấp, nắng quá, tôi mới vô kiếm nước uống. Tôi quẹo đại vào một cái quán gần căn phố. Vô tình , tôi kêu một ly nước chanh uống, bỗng nhiên, tôi thấy một anh lính Nhảy Dù, ảnh vô đó từ trước, ảnh cũng từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây về trước đó. Khi tôi bước vô thì tôi dòm qua ảnh, thấy ảnh đã uống đâu bốn năm chai bia rồi, thì thôi, tôi cũng không nói gì. Nhưng có một điều lạ, tôi thấy ảnh đang nói chuyện với cái ly, ảnh là binh chủng Nhảy Dù, ảnh để cái nón nhảy dù trên cái bàn, mặc áo nhảy dù đàng hoàng, ảnh đang uống và đang buồn, đang nhớ bạn. Một ly ảnh uống, một ly ảnh cúng, ảnh rót bia vào cái ly cúng đó, rồi ảnh nói chuyện với cái ly như có người bạn trước mặt ảnh vậy, ảnh cằn nhằn, ảnh đau đớn cho người bạn của ảnh đã mất. Khi tôi dòm thấy được cái hình ảnh mà ảnh vừa nói vừa gục đầu xuống bàn, vừa khổ sở với cái ly đó, ảnh vừa uống vừa cúng. Tôi chờ một chút nữa rồi bước qua làm quen. Tôi cầm cái ly nước chanh, bước qua, tôi đứng kề ảnh, bên cái bàn của ảnh, tôi xin phép ảnh: “Anh à, tôi muốn ngồi kề với anh, uống với anh được không? Thấy anh buồn, tôi muốn ngồi với anh”. Tôi thấy ảnh không trả lời tui, ảnh ngồi gục trên cái bàn, ảnh hất cái mặt lên, có vẻ như không bằng lòng khi có người thứ hai quấy rầy ảnh… Mặt tôi hơi sượng, mấy cô trong quầy cười khúc khích, nãy giờ, cái anh nầy nói chuyện với cái ly không, mà bây giờ có thêm một thằng điên qua nói chuyện với ảnh, mấy cô chắc nghĩ như vậy, thấy mấy cô cười khúc khích với nhau. Nhưng mà trời thương, tôi có hỏi giấy tờ của ảnh, ảnh gục cái đầu xuống, tôi đứng trơ trẽn ở đó. Bỗng nhiên, ảnh móc ở túi sau, ảnh móc giấy tờ, ảnh đưa cho tôi. Tôi đâu có phải Quân Cảnh mà hỏi giấy tờ của ảnh, thế mà ảnh đưa cho tôi. Tôi cầm cái bóp rồi trở về cái bàn của tôi, tôi lấy giấy tờ ra hết. Tôi ghi tên của ảnh, ảnh là Võ văn Hai, hạ sĩ Võ văn Hai, tôi nhớ rõ như vậy. Ở tiểu đoàn nào tôi quên rồi, tôi ghi hết cái KBC. Xong rồi, tôi đem cái giấy đến trả lại, ảnh cũng không cần biết nữa, lấy bỏ túi thôi, không nhìn tôi. Tôi trở về bàn, tôi ngồi để nhìn một chút xíu nữa. Trưa đó tôi về, dĩ nhiên là ảnh còn ngồi đó, tôi lo đi về, tên tuổi của ảnh tôi còn để đây”.
Buổi sáng bữa vào trình sơ đồ tượng, ông được Đại Tá Võ văn Cầm,
Chánh Văn Phòng, tiếp trong khi chờ gặp ông Thiệu. Trong lúc ngồi đợi, ông Nguyễn
Thanh Thu sực nghĩ tại sao không vẽ cảnh anh hạ sĩ Hai ngồi uống bia? Ông vội
phác họa trên mặt sau miếng giấy bạc trong bao thuốc. Khi vào trình Tổng Thống,
ông trải các bửc vẽ cảnh chiến trường trên sàn nhà. Khi được ông Thiệu hỏi ý kiến,
ông đã rụt rè đưa ra bức phác họa trên giấy trong bao thuốc lá. Ông Thiệu ưng ý
và muốn ông vẽ lớn ra ngay. Ông ra ngoài xin Đại Tá Cầm vật liệu để vẽ. Khi đó
ông Thu mới thấy cần vẽ chi tiết hơn. Ông ngỏ ý cần người mẫu. Đại Tá cầm bối rối
hỏi: “Tôi được không?”. Tới lượt ông Thu bối rối: áo quần láng coóng, tóc tai
mượt mà đâu có giống lính chiến. Nhưng rồi ông Đại Tá “hóa trang” với súng ống,
nịt đạn, bi-đông nước, nón sắt. Ông Thu phác họa xong, Tổng Thống Thiệu ký chấp
thuận. Ông Thu có ba tháng để hoàn tất tượng.
Ông tìm tới đơn vị của anh Võ văn Hai để xin anh về làm mẫu. Thiếu
Tá chỉ huy khoái chí đề nghị: “Ông yêu cầu gặp anh Hai nhưng tôi thấy chưa hay
đâu. Tôi nói thật với anh, tôi cho anh một Đại Đội, mặc sức mà chọn. Nhiều thằng
một thước bảy, một thước tám thước chín, mề đay đầy người, to lắm, chiến công dữ
dằn lắm!”. Ông Thu nhấn mạnh chỉ xin anh Hai nhưng ông Thiếu Tá vẫn tập họp một
Đại Đội cho ông chọn. Chính ông Thiếu Tá lựa ra bốn người. Ông Thu gọi anh Hai
ra. Vậy là năm người được tập trung trong câu lạc bộ với ông Thu. “Tôi nói với mấy ảnh như thế
này: “Thật sự tôi chỉ cần anh Võ văn Hai thôi, nhưng ông Thiếu Tá tốt bụng cho
thêm bốn anh nữa. Thôi mấy anh về nghỉ đi, cứ nghỉ ba tháng nhưng đừng ra ngoài
đường, đừng mặc đồ lính quân cảnh nó bắt, tôi không có thời giờ đi lãnh về”. Vậy
là chỉ có anh Hai phải ngày ngày đến ngồi làm mẫu, bốn anh còn lại được chơi thả
cửa trong ba tháng! Sau ba tháng ròng rã, tượng coi như hoàn thành nhưng ông
Thu vẫn chưa hài lòng. Ông không tìm được nét buồn của anh Hai khi ngồi trong
quán nước trước đây. Một bữa, ông để anh ngồi, không nói gì và bỏ vào trong
nhà. “Tôi vô trong nhà, dòm lén
qua lỗ gió. Khi ngồi lâu, anh Hai mới nhớ lại, hoàn toàn trở lại hồi cũ ở quán
nước, nét mặt ảnh buồn như trước. Khi ảnh buồn thật sự, tôi lấy cây viết chì với
miếng giấy ghi lại chỉ nét mặt thôi. Nó rũ xuống như thế nào tôi vẽ như thế nấy.
Tôi chỉ vẽ cái môi, cái miệng, cái mũi thôi”. Ông cho anh Hai về. Ba giờ
khuya, ông tắt hết đèn, cầm đèn cầy ra tạc chi tiết trên mặt bức tượng. “Không có gì bằng đêm khuya vắng
vẻ, mình nói với tượng khi soi đèn cầy để tìm ánh sáng. Khi tôi cầm cây đèn cầy
bên này thì ánh sáng bên này tạt qua, khi tôi cần ánh sáng bên kia thì tôi đưa
cây đèn cầy qua bên đó. Tôi đưa lên đưa xuống, một tay tôi cầm đèn di chuyển, một
tay tôi làm. Làm tới sáu giờ sáng, tôi thấy đẹp quá, nét mặt của tượng buồn
quá, buồn lắm. Nhưng mà thôi, tôi đi ngủ”. Tám giờ sáng, khi mặt trời đã
lên, ông Thu ra coi nét buồn dưới ánh sáng mặt trời có đạt như dưới ánh nến
không. Ông thấy y chang!
Nghệ sĩ đích thực luôn cầu sự toàn mỹ. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tự làm khó mình để đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Tính ông như vậy. Một học trò của ông từ hồi trung học, anh Nguyễn Tuấn Khoa, đã kể lại. “Thầy Thu tuổi Giáp Tuất (1934), dạy môn hội họa cho tôi tại trường Võ Trường Toản từ năm 1958. Ông có dáng người chắc khỏe, tầm thước,có cá tính rất mạnh, nghiêm khắc, khó gần. Ông dạy học trò cầm bút chì theo kiểu cầm archet khi chơi violon. Ông dễ nổi nóng và đánh đòn học sinh nào cầm bút theo kiểu viết, dùng thước “vẽ” đường thẳng. Mỗi buổi học ông chọn ra hai, ba bài vẽ tệ nhất, dùng dây kẽm cột chổi để treo bài lên cổ người vẽ, bắt đứng trước lớp cho đến khi hết giờ. Nguyễn Minh Trí, bạn học của chúng tôi từ lớp 6, cũng là con trai của ông, thường xuyên bị đòn đau. Lớp tôi ai cũng thương nó vì nghĩ rằng nó chịu đòn thay cho cả lớp. Có lẽ nhờ sự nghiêm khắc của ông mà trình độ hội họa của chúng tôi lúc đó như người khổng lồ so với các học sinh cấp 2 bây giờ?”.
Nghệ sĩ đích thực luôn cầu sự toàn mỹ. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tự làm khó mình để đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Tính ông như vậy. Một học trò của ông từ hồi trung học, anh Nguyễn Tuấn Khoa, đã kể lại. “Thầy Thu tuổi Giáp Tuất (1934), dạy môn hội họa cho tôi tại trường Võ Trường Toản từ năm 1958. Ông có dáng người chắc khỏe, tầm thước,có cá tính rất mạnh, nghiêm khắc, khó gần. Ông dạy học trò cầm bút chì theo kiểu cầm archet khi chơi violon. Ông dễ nổi nóng và đánh đòn học sinh nào cầm bút theo kiểu viết, dùng thước “vẽ” đường thẳng. Mỗi buổi học ông chọn ra hai, ba bài vẽ tệ nhất, dùng dây kẽm cột chổi để treo bài lên cổ người vẽ, bắt đứng trước lớp cho đến khi hết giờ. Nguyễn Minh Trí, bạn học của chúng tôi từ lớp 6, cũng là con trai của ông, thường xuyên bị đòn đau. Lớp tôi ai cũng thương nó vì nghĩ rằng nó chịu đòn thay cho cả lớp. Có lẽ nhờ sự nghiêm khắc của ông mà trình độ hội họa của chúng tôi lúc đó như người khổng lồ so với các học sinh cấp 2 bây giờ?”.
Tháng 12 năm 1975, tại lớp 10C5 trường Võ Trường Toản, đứa con
trai “chịu đòn thay cả lớp” bị gọi mang cặp lên văn phòng Hiệu Trưởng. Nguyễn
Quang Hồng, dân Nam tập kết, lạnh lùng ra lệnh đuổi học vì “ba em có nợ máu với
nhân dân”. Anh Khoa kể tiếp: “Linh
cảm chuyện không lành, tôi đợi Trí tại nhà xe. Trí lầm lũi, khóc nấc và nói:
“Tao bị đuổi học!”. Trí giấu mẹ nó vì sợ bà buồn, sinh bệnh mà chết. Mỗi sáng
nó vẫn ra khỏi nhà, chui lỗ chó vào sở thú ngồi cho đến giờ về, nhìn buồn sang
trường cũ, nơi có tượng cụ Võ Trường Toản do ba nó tạc năm 1972”.
Tượng Tiếc Thương
Cùng thời gian này, tại trại cải tạo Hàm Tân, ông bị quản giáo gọi lên vì không khai trong lý lịch việc tạc tượng Thương Tiếc. Sáu tên cán bộ đã thay nhau đánh ông trong ba ngày liên tiếp. Chúng đập mạnh vào hai mang tai ông đến chảy máu tai và điếc luôn từ ngày đó. Sau đó ông bị giam trongconex tám tháng không thấy ánh mặt trời.
Một ngày nọ, khoảng bốn giờ sáng, cửa conex mở,
một họng súng AK chĩa thẳng vào ông, giọng tên cán bộ ra lệnh cho ông bước ra
ngoài. Chiếc còng được khóa vào tay ông. Chúng dẫn ông đi về phía cổng trại để
vào khu rừng chuối kế bên. Bỗng có một chiếc xe jeep chạy
tới, đèn pha sáng rực. Hai bên nói chuyện với nhau khoảng năm phút. Ông tiếp tục
bị kéo vào khu rừng và bị nhốt vào trong một nhà cầu của khu gia binh của quân
đội quốc gia bị bỏ trống từ lâu. Ông nằm thiếp đi vì quá mỏi mệt. Ông không biết
là ông được tha chết vào giờ chót. Tới trưa, một cô gái mang cơm tới cho ông. Từ
đó cô gái Bắc kỳ này là chị nuôi của ông. Ít lâu sau, cô gái nói với ông: “Em
thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, em sẽ để một chút thịt nằm
dưới chén. Anh hãy ăn chút thịt này trước để đề phòng cán bộ khỏi bắt gặp làm
khó dễ”. Tại sao cô gái này lại có cảm tình với ông như vậy? Tại vì bức tượng
Thương Tiếc! Cô cho biết là, thấy ông bị phạt nặng, cô hỏi các bạn tù của ông.
Họ cho biết ông là tác giả bức tượng Thương Tiếc. Cô là con của một bộ đội
ngoài Bắc xâm nhập vào Nam, bị tử thương trong một trận đánh. Mẹ cô gánh cô vào
Hố Nai sinh sống. Nơi cô ở rất gần nghĩa trang quân đội, cô thường cùng các bạn
tới chơi nơi bức tượng nên biết rất rõ bức tượng lính này.
Vì biết tài nặn tượng của ông nên cán bộ chỉ huy trại tù đề nghị ông tạc tượng Hồ Chí Minh để trưng bày trong trại. Ông suy nghĩ và đồng ý với một điều kiện: ông được về nhà ở Gia Định để lấy đồ nghề. Trong thâm tâm ông muốn trốn trại. Chúng chấp thuận đưa ông về cư xá Việt Nam Thương Tín ở Hàng Xanh. Trong khi bốn tên an ninh dẫn giải ông ngồi nói chuyện với cô em gái ông tại phòng khách, ông xuống bếp với mẹ. Mẹ ông nghiêm khắc nói với ông: “Mẹ đẻ ra con, mẹ hiểu giờ con muốn gì. Nếu trái ý mẹ, mẹ sẽ tự tử ngay. Cố gắng ở thêm ít năm rồi về”. Ông đành trở lại trại tạc tượng trong sự ghẻ lạnh và xỉ vả của bạn đồng tù. Ông nuốt hận làm việc. Trong khi đó, cán bộ trong trại dàn cảnh cho vợ con ông được phép thăm đặc biệt. Tuy túng bấn nhưng gia đình cũng mua thịt vịt quay với bánh mì khi tới thăm. Ông liếc thấy trong tờ báo Tin Sáng dùng để gói thịt quay có tấm hình của Tổng Thống Thiệu, ông vội xé ra, gấp nhỏ, đút vào túi.
Vì biết tài nặn tượng của ông nên cán bộ chỉ huy trại tù đề nghị ông tạc tượng Hồ Chí Minh để trưng bày trong trại. Ông suy nghĩ và đồng ý với một điều kiện: ông được về nhà ở Gia Định để lấy đồ nghề. Trong thâm tâm ông muốn trốn trại. Chúng chấp thuận đưa ông về cư xá Việt Nam Thương Tín ở Hàng Xanh. Trong khi bốn tên an ninh dẫn giải ông ngồi nói chuyện với cô em gái ông tại phòng khách, ông xuống bếp với mẹ. Mẹ ông nghiêm khắc nói với ông: “Mẹ đẻ ra con, mẹ hiểu giờ con muốn gì. Nếu trái ý mẹ, mẹ sẽ tự tử ngay. Cố gắng ở thêm ít năm rồi về”. Ông đành trở lại trại tạc tượng trong sự ghẻ lạnh và xỉ vả của bạn đồng tù. Ông nuốt hận làm việc. Trong khi đó, cán bộ trong trại dàn cảnh cho vợ con ông được phép thăm đặc biệt. Tuy túng bấn nhưng gia đình cũng mua thịt vịt quay với bánh mì khi tới thăm. Ông liếc thấy trong tờ báo Tin Sáng dùng để gói thịt quay có tấm hình của Tổng Thống Thiệu, ông vội xé ra, gấp nhỏ, đút vào túi.
Khi bức tượng gần hoàn tất, đám tù nhân đi qua nhìn thấy, xầm xì
với nhau khi thấy khuôn mặt tượng giống mặt ông Thiệu. Mấy tên “ăng-ten” vội
báo cáo. Khi ông đang gắn một bên râu mép bức tượng thì một cán bộ tới làm bộ hỏi
chuyện, tay thọc vào túi áo ông lôi ra bức hình ông Thiệu. Vậy là chết! Ông bị
giam vào conex và
bị hành hạ đủ điều. Bốn tháng sau ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa tới trạm xá.
Trạm xá lúc đó do Đỗ Cao Đẳng (phi công?), chú của Trung Tướng Đỗ Cao Trí, làm
trạm trưởng nên ông được ông này cùng các học trò cũ của ông từ thời trung học
Võ Trường Toản tận tình chăm sóc. Ba ngày sau ông mới tỉnh lại.
Tới năm 1983 ông được thả sau tám năm trong tù. Bốn năm sau, ông
vượt biên bằng đường bộ tới Thái Lan trong túi không có một xu. Tại Mỹ, trong một
lần tới Cali nói chuyện, ông Thiệu đã xuống tận chỗ ngồi của ông thăm hỏi khi
được nghe chuyện tạc tượng của ông trong tù khiến ông rất cảm động.
Tượng "Tiếc
Thương" bị phá bỏ
Sau mười năm ở Mỹ, ông trở lại Việt Nam. Người ta đồn ông về để
dựng lại tượng Thương Tiếc khi nghĩa trang Biên Hòa được phục hồi. Tháng 3 năm
2007, hai nhà văn Văn Quang và Thái Phương tìm tới thăm ông. Cơ ngơi của ông
ngày nay là tiệm cà phê vườn “Tượng Đá”. Văn Quang kể lại:“Nhận ra người quen,
anh Thu rời cây kéo tỉa hoa, vui mừng ôm vai bạn. Kiểu “ăn diện” của Nguyễn
Thanh Thu bao giờ cũng giản dị đến…quá bình dân. Cái “mũ nồi” từ đời tám kiếp
nào vẫn chùm hụp trên đầu, có vẻ cố giấu cái đầu hơi lớn. Nhưng đó là “dấu ấn đặc
biệt made in Nguyễn Thanh Thu”, không lẫn đi đâu được. Cứ như, nếu không có cái
“mũ nồi đen” và không có vẻ lam lũ thì không phải là Nguyễn Thanh Thu!”. Khi
được hỏi về dư luận đồn ông về làm lại tượng Thương Tiếc, ông cười hà hà: “Ai cho làm mà làm?...Người
nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng
nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm
này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. Nó sống trong lòng mọi người là đủ!”.
Tôi ở Thị Nghè như Du Tử Lê nên khi Lê nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè và nhớ em Xa Lộ nhớ nhà Hàng
Xanh, nỗi nhớ lây sang tôi. Những địa
danh nơi chốn cũ như xát muối trong lòng. Xa
Lộ của chúng tôi dẫn tới bức tượng Thương Tiếc. Tượng như
người nhà. Trời vừa vào thu, nơi tôi ngụ cư lá đã rơi vàng mặt đường. Trời đất ẩm
ướt gọi nỗi buồn dậy men trong lòng mọi người. Nỗi buồn đã đưa tôi về lại chốn
xưa. Tôi nghĩ tới bức tượng đồng trước nghĩa trang giờ chẳng biết đã nhão ra,
hóa thân vào chốn nào. Và nghĩ tới người tạc tượng. Kể từ năm 2007, khi Văn
Quang và Thái Phương tới gặp điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, tính tới nay đã gần
một thập niên, ông hiện nay ra sao? Tôi liên lạc với Thái Phương để nhờ anh một
lần nữa tới quán cà phê “Tượng Đá” của ông Thu thăm hỏi. Người nghệ sĩ ở tuổi
82 vẫn còn đó, vẫn sống với tượng lính cũ. Ông cầm tay Thái Phương luôn miệng
nói: “Tôi nhớ cái tượng Thương Tiếc lắm!”.
Nỗi nhớ của ông cũng là nỗi nhớ của tất cả con dân đất Việt còn ở
trong nước cũng như đang sống tại đất nước người. Nhớ mà thương! Thương mà tiếc!
10/2016
Website: www.songthao.com
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment