LỜI NÓI ĐẦU
Thưa Quý Bạn Đọc,
Quan điểm của tôi về thế giới nói chung rất đơn giản và thường bàn về cách thức giải quyết vấn đề toàn cầu hơn là bàn luận suông theo cách của truyền thông; mặc dù cuộc bàn luận đó cũng chỉ với tính cách là người ngoài cuộc, nhưng qua cách luận bàn thế sự theo kiểu đó lại làm cho bạn đọc quen với lối suy nghĩ của quyền lực vốn được coi là thế lực quyết định các chủ trương toàn cầu hiện nay.
Câu hỏi được đặt ra là: bất ổn toàn cầu hiện nay là gì và thế giới phải giải quyết các bất ổn mang tính toàn cầu hiện nay như thế nào? Khi đánh giá các bất ổn đó trong tổng thể ta sẽ thấy là các bất ổn đó rộng lớn hơn rất nhiều so với những gì được các phương tiện truyền thông nói tới, nên việc giải quyết từng vấn đề riêng lẻ sẽ không bao giờ giải quyết được gì cả, ấy là chưa nói đến việc cách giải quyết như vậy sẽ làm cho thế giới trở nên nguy hiểm hơn.
Xin nêu ra vài vấn đề chính hiện nay:
1- nhân lọai hiện quá đông đúc mà không thế lực nào có thể kềm hãm được, chủ nghĩa quốc gia đang được các nhóm chính trị cơ hội khai thác nhằm biện minh cho các hình thức cai trị độc tài. Độc tài là đầu mối của bất ổn toàn cầu hiện nay.
2- Chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa là một thách đố với thế giới hiện nay, ai cũng biết. Nhưng còn một thách đố khác tiềm ẩn tại Hoa Lục còn nguy hiểm gấp bội, đó là liệu có bao nhiêu triệu người Hoa hiện nay không hề biết đến đạo đức là gì trong khi họ được trang bị vũ khí tinh thần được giải thích như Hán Hoa đã từng là và vẫn là quyền lực thống trị thế giới nên người dân Hán Hoa cứ hành động như chủ nhân đích thực của toàn lục địa Á Châu sau đó là toàn cầu.
3- Chiến tranh tôn giáo hiện sảy ra khắp nơi, đặc biệt giữa Hồi Giáo với các nhánh Thiên Chúa Giáo tại Trung Đông, Trung Á, Châu Phi. Làm sao giải quyết khi các chính quyền sở tại đều là các chính quyền thất bại.
4- Xin cứ xem nhân loại hôm nay có coi tôn ti trật tự là gì không? Nhiều vùng trên thế giới này sau khi được trả độc lập sau thế chiến II đã không hề biết tự quản cũng như trách nhiệm đối với thế giới. Tình trạng vô kỷ luật đó cần sớm chấm dứt nếu không nhân loại này sẽ bị diệt vong bởi chính con người như các bô lão bộ tộc Hopi đã lên tiếng cảnh báo.
5- Tôn giáo cũng thất bại, Cộng Sản cũng thất bại, chủ nghĩa quốc gia cũng thất bại, tất cả chỉ dẫn đến chiến tranh ngày càng lớn hơn mà thôi. Chỉ hệ thống xã hội duy lý hiện đại có khả năng tổng hợp tối đa tinh túy của mọi thời đại mọi văn minh mới tìm ra một giải pháp cho hàng loạt vấn đề toàn cầu hiện nay mà thôi, ta tạm gọi đó là Chủ Nghĩa Quốc Tế.
Thế giới này hiện nay được coi như một máy gia tốc ngày càng quay nhanh hơn do cạnh tranh giữa các quốc gia, mà không có bất cứ cái SENSOR nào đủ nhạy bén và đủ mạnh để kềm hãm nó lại hầu kiểm soát được vận tốc của cỗ máy mà loài người đã xây dựng lên trong thời gian gần mươi ngàn năm trở lại đây. Nguy hiểm chính ở chỗ đó, vì đột ngột cho cỗ máy đó bất ngờ quay châm lại cũng hủy diệt văn minh này, ngược lại không làm gì cả cứ để buông xuôi cũng dẫn đến hủy diệt toàn diện.
Tiếc thay nhân loại chưa bao giờ biết nghĩ đến hệ thống tự điều tiết như vậy để giữ cho trái đất này được an toàn hơn, con người văn minh hơn nhưng sự tàn phá trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Bây giờ là lúc nhân lọai cần tăng cường cho cỗ máy gia tốc đó cả một hệ thống SENSORS hiện đại và đủ mạnh để có thể kiểm soát được con quái vật này.
Muốn vậy con đường duy nhất không phải là giải quyết từng việc riêng lẻ mà xong được, tất yếu cần giải quyết toàn diện một lần nhằm làm tê liệt thần kinh của các thế lực bảo thủ lỗi thời lạc hậu kia để từng bước tăng cường hệ thống SENSORS nhằm điều tiết xã hội loài người về mọi mặt trước khi quá trễ.
Tôi chủ trương thế giới tất yếu phải trải qua chiến tranh cực lớn là vậy, chiến tranh cực lớn sẽ giải quyết dứt khoát một lần các bất ổn toàn cầu hiện nay, nhưng muốn thực hiện được cuộc chiến lớn, nhất thiết cần xuất phát từ một trung tâm điều phối duy nhất đủ sức thực thi các sách lược trên quy mô toàn cầu, do thế thật chẳng có gì để quá âu lo khi chủ trương chủ nghĩa quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Xin lưu ý là theo chủ nghĩa quốc tế không có nghĩa là chối bỏ chủ nghĩa quốc gia/chủng tộc, mà chính là làm thăng tiến chủ nghĩa quốc gia/chủng tộc lên mức mới khi chúng ta đạt đến đỉnh cao của trí tuệ của nhân loại hôm nay, thuận theo hướng đi khách quan của nhân lọai trong các thế kỷ sắp tới. Bài viết này thực ra chính là phần tóm gọn các quan điểm đã được tôi trình bày trên Diễn Đàn nhằm giải thích về mặt thực tiễn một số sự kiện chính trị-tài chánh kinh tế thế giới đã được kín đáo thi hành trong hơn 40 năm qua, với ước vọng là các thế hệ sau khi có dịp đọc bài này có thể có được một các nhìn về thế giới đương đại.
Bài viết này cũng đưa ra một số nhận định về một số dự kiến về nhiều vấn đề của thế giới trong tương lai, đồng thời cũng nhằm nhấn mạnh với quý bạn đọc về tầm quan trọng của tài chánh trong các sách lược chiến lược toàn cầu, những vấn đề như vậy không dễ học hỏi và hầu như là bí mật chỉ dành cho những người thuộc vòng trong mà thôi, do một duyên cơ tôi cảm nhận được nên viết lại cho các thế hệ sau có dịp xem xét để đối chiếu với các dữ kiện sẽ được bạch hóa sau này. Với tâm thành, ước mong quý bạn đọc coi đó như gợi ý để mở rộng tầm nhìn đối với chiến lược toàn cầu đang diễn biến. Bài viết này như một thử thách đối với sức khỏe của tôi sau cuộc giải phẫu lớn cách nay mươi tháng, nên bài viết hơi lộn xộn, mong quý bạn đọc thông cảm.
Xin cám ơn quý bạn đã đọc bài viết này
Xương Lê.V
HÌNH THÁI CHIẾN TRANH TRONG THẾ KỶ 21
Trong buổi họp báo chung kết thúc cuộc họp thám vấn quốc phòng Mỹ-Hoa tại Bắc Kinh, bà Flournoy Thứ Trưởng Q/P Mỹ tuyên bố là: “chúng tôi đã bảo đảm với Tướng Mã Hiếu Thiên Phó TTM Trưởng Quân Đội T/Q và phái đoàn của ông ấy rằng, Mỹ không theo đuổi việc kềm chế Trung-Quốc, chúng tôi không coi T/Q là đối thủ” đó là lời phát biểu mang tính ngoại giao đúng mực để sau này giải thích thế nào cũng được. Vì theo ngôn ngữ quân sự thì:
a/ khái niệm về “không kềm chế” được Bà Thứ Trưởng Q/P Mỹ nói đến ở đây được hiểu chưa phải là bao vây nhưng Mỹ vẫn cẩn trọng theo dõi sát các hoạt động của Bắc Kinh để đề phòng các bất.
b/ khái niệm về đối thủ trong bang giao quốc tế mang ý nghĩa như một thế lực chính trị chủ trương đối đầu, khi Mỹ xử dụng từ ngữ: “không coi T/Q là đối thủ”, thì việc đó đương nhiên bao hàm ý nghĩa là Mỹ cũng không coi T/Q là bạn. Như vậy Mỹ phải đề phòng và có quyền hành động đúng theo luật quốc tế hiện hành, cụ thể là Mỹ thực hiện hàng loạt các động thái nhằm kết thân, viện trợ cho các nước trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương được coi như quan hệ giữa những quốc gia có chủ quyền và độc lập, các quốc gia độc lập đó Bắc Kinh theo truyền thống lâu đời của mình tự coi thuộc vành đai an ninh của Bắc Kinh, cho nên Hán Hoa coi chủ trương của Mỹ chính là bao vây Hoa Lục một cách nghiêm ngặt.
c/ Mỹ không kềm chế T/Q có nghĩa là Mỹ cứ để T/Q tăng cường sức mạnh nhưng theo dõi sát để đề phòng các bất trắc có thể sẩy ra đối với an ninh thế giới. Trước các đe dọa của T/Q đối với lân bang, một khi sảy ra chiến tranh giữa T/Q với các lân bang thì đó là việc của các nước Á Châu với nhau, Mỹ có toàn quyền hành động tùy theo diễn biến của tình hình cụ thể.
Chủ trương ngoại giao của Mỹ trong suốt thế kỷ 20 khi Âu Châu lao vào các cuộc chạy đua vũ trang để từng bước dẫn đến hai Thế Chiến, phía Mỹ đều giữ lập trường trung lập để chờ xem các diễn biến trên chính trường Âu Châu. Trong chiến tranh lạnh chống Liên Xô, Mỹ chủ động hoạch định sách lược bao vây Liên Xô toàn diện để từng bước đẩy Nga đi vào tình trạng bị băng hoại mọi mặt cuối cùng phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh năm 1990. Bài toán toàn Á Châu phức tạp hơn so với tình hình hồi thế kỷ 20 rất nhiều, các chuẩn bị được hình thành dựa trên các diễn biến phức tạp của thời chiến tranh lạnh khiến hai quân cờ Hán Hoa cùng Hồi Giáo Cực Đoan được đồng loat dàn dựng để trở thành hai thế lực chính trị bao phủ Á Châu đối đầu với Mỹ cũng như Phương Tây nói chung.
