Friday, May 18, 2012

TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ VN HAY VÁ VÁY ĐỤP

TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ VN

HAY VÁ VÁY ĐỤP

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 17.05.2012

Web: http://VietTUDAN.net

 

Từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012, các nhà đầu tư quốc tế, nhất là Ngân Hàng Thế Giới đã kêu gọi Việt Nam cũng như Trung quốc phải cải tổ Mô hình Kinh tế tận gốc để tránh sụp đổ.

Thực vậy, đối với Mô hình Kinh tế Việt Nam, Hội nghị các Nhà Tài trợ quốc tế nói rằng :

“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (HÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)

Họ thúc đẩy tái cấu trúc Kinh tế mà lại thêm “améliorer la situation des droits de l’Homme, qui freine son développement à long terme. (phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài), nghĩa là họ yêu cầu CSVN phải cho Kinh tế sống trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ, tôn trọng Nhân quyền, chứ đừng giữ Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI nữa.

Đối với Mô hình Kinh tế Trung quốc, Hai Tổ chức Tài chánh và Tiền tệ mang tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh  để nhấn mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã đi đến khúc quặt có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. Ong Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012, thì ngày 18.03.2012, Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh. Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi phải cải tổ mô hình Kinh tế. Ong Robert ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà Chrtistine LAGARDE.

Bản Tin của Allison JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về cuộc Họp báo của Ong Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh tế nếu không kịp thời và can đảm cải cách trong lựa chọn giữa độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Ong nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:

“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernement“.

“La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"

         (Trung quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).

         (Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).

Điều đặc biệt là Chủ tịch World Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính trị:

"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets", a dit le président de l'institution internationale.

La résistance pourrait notamment venir des entreprises d'Etat, dont le rapport veut réduire les privilèges et le poids économique.”

(Những cải cách không dễ dàng, thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như vậy.

(Việc chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo này muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của ho).

 

Đề án Tái cấu trúc Mô hình Kinh tế VN

có khả thi hay không ?

 

Từ cuối năm 2011 cho đế nay, chúng tôi chờ đợi Đề án Tái cấu trúc Mô hình Kinh tế Việt Nam để thẩm định xem đó là việc cải tổ đi vào tận gốc, tận căn nguyên của những sụp đổ hiện nay hay chỉ là việc tiếp tục vá chiếc VÁY ĐỤP mà Mars và Lénine đã vẽ và may chiếc váy Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa để cả Thế giới Cộng sản mặc trong đó có Trung quốc và Việt Nam. Đợi mãi và tuần này đọc trên Diễn Đàn, chúng tôi gặp được bài của Tác giả TRẦN VINH DỰ viết dưới đầu đề ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ KHẢ THI HAY KHÔNG ? Tác giả viết:

“Mỗi nội dung trong chương trình tái cơ cấu là một bài toán khác biệt. Và cũng giống như mọi bài toán khác, nó thường có nhiều lời giải và những thứ giống như lời giải (giả lời giải).

Khác biệt giữa chúng là lời giải (thật) thì xử lý được vấn đề đưa ra, còn giả lời giải thì không làm được.Nhiều ý kiến góp ý cho bản đề án này đã nói đến vấn đề chi phí như là một rào cản mà đề án này hoàn toàn không đề cập.Thí dụ ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng bản đề án này còn chưa đánh giá chi phí cần thiết để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Theo ông cần việc tính toán chi phí sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.

Vấn đề chi phí ông Nguyễn Văn Giàu (và nhiều chuyên gia khác) nhấn mạnh là một điểm hết sức quan trọng. Mặc dù một số quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cho rằng tái cơ cấu không làm tiêu hao nguồn lực, mà chỉ là phân bổ lại nguồn lực nhưng cách nói này chỉ là một cách nói khéo trên quan niệm cân bằng tổng thể: nguồn lực toàn xã hội chỉ có bao nhiêu đó, chỉ phân bổ lại chứ không mất đi. Trên thực tế, tái cơ cấu sẽ cần đến chi phí, ít nhất là chi phí từ góc độ nhà nước. Bất kỳ một chính sách cải tổ kinh tế nào của nhà nước muốn đi vào thực tế cũng cần có nguồn lực ngân sách đi kèm. Nếu không thì nó chỉ nằm trên giấy. Thí dụ, nhà nước muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng hiện nay, và chi phí mà chính phủ dự kiến cho việc này là 29 nghìn tỷ Đồng.

Việc phân tích rõ chi phí và lợi ích của các chính sách khác nhau sẽ cho phép xác định chính sách nào là hiệu quả nhất và nên thực hiện nhất. Vì thiếu phân tích này nên có vẻ như đề án của Bộ KH và ĐT được viết trên cơ sở cái gì cũng muốn làm, hay nói theo cách nói của Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý là “dàn hàng ngang”.

Để một giải pháp tái cấu trúc là giải pháp thật thì ngoài câu chuyện nguồn lực nó phải xuất phát từ nguyên tắc thiết kế cơ chế. Tức là phải tạo ra một cơ chế theo đó các luật chơi và cơ chế khuyến khích vừa rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, vừa hướng được các bên tham gia (cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích) tới việc thực hiện được mục tiêu đặt ra. Nếu không dựa trên nguyên tắc này, các giải pháp đề ra sẽ là các giả lời giải, tức là đưa ra nhưng không thể áp dụng để giải quyết bài toán tái cơ cấu được. Cách tiếp cận này là bản lề, là cột trụ không thể thiếu cho một hệ thống giải pháp tái cơ cấu khả thi.

Đề án đưa ra một số nội dung tái cơ cấu cơ bản. Đó là tái cơ cấu (1) các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh tế vùng. Có một số giải pháp trong đề án đưa ra dựa theo nguyên tắc thiết kế thể chế. Thí dụ, một giải pháp rất nhỏ trong báo cáo này liên quan đến việc nâng cao chất lượng của các trường đại học (trong gói các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).”

         Qua thông tin tóm tắt những Đề án Tái cấu trúc Mô hình Kinh tế Việt Nam từ Quốc Hội và từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, thì người ta chỉ nói đến Chi phí, đến xào nấu xắp xếp lại những gì đang có, thiết kế lại thể chế. Như vậy tất cả những Đề án cải tổ Mô hình Kinh tế mà Tác giả Trần Vinh Dự đề cập tới đã không đi vào CÁI GỐC, cái CĂN NGUYÊN THEN CHỐT của tình trạng sụp đổ Kinh tế mà Hội các Nhà Đầu tư Quốc tế cũng như Ong Robert ZOELLICK và Bà Christine LAGARDE đã đòi hỏi như chúng tôi đã trình bầy ở phần đầu của bài này.

 

Không đi vào CĂN NGUYÊN để cải tổ,

thì đó chỉ là vá VÁY ĐỤP

 

Như nói ở trên đây, Mars và Lénine đã vẽ và may một CÁI VÁY mô hình Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa để cả Thế giới Cộng sản mặc. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy (Système Economique Centralisé et Dirigiste), nghĩa là Nhà nước Độc tài nắm trọn mọi hoạt động Kinh tế. Thực vậy, các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Hệ thống Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy vậy. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không. Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.

Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp. Tất nhiên Môi trường DÂN CHỦ này đi ngược lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Hệ thống này đương nhiên chỉ có thể sống được với Môi trường Chính tri-Pháp lý ĐỘC TÀI do độc đảng Chính trị tự đặt ra cho phù hợp với Tập quyền Chỉ huy Kinh tế.

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Ong Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó:

*        Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.

*        Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến

*        Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Kinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.

*        Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.

         Hệ thống Kinh tế này đã đưa đến thất bại và Nga cũng như Đông Au đã can đảm vứt bỏ CÁI VÁY mô hình Kinh tế mà Mars-Lénine đã may để bắt Thế giới Cộng sản mặc.     

Trung quốc và Việt Nam đã không vứt bỏ CÁI VÁY ấy, mà kiếm mảnh vải Mỹ, mảnh vải Tây để vá CÁI VÁY và đặt tên cho là Mô hình Kinh tế mở cửa “định hướng XHCN“. Nhưng thực chất của mô hình Kinh tế này vẫn là Nhà nước Độc tài “chủ đạo“ Kinh tế, nghĩa là nắm Độc quyền Kinh tế. Việc Mở Cửa của Trung quốc và Việt Nam là nhằm moi trợ lực Kinh tế của Tây phương khi mà Thế giới Cộng sản sụp đổ vì kiệt quệ Kinh tế do mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Những chữ “định hướng XHCN “ chủ trương giữ lại CÁI VÁY Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Trên thực tế hiện nay, đảng CSVN vẫn giữ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, nghĩa là Độc tài, độc đảng Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Chính cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế này làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng Kinh tế Đất nước.

         Trong bài tóm tắt những Đề án Cải tổ Kinh tế trên đây của Tác giả Trần Vinh Dự, chúng tôi không thấy chỗ nào nói đến việc tách rời Độc tài Chính trị ra khỏi Độc quyền Kinh tế. Đó là cái GỐC, cái CĂN NGUYÊN chính yếu làm sụp đổ Kinh tế hiện nay và đó cũng là điều yêu cầu của Hội những Nhà Đầu tư Quốc tế cũng như của Ong Robert ZOELLICK và Bà Christine LAGARDE. Nếu vẫn giữ cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì nhữnng Đề án Cải cách lòng vòng chỉ là việc vá chiếc VÁY ĐỤP mà Mars-Lénine để lại mà thôi.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 17.05.2012

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link