Monday, June 8, 2015

Một số linh mục Việt Nam tại Houston nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.



  

Matthew Trần:

Thân gỡi anh Nguyễn Phi Thọ (NPT).

Tôi không có zịp đọc các bài viết cũa 2 anh Lữ Giang (LG) và Trần Phong Vũ (TPV) nên tôi không kó ý kiến. Tuy vậy tôi đã đọc bài viết cũa anh NPT đề cập đến tình trạng buỗi lễ tưỡng niệm 35 năm về ngày 30/04 vừa qua tại Houston mà người Việt ỡ Miền Nam đã bõ nước đi tìm đất Tự Do đễ lập  nghiệp, thiếu vắng các vị lãnh đạo CG địa fương (Houston) tham zự,... trong khi nớ, đại ziện các tôn záo bạn như  Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, etc .. đều tham zự đông đũ. Đó là điều đáng buồn.
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh NPT về nhận xét đó. Thật là một điều đáng tiếc nếu không nói là một điều đáng trách.

Cũng nhân zịp ni, tôi muốn nêu lên một sự kiện đáng trách lớn lao hơn là:
Cách đây kã chục năm, tôi thường đi lễ Chũ Nhật vào một Thánh Đường lớn cũa người VN và tại đó, sau buỗi lễ, có người fụ trách fát tờ Thông Tin "Dũng Lạc" sau khi lễ xong cho bỗn đạo, tôi đã cố chăm chĩ đọc đễ tìm xem có tin tức zì về LM đáng kính Tađêô Nguyễn Văn Lý (NVL) không?
Tôi đọc tiếp mấy tuần mà chẵng thấy tờ thông tin nầy đề kập đến hoàn cãnh tù đày cũa Ngài. Tôi buồn lắm.
Vào zai đoạn đó, tôi thường thấy trên toàn Net, Lm Phêrô Phan Văn Lợi (PVL) thĩnh thoãng fỗ-biến "cuộc viếng thăm Cha Lý hằng năm zo bà chị Ngài thực-hiện" tại trại zam Ba Sao. Tôi đã kó zịp chuyễn bãn tin nầy đến Cha Thành (hình như Cha Thành lúc nớ là đại ziện Cộng Đồng CGVN tại TGP Galveston & Houston thì fãi)... nhưng tình trạng chẵng thay đỗi zì.

Mong mõi anh NPT -đại ziện cho tờ báo kó tầm kỡ ĐẤT MẸ- đặt vất đề nầy với Cộng   Đồng CGVN kũa TGP Galveston & Houston đễ koai thữ họ fãn ứng ra răng.
Thân ái.

MT
To Tranho1  
Rất cảm ơn vi hữu Tran Ho đã chuyển bài viết nầy lên diễn đàn. Tôi viết bài nầy cách đây 5 năm trên Đất Mẹ số 147 (tháng 6-2010) nên có nhiều biến chuyển không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên có điều là các linh mục ở Houston (nói riêng) của năm 2015 không còn là linh mục của năm 2010. Bằng chứng là ở đây có linh mục Cao Hữu Tâm, ngoài việc phục vụ dân Chúa, ngài đang hoạt động và dấn thân rất nhiều cho những việc liên quan đến dân chủ, tự do, dân quyền, tôn giáo.. và nhất là những đóng góp của ngài cho người Việt tỵ nạn CS đang ở vùng Đông Nam Á châu.
Thân kính

Phi-tho Nguyen
tapchidatme@aol.com


-----Original Message-----
From: Tran Ho  [BTGVQHVN-2] <
Sent: Sat, Jun 6, 2015 10:47 pm
Subject: [BTGVQHVN-2] Một số linh mục Việt Nam tại Houston nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.
 


 
Một số linh mục Việt Nam tại Houston
nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.
                                                             Nguyễn Phi Thọ
 
Khi tôi viết lên những dòng chữ nầy, tôi cảm thấy không vui chút nào. Và tôi lại càng đau hơn khi biết rằng mình là một người Công giáo đang nói về chuyện linh mục, người chăm lo phần hồn cho tôi và hiểu sẽ làm họ không vui. Nhưng tôi phải nói.
 
Tôi không dám viết về chuyện Giáo hội bên quê nhà hay Tòa thánh Vatican đang trong cơn thử thách với nhiều lời người khen kẻ chê, người tấn công kẻ lo bảo vệ. Hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ là những người Công giáo nhưng không cùng đứng chung một chiến tuyến dưới cái nhìn những gì đang xảy ra cho Giáo hội trên quê hương. Mỗi ông là một khẩu đại pháo để bảo vệ Giáo hội, nhưng tiếc thay nòng súng không quay về hướng đang làm khốn khổ Giáo hội, mà quay vào nhau để bảo vệ chân lý của mình để rồi quên mất việc bảo vệ Giáo hội. Chúng ta ở ngoài nước biết rõ Giáo hội đang làm gì, nhưng làm sao biết đích thực Giáo hội đang muốn gì. Các ông ấy chỉ chỉ biết suy luận rồi giải thích theo lý trí mình để hướng dẫn quần chúng. Đây là một việc làm nguy hiểm. Nhưng họ có tự do, có ngòi bút hay máy điện toán trong tay, họ muốn nói sao cũng được. Riêng cá nhân tôi, tôi có bút có mực, có máy điện toán nhưng không thể vì có tự do để viết voi vẽ chuột vẽ những gì Giáo hội đang làm. Tôi không muốn hướng dẫn quần chúng khi chính tôi chưa hưóng dẫn được những chao đảo bất nhất đang xảy ra trong lòng.
 
Quả thực, nhìn bên ngoài, ai cũng có những cảm nghĩ giống nhau: Giáo hội và hàng Gíao phẩm Việt Nam nhượng bộ cộng sản qúa mức. Họ đã trưng ra những lời Chúa nói trong Thánh kinh để bảo vệ cho lập luận của mình là đúng, Giáo hội đang làm sai. Đó là lý trí suy đoán của ông Trần Phong Vũ. Nhưng những người như ông Lữ Giang, ông cũng trưng lời Chúa trong Thánh kinh, lời các Gíam mục trong nước tuyên bố để kết luận rằng Giáo hội đang làm đúng và đi đúng đường. Người giáo dân ở hải ngoại, kể cả ở trong nước, họ có chịu nghe hai ông vẽ rồng thêm cánh, vẽ rắn thêm chân hay không, đó lại là chuyện khác. Vì không rõ, không biết, không thấy nên tôi không nói như hai ông ấy. Nếu là người Công giáo tin có Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh Giáo hội, thì tôi nghĩ Thiên Chúa sẽ hướng dẫn Giáo hội. Gần 7 triệu người Công giáo tại Việt Nam và luôn cả Tòa thánh Vatican đang cầu nguyện cho giáo hội Việt Nam, vậy thì Chuá sẽ nghe lời cầu nguyện của tập thể đó hay là nghe hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ. Và Ngài không hướng dẫn hai ông Trần Phong Vũ - Lữ Giang nhưng Ngài sẽ hướng dẫn Giáo hội (?). Vậy thì tin hai ông ấy làm gì?
 
Nhưng tôi không đồng ý những việc gì Giáo hội hay các phẩm trật cao cấp trong Giáo hội làm cũng đều đúng, mặc dù mội lần như thế các Ngài đều cầu nguyện để xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Khi làm đúng, dĩ nhiên là do Thánh Thần hướng dẫn, nhưng khi làm sai không thể nói là Thánh Thần hướng dẫn. Chớ nên biện minh những hậu qủa của con người làm vì quyền lợi, vì yếu đuối hanh danh vọng để biện minh cho là Thánh Thần soi sáng. Không có Thánh Thần nào gắp bỏ vào miệng Hồng Y Mẫn để Ngài nói rằng hãy xoá bỏ hai chữ “tỵ nạn” để thay thế bằng thứ vì “miếng cơm manh áo”. Lại càng không phải Thánh Thần bắt Hồng Y Mẫn phát biểu lá cờ Việt Nam Cộng Hòa làm cản trở sự hiệp thông giữa giới trẻ trong và ngoài nước. Đây là sự xuất phát nơi cá nhân con người tự nó đã yếu đuối và khiếp nhược, sợ khổ muốn sướng, muốn được lòng kẻ khác để mình bình an trước những khốn khổ của đồng loại. Đừng đổ cho Chúa Thánh Thần kẻo tội nghiệp Ngài.
 
Có lẽ tôi đã đi qúa xa về đề tài tôi đang muốn nói ở trên chăng?


From: Phi-tho Nguyen <
To: Tranho
Sent: Sunday, June 7, 2015 9:32 AM
Subject: Fwd: [BTGVQHVN-2] Một số linh mục Việt Nam tại Houston nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.
 

Rất cảm ơn vi hữu Tran Ho đã chuyển bài viết nầy lên diễn đàn. Tôi viết bài nầy cách đây 5 năm trên Đất Mẹ số 147 (tháng 6-2010) nên có nhiều biến chuyển không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên có điều là các linh mục ở Houston (nói riêng) của năm 2015 không còn là linh mục của năm 2010. Bằng chứng là ở đây có linh mục Cao Hữu Tâm, ngoài việc phục vụ dân Chúa, ngài đang hoạt động và dấn thân rất nhiều cho những việc liên quan đến dân chủ, tự do, dân quyền, tôn giáo.. và nhất là những đóng góp của ngài cho người Việt tỵ nạn CS đang ở vùng Đông Nam Á châu.
Thân kính

Phi-tho Nguyen
tapchidatme@aol.com


-----Original Message-----
From: Tran Ho  [BTGVQHVN-2] <
Sent: Sat, Jun 6, 2015 10:47 pm
Subject: [BTGVQHVN-2] Một số linh mục Việt Nam tại Houston nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.
 
Một số linh mục Việt Nam tại Houston
nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương mình.
                                                             Nguyễn Phi Thọ
 
Khi tôi viết lên những dòng chữ nầy, tôi cảm thấy không vui chút nào. Và tôi lại càng đau hơn khi biết rằng mình là một người Công giáo đang nói về chuyện linh mục, người chăm lo phần hồn cho tôi và hiểu sẽ làm họ không vui. Nhưng tôi phải nói.
 
Tôi không dám viết về chuyện Giáo hội bên quê nhà hay Tòa thánh Vatican đang trong cơn thử thách với nhiều lời người khen kẻ chê, người tấn công kẻ lo bảo vệ. Hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ là những người Công giáo nhưng không cùng đứng chung một chiến tuyến dưới cái nhìn những gì đang xảy ra cho Giáo hội trên quê hương. Mỗi ông là một khẩu đại pháo để bảo vệ Giáo hội, nhưng tiếc thay nòng súng không quay về hướng đang làm khốn khổ Giáo hội, mà quay vào nhau để bảo vệ chân lý của mình để rồi quên mất việc bảo vệ Giáo hội. Chúng ta ở ngoài nước biết rõ Giáo hội đang làm gì, nhưng làm sao biết đích thực Giáo hội đang muốn gì. 

Các ông ấy chỉ chỉ biết suy luận rồi giải thích theo lý trí mình để hướng dẫn quần chúng. Đây là một việc làm nguy hiểm. Nhưng họ có tự do, có ngòi bút hay máy điện toán trong tay, họ muốn nói sao cũng được. Riêng cá nhân tôi, tôi có bút có mực, có máy điện toán nhưng không thể vì có tự do để viết voi vẽ chuột vẽ những gì Giáo hội đang làm. Tôi không muốn hướng dẫn quần chúng khi chính tôi chưa hưóng dẫn được những chao đảo bất nhất đang xảy ra trong lòng.
 
Quả thực, nhìn bên ngoài, ai cũng có những cảm nghĩ giống nhau: Giáo hội và hàng Gíao phẩm Việt Nam nhượng bộ cộng sản qúa mức. Họ đã trưng ra những lời Chúa nói trong Thánh kinh để bảo vệ cho lập luận của mình là đúng, Giáo hội đang làm sai. Đó là lý trí suy đoán của ông Trần Phong Vũ. Nhưng những người như ông Lữ Giang, ông cũng trưng lời Chúa trong Thánh kinh, lời các Gíam mục trong nước tuyên bố để kết luận rằng Giáo hội đang làm đúng và đi đúng đường. 

Người giáo dân ở hải ngoại, kể cả ở trong nước, họ có chịu nghe hai ông vẽ rồng thêm cánh, vẽ rắn thêm chân hay không, đó lại là chuyện khác. Vì không rõ, không biết, không thấy nên tôi không nói như hai ông ấy. Nếu là người Công giáo tin có Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh Giáo hội, thì tôi nghĩ Thiên Chúa sẽ hướng dẫn Giáo hội. Gần 7 triệu người Công giáo tại Việt Nam và luôn cả Tòa thánh Vatican đang cầu nguyện cho giáo hội Việt Nam, vậy thì Chuá sẽ nghe lời cầu nguyện của tập thể đó hay là nghe hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ. Và Ngài không hướng dẫn hai ông Trần Phong Vũ - Lữ Giang nhưng Ngài sẽ hướng dẫn Giáo hội (?). Vậy thì tin hai ông ấy làm gì?
 
Nhưng tôi không đồng ý những việc gì Giáo hội hay các phẩm trật cao cấp trong Giáo hội làm cũng đều đúng, mặc dù mội lần như thế các Ngài đều cầu nguyện để xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Khi làm đúng, dĩ nhiên là do Thánh Thần hướng dẫn, nhưng khi làm sai không thể nói là Thánh Thần hướng dẫn. Chớ nên biện minh những hậu qủa của con người làm vì quyền lợi, vì yếu đuối hanh danh vọng để biện minh cho là Thánh Thần soi sáng. 

Không có Thánh Thần nào gắp bỏ vào miệng Hồng Y Mẫn để Ngài nói rằng hãy xoá bỏ hai chữ “tỵ nạn” để thay thế bằng thứ vì “miếng cơm manh áo”. Lại càng không phải Thánh Thần bắt Hồng Y Mẫn phát biểu lá cờ Việt Nam Cộng Hòa làm cản trở sự hiệp thông giữa giới trẻ trong và ngoài nước. Đây là sự xuất phát nơi cá nhân con người tự nó đã yếu đuối và khiếp nhược, sợ khổ muốn sướng, muốn được lòng kẻ khác để mình bình an trước những khốn khổ của đồng loại. Đừng đổ cho Chúa Thánh Thần kẻo tội nghiệp Ngài.
 
Có lẽ tôi đã đi qúa xa về đề tài tôi đang muốn nói ở trên chăng?
 
Trong đêm 25 tháng 4, Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Houston đã tổ chức tưởng niệm 35 năm ngày 30 tháng Tư người Việt phải trốn Cộng sản bỏ nước ra đi. Đây còn là một ngày để nhắc nhớ người Việt đừng quên tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà; đừng quên tìm kiếm một ngày về sống trên quê hương dưới một thể chế tự do, công bằng và nhân ái. Đã có hàng ngàn người đến tham dự. Trong số những giới chức, có cả những vị lãnh đạo tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, nhưng tôi không thấy bóng dáng một vị linh mục, thậm chí đến người mang danh là Chủ tịch linh mục đoàn, đại diện Giám Mục giáo phận hay một ông một bà nào được gọi là thay mặt giáo dân Công giáo Houston tân đến tham dự. 

Ống kính của các đài truyền hình cứ quét  qua quét lại hàng ghế dành cho các vị đại diện tôn giáo... như là một nhắc nhở người tham dự thấy rằng không có thành phần đại diện Công giáo. Họ đã quên tổ quốc!. Tôi hòa mình trong đám đông dân chúng, lắng nghe những lời trách mắng rất xách mé về sự không có mặt người đại diện Công giáo hôm nay. Tôi có ý định nhảy phóc lên lễ đài, cướp lấy micro để hét to lên rằng: “Tôi là người đại diện cho Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Houston đây”. Nhưng đành thôi. Vì biết rằng sẽ làm náo loạn và bất ổn cho buổi lễ trang nghiêm đang diễn ra. Tôi quay trở lại chiếc bàn đang được các em tặng “Tự Do Trên Biển Máu” cho người đồng hương, nói chuyện về cuốn sách với các thân hữu cho nhẹ bớt đi sự tức giận đang cuồn cuộn trong người.
 
Người ta tự hỏi tại sao? Các linh mục Việt Nam tại đây phải chăng là những kẻ vô gia đình, vô tổ quốc? Vô gia đình là đúng rồi. Phải hiểu nghĩa vô gia đình ở đây như là một ý tưởng cao xa hơn là hiểu kẻ vô gia cư, không nghề nghiệp, homeless. Đức Giáo Hoàng Phaolo II khi đến Á Châu, Ngài có nhận xét rằng: Phật giáo là một tôn giáo vô thần. Lời tuyên bố của Ngài gây ra nhiều tranh luận sôi nổi từ phía các nhà sư Phật giáo bên ấy. Nhưng nghĩ sâu xa hơn, lời phát biểu của Ngài là đúng. Vô thần ở đây, dưới cái nhìn của Ngài, Phật giáo không tin tưởng vào đấng thần linh. 

Các vị cao tăng Phật giáo cũng thường giảng dạy cho tín đồ hiểu rằng Đức Phật cũng là một con người bình thường. Ngài không phải là đấng thần linh và Ngài cũng không ban ơn xuống phúc cho ai được. Ngài là một hoàng tử bỏ cung điện, lìa xa gia đình để đi tìm chân lý, giải thoát cái khổ. Và cuối cùng Ngài đã đạt được ý nguyện của Ngài rồi trở thành Phật. Ngài đúng là một đại triết gia của một chủ thuyết đại bi đại lượng. Ngài không phải là một thần linh. Đây chính là cái chìa khóa để vị Giáo Hoàng Phaolo II nói rằng đạo Phật là vô thần. Vô thần ở đây không có nghĩa giống như bọn Cộng sản vô thần. Do đó, khi nói tới vị linh mục vô gia đình cũng cùng nghĩa như thế. Linh mục không có vợ nên không có gia đình.
 
Tổ quốc ở trần thế và Tổ quốc trên Thiên đàng.Với những linh mục tại Houston, họ đang hướng về Tổ quốc nào?
 
Con người có tổ quốc không phải chỉ nói bằng cái lưỡi qua cửa miệng. Họ còn phải biểu lộ tấm lòng và hành động mới là người có tổ quốc. Người chiến sĩ đã biễu lộ tấm lòng bằng cách họ phải trả cả sinh mạng mình để bảo vệ nó. Người dân thường thì có nhiều hành động khác nhau để biểu lộ họ có tổ quốc và yêu mến quê hương. Tối ngày 25 tháng 4 vừa qua tại Houston, có hai địa điểm tại tượng đài chiến sĩ và nơi hành lễ tại khu chợ Hồng Kông. Buổi lễ tại tượng đài là để tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh. 

Buổi lễ tại khuôn viên chợ Hồng Kông là đêm người Việt tỵ nạn biểu lộ họ đang hướng về tổ quốc. Họ không cần biết người tổ chức đêm đó là ai, là kẻ dấn thân cho cộng đồng hay thuộc phe nhóm nào; nhưng họ biết rằng đêm đó là đêm tưởng nhớ về quê hương đang đắm chìm trong một chế độ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Họ cũng biết rằng đêm đó còn là đêm cầu nguyện cho hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt đang bị khốn khổ vì chế độ, cầu nguyện cho các anh linh tử sĩ đã chết để bảo vệ bình yên và tự do cho đồng bào. Sự hiện diện của họ đã nói lên rằng họ là những người có tổ quốc và biết nhớ về tổ quốc.
 
Nếu hiểu như vậy thì những ai không đến tham dự phải chăng là những kẻ vô tổ quốc? Thưa không.
 
Mỗi người có một cách yêu mến tổ quốc của mình. Tuy nhiên họ chỉ là cá nhân, và họ cũng chẳng bao giờ đứng trước quần chúng để kêu gọi lòng yêu mến quê hương. Nhưng hàng linh mục lại khác. Qúy vị là người của quần chúng. Tiếng nói họ không phải chỉ cho một người nghe mà cho cả cộng đồng dân Chúa, kể cả những người không phải con Chúa nghe. Lúc nào họ cũng rĩ rã kính Chúa yêu người trên tòa giảng, lúc nào cũng kêu gọi giáo dân phải yêu mến quê hương và đồng lọai. 

Nhưng cá nhân họ thì chỉ biết nói mà chẳng bao giờ làm. Thử hỏi tại Houston, có bao nhiêu linh mục xuất hiện cùng giáo dân, đồng bào trong những buổi lễ hướng về quê hương? May lắm lâu lâu mới có một lần. Họ tham dự trong  phong cách không mấy “thoải mái” và thái độ có vẻ miễn cưỡng. Người giáo dân không đòi hỏi họ phải hòa nhập vào đám biểu tình để hoan hô đá đảo, cũng không muốn họ phải ký tên tuổi mình trong những bản kiến nghị đòi hỏi tự do dân chủ cho người trong nước, cũng không bắt họ phải có mặt bất cứ lúc nào cộng đồng có tổ chức những lễ lạc hướng về quê cha đất tổ, gốc gác giống nòi. Nhưng người giáo dân chỉ muốn, ít nhất mỗi năm một lần trong ngày tưởng niệm người Việt phải bỏ quê hương ra đi trốn cộng sản.
 
Ở Houston có bốn thánh đưòng của người Việt thật đồ sộ. Hàng năm nhà thờ nào cũng tổ chức hai ba hội chợ, nhạc hội, tiền đồng hương đổ vào như nước tha hồ thuê ca sĩ về xây dựng nhà Chúa. Thế thì sao các linh mục chánh xứ không ngồi lại với nhau, mỗi năm một nhà thờ tổ chức lễ cầu nguyện cho quê hương đất nước trong ngày 30 tháng tư? Trong thánh lễ, qúy vị cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo hội Mẹ và cho đồng bào tại quê nhà, trong lúc chúng ta ở đây được sung sướng dư thừa về vật chất, tự do tư tưởng để giữ đạo. 

Tại sao qúy vị tổ chức hội chợ hàng năm được, nuôi ca sĩ được, làm giàu cho các chủ vựa crawfish được mà một thánh lễ như vậy lại không làm được? Những thánh lễ như vậy, không những người giáo dân trong họ đạo mà người đồng hương khác tôn giáo cũng đến tham dự vậy. Họ đến không phải để theo đạo mà đến để chia sẻ với một nhà thờ Công giáo quốc gia biết nhớ đến đất nước, chiến sĩ đã khuất và đồng bào lầm than ở quê nhà. Biết đâu họ lại yểm trợ tiền bạc cho họ đạo dồi dào thêm mỗi khi có hội chợ qúy vị tổ chức.
 
Thậm chí đã 30 năm tôi sống tại thành phố nầy, tôi chưa bao giờ thấy một nhà thờ Việt Nam nào có một thánh lễ cầu nguyện cho quê hương trong ngày 30 tháng tư, tôi chưa bao giờ nghe một lời nói nào trên tòa giảng xin giáo dân hướng về quê hương đang khốn khổ trong ngày nầy. Tôi đã nhắc nhở nhiều lần, nhiều năm trên báo Đất Mẹ, nhưng  như “nước đổ lá môn, đàn khảy tai trâu”. Những biến cố người công giáo và giáo sĩ bị bức tử ở Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, những người Công giáo bất khuất là anh em của họ như linh mục Nguyễn Văn Lý, là giáo dân như Lê Thị Công Nhân nằm dài trong chốn lao tù... tôi chưa bao giờ nghe một lời chỉa xẻ nào từ cửa miệng của các linh mục ở đây.
 
Họ đến đây (tối 25 tháng 4) không phải tham dự một buổi chống Cộng qúa khích, cực đoan hay biểu tình bạo động, nhưng với tâm lòng cầu nguyện cho quê hương dân tộc, tưởng nhớ cái ngày cuộc chiến chấm dứt với bao đau thương khốn khổ phủ lên đầu người dân miền Nam, hoặc  ít ra có vẻ lạc điệu với ý nghĩa “nhờ” có ngày 30 tháng 4 nên mỗi linh mục đều lãnh đạo được một họ đạo trù phú giàu sang; có nhà có xe, có lương  tiền  bổng lộc, có bảo hiểm sức khỏe nhân mạng, có cuộc sống bình an tự do nơi đất nước đã đón nhận họ sau khi  thoát chạy vào ngày đau thương nầy. Nhưng với họ, đó là chuyện đã qua. Quê hương là cái gì? Có thể nó trở thành vô nghĩa.

 Quê hương chẳng giúp gì được cho một linh mục khi bổn phận họ chỉ biết lo phần hồn cho giáo dân. Nhưng nếu có một nhà tỷ phú nào đó mời vị linh mục chánh xứ tới nhà để trao tặng một món tiền vài triệu Mỹ kim, họ sẽ đến hay từ chối vì lý do đây không thuộc về việc đạo? Họ chỉ cần làm chánh xứ một họ đạo đã có vài ngàn giáo dân bao quanh tôn thờ. Họ bám víu vào lực lượng nầy là đủ để họ có tất cả, chưa kể hàng ngàn hàng vạn con crawfish yểm trợ sau lưng, hàng loạt hội chợ nầy hội chợ kia tiếp nối thu tiền để “mở mang nước Chúa”. Tôi hiểu có những giáo xứ mà nhà thờ  đáng gía 6,7 triệu Mỹ kim, những hội trường 4, 5 triệu Mỹ kim.

 Tiền bạc đó là nhờ sự đóng góp, cho vay không lãi của giáo dân trong giáo xứ, hoặc vay mượn từ nhà Băng hay từ Giáo phận. Nhưng ngoài ra, giáo xứ còn được sự yểm trợ qua nhiều hình thức khác nhau của các cơ sở thương mại, tư nhân, mạnh thường quân mà những người nầy không là công giáo. Họ yểm trợ giáo xứ của qúi vị không vì qúi vị làm hay, làm tốt, làm đúng, nhưng họ thấy lá quốc kỳ VNCH đang bay trong công viên của nhà thờ. Họ biết rằng đây là một giáo xứ đích thực của người Việt tỵ nạn từ vị chủ chăn cho tới giáo dân đầy tinh thần ái quốc. Qúy vị có nhìn ra điều đó không?  Vậy thì (Theo họ) sự có mặt trong ngày tưởng niệm 30 tháng 4 có mang lại lợi lộc gì nữa đâu; nó không còn cần thiết, biết đâu lại còn mang họa vào thân khi về thăm bà con bên quê nhà (?)
 
Người giáo dân ở Houston tự hỏi tại sao các nơi khác như Nam và Bắc California, Washington DC, Massachusets, Boston... có nhiều linh mục Việt Nam tham dự trong ngày 30 tháng 4 đánh dấu 35 năm, nhưng chỉ có Houston thì không? Có thể câu trả lời (của họ) cũng dễ hiểu: lòng yêu mến tổ quốc cần gì phải biểu lộ ở những chỗ đó, nhưng về thăm Việt Nam hàng năm cũng đủ chứng tỏ mình yêu mến quê hương rồi, còn đòi hỏi gì nữa.
 
Tôi đau lòng về sự vắng mặt của hàng giáo sĩ và cộng đồng Công giáo Việt Nam trong ngày 30 tháng 4 vừa qua, vì rằng lý do không phát xuất từ lệnh cấm đoán của Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Galveston/Houston.. Hồng y và các Giám mục Mỹ không quan tâm về sự có mặt các linh mục trong ngày 30 tháng 4. Đôi khi họ còn muốn khuyến khích là đàng khác. Trong mỗi bài giảng ngày đại lễ Giáng Sinh hàng năm, tôi nghe hàng Gíao phẩm Hoa Kỳ luôn ca ngợi lòng đạo đức và yêu mến quê hương của giaó sĩ và giáo dân Việt Nam. Thế nhưng có lẽ hàng Giáo phẩm địa phương  đã lầm. 

Các vị nầy chưa bao giờ tham dự những buổi lễ hướng về quê hương hay đấu tranh và đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam nên họ đã lầm về lòng yêu mến quê hương của các linh mục Việt Nam. Riêng với người giáo dân, họ không bao giờ lầm, và họ còn hiểu rõ tại sao các linh mục tránh né khi xuất hiện trước ống kính truyền hình trong những ngày nầy. Nhưng tôi rất buồn cho vị linh mục chủ tịch Cộng đồng Công giáo. Chính vì ông  cố tình (hay vô tình) thờ ơ, không muốn nhắc nhở các linh mục cử một linh mục đến tham dự. 

Cũng có thể việc nầy đã xảy ra nhưng các linh mục khác đều từ chối. Nếu linh mục tới không được thì có một giáo dân thay mặt như Chủ tịch HĐMV Giáo phận tới. Ít ra đồng bào tham dự biết có sự hiện diện của Công giáo. Nếu sự thực đúng như vậy thì sự từ chối nầy là một hậu qủa để hơn 150 ngàn đồng hương tại đây đổ hết lên đầu người Công giáo là thứ ích kỷ; khi lo Nước Trời thì kêu gọi đồng hương không phân biệt tôn giáo giúp đỡ, nhưng khi lo Tổ quốc thì tìm cách tránh né.
 
Tôi biết chắc không có một linh mục Việt Nam nào không thuộc nằm lòng, mà còn là lời nguyện cầu gối đầu của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thường nhắc nhở khi Ngài còn sinh thời:
 
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội
 
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con
 
 
Cha mong dòng máu ái quốc
 
 
Sôi trào trong huyết quản con
 
(Trích trong “Con có một tổ quốc” của Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận)
 
Bây giờ Cố Hồng Y không còn nữa. Những lời Ngài nhắn gởi đã trở thành “gió thoảng mây bay” đối với các linh mục Việt Nam ở Houston. Nếu qúy vị cảm thấy mình chỉ biết lo việc Chúa, chỉ biết giáo dân trong họ đạo và Gíao phận đã lo cho qúy vị đầy đủ cả hồn lẫn xác, qúy vị không cần tới tập thể hàng trăm ngàn đồng hương ở đây, và muốn sống cô lập mình với tập thể nầy, tôi chỉ xin:
 
* Từ nầy về sau, qúy vị đừng lên báo, lên đài kêu gọi sự đóng góp, giúp đỡ, của đồng hương bất luận tôn giáo để yểm trợ cho bất cứ chương trình nào trong họ đạo của qúy vị.
 
* Qúy vị cũng nên hạ xuống lá cờ quốc gia, biểu tượng cho lý tưởng tự do và dân chủ (nếu có trong khuôn viên họ đạo). Lá quốc kỳ nầy không phải là tấm bích chương quảng cáo (poster) để dùng nó như là một hình thức câu khách để kiếm lợi nhuận của họ đạo, như “treo đầu dê bán thịt chó”, mà đúng ra nó nói lên rằng đây là một họ đạo của người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản.
 
* Qúy vị cũng nên rút lui ra khỏi tổ chức mang tiếng là “Liên tôn”, trong lúc muốn tránh xa chức sắc các tôn giáo bạn trước đồng bào. Sự trốn tránh sát vai cùng tôn giáo bạn, sát cánh cùng đồng bào tỵ nạn trong buổi lễ ngày 30 tháng Tư là một hành động được xem là ngạo mạn, khinh bĩ và coi thường cộng đồng người Việt tại đây.
 
Tôi không viết những điều sai trái hay vu khống mạ lỵ như chuyện lăng nhăng đàn bà con gái, tham ô tiền bạc giáo xứ, xách nhiễu tình dục trẻ con... nhưng tôi viết lên một sự thực mà người đồng hương, cơ quan truyền thông ái ngại vì nhiều lý do. Tôi không ngại những điều đó. Tôi chưa bao giờ ngửa tay hay một lời nói để xin sự giúp đỡ của họ đạo, của linh mục chánh xứ. Nhưng tôi không muốn người Công giáo và hàng giáo sĩ cứ tiếp tục bị rỉ tai, châm biếm và truyền miệng những điều không đẹp cho tập thể Công giáo trong thành phố nầy. Tôi không phải là người ù lì giả câm giả điếc để chờ những xấu xa tồi tệ nầy rồi sẽ qua đi, nhưng nó cứ lặp đi lặp lại hàng năm. Có thể qúy linh mục sẽ cho tôi là một tên cù bất cù bơ, không học, lạc đạo hoặc theo đạo vợ, chỉ biết công kích hàng linh mục đáng tôn kính. Tôi không phải là hạng người đó. 

Tôi là một người Công giáo mà cha ông đã qua nhiều thế hệ. Mẹ tôi là một nữ tu nhà trắng ở Hà Nội; bà còn là cháu ngoại của vị thánh Mathêo Nguyễn Văn Phượng, một trong 117 vị đã được Giáo Hội phong lên hiển thánh. Cậu ruột tôi là một linh mục đã dâng hiến gần 80 năm cuộc đời cho Giáo hội. Những họ đạo của ngài suốt 60 năm toàn là nơi đèo heo hút gió, xa vắng ánh sáng thị thành. Dì ruột tôi là một nữ tu thuộc dòng Phú Xuân, Kim Long Huế. Ba tôi là một giáo dân Việt Nam đầu tiên được bệ kiến Đức Giáo Hoàng PIO XII vào năm thánh 1950 tại Roma. Ông đã dâng hiến biết bao tiền bạc và nhà cửa cho dòng Thánh Tâm nằm bên bờ sông Nhật Lệ để mở mang nước Chúa. 

Người làng Tam Tòa, các thầy cha dòng Thánh Tâm hiện đang có mặt tại hải ngoại cũng như ở trong nước, các linh mục đã từng phục vụ cho giáo xứ Tam Tòa trước năm 1954, trong đó có Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận... ai lại không biết. Sau khi bỏ làng ra đi năm 1954, ba tôi vào lập nghiệp ở Đà Nẵng, ông lại bị một số linh mục làm “điêu đứng” vì công ăn việc làm. Họ đã quên tình xưa nghĩa cũ đến nỗi ba tôi phải thốt lên lời đau đớn: “tao chỉ còn tin Chúa, hết tin nổi cha”. Nhưng có điều an ủi cho ông, trong thánh lễ đưa tiển ông đến nơi an nghĩ cuối cùng, có mặt hầu hết linh mục và các thầy dòng Thánh Tâm.
 
Tôi muốn dài dòng những việc nói trên không phải để khoe khoang, nhưng để cho qúy vị thấy rằng tôi không phải là một người Công giáo mất gốc, không cội nguồn, một loại giáo dân “vào đạo kiếm gạo mà ăn”. Tôi hiểu rằng sự thật sẽ mất lòng, nhưng biết đâu nhờ sự mất lòng nầy để đưa qúy vị quay mặt lại với quê hương đất nước, với những lầm than khốn khổ của dân chúng trong nước đang trông chờ lời nguyện cầu của qúy vị. Tôi cũng hiểu rằng một ngày nào đó khi tôi ra đi, sau quan tài của tôi có thể sẽ không có bóng dáng một vị linh mục Việt Nam nào tiến vào thánh đường để dâng thánh lễ sau cùng cho tôi trên cõi tạm nầy. Đây là hậu qủa của bài viết hôm nay, hậu qủa của tính bộc trực và ngay thẳng Chúa đã cho tôi. Nhưng cũng không sao. 

Nếu không có linh mục Việt Nam thì có linh mục Mỹ, Mỹ trắng, Mỹ đen hay Mễ, Tàu... Chúa sẽ không than phiền và trách móc vị linh mục tiễn đưa tôi là người chủng tộc nào. Tôi không sợ uy quyền hay hù dọa dưới thế gian, nhưng tội sợ sự phán xét công minh của Thiên Chúa và vui mừng đón nhận lòng nhân hậu của Ngài khi phải đối mặt với Ngài. Tôi có một đức tin mạnh mẽ, không phải biểu lộ sáng tối đọc kinh dài lê thê như một cái máy, chỉ lo một chỗ tốt trên thiên đàng cho mình mà quên mất người khác, hay cúi rạp mình để nghe rồi làm theo bất cứ chuyện gì vị chủ chăn nói. 

Chúa cho tôi trí óc để xét đoán giữa sự thật và gian dối, một đức tin để tin Chúa chứ không phải tin cha. Vì có trí óc và đức tin đó nên tôi mới dám nói lên những xúc cảm bài viết nầy. Một đức tin yếu đuối, sợ hãi thì chẳng ai dám nói để chia xẻ với hàng linh mục, nhất là sợ đụng đến vị chủ chăn, coi như mất chỗ trên Thiên đàng.
 
Tôi hy vọng các cơ quan truyền thông địa phương hãy đưa bài nầy lên cơ quan truyền thông của qúy vị. Tôi chịu trách nhiệm về những gì tôi viết. Qúy vị chỉ chuyển đạt mà thôi, và để cho qúy linh mục ở đây thấy rằng các ngài đang tránh né một sự thật, và nó đã gây ra những hậu qúa rất đáng buồn, rất xấu cho Cộng đồng Công giáo tại Houston. Họ rất muốn biết lý do tại sao qúy vị không có mặt trong đêm 25 tháng tư vừa qua. 

Nếu tôi nói sai, xin qúy linh mục cứ thẳng thắn giải thích và dạy bảo tôi trước quần chúng, trên cac cơ quan truyền thông, kể cả sự trực diện đối mặt và cho tôi một lời xin lỗi. Nếu qúy linh mục làm sai thì phải có một lời xin lỗi BTC, xin lỗi các vị đại diện tôn giáo bạn, và cộng đồng người Việt quốc gia ở đây, trong đó có cả hàng chục ngàn người Công giáo. Cả hai vị Giáo Hoàng Phaolô II và Benedicto XVI còn công khai xin lỗi trước thế giới, vậy linh mục là gì đâu mà phải tự tôn, tự ái.
 
Tôi rất cảm ơn vị linh mục chủ tịch đã có mặt tại tượng đài để tri ân các anh hùng tử sĩ, nhưng giáo dân và người đồng hương ở đây vẫn chưa bằng lòng lẫn thắc mắc tại sao qúi vị không có mặt, đến cả một chức sắc đại diện cho Công giáo cũng không có tại buổi lễ ở khuôn viên Hồng Kông 4 tối 25 tháng 4 vừa qua? /.
 
Nguyễn Phi Thọ



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link