Chiến tranh Lạnh giải quyết chủ nghĩa bành trướng Đại Nga vốn được coi là lãnh thổ thuộc Âu-Á, chuẩn bị bước đầu trong một tiến trình dài gồm nhiều bước nhằm giải quyết bài toàn Á Châu mênh mông chiếm gần 70% dân số toàn cầu đi vào thời kỳ ổn định. Hai thế lực gây bất ổn cho toàn cõi Á Châu và cũng là toàn cầu hiện nay là Hán Hoa cùng Hồi Giáo, cho nên tiến trình cải cách tại Á Châu cùng lúc vừa xây dựng vừa chuẩn bị dẫn đưa toàn vùng vào chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn đã tồn tại trên toàn vùng trong suốt chiều dài lịch sử lâu đời của Á Châu. Mối quan hệ giữa Mỹ với Á Châu, cụ thể với Hán Hoa cũng như với thế giới Hồi Giáo trong suốt thế kỷ 20 cũng khá giống với mối quan hệ giữa Mỹ với Âu Châu trong thế kỷ 19, để bước sang thế kỷ 21 này đánh dấu giai đoạn cần giải quyết dứt khoát vấn đề Á Châu cũng như thế kỷ 20 giải quyết các mâu thuẫn tại Âu Châu, do thế mối quan hệ Mỹ Trung trở nên đắng cay trong mươi năm qua là vậy.
Thế kỷ 20 đánh dấu thế chủ động của Mỹ trong việc giàn dựng các thế chiến để nhiên hậu giải quyết các bất ổn tại Âu Châu, đồng thời chuẩn bị cho chiến trường Á Châu, nhưng Âu Châu khác nhiều với Á Châu về mặt văn hóa, chủng tộc, văn minh, lịch sử cũng như tín ngưỡng nên việc giải quyết vấn đề Á Châu thực tế trở thành cuộc chiến giữa hai giá trị văn hóa Đông/Tây, dễ bị coi là chiến tranh hủy diệt chủng tộc, do thế các sách lược cần được giàn dựng vi diệu hơn nhiều so với những diễn biến trong thế kỷ qua khi Mỹ thi hành chủ trương can thiệp vào các vấn đề của Âu Châu Cổ.
Cho đến thời điểm trước khi thế chiến II nổ ra, Á Châu cũng như Ấn Độ Dương là vùng trách nhiệm của các thế lực thực dân Anh Pháp, Hòa Lan, người Mỹ chỉ trách nhiệm từ vùng phía đông Phi Luật Tân đến bờ phía tây của lục địa Châu Mỹ theo thỏa thuận mật giữa Anh với Mỹ sau khi quân Anh bại trận trước quân Mỹ năm 1812. Thế chiến II chấm dứt đã đưa Hoa Kỳ tiếp cận Á Châu như thế lực duy nhất nắm quyền định đoạt chiến lược thay thế đế quốc Anh đối với mọi vấn đề toàn cầu tại Lục Địa Á Châu cũng như trên Thái Bình Dương cùng như Châu Phi Ấn Độ Dương.
Mỹ tiến hành chiến tranh chống Liên Xô trong cuộc chiến kéo dài suốt 45 năm (1945-1990) không ngưng nghỉ, đó cũng là thời gian Mỹ chuẩn bị thế lực khuất phục Á Châu trong thế kỷ 21. Cho nên mọi chủ trương của Mỹ đối với Á Châu cần được nhìn trong tổng thể này để hiểu thấu chủ trương chiến lược toàn cầu hiện nay, vì song song với các hình thái chiến tranh với Liên Xô, Mỹ còn dẫn đạo công cuộc tàn phá hoặc cải tổ từng vùng của thế giới bằng hàng loạt các chủ trương khác nhau, nhiều khi rất mâu thuẫn nhau nương theo các mâu thuẫn do lịch sử mối quan hệ giữa các nước trong vùng để lại, kết hợp với các đối sách đối với Liên Xô cũng như vai trò của CS T/Q do Mao lãnh đạo Trong mê hồn trận này thật khó có thể hiểu được mưu thuật thật là gì khiến cho nhiều nhà nghiên cứu bị lạc hướng là vậy. Tình hình trong thế kỷ 21 này bắt đầu trở nên rõ ràng hơn do phía Mỹ cũng như Quyền Lực Toàn Cầu đang bước vào tiến trình chót của mưu thuật, nên họ cũng bắt đầu hé lộ các chủ trương đã bí mật thi hành trong suốt nhiều thế kỷ đã qua.
CHƯƠNG I
TƯƠNG QUAN GIỮA MỸ VỚI ÂU CHÂU
Bằng cách nào Hoa Kỳ chỉ mới trải qua nội chiến chưa tới 40 năm đã có thể trở thành thế lực tự khẳng định quyền kiểm soát toàn Thái Bình Dương, chuẩn bị can thiệp vào Âu Châu để tiến tới bình định Âu Châu trong thế kỷ 20, cũng như tiến hành việc bình định Á Châu trong thế kỷ 21 này. Câu hỏi quá lớn khiến nhiều người không dám đặt ra để suy ngẫm, nhưng hiểu biết vấn đề này ngay cả chỉ khái quát cũng sẽ dạy cho ta nhiều bài học để đời để dụng vào việc xây dựng lại nước nhà sau này.
Chúng ta thường coi các diễn biến lịch sử sảy ra tại T/Q như kim chỉ nam cho những hoạt động của ta trong bước đường canh tân xứ sở, nhưng thực tế chúng ta đã đi từ thất bại này đến thất bại khác. Chúng ta đã học hỏi bài học từ Nhật (qua phong trào Đông Du) nhưng cũng thất bại. Chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm Đại Hàn (trong nước cái gì cũng mode từ Nam Triều Tiên) nhưng chúng ta chẳng biết cụ thể tại sao Nam Triều Tiên mau chóng hiện đại hóa để trở thành con hổ thứ thật tại Á Châu khiến cho Hán Hoa cũng phải kiêng nể. Chúng ta muốn mau chóng vượt lên trên so với lân bang từ đống tro tàn hiện nay, quả đó là một mộng ước hầu như không thể thực hiện được trong điều kiện khách quan hiện nay. Tuy vậy phép lạ này cũng có thể sảy ra nếu ta am hiểu lịch sử thế giới, ứng dụng các nguyên tắc căn bản trong tiến trình phát triển một cách thật nghiêm túc, cũng như rút tỉa ra các bài học lịch sử mà các dân tộc khác, các nước khác đã trải qua để ứng dụng vào hoàn cảnh đặc thù của nước nhà, bài học lớn nhất mà mọi nước cần học hỏi xuất phát từ chính lịch sử nước Mỹ này.
Nước Mỹ dành độc lập năm 1776 với Anh vẫn còn nhờ sự trợ giúp của Hoàng Đế Pháp khi đó quân Pháp đang làm chủ vùng trung tâm dọc theo sông Mississipi phía bắc là lãnh thổ thuộc Canada trải dài đến tận phía nam đến vùng vịnh Mexico ngày nay. 36 năm sau khi Mỹ dành được độc lập, quân Anh huy động lực lượng hùng mạnh đánh Mỹ nhưng Anh Quốc đã thất bại mặc dù quân Anh đã phá hủy thủ đô Washington (sau khi đã đánh bại quân Pháp tại Lục Địa Âu Châu trong cuộc chiến kéo dài 10 năm 1805-1815, được đánh dấu bởi trận hải chiến giữa Quận Công Nelson thuộc Hải Quân Anh đánh bại liên hạm đội Pháp-Tây Ban Nha năm 1805 khiến cho quân Napoleon phải tiến hành chiến tranh với Nga năm 1812 cuối cùng khi lui binh về Pháp đạo quân 600,000 của Napoleon chỉ còn 40,000 sống sót, để đến năm 1815 quân Pháp bị quân Anh dưới quyền của Quận Công Wellington đánh bại hoàn toàn trong trận Waterloo năm 1815. Nếu kể từ thời điểm 1815 đến khi nổ ra nội chiến Mỹ năm 1861 thì thời gian chỉ có 46 năm, kể từ thời điểm 1865 khi nội chiến Mỹ kết thúc đến năm 1898 khi Mỹ đánh chiếm Cuba cũng như Phi Luật Tân thuộc đê quốc Tây Ban Nha thì thời gian chỉ có 33 năm. Mỹ mua lại Alaska của Nga năm 1867, các bang California, Texas cùng một số bang lân cận cũng trong khoảng thoài gian xung quanh năm 1850.
Một quốc gia mới hình thành vào cuối thế kỷ 18 nhưng chỉ trong 100 năm quốc gia đó không ngừng mở rộng biên cương gấp gần mười lần so với lãnh thổ vào năm 1776, mở rộng ảnh hưởng trên khắp Thái Bình Dương cũng như chi phối tình hình tại Trung-Nam Mỹ thì ta phải coi đó là một phép lạ thật sự chưa một quyền lực nào làm được đối với lịch sử cổ kim đông tây. Thế kỷ 20 lại để lại cho ta một số bài học để đời khác khi Mỹ tiến từ giai đoạn học hỏi Âu Châu trở thành thế lực khống chế Âu Châu về mọi mặt, để bước vào thế kỷ 21, Âu Châu hầu như ngày càng lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn nữa nhất là những chủ trương mang tính chiến lược toàn cầu. Bài học Mỹ mới thực sự là phép lạ chứ không phải là Nhật trong thế kỷ 19 hay Nam Triều Tiên, để hiểu rõ hơn về Mỹ ta cần xem xét mối quan hệ giữa Mỹ với thế giới vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, bởi những bài học đó được dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 cũng như thế kỷ 21 này liên quan đến sách lược toàn cầu do Mỹ chủ trương.
Thực ra bài học Mỹ được ứng dụng từ bài học Anh Quốc xuất phát từ các chủ trương cải cách xã hội được thi hành dưới thời Oliver Cromwell vào năm 1653 khi ông được cử làm Thủ Lãnh đầu tiên của Liên Hiệp Vương Quốc Anh (English Commonwealth) theo đó chính quyền địa phương được cai trị bởi giới chức quân sự, chính quyền trung ương được cai trị bởi First Lord Protector sau này đổi thành Thủ Tướng, Hoàng Đế Anh chỉ còn là biểu tượng thống nhất mà thôi. Trong khi Anh Quốc thực hiện cải cách xã hội tiến bộ vượt bực so với Âu Châu Lục Địa vào thời điểm đó vẫn còn loay hoay tìm một lối thoát cho hình thức cai trị, đồng thời cũng là sở hữu của cải trong xã hội kiểu phong kiến Âu Châu trước khi hình thành cuộc cách mạng công nghiệp để từng bước định hình cho thị trường tự do mở rộng sang mọi lãnh vực của xã hội.
Tình hình này dẫn đưa Âu Châu đi vào bất ổn chính trị xã hội suốt mấy thế kỷ sau, đến tận ngày hôm nay, xin lưu ý là Hình thức cai trị kiểu Commonwealth chưa phải là chế độ Liên Bang, nhưng ít nhất cũng đã là một cải tiến rất sâu rộng so với chế độ phong kiến kiểu Phương Tây (đã tiến bộ hơn phong kiến kiểu Phương Đông rất nhiều về mặt cấu trúc xã hội, ở đây tôi không nói đến khía cạnh đạo đức giữa hai xã hội đông/tây). Trong khi đó nước được coi là dẫn đầu Lục Địa là Pháp thì năm 1623 Hồng Y Richelieu trở thành Thủ Tướng Pháp, năm 1626 Ông nắm quyền lực tối cao tại Pháp (Supreme Power), thực tế Richelieu không hề thực hiện thay đổi nào đáng kể về mặt tổ chức xã hội đối với nước Pháp. (dĩ nhiên tác động đến kinh tế, quyền sở hữu cũng như các quyền khác của người dân về lâu về dài) Đó là bài học thứ nhất cho thấy tầm quan trọng của tổ chức xã hội đã ảnh hưởng thế nào đối với hướng đi lâu dài cho một quốc gia, việc này cũng giúp giải thích tại sao đa số các nhà kinh tế tiên phong đều xuất phát từ Anh (như Malthus, Ricardo) để đến thời hiện đại các nhà kinh tế đa số đều xuất phát từ Mỹ. Lục địa Âu Châu tuy ngang ngửa với Anh về khoa học tự nhiên nhưng rõ ràng thua sút Anh về mặt khoa học tổ chức điều hành xã hội vốn là các môn học liên quan rất nhiều đến hành vi của con người cùng quyền lực, Á Châu thì thôi khỏi nói về sự trì trệ lạc hướng so với Phương Tây.
Khi Colombus tìm ra Châu Mỹ mở đầu cho cao trào chiếm thuộc địa Châu Mỹ cũng như Châu Phi giữa các cường quốc Âu Châu vào thế kỷ 16 gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và Pháp, Hòa Lan, Bỉ và một số nước Âu Châu khác, mở đầu cho chủ nghĩa thực dân lan tràn khắp hoàn cầu vào thế kỷ sau, chính trong bối cảnh đó người Mỹ đứng lên đánh đổ người Anh dành độc lập xây dựng chế độ Liên Bang, dân chủ năm 1776, chủ trương kinh tế thị trường tự do hoàn toàn ngay từ năm 1815. Như vậy so với cấu trúc xã hội Anh Quốc (Commonwealth) thì cấu trúc xã hội Mỹ hiện đại hơn rất nhiều, càng hiện đại hơn nữa khi so chiếu với Âu Châu Lục Địa, bỏ rất xa các xã hội Phương Đông. Từ ngữ Commonwealth có nghĩa là Thịnh Vượng Chung mang tính kết hợp các vùng của nước Anh cổ vốn đã trải qua nhiều cuộc tranh chấp liên tục giữa các dòng tộc khác nhau, cụ thể như người Celts nay thuộc vùng Normandy thuộc Pháp vào thời cổ đại chiếm vùng phía nam Anh Quốc, người Viking có nguồn gốc Bắc Âu cũng đã xâm lăng và cai trị đảo quốc Anh suốt hơn thế kỷ (10-11AD).
Cho nên khi Oliver Cromwell sau khi đã xử dụng sức mạnh quân sự thuộc lực lượng Nghị Viện đánh bại lực lượng Hoàng Gia dưới quyền lãnh đạo của Vua Charles I trong cuộc chiến kéo dài 7 năm 1642-1649, ông đề ra chủ trương Commonwealth thì tự nó chủ trương này mang hàm ý là: “các bộ tộc khác nhau cùng sống trên đảo quốc Anh cùng hòa giải và hợp tác để tạo thịnh vượng chung cho đảo quốc”. Như thế chủ trương Commonwealth tự nó mang tính xã hội kết hợp với sức mạnh chính trị do lực lượng Nghị Viện nắm quyền lãnh đạo với sự tham gia của quyền lực tại các địa phương, đảo quốc được cai trị trong thực tế bởi Nghị Viện là tiêu biểu cho quyền tối thượng của người dân trên căn bản quốc gia, vua nước Anh sau đó được khôi phục danh vị nhưng chỉ mang tính biểu tượng mà thôi.
Hy Lạp Cổ Đại là nơi xuất phát của nền dân chủ sơ kỳ vào năm 508 BC khi Cleisthenes khuyến khích nam công dân tự do sinh tại thành phố Athens tham gia các sinh hoạt bỏ phiếu hàng tuần về các vấn đề của thành phô, đến năm 378 BC Plato viết cuốn The Republic được coi là sách đầu tiên bàn về nền Cộng Hòa. Nhưng cả Hy Lạp cùng La Mã sau này không tìm được giải pháp dung nạp giữa quyền điều hành Executive Branch và quyền lãnh đạo xã hội Legislative Branch cho nên cả hai xã hội ấy trước sau đã thất bại do trình độ xã hội chưa đáp ứng được với các khái niệm quá mới mẻ như vậy. Cuối cùng các xã hội Phương Tây hình thành các nhà nước Phong Kiến. Trong thời gian dài đến trên 2,000 năm lịch sử Lưỡng Hà đến Âu Châu, lịch sử toàn vùng thực tế chỉ là lịch sử của các tranh chấp về quyền thống trị xã hội chứ không phải là tranh chấp giữa các thế lực xã hội nhằm tìm một hình thức điều hành xã hội sao cho tốt hơn hợp với lòng người hơn. So với các xã hội Âu Châu Lục Địa thì các cải cách do Oliver Cromwell thi hành tại Anh là một bước tiến rõ rệt, tình hình này đã dẫn đưa nước Anh thống nhất được sức mạnh toàn dân sống trên đảo quốc khiến nước Anh trở thành thế lực định hướng đi cho Âu Châu trong suốt mấy thế kỷ sau.
So với Anh Quốc thì thể chế Liên Bang Mỹ là một cách tân sâu rộng về mọi mặt, lần đầu tiên đối với lịch sử nhân loại, khái niệm về quyền sở hữu, kinh tế thị trường, thể chế liên bang với các cấp chính quyền trung ương cùng địa phương có tư cách pháp nhân riêng biệt có nhiệm vụ cụ thể được Hiến Pháp quy định, ba ngành phân lập được định chế hóa thông qua Hiên Pháp được coi là văn kiện pháp lý cao nhất. Các nhà khai sinh ra nước Mỹ này đã sớm nhìn thấy lẽ tiến hóa để các thế hệ sau có quyền bổ sung Hiến Pháp Mỹ bằng các Tu Chính Án để cập nhật Hiến Pháp khi cần mà không làm thay đổi các nguyên tắc của Hiến Pháp. Về mặt này quả thực các tổ phụ Mỹ đã học hỏi rất kỹ lưỡng các bài học mà Tòa Thánh La Mã đã để lại khi Tân Ước vốn được coi là sách luôn luôn đúng (về mặt tín lý), nhưng Tòa Thánh vẫn bổ sung bằng các quyết định của các Cộng Đồng Chung (Vaticano) hoặc bằng các thơ chung của Giáo Hội tùy các vấn đề tại mỗi địa phương.
Nhưng phần đóng góp lớn nhất chính ở chỗ, nước Mỹ này quả thực là một quốc gia hội kín, mọi thành viên tham gia Hội đều coi Hiến Pháp Mỹ như thánh kinh đề ra nguyên tắc để các thế hệ mai sau theo đó mà cách tân, theo đó mà thi hành để đem lai công bằng cho xã hội, không ngừng thúc đẩy xã hội tiến lên trong chiều hướng tiến tới thống nhất nhân loại về một mối. Thực tế các thành viên thấp cao khác nhau đến 33 tầng quyền lực, mỗi tầng khác nhau được biết các bí mật khác nhau, được coi như Hàng Giáo Phẩm của một tôn giáo thế quyền kiên quyết đấu tranh để nắm lấy quyền lực về mọi mặt trên quy mô toàn cầu để trên căn bản đó thực hiện các kế hoạch thống nhất nhân loại về một mối đồng thời giải quyết mọi bế tắc mà loài người đã phạm phải và vẫn tồn động đến ngày nay.
Sức mạnh Mỹ được hình thành bởi những người rất mực trí tuệ, am hiểu lịch sử cổ kim đông tây để rút tỉa ra các bài học ứng dụng vào việc thiết kế tổ chức xã hội hiện đại nhất so với Âu Châu vào thế kỷ 18, đồng thời đặt căn bản cho việc giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn trong lòng các xã hội dựa trên việc hình thành cả một hệ thống khép kín, bí ẩn, sâu rộng những người có trách nhiệm liên quan đến việc điều hành nước Mỹ từ thấp đến cao. Nước Mỹ này đích thị là xã hội tư bản, thị trường tự do nhưng lại là xã hội rất mực dân chủ, rất uyển chuyển khi cần cứng thì cực kỳ cứng, khi cần mềm lại rất mềm đối với dân Mỹ cũng như đối với thế giới. Chỉ nước Mỹ này mọi người không phân biệt nguồn gốc chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo đều có thể đến đây sinh sống trong khuân khổ luật pháp Mỹ. Cũng chỉ nước Mỹ này quyền lãnh đạo đất nước được đặt trong tay những trí thức mẫn tiệp nhất để các vị đó định hướng đi không phải chỉ cho nước Mỹ không thôi, mà còn cho cả thế giới. Chỉ xã hội Mỹ mới huy động tổng hợp sức mạnh của con người trong việc xây dựng nước Mỹ về mọi mặt.
So chiếu hệ thống Mỹ với hệ thống Anh do Oliver Cromwell thiết kế vào năm 1653 cho ta một kinh nghiệm để đời, với khái niệm Commonwealth do Oliver Cromwell thành lập tại Anh đã đưa nước Anh đứng ngòai Âu Châu Lục Địa có thể thiết lập được một đế quốc thao túng Âu Châu Lục Địa suốt mấy trăm năm, vậy thử hỏi với thể chế Liên Bang hiện đại như Mỹ hiện nay thì nước Mỹ này sẽ nắm vai trò dẫn đạo thế giới trong mấy trăm năm sắp tới nữa. Ấy là chưa kể đến việc Mỹ luôn tự thực hiện các cách tân phù hợp với khách quan mà loài người biết được, theo tính toán này tôi trộm nghĩ văn minh nhân loại này chỉ tiến đến con đường Mỹ tự từ bỏ quyền lực của mình để chia xẻ với thế giới để thống nhất loài người về một mối theo đó nước Mỹ trở thành thủ đô chính trị quân sự khoa học kỹ thuật tài chánh toàn cầu mà thôi.
Bài học Mỹ kết hợp với bài học Anh cho ta thấy cấu trúc xã hội quan trọng như thế nào đối với tương lai của một dân tộc một quốc gia; tổ chức xã hội cùng lúc đáp ứng được hai vấn đề: một mặt dung nạp được các quyền lực hình thành xã hội ấy phù hợp với đà tiến hóa khách quan để các quyền lực ấy không ngừng tự tăng tiến trong tình huống vừa cạnh tranh để bảo vệ vị thế của mình trong hệ thống xã hội nhưng vẫn phải cùng hợp tác vì cái cùng đích của xã hội là mọi người được sống xứng đáng với vị trí của mình; mặt khác cũng nói lên trình độ tri thức của nhân dân cũng như tầng lớp lãnh đạo xã hội ấy để họ thống nhất về các nguyên tắc xây dựng và điều hành đất nước. Nguyên tắc tổ chức và điều hành xã hội theo kiểu đẩy các thế lực trong xã hội ấy phải chấp nhận đấu tranh công chính nhưng vẫn phải hợp tác để tồn tại và không ngừng phát triển. Kiểu tổ chức xã hội như vậy thực ra đích thị tiêu biểu cho tinh thần kiểu Contrat Social do Jean Jacques Rousssau đề ra năm 1762 mở đầu cho thế kỷ ánh sáng tại Âu Châu, nguyên tắc này cũng hoàn toàn phù hợp với lẽ tự nhiên theo đó muôn loài phải tự đấu tranh để tồn tại, con người phải đấu tranh để tạo dựng kế ước xã hội dựa trên thỏa hiệp giữa những người có trí tuệ và độc lập là thế.
Cho nên các tổ phụ Mỹ khi xây dựng hệ thống Mỹ đã ứng dụng nguyên tắc do J.J. Roussseau đề ra trước Cách Mạng Mỹ chỉ vỏn vẹn có 14 năm. Cần ghi nhớ là mấy ông như Dierot, Voltaire, Roussseau, Issac Newton đều xuất hiện trong thế kỷ 18 mở đầu cho thời kỳ duy lý mới tại Âu Châu được lịch sử gọi là thế kỷ ánh sáng, các vị này cũng mở đầu cho việc duyệt lại mối quan hệ giữa người với chính quyền để mở đầu cho cao trào dân chủ trong vài chục năm sau. Dòng Tên tại Bavaria đều có liên can ở mức độ khác nhau đến các cao trào này cũng như cách mạng tại Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789 cũng như Cộng Sản do K. Marx đề xướng năm 1848, tất cả đều xuất phát từ một trung tâm đầu não định hướng về mặt lý thuyết cho các cuộc cách mạng xã hội là vậy.
Các xã hội cổ thường không dám thực hiện các cách tân nên mau chóng trở thành lỗi thời lạc hậu để bị tan rã cho dù đã một thời nào đó họ là dân tộc văn minh, lịch sử nhân loại đã nhiều lần chứng tỏ như vậy. Ứng dụng nhận định trên vào nước Mỹ ta thấy thật rõ là ngoài cấu trúc xã hội hiện đại thể hiện hướng đi của lịch sử khách quan, nước Mỹ này hình thành được một Ban Lãnh Đạo cực kỳ mẫn tiệp và kỷ luật hoàn toàn có khả năng thu hút mọi trí tuệ vô luận xuất phát từ trường phái nào. Văn hóa cũng như chủng tộc khác nhau khi đã gia nhập vô cấu trúc xã hội Mỹ đều hành động nhất quán dựa trên các nguyên tắc chung được Hiến Pháp Mỹ định hướng. Do thế nước Mỹ từ khi thâu hồi độc lập chỉ vỏn vẹn 60 năm đã phát triển diện tích gấp mười lần lúc đầu mà họ vẫn hoạt động hữu hiệu, chỉ thêm 60 năm thứ hai họ đã bành trướng thành thế lực hàng hải/kinh tế hùng mạnh thực sự làm chủ hoàn toàn Thái Bình Dương cũng như khởi đầu cho quá trình thiết lập hệ thống kiểu Mỹ trên quy mô toàn cầu.
Bài học Mỹ dạy ta mấy điều căn bản sau:
1- Tính tổ chức và phương pháp (O&M Organization&Method) trong việc xây dựng một hệ thống xã hội hiện đại có khả năng hóa giải tối đa các mâu thuẫn do lịch sử văn minh nhân loại để lại. Như trách nhiệm luật định của chính quyền T/Ư, địa phương, tam quyền phân lập trong điều kiện người dân được tự do hoàn toàn trong việc mưu cầu hạnh phúc của mình trong khuân khổ luật pháp.
2- Quyền lãnh đạo xã hội vốn là đầu mối của các tranh chấp trong các xã hội cổ được coi là cực kỳ quan trọng, được nước Mỹ giao vào tay những trí thức mẫn tiệp nhất mà xã hội có được để Ban Lãnh Đạo Mỹ định hướng cho mọi sách lược đối nội cũng như đối ngoại cho nước Mỹ cũng như toàn cầu trong các kế sách kéo dài hàng trăm năm mà vẫn giữ được tính bí mật tuyệt đối. Chỉ nước Mỹ này mới đủ khả năng dàn dựng các biến cố toàn cầu mà thôi, các dàn dựng đó thường phải chuẩn bị dăm chục năm là truyện thường (Theory of Conspiracy). Cho nên trình độ tri thức của các cấp lãnh đạo đất nước là quan trọng như thế nào đối với tương lai một dân tộc, tựu trung khi không am hiểu lịch sử tiến hóa của nhân loại, chưa thể dụng lịch sử được đúng như điều mà Cụ Lý Đông A đã nêu lên cách nay trên 60 năm.
3- Nước Mỹ này tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn giữa chủ với thợ, giữa giá trị thặng dư trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trong khi vẫn rất mực tôn trọng các nguyên tắc của thị trường tự do được Luật Pháp công nhận năm 1815, do đó của cải do xã hội làm ra trong thực tế rồi cũng trả lại cho xã hội dưới hình thức chuyển quyền sở hữu một cách rất khôn ngoan khiến cho nhà nước lúc nào cũng bị kềm chế bởi quyền lực công dân, các thế lực cai trị không thể độc tài hoặc vi phạm các nguyên tắc của Hiến Pháp cùng Luật Pháp ở mọi cấp.
4- Cũng chỉ nước Mỹ này mới dám tiến hành tự cách tân cho phù hợp với điều kiện khách quan. Các cải cách đó luôn đi trước thế giới nhiều chục năm (so với Âu Châu, so với Á Châu có thể phải gấp đôi thời gian), cho nên nước Mỹ mới đủ trí tuệ và sức mạnh thúc đẩy các nước khác phải cải cách cho phù hợp với đà tiến hóa chung.
5- Với các cấp lãnh đạo Mỹ (bao gồm chính trị gia, công chức các cấp, các đại Cty,các chuyên gia) họ được đào tạo như hàng tăng lữ thuần thành có nhiệm vụ thi hành và xiển dương các lý tưởng mà các Tổ Phụ Mỹ đã đề ra trên quy mô toàn cầu. Cho nên họ có sứ mệnh phải san bằng mọi mâu thuẫn do lịch sử tiến hóa của nhân loại để lại để hình thành một hệ thống mang tính toàn cầu để tiến tới việc thống nhất nhân loại về một mối. Cấu trúc xã hội Mỹ chính là ứng dụng về mặt lý thuyết các khám phá mới nhất (vào lúc đó) đánh dấu thế kỷ ánh sáng cùng thời kỳ duy lý hiện đại xuất hiện tại Pháp trong thế kỷ 18.
Như thế các cấp lãnh đạo Mỹ đã ý thức rất rõ về sứ mệnh mà nước Mỹ phải gánh vác ngay từ thời lập quốc Mỹ khi ta biết rằng nhiều cấp lãnh đạo cuộc Cách Mạng Mỹ, nhất là cá nhân Ông George Washington là bạn thân của L/M Thủ Lĩnh Dòng Tên tại Bavaria - vốn được coi là thế lực vòng ngoài thuộc Giáo Hội Rome, đồng thời cũng chính là thủ lĩnh của Tổng Đàn Illuminatti/London - là tổ chức có nhiều hiểu biết sâu rộng về văn minh Phương Đông vào thời điểm đó, cũng như đã nghiền ngẫm về cách thức giải quyết các vấn đề thế giới một cách toàn diện khi các chính quyền Âu Châu phong kiến đã thất bại hoàn toàn, Tòa Thánh Rome cũng không thể hành động hữu hiệu vì khi hành động sẽ dẫn ngay đến mâu thuẫn tôn giáo vốn là vấn đề gây mâu thuẫn sâu rộng gữa Trung Đông Hồi Giáo với Âu Châu Thiên Chúa Giáo cũng như giữa các nước Âu Châu với nhau. Cho nên nước Mỹ chính là niềm hy vọng của Tổng Đàn Illuminatti trong việc thực hiện các lý tưởng mà Chúa Jesus đã đề ra (ở chỗ này ta chỉ nhìn vấn đề trên căn bản lịch sử chứ không theo tinh thần tín lý).
Quan sát lịch sử Mỹ, ta càng thấy các toan tính của họ trong 100 năm đầu kể từ khi dành độc lập từ Anh Quốc, nước Mỹ tập trung giải quyết các vấn đề của Lục Địa Bắc Mỹ. Chỉ trong 50 năm cuối thế kỷ 19 họ đã kiên quyết giải quyết chủ nghĩa nô lệ ngay tại nước Mỹ cũng như mở rộng lãnh thổ đến California, Texas thế mà nước Mỹ vẫn điều hành các lãnh thổ mới chiếm được một cách hữu hiệu cũng đủ thấy tính ưu việt của hệ thống Mỹ. Cần lưu ý là cùng lúc đó người Nga chiếm Siberia đã hoàn toàn thất bại khi các Tsar Hoàng chỉ biết đầy đọa dân Nga mà thôi, cũng có đầy đủ các điều kiện thuận lợi như Bắc Mỹ nhưng Nam và Trung Mỹ đã thất bại hoàn toàn cho đến lúc này sau hơn hai thế kỷ độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do chỗ trình độ tri thức của các người lãnh đạo các nước đó vẫn bị đắm chìm trong tình trạng xã hội nông nghiệp nên họ xây dựng hệ thống xã hội nông nghiệp tại Nam Mỹ, trong khi các tổ phụ Mỹ ngay từ tiên khởi đã xây dựng hệ thống xã hội kỹ nghệ đặt nặng trên thương mại. Bước qua thế kỷ 20 Mỹ tiến hành mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương cũng như bắt đầu thực hiện các chủ trương chuẩn bị can thiệp vào Âu Châu khi họ đánh giá là đế quốc Anh đang mất quyền lãnh đạo thế giới.
Thời kỳ này cũng cho ta các bài học rất hay để học hỏi nhất là cách thức người Mỹ mở rộng quyền lực trên quy mô toàn cầu một cách rất thống nhất có thứ tự lớp lang trong một kế sách sâu rộng trên tầm nhìn toàn cầu. Xã hội nông nghiệp đánh dấu cấu trúc xã hội nhỏ, cho dù thống nhất trong trật tự do thế lực đế quốc thống trị bên trên nhưng thực chất chỉ là hình thức liên kết các xã hội nông nghiệp nhỏ kết hợp lại mà thành sức mạnh của đế quốc. Xã hội công nghiệp mới tạo điều kiện để thống nhất các quyền lực kinh tế trong hệ thống hoàn chỉnh hướng đến sản xuất và tiêu thụ, nên mới có khả năng thống nhất và mở rộng quy mô xã hội rất nhiều so với xã hội nông nghiệp. Nam Mỹ cũng như Á Châu bị đẩy lùi về phía sau là vậy.
Sức mạnh Mỹ được củng cố sau cuộc nội chiến trùng hợp với thời điểm dòng họ Rosthchild bắt đầu thâu tóm quyền lực tài chánh bên Âu Châu vào thời điểm sảy ra Cách Mạng Dân Quyền năm 1789 tại Pháp mở đầu thời kỳ gần 200 năm Âu Châu đắm chìm trong bất ổn xã hội cũng như chiến tranh giữa các nước thuộc Âu Châu Lục Địa chủ yếu gồm Đức, Nga, Pháp. Cả hai cuộc cách mạng Mỹ 1776 cũng như Pháp 1789, cách mạng vô sản Pháp được những người CS gọi là Quốc Tế I (năm 1848 K Marx xuất bản The Communist Manifesto), Quốc Tế II (1870), Quốc Tế III (1917 cách mạng vô sản Nga) đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của Tổng Đàn Hội Kín Cựu Dòng Tên tại Bavaria phối hợp với Tổng Đàn Illuminatti tại London. Bất ổn xã hội tại Âu Châu Lục Địa là cơ hội để quyền lực Hội Kín học hỏi cách thức thực hiện kiểu chính trị dựa trên sự dàn dựng ngấm ngầm các cao trào chống đối trong lòng từng quốc gia để khai thác mâu thuẫn giữa các nước Âu Châu để đẩy các thế lực chính trị trong vùng lao vào chiến tranh giữa họ với nhau nhân danh chủ nghĩa chủng tộc/quốc gia, để trên căn bản đó dòng họ Rotschild thâu tóm quyền lực tài chánh/ngân hàng, Anh Quốc củng cố đế quốc Anh trên phạm vi toàn cầu, Mỹ tiếp tục củng cố và mở rộng biên cương cũng như sức mạnh kinh tế, để đến năm 1880 thì GDP của Mỹ đã vượt Anh Quốc trở thành kinh tế lớn nhất thế giới.
Lý thuyết dàn dựng (Conspiracy Theory)
Lý thuyết về dàn dựng trong chính trị (Theory of Conspiracy) cũng như lý thuyết về Quân Bình Lực Lượng về quân sự (Balance of Powers) được hình thành trong giai đoạn này để Liên Hiệp các Hội Kín thông qua hai thế lực chính trị chính yếu là Mỹ với Anh cùng phối hợp thực hiện các sách lược chính trị toàn cầu tập trú vào toàn lục địa Âu Á (Eurasia) trải dài từ duyên hải Âu Châu Lục Đọa đến duyên hải phía đông của T/Q. Kế sách tổng quát nhắm vào bốn vùng địa lý chiến lược khác nhau gồm:
1- Khu vực Âu Châu và Địa Trung Hải.
2- Khu vực Lưỡng Hà-Persia cùng Châu Phi.
3- Khu vực Trung và Nam Á.
4- Khu vực Đông Bắc Á.
Đặc trưng văn hóa, chủng tộc mỗi vùng khác nhau nên kế sách xử dụng cho mỗi vùng cũng điều chỉnh cho phù hợp với thực tế mỗi vùng, với mục tiêu chiến lược cụ thể là vây hãm các thế lực chủ trương bành trướng Âu-Á trên Lục Địa để họ chỉ có thể trở thành đế quốc thảo nguyên mà thôi (cụ thể như Nga) hoặc trở thành đế quốc trên biển hạng hai kiểu như Pháp, Bỉ hay Hòa Lan, để các thế lực đó không thể cạnh tranh với đế quốc Anh trong quá khứ hoặc với Mỹ kể từ thế kỷ 20. Như vậy thỏa thuận phân đôi thế giới thành hai vùng trách nhiệm giữa Anh và Mỹ được hai phía thỏa thuận khoảng năm 1823 – đánh dấu bằng việc TT Mỹ Monroe tuyên bố: Châu Mỹ của người Mỹ – đã mở đường cho Mỹ yên tâm thực hiện các cải cách xã hội, mở rộng lãnh thổ chủ yếu bằng việc mua lại từ Nga, hay từ Pháp hoặc bằng xâm chiếm tà tay Mexico để đến giữa thế kỷ 19 thì nước Mỹ đã có quy mô như ngày hôm nay. Nhưng chủ trương này cũng còn củng cố vai trò của dòng họ tài chánh Rostchild tiến tới thao túng hệ thống tiền tệ/ngân hàng tại Âu Châu để đến thế kỷ 20 ghi dấu cuộc hôn nhân giữa hệ thống tài chánh Rostchild bên Âu Châu với hệ thống tài chánh Mỹ cũng như toàn cầu mà ta chứng kiến hôm nay (cuộc đối đầu về tài chánh giữa Tầu và Mỹ hiện nay cũng còn mang âm hưởng này nữa, ta cần để ý để học hỏi và biết cách hành xử cho thật đúng mới được).
Ứng dụng lý thuyết chính trị/chiến tranh nêu trên trong việc bao vây/kềm chế Đại Lục Địa Âu Á (Grand-Eurasia) ta sẽ thấy các chiến dịch có phối hợp nhịp nhàng tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau tại mỗi vùng địa lý chính trị khác nhau nhưng rất thống nhất trong suốt hơn hai thế kỷ qua, về phương diện lịch sử được chia làm hai thời kỳ rõ rệt: thời kỳ trước thế chiến II đánh dấu vai trò chủ động của đường lối chính trị của Anh Quốc với sự tiếp tay của Mỹ phía sau, từ thời kỳ sau thế chiến II đánh dấu vai trò chủ chốt của Mỹ với sự tiếp tay của các nước công nghiệp Âu Châu cùng Nhật Bản.
Các kế sách phối hợp đó có thể được tóm gọn cụ thể như sau: năm 1848 khi Karl Marx công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản mở ra cách mạng đều khắp Âu Châu dẫn đến chỗ hình thành nền Cộng Hòa Thứ Hai tại Pháp. Thập kỳ 1850 đánh dấu thời kỳ lục địa Eurasia liên tục sáo trộn về chính trị xã hội:
1- Năm 1852 Louis Napoleon cướp công của Cộng Hòa Thứ II để trở thành Hoàng Đế Pháp Napoeon III. Bài học này cho thấy cách mạng sảy ra khi xã hội không chín mùi cho các cải cách, đội ngũ chiến sỹ cách mạng không ý thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử của mình, không được đào tạo và tổ chức chặt chẽ thì cuộc cách mạng đó trước sau cũng dẫn đến thất bại ê chề và bị tước đoạt bởi thế lực khác. Bài học Cách Mạng 1789, cách mạng 1852 tại Pháp, cách mạng vô sản Nga năm 1817 chứng minh các điều đó. Nhận định này dạy ta điều căn bản sau: một khi tình hình không chín mùi mà cách mạng nổ ra thì cuộc cách mạng đó nhiều ít đều có xuất xứ từ bên ngoài nhằm mục đích tàn phá nền tảng các xã hội ấy là chính yếu, nên mỗi khi đánh giá tình hình cần đặt mọi biến cố trong toàn cảnh để xem tình hình đã chín mùi cho các cải cách hay chưa, nếu chưa thì mục tiêu của cải cách là gì cùng các biến cố kế tiếp sẽ sảy ra như thế nào. Năm 1853 Nga xâm lăng vùng Danube thuộc Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bị đánh bại nhờ sự yểm trợ của Anh, Pháp, Đức cuối cùng Nga phải chấp nhận không được lập căn cứ quân sự trên vùng Hắc Hải (bao vây Nga không cho đia ra biển để thành thế lực hàng hải có thể cạnh tranh với Anh, Mỹ cũng như Pháp). Năm 1858 Pháp chiếm Sài Gòn mở rộng chiếm đóng toàn Đông Dương theo thỏa thuận chia cắt vùng ảnh hưởng với Anh Quốc. Nha phiến chiến tranh lần hai giữa Anh với nhà Thanh bên Tầu năm 1856-60, đồng thời Nhật bắt đầu canh tân toàn diện với sự giúp đỡ không điều kiện để mau chóng trở thành thế lực kinh tế/quân sự hùng mạnh trên biển để kềm chế cả Nga lẫn nhà Thanh trên lục địa để cả hai thế lực này không thể phát triển về hàng hải.
2- Suốt mấy thế kỷ liền người Anh thực tế coi người Nga mới là đối thủ chiến lược, cho nên Anh Quốc luôn tìm cách xử dụng các thế lực xung quanh Nga để kềm chế Nga về mọi mặt khiến Nga chỉ còn con đường duy nhất là rong ruổi trên thảo nguyên, không xây dựng được gì đáng kể trên lãnh thổ Nga mênh mông. Việc Nga tiếp tục chiếm đất đai trong vùng Châu Á cho người Nga da trắng cũng phù hợp với tham vọng của Anh, một việc mà người Anh không thể làm được, nên mượn bàn tay Nga làm thay. Nhưng Anh vẫn liên kết với Mỹ bằng mọi cách kềm chặt Nga không cho đi ra biển để trở thành thế lực hàng hải có khả năng kình chống lại Anh. Cho nên V.I Lenin được xây dựng để đem chủ nghĩa CS vào nước Nga tàn phá nước Nga cũng như Lục Địa Á Châu. Mưu thuật này được dụng do ý đồ chiến lược của nhiều thế lực khác nhau cùng chủ trương như Hội Kín Cựu Dòng Tên xử dụng chiêu này như phương tiện gián tiếp gây áp lực với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi giới chủ phải giảm bớt tính tham lam chia xử phúc lợi cho giới lao động. Phía Mỹ cũng ủng hộ chủ trương này vì bất cứ xáo trộn nào ở Âu Châu cũng làm cho Âu Châu yếu đi để Mỹ nổi lên như thế lực lớn khống chế Âu Châu nhằm giải tán chủ nghĩa thực dân Âu Châu Cổ, Mỹ coi đó là cơ hội để thực thi tuyên ngôn độc lập Mỹ trên quy mô toàn cầu.
3- Do thế mọi sáo trộn ở Âu Châu sảy ra trong thế kỷ 19 đều xuất phát từ mưu thuật của Tổng Đàn Hội Kín Illuminatti kết hợp với Hội Kín Cựu Dòng Tên tại Bavaria, thông qua cụ thể dòng họ Rotschild nắm về tài chánh tại Âu Châu kết hợp với chủ trương của đế quốc Anh với sự tiếp tay của Hoa Kỹ nhằm thực hiện bao vây Nga không cho lối đi ra biển bằng bất cứ ngả nào. Cụ thể như chủ trương giữ quân bình lực lượng trong vùng Địa trung Hải giữa Ottoman với Ý cùng Liên Minh tay đôi gồm Áo-Hung, sau này bao gồm thêm Đức để hình thành Liên Minh Trung Tâm trước khi thành Phe Trục trong thế chiến II, tất cả chỉ để kềm chế Nga mà thôi. Tại Đông Bắc Á thì Anh Mỹ đã xây dựng con chủ bài Nhật Bản (năm 1868 Minh Trị đánh bại dòng họ Tokugawavới sự tiếp tay của Tập Đoàn Mitsui được coi là đại diện cho Rostchild cũng như Anh Mỹ tại Nhật) giúp cho Nhật Bản cường thịnh rất mau chóng để kềm chế Nga. Trong khi Anh Quốc không chiếm đóng hoàn toàn Hoa Lục vẫn giữ cho nhà Thanh có chủ quyền để kềm chế Nga không thể tràn xuống lục địa Á Châu để tìm đường ra biển khơi. Quân Anh cũng như Liệt Cường có mặt ở vùng duyên hải chính là xử dụng sức mạnh đe dọa Nga từ xa khiến Nga không dám xâm lăng nhà Thanh toàn diện, lịch sử quan hệ Nga, Hoa trong thời kỳ này xác nhận đúng như thế.
4- Khi đã nắm vững cục diện chính trị trên vùng Đại Eurasia, mỗi khi tương quan lực lượng thay đổi khiến cho an ninh một vùng bị đe dọa, Anh Quốc cho nổ chiến tranh ở vùng đó giữa các thế lực thù nghịch với nhau để Anh Quốc can thiệp nhằm áp đặt giải pháp của mình trong vùng. Cụ thể khi Otto von Bismarck lên nắm quyền tại nước Phổ (Prussia) năm 1862, đến năm 1866 Phổ đánh bại Áo khiến sau đó Áo, Hungari kết hợp thành đế chế thống nhất năm 1867 khiến nổ ra cuộc chiến giữa Pháp với Phổ năm 1870-71 đến năm 1877 Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp người Slav trong vùng Balkan khiến cho Nga can thiệp vào vùng này năm 1877 sau đó vùng này được độc lập nhưng Nga cũng không được đặt căn cứ quân sự trong vùng Hắc Hải theo thỏa hiệp Berlin năm 1878, đến năm 1879 thì Liên Minh Trung Tâm gồm Đức Áo-Hung được hình thành nhằm chống lại bất cứ thế lực xâm lăng nào nhắm vào họ. Trong điều kiện đó Nhật Bản tuy mới được giúp đỡ từ Âu Châu, nhưng cũng bắt đầu dương oai với lân bang khi Nhật chiếm đảo Ryuku bất chấp phản đối từ nhà Thanh năm 1872, Nhật nhìn nhận Triều Tiên độc lập theo thỏa hiệp Kanghwa giữa hai phía năm 1876.
5- Mâu thuẫn tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 19 gia tăng liên tục, các phía đều thi hành chủ trương tái vũ trang: Nga quyết liệt tìm đường ra biển khơi, các nước ở Trung Tâm Âu Châu quyết liên minh để phá vỡ vòng vây do Anh,Pháp cùng kết hợp thực hiện, phía Nam thì các con bài Ý Đại Lợi cũng như Ottoman nắm vị trí người lính canh chừng lối ra vào Hắc Hải (eo biển Aegis) cũng như vùng Balkan, nên hai nước này bị lôi kéo thành đồng minh hoặc đối thủ của các thế lực chi phối chính tình Âu Châu. Cụ thể như Ý lúc tham gia Liên Minh Trung Tâm gồm Đức-Áo-Hung lúc đứng ngoài. Trường hợp của Ottoman lại khác bằng mọi giá phải cản chân Nga tại Hắc Hải cũng như vùng Balkan, nếu để Nga hay Đức có lối thoát xuống vùng này thì an ninh của Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) cũng như của đế quốc Anh, Pháp, Bỉ sẽ bị đe dọa tại vùng biển Địa Trung Hải, như thế vòng vây Nga do Anh đứng tổ chức phối hợp với các nước chống Nga sẽ bị bể tại phía Địa Trung Hải. Mâu thuẫn giữa các phía tại Lục Địa Âu Châu đã trở nên quyết liệt dẫn đến cuộc chiến giữa Ottoman với Nga năm 1910 khi lực lượng Thánh Chiến Jihad của Ottoman tấn công cảng của Nga trên biển Hắc Hải, liên binh vùng Balkan tấn công vào lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1912, đển năm sau 1913 Ottoman cùng liên Hiệp Balkan ký hòa ước, cuối cùng Quận Công Ferdinand cùng vợ khi đi thị sát vùng Sarajevo bị một ngươi Serbia ám sát chết khiến cho Áo-Hung tuyên chiến với Serbia mở đầu thế chiến thứ nhất. Thế chiến I hình thành chính là chủ trương của Hội Kín Illuminatti cùng với Anh khi Nga cũng như Liên Minh Trung Tâm gồm Đức-Áo-Hung đều muốn tìm lối thoát ra biển khơi, chủ trương chiến lược này đã dẫn đến chỗ hai thế lực đó đụng nhau tại vùng Balkan nơi thuộc đế quốc Ottoman đang suy yếu, cho nên Anh đã nhân cơ hội đó tương kế tựu kế cho thế chiến nổ ra để làm cả Nga lẫn Đức cũng như Ottoman cùng như Ý Đại Lợi đều yếu đi. (từ ngữ Jihad thánh chiến đã xuất hiện trong vùng trước khi Hồi Giáo hình thành vào năm 630).
6- Mỹ tuy là lực lượng mới nổi, nhưng sức mạnh kinh tế Mỹ đã gần ngang bằng với kinh tế toàn Âu Châu, nên Mỹ cảm thấy khi Âu Châu đi vào chiến tranh sẽ là cơ hội ngàn vàng cho Mỹ để Mỹ làm giầu, trở thành chủ nợ của nhiều nước Âu Châu, vàng bạc từ Âu Châu tuôn về Mỹ, trí thức Âu Châu đến Mỹ để sinh sống sẽ làm cho Âu Châu cạn kiệt về nhân lực cùng trí tuệ, do thế Mỹ cũng rất ủng hộ cuộc chiến này. Phía Mỹ vào thời điểm đầu thế kỷ 20 vẫn còn thua sút về trình độ khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản trị tài chánh/ngân hàng so với Âu Châu, nên phía Mỹ tạo mọi cơ hội để thu hút trí tuệ của Âu Châu sang Mỹ để làm giầu cho Mỹ. Dĩ nhiên dòng họ Rotschild tại London cũng coi đây là cơ hội để thâu tóm thêm quyền lực tài chánh tại Âu Châu cũng như mở rộng đế quốc tài chánh tại Mỹ thông qua cánh tay tài chánh J.P Morgan cùng đại Cty Than/Thép Mỹ (vào cuối thế kỷ 19 đã đạt sản lượng cao hơn lượng thép toàn Âu Châu sản xuất hàng năm). Tình trạng này dẫn đến một cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng giữa Anh với Mỹ về các vấn đề tại Âu-Á (Eurasia, cũng như giữa Rotschild đại diện tiêu biểu cho thời than đá (tổ sư ngân hàng Âu Châu gốc Do Thái) với thế lực tài chánh Mỹ đại diện bởi dòng Rockerfeller đại diện cho quyền lực dầu hỏa được xử dụng như năng lượng chính thay thế than đá vào đầu thế kỷ 20. Do thế chỉ 4 năm thế chiến GDP của Mỹ tăng gấp đôi, quân Mỹ được phái đến để tham chiến trên chiến trường Âu Châu như biểu hiệu của sự bất lực của Anh về tài chánh, sức mạnh quân sự cùng chính trị để ổn định Âu Châu. Khi Anh không ổn định được Âu Châu thì chủ nghĩa thực dân tan rã là tất yếu, Mỹ cần chuẩn bị tối đa để nắm lấy cục diện toàn cầu thay Anh là vậy, Tổng Đàn Hội Kín Templar (thông qua Skull&Bone), quyền lực tài chánh New York do Rockerfeller lãnh đạo phải được chuẩn bị để trở thành công cụ tài chánh, kỹ thuật cũng như chính trị của quyền lực Mỹ. CFR (Hội Đồng Chính Sách Đối Ngoại), Liên Doanh Quân Vụ đều được thành lập trong thời kỳ đầu thế kỷ 20 là vậy (sau thế chiến I).
7- Đại khủng hoảng 1929 tất yếu phải sảy ra đúng 11 năm sau khi thế chiến I kết thúc khi các nước Âu Châu bắt đầu hồi phục về kinh tế nhưng thị trường vẫn bị khóa chặt bởi các thế lực thực dân Âu Châu, thị trường Mỹ đã quá dư thừa hàng hóa nhưng không có chỗ tiêu thụ. Trong khi đó Đức, Nga, Ý, Ottoman kể cả Anh, Pháp lại đắm chìm trong nợ nần cùng bất ổn xã hội do chủ trương bảo vệ mậu dịch của các thế lực đế quốc. Mỹ từ lâu đã biết rằng chỉ có tinh thần Hiến Pháp Mỹ một khi được ứng dụng khắp hoàn cầu mới cứu thế giới này, mới vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh trên trái đất này, mới dẫn đến việc mở rộng thị trường không ngừng để tiêu thụ khối lượng hàng hóa ngày càng sản xuất nhiều hơn nhanh hơn với giá cả rẻ hơn mà thôi. Nhưng để đạt được mục tiêu cao cả đó, Mỹ phải tự mình đứng ra giải quyết vấn đề Âu Châu cũng như thế giới mà thực tế chứng tỏ rằng Anh Quốc không thể đủ lực cũng như lý tưởng nhân loại để giải quyết, mà thực ra Anh cũng chẳng dám giải quyết vì đã vướng mắc quá đậm vào chủ nghĩa thực dân cổ nên bị khắp nới trên thế giới ruồng bỏ. Sau thế chiến I Mỹ nghiễm nhiên trở thành tiếng nói nặng ký về các vấn đề thế giới, trong thực tế chính là sự phối hợp giữa Tổng Đàn Templar với Hội Kín Cựu Dòng Tên cũng như Tổng Đàn Illuminatti/London về hàng loạt các chủ trương liên quan đến cục diện Âu Châu trong suốt thế kỷ 20. Các mưu thuật do Mỹ tiến hành bắt đầu được tung ra, cụ thể như củng cố sức mạnh cho Mussolini trở thành thế lực Facist cai trị Ý Đại Lợi, xây dựng con bài Hitler, xây dựng con bài Nhật Bản để Nhật bành trướng chiếm lân bang, đẩy cả ba quân cờ này thành Phe Trục (Axis) tàn phá thế giới thực ra chính là chủ nghĩa thực dân Âu Châu. Dựng con cờ Stalin để Liên Xô đứng về phía Mỹ trong chiến tranh chống Phe Trục (cả hai phía đều là công cụ do ta dàn dựng là vậy). Thế chiến II tàn phá toàn Âu Châu cũng như chủ nghĩa thực dân Âu Châu Cổ, nhưng lại xây dựng chủ nghĩa thực dân Cộng Sản cho Liên Xô để mở đầu cho chiến tranh lạnh.
8- Đòn khuyến dụ Stalin bí mật đứng về phía Mỹ do A. Harriman thực hiện, ông này đã đến Nga dưới thời Tsar Hoàng từ khi mới mươi tuổi tháp tùng than phụ là tổ sư của ngành hỏa xã Mỹ, sau Cách Mạng tháng 10 Nga Ông Harriman có đến Nga giả là người buôn đồ cổ thực ra là tìm cách liên lạc với Stalin để sắp xếp mưu kế liên quan đến tương lai của Âu Châu, nên Ông ta rất am hiểu về Nga và được Stalin rất kính trọng. Cụ thể là Harriman là đặc sứ toàn quyền do Roosevelt phái đến bên cạnh Stalin bí mật dụ Stalin đứng hẳn về phía Mỹ để đúng lúc mở mặt trận phía đông đánh Phe Trục, đổi lại Mỹ viện trợ mọi thứ cho Stalin đồng thời chia cho Nga một nửa Âu Châu cùng nước Tầu mênh mông, đó là kế dụ Nga kinh khủng nhất để diệt Nga sau đó trong chiến tranh lạnh. Mọi kế hoạch viện trợ cho Liên Xô chống Hitler đều do Ông này sắp xếp (lúc thế chiến II ông này làm Đại Sứ tại LX cũng là người quyết định tối hậu đưa LX vô HD/BA/LHQ, Ông George F. Kennan làm Phó Đại Sứ lại chính là tác giả của bức điện tín dài đánh đi từ Moscow về Bộ Ngoại Giao Mỹ năm 1945, sau này xuất hiện lần đầu tiên trên tờ Foreign Affairs năm 1947 mang mật danh là Article X chủ trương bao vây Liên Xô đến khi LX tan rã). Khi Thế Chiến II kết thúc, Mỹ đã cố tình nhượng cho LX toàn vùng Đông và Nam Âu cũng như Hoa Lục chính là theo thỏa thuận này, nhưng vùng dầu khí Trung Đông hoàn toàn nằm trong tay Mỹ, vùng Viễn Đông hầu như bỏ ngỏ cho Nga tự do hành động trong việc bành trướng nhắm vào Hoa Lục (kế này thực đúng là đẩy Stalin vào cửa tử khi LX biến nước Tầu thành CS vì trước sau gì Mao cũng chống LX mà Nga không thể chống cự được khiến về lâu dài lại phải nhờ đến Mỹ cứu giúp, mặt khác việc tàn phá nền tảng xã hội Tầu bởi chính người Tầu chứ không phải Mỹ). Như thế một mặt Mỹ xây dựng con bài LX để LX bành trướng, việc này đương nhiên LX sẽ xây dựng con bài CS T/Q do Mao lãnh đạo. Mao cũng chủ trương đế quốc còn dữ hơn Nga rất nhiều nên Nga Hoa đụng độ là tất yếu. Mỹ tạo điều kiện tối đa cho Tầu bành trướng, cụ thể như mở đường cho CS tự do vô Lào bằng thỏa hiệp Trung Lập Hóa Lào năm 1962 để phía CS mở rộng chiến tranh tại Đông Dương (cũng do Harriman dàn dựng, ông này mới đích thực là kiến trúc sư của thế chiến II cùng chiến tranh lạnh), cuối cùng Mỹ dụ CS Bắc Kinh ngả theo Mỹ cùng với hàng loạt quỷ kế khiến LX bắt buộc phải can thiệp khắp nơi trên thế giới, để rồi bị tan rã hồi 1990.
9- Với Bắc Kinh khi Mao đứng hẳn về phía Mỹ, Mỹ dành cho Bắc Kinh mọi cơ hội làm giầu cũng như xây dựng sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế để Bắc Kinh tiến hành xâm lăng lân bang cứ y như là Mỹ đã bật đèn xanh cho Hán Hoa làm chủ toàn Á Châu vậy. Một lần nữa con bài dầu khí lại được dụng lại y như bài học đã dụng với Đức, Nhật khi xưa khiến cho Hán Hoa đụng độ với các thế lực trong vùng, cụ thể là Ấn Độ cùng các nước xung quanh Hán Hoa. Tình hình hiện nay tại Viễn Đông cũng giống như với Nhật, Đức, Ý hồi thế chiến II, phe Trục cũng như Âu Châu phải trải qua một cuộc chiến kinh hồn làm thần kinh bị tê liệt hoàn toàn thì họ mới chấp nhận các cải cách do Mỹ chủ trương. Đối với Hán Hoa hay Hồi Giáo hiện nay cũng thế thôi, cuộc chiến lớn tại Á Châu là tất yếu.
Tuy vậy ta cần tổng kết một số bài học chính trị trong hơn ba thế kỷ qua đã diễn biến trên quy mô toàn cầu, việc này sẽ cho ta một căn bản để tính toán, thẩm định về mặt chiến lược đối với tình hình thế giới trong các thế kỷ tới. Các mưu thuật đó thực tế đã được Weishaupt Tổ Sư Hội Kín Hiện Đại đề ra từ thế kỷ 18, cho nên việc xây dựng nhà nước kiểu Liên Bang Mỹ chính là nguyên mẫu của kế hoạch trung tâm của tiến trình thống nhất nhân loại trong kế sách trường kỳ được thi hành liên tục thống nhất trong các thế kỷ sau.
Bài học chiến lược toàn cầu
Các nhà hoạch định sách lược toàn cầu đã nhìn vấn đề thế giới trên căn bản rộng toàn cõi Á-Âu về phương diện địa lý chính trị là nơi chiếm 70% dân số thế giới, là nơi xung đột chủng tộc, tôn giáo, văn hóa quyết liệt trong suốt lịch sử vùng này. Đây cũng là địa bàn đã từng hình thành các đế quốc cổ và mọi phía đều muốn khôi phục lại niềm tự hào xưa, cho nên tự họ không thể thực hiện được các cải cách nhằm chấm dứt chiến tranh chủng tộc nhân danh quyền lợi quốc gia, đó cũng là mấu chốt của tranh chấp toàn cầu hiện nay. Mỹ là quốc gia tuy xuất xứ từ Âu Châu-La Mã nhưng lại là thế lực đứng ngoài Âu Châu, cùng hướng về Âu Châu qua Đại Tây Dương, hướng về Viễn Đông qua Thái Bình Dương, với Tuyên Ngôn nhân danh con người qua Hiến Pháp cũng như Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ, cùng với sức mạnh Hội Kín Mỹ đã cho phép Mỹ trở thành thế lực duy nhất có thể cứu được thế giới này, Mỹ tự nhận lấy sứ mệnh đó.
Người Anh quả thực đã tiến xa so với Âu Châu Lục Địa, càng bỏ xa các nước Á Châu về trình độ văn minh, họ quyết thao túng Âu Châu Lục Địa để bắt Âu Châu phải thuần phục đảo quốc Anh nhờ hệ thống xã hội Anh tiến bộ hơn so với các nhà nước phong kiến Âu Châu. Nhưng họ vẫn không vượt xa được khỏi chủ nghĩa thực dân vỗn đã là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chính trị Đông Tây từ thời cổ đại cho đến khi Mỹ ý thức được rằng: “chiếm đoạt là phương cách tồi nhất trước sau cũng dẫn đến thất bại, con đường duy nhất là cùng hợp tác trong thế mạnh của quyền lực trung tâm là Mỹ” Cấu trúc xã hội Mỹ lại tiến bộ hơn xã hội Anh rất nhiều, cho nên đế quốc Anh phải bị lui về phía sau để Mỹ nổi lên thống nhất nhân loại về một mối. Ta có thể rút ra hai bài học từ lịch sử Anh, Mỹ trong hơn 200 năm qua, đó là:
- Thứ nhất: chính nghĩa, cấu trúc xã hội hiện đại, cấp lãnh đạo xây dựng được tầm nhìn toàn cầu chính là sức mạnh của một quốc gia, chủ nghĩa quốc gia phải được đặt trên căn bản của chủ nghĩa quốc tế thì quốc gia mới đi đúng hướng đi mà nhân loại đang theo, nếu không sẽ bị đào thải”
- Thứ hai là bài học kế tiếp liên quan đến lý thuyết về dàn dựng bằng cách xây dựng các lực lượng đối nghịch để họ chống nhau dựa trên chính lịch sử của họ, họ càng chống nhau càng lệ thuộc vào thế lực trung tâm, từ đó mới thống nhất nhân lọa về một mối được. Chiến lược thi hành là vây hãm bằng các liên minh để giữ quân bình lực lượng tại mỗi khu vực chưa sẵn sàng để thay đổi (Containment&Balance of Powers).
- Thứ ba: nhìn lịch sử như vậy để biết Hội Kín Cựu Dòng Tên, Illuminatti tuy coi Anh là chỗ dựa để tạo dựng sức mạnh hầu thực hiện việc canh cải Âu Châu Kyto Giáo nói chung, nhưng ngay lúc đó các hội kín đã tính đến con chủ bài tại Bắc Mỹ mới đích thực là sức mạnh để thực hiện cải cách toàn cầu trong đó có cả Anh Quốc, để trung tâm quyền lực chuyển sang Mỹ qua việc hình thành Tổng Đàn Templar qua tổ chức Skull&Bone cũng như Tổng Đàn Bàn Tròn hiện nay (Round Table lấy hứng từ Tổng Đàn Hiệp Sỹ Camelot).
Chiến lược Eurasia được thi hành trong hơn 200 năm qua thực tế luôn thống nhất đối với mọi diễn biến từ Tây Âu, qua đến Địa Trung Hải, đến Vịnh Ả Rập đầy dầu khí, đến Đông Nam Á, đến Đông Bắc Á. Mọi sắp xếp chiến lược luôn thống nhất khi nhìn trong thế chiến lược toàn diện nhằm bao vây liên tục mọi thế lực trên lục địa để từng bước khuất phục các thế lực ấy phải chấp nhận cải cách toàn diện trên con đường dân chủ với thị trường tự do bằng cách điều tiết chiến tranh qua quá trình xây dựng các lực lượng đối kháng từng vùng cụ thể để giải quyết bất ổn tại vùng đó.
Chiến Lược Eurasia được tóm gọn như sau: “liên tục phong tỏa các thế lực trên lục địa Âu-Á bằng cách xử dụng các mâu thuẫn về quyền lợi sinh tử của các phía đối nghịch để biến họ lúc này là đồng minh với nhau, lúc khác lại là đối thủ thậm chí là kẻ thù của nhau; để họ phải hành động dựa trên nhu cầu sinh tử của họ vào những tình huống do Hội Kín dựng ra, để mỗi thế lực vào mỗi thời điểm nhất định phải phản ứng theo những tình huống được dự kiến trước nhưng mục tiêu tối hậu cuối cùng chính là khuất phục các thế lực đó phải chấp nhận các nguyên tắc sống do Quyền Lực Toàn Cầu sắp đặt”Mục tiêu tối hậu bây giờ chính là giải quyết cùng lúc hai bất ổn toàn cầu là Hồi Giáo cùng Hán Hoa bằng chiến tranh lớn giữa các thế lực trong vùng nhiên hậu mới làm than kinh các thế lực đó bị tê liệt hoàn toàn, cuối cùng phải chấp nhận cải cách.
Để cụ thể hơn, ta nên xem xét sau đây chủ trương do Thủ Lĩnh Dòng Tên Cổ Weishaupt đề ra trong sách lược bình định từng vùng: “We will always hide our objective but carry out our plan, we will make them kill each other when it suit us, We will keep them separated from the oneness by dogma and religion. We will control all aspects of their lives and tell them what to thnk and how. We will guide them kindly and gently letting them think they are guiding themselves. We will forment animosity between them through our factions. When a light shall shine among them, we shall extinguish it by ridicule or death, whichever suits us best”
Quan sát lịch sử Âu Á trên căn bản toàn diện trong hơn 200 năm qua luôn cho thấy, tại mỗi vùng khác nhau vào mỗi thời điểm khác nhau tùy theo sự chín mùi chấp nhận thay đổi của vùng đó, các thế lực được dựng lên để lao vào chiến tranh giữa họ với nhau khiến các thế lực liên quan đều yếu đi, cuối cùng bị phân rã nên phải chấp nhận cải cách theo hướng dân chủ với thị trường tự do. Trong khi tiến hành giải quyết khu vực này thì khu vực kia được chuẩn bị để lao vào chiến tranh kế tiếp, cùng lúc đó các vùng khác cũng thuộc Eurasia được giữ yên bằng chủ trương Quân Bình Lực Lượng, bằng cách xử dụng các công cụ ngoại giao quốc phòng để kềm chế để các lực đó không đi vào chiến tranh với nhau. Tây Âu đã trải qua quá trình này sau thế chiến II để cùng với Anh Quốc đi vào giai đoạn thống nhất về thị trường, nay đang trong tiến trình cải tổ bước kế tiếp ngoạn mục hơn, tức là tiến lên thể chế Liên Bang như Mỹ trong khi phần còn lại của Eurasia đang trải qua các bước chuyển mình kế tiếp.
Cụ thể như ta đã thấycho đến giữa thế kỷ 20 với hai thế chiến Mỹ chỉ nhắm giải quyết dứt khoát mâu thuẫn tại Tây Âu, sau thế chiến II xây dựng lực lượng cho các nước cựu thuộc địa đặc biệt nhắm vào CS T/Q, nhưng mục tiêu chiến tranh chính là nhắm vào Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Năm 1972 Mỹ thực hiện lui binh chiến lược trên quy mô toàn cầu để Tầu cùng Hồi Giáo và LX bành trướng thỏa thích, cuối cùng LX tan rã vì chính sức nặng cùng tham vọng của mình, nhất là Nga bị tê liệt thần kinh vì sức mạnh đang tiến như vũ bão của Bắc Kinh. Khi LX tan rã thì Tẩu nổi lên như thế lực kình chống lại thế giới, thế là Hán Hoa đụng độ với các lân bang để cuối cùng cũng đi đến phân rã. Nhưng xin lưu ý là tiến trình phân rã của Hán Hoa là tiến trình dài vì một thế lực có lịch sử đến 5,000 năm bành trướng, diện tích 10 triệu KM vuông, dân số tổng quát gồm 1.4 tỷ người, không thể chỉ bằng một coup mà thế lực đó tan rã được. Gia dĩ thế lực đó bị tan rã chỉ bằng một coup thì sự tan rã đó cũng sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho các lân bang.
Về phương diện kinh tế ngay cả sau khi nhà nước Hán bị phân rã ta vẫn cần coi cả khối kinh tế ấy là một thị trường rộng lớn đối với kinh tế thế giới, cho nên đối với các nhà nghiên cứu chiến lược không có chiến thắng tuyệt đối, chỉ có thế lực kình chống bị khuất phục để phải chấp nhận các nguyên tắc hành xử hợp với văn minh nhân loại mà thôi: nguyên tắc đó là Dân Chủ với Thị Trường Tự Do trên căn bản thống nhất loài người vào ột mối để vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh giữa người với người.
Từ nhận định nền tảng trên, ta xem xét thực tế của thế giới hôm nay sau khi các thế lực sừng sỏ Âu Châu bị khuất phục phải chấp nhận dân chủ cùng thị trường tự do. Nước Nga đã chấm dứt đối với thời kỳ đu dây giữa Hán Hoa với Mỹ nên phải thực hiện cải cách thật sự, đánh dấu sự ra đi của cặp Putin-Metvedev để thay thế bằng nhóm lãnh đạo mới được đào tạo kỹ lưỡng tại Mỹ cũng như Âu Châu. Thế lực Hán Hoa cùng Hồi Giáo tuy đông dân nhưng trình độ tri thức thấp trong điều kiện các thế lực đó đều sở đắc vũ khí nguy hiểm cùng với tham vọng muốn xâm lăng bằng chiến lược biển người về kinh tế, xã hội bất chấp luật pháp quốc tế cũng như an ninh toàn cầu. Do thế, thời gian thực sự gấp rút, các chuẩn bị cho một cuộc chiến cực lớn trong vùng đã sẵn sàng để Quyền lực thế giới tiến hành khuất phục toàn lục địa Á Châu từ Cận Đông đến Viễn Đông. Cuộc chiến lớn tất yếu phải sảy ra là vậy, nếu trì hoãn thế giới này sẽ phải đối diện với bất trắc khôn lường vì chiến lược biển người về kinh tế khi khai triển trên quy mô rộng lớn thì không thể lực nào cản nổi các làn sóng xâm lăng mềm do Hán Hoa cũng như Hồi Giáo tung ra.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment