Saturday, May 19, 2012

CỘNG SẢN Ở NGAY TRONG CHÚNG TA

CỘNG SẢN Ở NGAY TRONG CHÚNG TA

I. Các giá trị

 

Đối với tôi thì điều mà làm tôi luôn chống lại những người cộng sản đó là những thói gian manh, trí trá. Có một số người tại hải ngoại muốn có một phân định rõ ràng: Ai là những người của Quốc Gia và ai là những người cộng sản? Đó là một việc rất khó nếu chẳng muốn nói là không tưởng.

 

Thực tế thì đại đa số trong chúng ta ai mà chẳng có người quen, hay người họ xa, hay người thân là đảng viên cộng sản, như trong gia đình tôi đây: Ông ngoại tôi là công chức cấp cao trong bộ máy của chính quyền Pháp. Ông nội tôi là chủ đất, có rất nhiều người làm thuê, cuốc mướn; nhưng cha tôi lại là một đảng viên cộng sản. Chính cha tôi, khi còn trai trẻ, đã nhận thấy sự bất công đối xử của ông nội tôi với người làm công cho gia đình vì ông đã nghe theo lời dụ dỗ của người csvn mà đứng lên chống lại chính cha đẻ của mình.

Tôi lớn lên trong chiến tranh. Vì thế, cuộc sống luôn thay đổi và, mỗi lần chuyển rời chỗ học, tôi thường phải khai lại lý lịch của mình. Và, khi tôi viết về thành phần gia đình, mẹ tôi bảo khai: gia đình công chức nhà nước, ông nội làm ruộng, có nhiều người làm công… Đó là điều dối trá đầu tiên mà mẹ tôi đã cố nhồi nhét cho tôi. Khi tôi hỏi tại sao lại khai như thế vì trong nhà ai cũng biết là cái ngày cải cách ruộng đất, chính quyền xã đã mang ông tôi ra giữa đình làng cho mọi người nhiếc mắng đủ điều. Sau đó, người ta vu cho ông nội tôi là địa chủ và đã tịch thu ruộng đất nhà cửa, đồ đạc của ông nội tôi. Cha tôi đã không thể làm được gì để cứu gia đình trong cơn bách hại này mặc dù ông chính là đảng viên cộng sản. Đó cũng là điều tôi luôn thắc mắc trong thời kỳ thơ ấu của mình. Tôi đã hỏi mẹ và mẹ tôi bảo vì lúc đó, cha tôi là đảng viên nên phải gương mẫu trong đấu tranh, không thể để tình cảm làm tổn hại tới đường lối chung của đảng. Khi tôi vặn lại: Tại sao lại nói dối? Mẹ tôi bảo đó là vì quyền lợi của tôi. Nếu mà khai ông nội là địa chủ thì số phận tôi sẽ rất long đong trên bước đường đời, còn nếu lúc đó cha mà cứu ông thì cả nhà chắc chết! Cha tôi thì quát: Trẻ con biết cái gì mà hỏi.

 

Khi tốt nghiệp phổ thông với số điểm cao trong kỳ thi vào đại học, tôi được đi du học tại Balan nhờ vào bản lý lịch khai man. Và một phần nhỏ nữa là nhờ vào những gì mà cha tôi đã làm cho cộng sản.

Bây giờ, tôi là người trưởng thành và có thể lý giải một số chuyện trong cuộc đời này: Tôi đã hiểu tại sao mẹ tôi phải khai man lý lịch của tôi và tại sao những bà mẹ Việt Nam khi đứng cạnh đứa con trưởng thành và THÀNH ĐẠT, thay vì kiêu hãnh và tự hào mà thường thì họ khóc. Họ khóc vì những đứa con thành đạt của họ khi nói với họ những lời cảm tạ, những tình cảm yêu thương đối với mẹ mình không hề biết rằng, để giúp con mình thành đạt người mẹ đã phải làm những điều bất chính trái với lương tâm, họ khóc vì những cay đắng đã đến với họ mà không thể nói được với con mình, họ khóc vì buồn tủi… khóc vì sự oan nghiệt của cuộc đời này.

 

Điều này thật dễ dàng nhận ra khi quan sát các cuộc tuyên dương, vinh danh công trạng các chiến sĩ công an, các cán bộ “vì dân” của chính quyền cộng sản bắc việt. Thường thì khi vinh danh một ai đó, các MC hay lôi những người mẹ vào phỏng vấn và chúng ta thấy sau vài câu ấp úng nước mắt các mẹ tuân trào như mưa hệt như câu “Tôi đi giữa phố phường, chỉ thấy nước mắt sa trên nền cờ đỏ” như lời thơ của Trần Dần mà thôi.

 

Bây giờ, tôi đã thấy rất rõ: Con đường công chính trên mảnh đất này là một con đường rất hẹp và có rất nhiều chông gai.

Và để được coi là người THÀNH ĐẠT thường thì đa số trong họ trước đó phải làm rất nhiều việc đồi bại.

Một bằng chứng điển hình về tấm gương của những người suy đồi là hồ chí minh!!!

 

Để được khoác lên mình danh hiệu thơm tho cao quý “CHA GIÀ DÂN TỘC”, hồ chí minh đã làm quá nhiều chuyện đồi bại và những ví dụ về sự đồi bại của y không cần phải dẫn chứng trong bài viết này.

Một thực tế mà ai cũng biết: hồ chí minh là người tài trí. Những người như thế mà phải làm những chuyện đồi bại để leo lên đỉnh cao danh vọng là vì sao?

 

Câu trả lời: Vì họ là hạng người đi ngược lại những giá trị của Dân Tộc mà thôi. Họ lợi dụng các giá trị ấy để mưu cầu lợi ích riêng tư. Vì đặt lợi ích riêng tư lên trên hết, họ sẵn sàng làm mọi chuyện đồi bại, miễn sao mục đích của họ thành đạt mà thôi. Cha tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ.

 

Trong xã hội Việt Nam, tôi không được coi là người THÀNH ĐẠT. Bởi lẽ tôi luôn luôn tôn trong các giá trị văn hóa, tâm linh của Dân Tộc vì thế tôi luôn luôn là người đi ngược lại với các suy nghĩ và tư duy trước hết là của những người thân trong gia đình (cha, mẹ) sau nữa là những người trong cộng đồng và xã hội.

 

II. Văn hóa dân tộc và cuộc chạy chốn?

Văn hóa dân tộc là gì? Không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Nhưng, trên hết, dù là người chống lại các giá trị văn hóa, tâm linh dân tộc hay người bảo vệ các giá trị đó, tất cả những người nói tiếng Việt, sinh ra ở mảnh đất Việt đều kế thừa Di Sản Văn Hóa của Cha Ông! Nhưng bao thăng trầm của lịch sử đã biến Dân Tộc Việt thành hai quốc gia trong một Nước đầy hận thù và khác biệt ý thức sâu sắc.

 

TỪ ĐÓ, XÃ HÔI VIỆT NAM SINH RA NHỮNG TÂM LÝ TRÁI NGƯỢC NHAU:

a. Tâm lý vong bản

 

Vong là rời xa, rời xa mà vẫn phải liên hệ tức là vong, như chính phủ lưu vong, là chính phủ của Dân Tộc có nhiều liên hệ với dân tộc, quốc gia, nhưng lại nằm trên một đất nước khác.

Vong bản là tâm lý của người Việt hiện nay, mặc dù sinh ra và lớn lên tại đất Việt, nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, nhưng lại luôn có những hành động, ngôn ngữ để mọi người chú ý và ngạc nhiên về nguồn gốc xuất thân của anh ta.

 

Giới trẻ Việt ngày nay ở trong nước thích nói tiếng anh bồi, thích nghe nhạc và hát nhạc ngoại quốc, thích bắt chước ăn mặc và hành động như các ngôi sao điện ảnh của Mỹ, Hàn Quốc…họ muốn gửi một thông điệp đến mọi người xung quanh “Tôi không giống người Việt Nam,” Lớn hơn lên một chút, những thanh thiếu niên tốt nghiệp các trường đại học và có một chút tự trọng, sẽ tìm cách làm việc tại các công ty của nước ngoài đóng tại Việt Nam hay tại nước ngoài. Đối với họ, các giá trị dân tộc, văn hóa… là những thứ xa lạ, mục tiêu của họ là kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền, nói theo kiểu của Em Xi....Xi...Xi..., Em Phét, Em Phẹt...Phẹt...Phẹt Nguyễn Ngọc Ngạng Nghing Ngang Như Nỉnh Như Nang Nết Nên Nầu Nà ...Nó Nẹo Niền...Như Nà Nàm..."Ngu Như ...Nít".

 

Những người không có tự trọng thì tìm cách lọt vào các cơ quan công quyền mặc dù cái giá để phải vào những cơ quan công quyền này có khi đến cả trăm triệu đồng, nhưng họ biết rất rõ những cái mà họ sẽ nhận được trong tương lai, đó là trở thành những kẻ cai trị lại chính đồng bào của Dân Tộc mình.

 

Nói là cai trị vì phương cách lãnh đạo và điều hành đất nước của chính quyền hiện nay giống hệt cách cai trị của chế độ phong kiến quân chủ hôn quân.

Cai tức là cai quản như quản ngục cai quản tù nhân; trị là thống trị. Cai trị là sai quan để thống trị. Trong chế độ phong kiến có minh quân và hôn quân. MINH QUÂN như các bậc vua thời LÝ-TRẦN, hôn quân như các vua thời hậu Lê. Trong chế độ độc tài mà minh quân làm chủ thì đó vẫn là phúc cho dân tộc, nếu là hôn quân (u ám, mê muội, say đắm thú vui xác thịt, quên việc Nước) thì thực là đại họa cho Đất Nước.

 

Thế cho nên thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tuy mầu sắc của chính phủ có ngả sang chế độ độc tài, nhưng vẫn để lại đầy tiếc thương trong lòng người dân Nam Việt Nam.

 

Nói rằng họ là những người không có tự trọng là vì để vào được các cơ quan công quyền (trừ những trường hợp là con ông cháu cha), tất cả họ đều phải qua các cuộc thử thách về sự luồn cúi, về trình độ nịnh hót, và về các kiểu đĩ bợm khác nhau… Tất cả các việc này đều phải được khuếch trương bằng tiền, cụ thể là để chứng minh sự đĩ bợm của mình, đương sự muốn xin việc vào một cơ quan công quyền quan trọng nào đó thì phải mời cho được kẻ phê duyệt mình đi ăn nhậu và, nếu trong cuộc ăn nhậu đó, lỡ có một tay chơi nào muốn chứng tỏ sự ngông cuồng hơn, có ý định trả tiền có bữa nhậu thì đương sự phải quyết tâm gặt phăng hắn đi mà tranh trả cho bằng được! Mà nếu sếp có ngỏ ý thích trò tiêu khiển theo kiểu trai trên, gái dưới thì đương sự phải tỏ ra sành điệu. Có những trường hợp, các đương sự tranh nhau về một vị trí quyền lực và cùng có mặt trên bàn nhậu rồi, sau đó, đã tranh nhau trả tiền! Cuộc tranh giành như thế trở thành một trận mưa tiền tới tấp đến chủ quán. Sự đồi bại đã trở thành trò lố bịch chỉ vì một mục tiêu duy nhất là “Tôi có khả năng trả giá cho chiếc ghế quyền lục ấy cao hơn.” Đó là một trong những tiêu chí để đương sự có thể được chấp nhận vào cơ quan công quyền tại Việt Nam.

Tiêu chí vào các cơ quan công quyền có thể xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Bằng lòng

2. Bằng tiền

3. Bằng tình (đối với ứng viên là mỹ nữ thì điểm này có thể được xếp lên hàng đầu.)

4. Bằng cấp.

 

Mặc dù, trên các phương tiện truyền thông trong nước, người ta luôn đề cao tiêu chí bằng cấp lên đầu tiên, nhưng trong thực tế thì bằng cấp là cái mà các sếp xem cuối cùng, chỉ có liếc qua thôi. Chính vì thế, trong nước, nạn bằng giả tràn lan. Vì liếc thì làm sao phân biệt được đâu là giả, đâu là thật.

Tất cả những điều này đã xẩy ra và những thanh thiếu niên có lòng tự trọng hay không có tự trọng đều đi đến một kết luận chung giống nhau: Gặp thời thế, thế thời phải thế.

Bây giờ, chúng ta đi vào tâm lý của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, tức là tầng lớp có tiền và có địa vị. Tầng lớp này rất phức tạp! Họ là những người có tiền nhưng có thể không địa vị, hoặc ngược lại, hoặc có cả hai thứ.

 

Đối với những người có chức quyền tại Việt Nam hiện nay thì đa phần xuất thân từ những gia đình chân đất mắt toét (thành phần bần cố nông)!!!

Bản chất nông dân là:

Hiền lành khi bị ràng buộc.

Thô lỗ khi tranh giành.

Sợ hãi dưới cường quyền.

Ngạo mạn khi được đề cao.

Nông dân hay còn gọi là thứ dân trong cách hiểu của KINH DỊCH là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. KINH DỊCH cũng chỉ ra rằng tầng lớp trong xã hội thì cố định, nhưng con người trong xã hội thì chuyển động có nghĩa rằng nông dân có thể thay đổi tính cách của mình để trở thành một trí thức thực sự có ích cho dân cho nước, thậm trí có thể trở thành VUA như trường hợp VUA QUANG TRUNG. Tất nhiên, khi làm VUA ông Nguyễn Huệ đã gột sạch bản tính nông dân của mình và không còn là nông dân nữa.

 

Tuy nhiên chủ nghĩa cộng sản lại làm một điều ngược lại là cố định tính cách con người nhưng lại muốn hoán vị các giai tầng xã hội. Cho nên các gương mặt của các nhà lãnh đạo cộng sản thường có những nét thâm hiểm, ác độc, tính cách thì cục cằn, gắt gỏng, cau có. Họ không muốn thay đổi tâm tính, tức là về nguyên tắc họ vẫn là một nông dân xịn, nhưng họ lại cố thay đổi giai tầng xã hội, tức là họ muốn những người trí thức hay những người có chí khí phải ngu hơn họ. Họ muốn tạo ra một giai tầng xã hội thấp hơn giai tầng thứ dân. Nói chính xác là tạo ra một lớp người tù tội! Vì, như thế, những người này mới có cái vẻ ngu xuẩn hơn tầng lớp thứ dân mà thôi.

 

Trong nước vẫn lan truyền một câu ca “Ếch nhái lên làm người!” Đó là chỉ về những người này, nhưng tôi cho rằng đó là chỉ là thời thế, đó không thể là chân lý được.

Và vì thành phần lý lịch như thế nên tính cách của họ là thô tục, bẩn thỉu, nhỏ nhen, ích kỷ. Họ ý thức được điều đó là xấu xa nhưng không biết cách sửa nên họ luôn có một tâm lý chối bỏ nguồn gốc của mình, và che đậy chúng bằng những mỹ từ cùng những lời có cánh.

 

Chúng ta thấy, khi họ có địa vị chức quyền họ thay hình đổi dạng rất nhanh, ăn mặc đồ đắt tiền, nói năng hách dịch, đi toàn xe đẹp, nhà xây ngất ngưởng. Nhưng những thứ đó chỉ là bề ngoài mà không thể làm thay đổi bản chất thô tục trong lòng họ (chân đất, mắt toét).

Đó là tâm lý vong bản đã hình thành rất rõ rệt trong giới quan trường ở VN. Tâm lý đó đã tạo ra một xã hội nhầy nhụa,bẩn thỉu…

Đối với những người có tự trọng và có tiền ở Việt Nam thì khi đối mặt với sự nhơ nhớp trong xã hội và khi họ cảm thấy bất lực trước viễn cảnh của đất nước thì họ thường tìm cách chạy chốn, trước hết là tìm cách cho con cháu họ chạy ra nước ngoài, sau nữa là họ sẽ tìm cách sống yên ổn trong một căn nhà đẹp với một khuôn viên yên tĩnh…say sưa nghe những bản tình ca ủy mị, và nhâm nhi những giọt rượu ngon của ngoại quốc.

 

VÌ KHÔNG TÌM THẤY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA VÀ TÂM LINH CỦA DÂN TỘC NÊN HỌ TÌM ĐẾN CON ĐƯỜNG VONG BẢN NHƯ MỘT CUỘC CHẠY TRỐN CHÍNH NHỮNG GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH MÀ NGUỒN GỐC XUẤT PHÁT TỪ VĂN HÓA, TÂM LINH CỦA CÁC BẬC TỔ PHỤ BÁCH VIỆT ĐÃ XÂY CẤT VÀ TẠO DỰNG QUA RẤT NHIỀU THẾ HỆ!

 

b. Tâm lý bảo thủ các giá trị văn hóa và tâm linh

Có thể nhận thấy rất dễ dàng là cộng đồng người Việt tại hải ngoại là những người nhiệt huyết nhất trong công cuộc bảo vệ những giá trị văn hóa, tâm linh của Dân Tộc.

Thường để khoe các giá trị văn hóa của một dân tộc thì những nghệ sĩ của dân tộc đó đem lời ca tiếng hát, âm hưởng đất nước của mình đi trình diễn trên xứ người. Nhưng đối với Việt Nam thì ngược lại. Những công dân có quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức… lại về Việt Nam để hát những bài tình ca, dân ca trữ tình của Đất Việt và họ đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Sau đây là những so sánh:

1. Đàm Vĩnh Hưng khi hát tại sân khấu tròn ở Sài Gòn, giá vé năm 2010 từ 90 đến 100 ngàn.

2. Ca sĩ hải ngoại tại sân khấu tròn ở Sài Gòn, giá vé từ 500 đến 700 ngàn.

Như vậy các ca sĩ từ ngoại quốc về Việt Nam hát những bài tình ca quê hương có giá gấp 5 lần các ca sĩ trong nước?

Ca sĩ Chế Linh biểu diễn ở Hà Nội, giá 3 triệu đồng / vé.

Dẫn chứng này cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là những người bảo vệ các giá trị văn hóa tốt hơn những người làm văn hóa trong nước.

Điều này có làm xấu hổ những cán bộ làm công tác văn hóa văn nghệ trong bộ văn hóa không? Tôi không nghĩ là không, vì như dư luận trong nước đã nói là họ bị đứt dây thần kinh xấu hổ.

Như các bạn đã thấy khi các ca sĩ hải ngoại hướng tới văn hóa và những âm hưởng dân tộc, thì quần chúng đã ủng họ nhiệt liệt.

Vậy, việc thanh thiếu niên trong nước thờ ơ với Lịch Sử Dân Tộc, với các Truyền Thống của Dân Tộc thì không bắt nguồn từ bản chất của họ. Mà nguyên nhân chính là có một bức rèm ngăn cách họ với quá khứ, có một thế lực muốn hủy hại các giá trị văn hóa dân tộc của cộng đồng người VIỆT. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần làm rõ thêm một số điểm quan trọng trong phong trào ca hát cổ võ dòng nhạc quê hương này:

+ Các ca sĩ trong nước thua các ca sĩ ở hải ngoại không phải vì họ kém tài năng, mà vì thể chế chính trị trong nước là một vùng lầy, đa phần các ca sĩ muốn được hát, hay muốn được lăng xê phải làm “đĩ” trước khi được lên sân khấu. Tức là các cán bộ văn hóa phải được làm nhục họ trước khi cho họ biểu diễn.

+Trong trường hợp môi trường chính trị cởi mở, thông thoáng như môi trường mà các ca sĩ hải ngoại đang được thụ hưởng thì chắc chắn các ca sĩ trong nước sẽ biểu diễn tốt hơn rất nhiều.

+Phần lớn các trình diễn của các ca sĩ hải ngoại là các bản dân ca, hoặc là nhạc trữ tình quê hương do các nhạc sĩ sáng tác ở những năm 50-60. Thời điểm này là thời điểm mà tại Việt Nam xuất hiện nhiều biến cố đau thương: Chia cắt hai miền Nam-Bắc, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, quân đội Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, cuộc chiến trở nên đẫm máu…Các nhạc sĩ đã ghi lại những vết thương tình cảm đó trong các sáng tác của mình vì thế các bài hát ở thời đó thường mang âm hưởng rất buồn. Nhưng đó cũng là một khúc rẽ đau thương của Dân Tộc.

+Mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày hiệp định Giơ-ne-vơ chia cắt hai miền Bắc-Nam, những đau thương của cuộc chiến, cũng như những đau buồn do thăng trầm của lịch sử vẫn lẫn khuất u ám trong mỗi tâm hồn người Việt sống tại quê nhà. Âm hưởng u buồn này đeo đẳng, lúc lên, lúc xuống theo nhịp điệu cuộc sống lúc buồn, lúc vui của mọi người. Cho đến khi các ca sĩ hải ngoại trở về và với một tình cảm nhớ nhung quê hương, với phong điệu tân kỳ của kỹ nghệ âm nhạc tây phương cũng như với một ý chí giữ gìn nguyên trạng âm hưởng, hồn phách của quê hương. Khi họ trở về quê nhà, hát lại những bản tình ca thủa nào thì trong lòng những người dân Việt nỗi buồn đau lại được dâng tràn. Và nhiều người đã khóc. Tuy nhiên những giọt nước mắt này khác rất nhiều với những giọt nước mắt của các mẹ đã dẫn ở trên.

Không có ai thích tích tụ những sự đau khổ, buồn rầu trong người. Cho nên, khi các ca sĩ hải ngoại về trình diễn tại quê nhà, người ta tranh nhau mua vé bởi họ muốn tống thoát những đau buồn trong lòng tích tụ hàng bao nhiêu năm nay. Tình cảm đau buồn lẫn khuất trong tâm hồn họ được tràn ra khi nghe hát. Sự việc này rất giống như việc bạn đun một nồi nước, khi sôi tràn cũng là lúc một lượng nước đã thoát ra khỏi nồi. Những giọt nước mắt của họ là niềm sung sướng vì được giải thoát, cho dù là một phần rất nhỏ trong tâm hồn.

Thật sự, khi quay về với tổ tiên, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn chúng ta tưởng. Hiện tại thì các ca sĩ hải ngoại là những người như thế.

QUÁ KHỨ LUÔN LÀ MỘT VẾT THƯƠNG TRONG TÂM HỒN, NGÀY NÀO MÀ VẾT THƯƠNG ĐÓ CHƯA ĐƯỢC CHỮA LÀNH, NÓ VẪN LÀM CHÚNG TA GIỐNG NHƯ NHỮNG CON THÚ BỊ THƯƠNG, KHÔNG THỂ ĐI XA ĐƯỢC.

Sự phồn vinh, thịnh vượng của Dân Tộc Việt Nam phụ thuộc vào việc chúng ta băng bó, chữa trị vết thương trong tâm hồn mỗi người chúng ta!

XIN TẠ ƠN THIÊN CHÚA

Viết tại Phát Diệm, ngày 29 tháng 4 năm 2012

Nguyễn Hòa Bình (Bút danh: Hàn Quang Tự)

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link