Saturday, July 6, 2013

TẠI SAO MOHAMED MORSI BỊ HẠ BỆ


From: Thach Nguyen <
Sent: Friday, July 5, 2013 2:26 PM
Subject: Tại sao Morsi bị hạ bệ

 

                             TẠI SAO MOHAMED MORSI BỊ HẠ BỆ

 

                                                                                        Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

     Ông Mohamed Morsi là một Tổng Thống dân cử của Ai Cập sau khi TT Hosni Mubarak bị lật đổ. TT Morsi tuyên thệ nhậm chức ngày 30 - 6 - 2012. Một năm sau, ngày 3 - 7 - 2013 ông lại bị lật đổ do những cuộc xuống đường của dân chúng và áp lực của quân đội Ai Cập. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào đã khiến một ông Tổng Thống được chọn qua một cuộc đầu phiếu phổ thông và dân chủ bị lật đổ hấp tấp đến thế trong khi ông mới chỉ cầm quyền được có 1 năm 3 ngày? Hẳn phải là chuyện đại sự lắm?

 

     Xét về thân thế và sự nghiệp chính trị của TT Morsi, chuyện này xem ra thật khó hiểu. Morsi một trí thức có bằng PhD Mỹ, là nhân vật lãnh đạo nòng cốt của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood,) chủ tịch đảng Tự Do và Công Lý FJP (Freedom an d Justice Party.) FJP là đảng chính trị phổ thông nhất tại Ai Cập hiện nay, và Huynh Đệ Hồi Giáo là tổ chức mạnh nhất trong khối Hồi Giáo nói chung và tại Ai Cập nói riêng. Nó có chân rết cũng đáng nể tại Hoa Kỳ và rất thân cận với TT Obama. Như thế thì làm sao ông Morsi bị lật đổ?

 

     Đối với khối Hồi Giáo, để mua lòng tất cả, ông đã tỏ ra thân hiện không kể trước kia họ là bạn hay là thù. Để giữ được vị thế trong khối Hồi Giáo, và để chứng tỏ mình là người lãnh đạo có tinh thần xét đoán công minh, ông nêu ra nghi vấn trong vụ đánh bom bằng máy bay làm sập hai tòa cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước, người ta không xác minh được lý lịch những nghi can là quân khủng bố Al-Qaeda để buộc tội họ. Điều này chắc hẳn làm vừa lòng tất cả mọi khuynh hướng Hồi Giáo, nhất là phe Al-Qaeda. Trong bài diễn văn trước những người ủng hộ ông tại công trường Tahrir ở Cairo ngày 30 - 6 - 2012, ông Morsi còn nhấn mạnh rằng ông đang hoạt động để Omar Addel-Rahman, nghi can trong vụ đánh bom, được phóng thích. Nhưng để làm yên lòng Hoa Kỳ, ông Morsi lại đứng hẳn về phía quân nổi dậy trong vấn đề tranh chấp tại Syria hiện nay. Ông đe dọa trục xuất đại sứ Syria và đóng cửa tòa đại sứ Syria tại Cairo. Đó phải chăng là tài ngoại giao khéo léo của TT Mohamed Morsi?

 

     Về vấn đề đối nội, ông củng cố quyền hành bằng cách cho về hưu tướng Sami Hafez Anan, tham mưu trưởng quân đội, sa thải hai tướng lãnh khác là giám đống ngành tình báo và chỉ huy trưởng đoàn vệ binh phủ Tổng Thống. Ông hủy bỏ bản tu chính Hiến Pháp giới hạn quyền hành của Tổng Thống. Nhưng đổi lại, ông chủ trương thiết lập một Hiến Pháp mới bảo đảm các quyền công dân, đồng thời bảo vệ được luật lệ Hồi Giáo. Đầu tháng 7 - 2013, ông cho phục hồi Quốc Hội đa số Hồi Giáo đã bị tòa án tối cao theo Hiến Pháp Ai Cập giải tán. Những việc làm này được nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo ủng hộ, nhưng lại bị thành phần phóng túng (liberal) và các nhóm thế tục (secular) chống đối vì cho rằng nó áp đặt việc thực hành đạo Hồi một cách khắt khe hơn. Nước đi của ông Morsi bị chỉ trích, phe chống ông cho là ông là kẻ tiếm quyền và tự đặt mình là Tân Pharaoh của Ai Cập.

 

     Nhìn vào chính sách đối ngoại nói chung, đứng trên quan điểm của Hoa Kỳ và Israel thì TT Mohamed Morsi xem ra đã có chiều hướng làm mất lòng tin của các người bạn này.

 

     Đối với Trung cộng và Nga, TT Mohamed Morsi đã có những bước xích lại gần hơn đối với người tiền nhiệm bị truất phế là ông Mubarak, nghĩa là ông có vẻ thân những kẻ thù của Mỹ hơn là thân Mỹ. Trái hẳn với Mubarak. Morsi đã ký nhiều thoả hiệp hợp tác về đầu tư và du lịch với cả Nga lẫn Trung cộng. Đặc biệt với Nga, trong một lần thăm viếng Nga hồi tháng 4 - 2013, Morsi ca ngợi sự liên kết giữa Ai Cập và Liên Sô trước kia. Ông muốn thắt chặt sự gắn bó giữa hai quốc gia cả về kinh tế lẫn chính trị. Ông mong muốn Nga sẽ trợ giúp Ai Cập phát triển lãnh vực năng lượng, và còn hy vọng Nga sẽ giúp thiết lập các nhà máy chạy bằng năng lượng nguyên tử cho Ai Cập.

 

     Tháng 10 – 2012, Morsi viết cho thủ tưởng Do Thái Simon Peres một bức thư tỏ thái độ thân thiện. Ông gọi Peres là một người bạn tốt, vĩ đại, đồng thời kêu gọi duy trì và phát huy những liên lạc đầm ấm và hạnh phúc hiện có giữa hai quốc gia. Morsi kết thúc lá thư  bằng những chữ rất trịnh trọng “highest esteem and consideration” (với lòng quí mến và quan tâm sâu xa nhất.)

 

     Thế nhưng ngày 19 - 10 - 2013, TT Morsi đến đền thờ Hồi Giáo el-Tenaim để đọc bài diễn văn Đoàn Kết Quốc Gia (Egyptian Unity.) Trước khi đọc diễn văn, ông dự lễ cầu nguyện chung và đọc lên lớn tiếng chữ AMEN. Nguyên nghĩa chữ Amen là MEMRI được dịch là “tiêu diệt bọn Do Thái và những kẻ ủng hộ chúng” (destroy the Jews and their supporters.)

 

    Tháng giêng 2013, Morsi phát biểu rằng người Do Thái không có quyền hành gì trên lãnh thổ Palestine. Không có chỗ cho họ trên đất của người Palestine. Tất cả những gì họ lấy được trước năm 1947- 48 đều là cướp đoạt, và những gì họ đang làm bây giờ cũng là cướp đoạt. “Chúng tôi không thừa nhận lằn ranh xanh ( Green Line) dưới bất kỳ hình thức nào. Đất của người Palestine thưộc về người Palestine, không phải của người Do Thái.” Hồi tháng 9 - 2010, Morsi còn gọi người Do Thái là những tên ma cà rồng (blood suckers), bọn hiếu chiến, và là con cháu của loài khỉ đột (apes) và loài heo. Nhưng về sau ông lại đổi giọng, cho rằng người ta đã tường thuật không đúng với ngữ cảnh.

 

     Ông Morsi bị tố cáo là độc tài. Cho dù thế đi chăng nữa, nhưng đường lối độc tài của ông mới nhen nhúm được có mấy tháng trời thì đâu đã đến mức nghẹt thở để hàng triệu người dân Ai Cập phải xuống đường để lật đổ ông. Muslim Brotherhood ở đâu? Họ sẽ để yên sao? Có thể nói được chăng, độc tài chỉ là DIỆN của biến cố chính trị này tại Ai Cập. Chuyện Làm mất lòng Israel và làm cho nước láng giềng này lo ngại mới là ĐIỂM của vấn đề. Mubarak trước kia ít ra đã tránh nói đến vấn đề đất đai Palestine, đã không miệt thị người Do Thái là ma cà rồng, là bọn hiếu chiến, là hậu duệ của loài khỉ đột và heo. Và ít ra Mubarak cũng đã ký kết với Israel một Hiệp Ước hòa bình và vẫn tuân thủ Hiệp Ước đã ký. Mohamed Morsi đã làm những điều này. Như vậy bảo sao Israel vui cho được? Hơn thế nữa nếu Morsi được Nga giúp thiết lập nhà máy nguyên tử và Ai Cập có được vài trái bom nguyên tử thì chắc chắn Israel sẽ lâm vào tình trạng mệt cầm canh. Một nước Israel nhỏ bé mà hai bên nách hai ông Iran và Ai Cập đều có bom nguyên tử cả thì làm sao mà sống nổi.

 

     Để tránh chuyện “đêm dài lắm mộng” cho cả Israel lẫn Mỹ thì Mohamed Morsi phải ra đi là điều có thể hiểu được. Iarael khó làm được chuyện lật đổ Morsi, nhưng Obama thì có lẽ không khó lắm. Obama làm chuyện này cho thấy đường lối ngoại giao của nước Mỹ tại các nước Hồi Giáo đã thất bại. Nói chung thì việc bọn tài phiệt Mỹ gốc Do Thái nặn ra một ông Tổng Thống gốc Muslim, lấy tí mực tầu sơn phết lên rồi bảo “chúng tôi bây giờ đã nghĩ khác và làm khác” là có thể dẹp yên được Hồi Giáo. Không dễ đâu. Morsi chính là cây thước đo lòng trung thành của Obama với bọn kingmakers. Để hiểu rõ hơn vấn đề, kính mời quí vị đọc thêm bài viết dưới đây của chúng tôi. Xin thành thật cám ơn.

______________________________________________________________________________

 

 

YẾU TỐ MUSLIM BROTHERHOOD

TRONG CUỘC CÁCH MẠNG NHÂN QUYỀN HỒI GIÁO

 

                                

                                                                             Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

     Barack Obama đắc cử Tổng Thống Mỹ. Cả thế giới ngưỡng mộ và thán phục, nhất là nhân dân các nước còn đang sống dưới chế độ độc tài. Nền dân chủ Hoa Kỳ đạt được một điểm son sáng chói.

 

     Tuy nhiên, họ là những người chỉ nghe mà chưa thấy nước Mỹ. Phần đông người Mỹ và những người rành về nước Mỹ thì không hẳn thế. Họ tỏ ra ngạc nhiên và dè dặt. Bởi vì nước Mỹ (dân số khoảng 312 triệu với 2/3 là da trắng Âu Châu, không kể gốc Spanish) đầu óc bảo thủ và kỳ thị, mặc dầu Hiến Pháp Mỹ cấm kỳ thị. Hàng trăm năm sau chưa chắc họ đã dễ dàng chọn lựa một ông da mầu làm tổng thống. Và, 80% người Mỹ theo Thiên Chúa Giáo đủ mọi chi nhánh, càng khó cho họ chấp nhận một người lãnh đạo có gốc gác Islam. Thế nhưng Barack Obama, một người muslim da đen, chưa từng có kinh nghiệm chính trường, lại thênh thang bước vô tòa Nhà Trắng một cách chẳng khó khăn gì. Tại sao?

 

     Điều này chẳng có gì khó hiểu. Mọi người đã nhìn thấy tận mắt. Obama được phe tả phóng túng (leftish liberal) tuyệt đối hỗ trợ, và báo chí dòng chính (mainstream media) ủng hộ vô điều kiện. Sự kiện rõ rệt để chứng minh là trong cuộc tranh cử tổng thống, quĩ vận động của Obama do các thành phần này đổ vào đạt kỷ lục từ trước đến nay là một tỷ dollars có lẻ, gấp đôi đối thủ là John Mccain. Chưa hết, điều đáng ngạc nhiên nữa là cả hai thành phần phóng túng và báo chí dòng chính phần nhiều lại là dân thiểu số gốc Do Thái tỷ phú. Người xưa nói rất đúng: có tiền mua tiên cũng được. Kể gì đến chiếc ghế tại phòng bầu dục tòa Bạch Ốc. Khó lòng tưởng tượng ra được, vì lý do gì người Do Thái lại là Lã Bất Vi (American kingmaker) ủng hộ một người gốc Phi Châu Hồi Giáo lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ? Hai năm trước chưa rõ, nhưng bây giờ thì, qua các diễn biến đang xẩy ra tại Bắc Phi, người ta có thể tìm ra được câu trả lời rồi. Mời nghe khúc dạo đầu (prelude) của tân Tổng Thống Obama.

 

     Chỉ năm tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức và sắp xếp chính phủ xong, TT Obama liền bắt tay ngay vào việc thực hiện đường lối đối ngoại mà ông đã được những người đưa ông lên trao phó cho. Bước đầu tiên là tháng 6-2009, Obama bay sang Cairo. Ở đấy ông tuyên bố: Tôi đến đây để tìm một sự khởi đầu mới cho nước Mỹ và người Hồi Giáo trên thế giới (I have come here to seek a new beginning between United States and Muslim around the world). Người ta lúc đó chưa hiểu rành mạch sự khởi đầu mới là gì, và có phần chắc tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng không hiểu. Nếu hiểu được thì ông phải coi đây là cái quyết định sa thải ông, nói cách khác là chấm dứt chế độ của ông, và đã chuẩn bị phương cách đối phó chứ đâu có chịu để nước đến chân nhẩy không kịp. Tuy nhiên hãy còn phúc đức cho ông Mubarak nhiều lắm. Bởi vì bây giờ người Mỹ thay ngựa bằng cách thả trở lại thảo nguyên để nó tự sinh tự diệt, thay vì đem vào lò mổ biến nó thành thực phẩm nuôi chó mèo.

 

     Sau khúc dạo đầu “sự khởi đầu mới”, TT Obama kết thúc bài diễn văn đọc tại trường Đại Học Cairo bằng nhiều lời xin lỗi: vì người Mỹ đã sai lầm, vì người Mỹ đã bỏ đi nhiều cơ hội, vì người Mỹ đã đưa ra những lời kêu gọi hòa bình không tưởng tại Trung Đông, nay ông nhất quyết ủng hộ một thế giới đa dạng về tôn giáo. Đến Ả Rập Saudi, ông Obama còn cúi gập người xuống chào nhà vua Abdul-Aziz để tỏ ra mình là một tín đồ muslim ngoan đạo. Qua chuyến đi của TT Obama đến Ai Cập, người ta đã có thể đoán chừng được nước Mỹ muốn gì.

 

     Theo tường thuật của báo chí thì TT Obama đến Ai Cập với mục đích là nói cho thế gíới Hồi Giáo biết rằng nước Mỹ có ý định thay đổi cách nhìn và đường lối của mình đối với họ. Tổng Thống Mỹ chọn Ai Cập để làm việc này vì hai lý do. Thứ nhất, Mubarak nói riêng và Ai Cập nói chung là những người bạn thân cận nhất của Mỹ trong thế giới Hồi Giáo. Thứ hai, Ai Cập là cái nôi của tổ chức Muslim Brotherhood (Tình Huynh Đệ Hồi). Đây là điều quan trọng. Kế hoạch bắt tay với tổ chức Tình Huynh Đệ Hồi và biến tổ chức này thành đối thủ của tổ chức khủng bố al-Qaeda mới thực sự là vấn đề mà cả Mỹ lẫn Do Thái muốn thực hiện. Vậy tổ chức Muslim Brotherhood là gì và tại sao nó được Mỹ và Do Thái coi trọng như thế?

 

     Muslim Brotherhood (xin viết tắt là MB cho tiện) là một tổ chức lớn nhất và kỳ cựu nhất của người Hồi Giáo, do Hasan ai-Banna thành lập tại Ai Cập năm 1928. Tổ chức này được coi là có ảnh hướng lớn nhất trong thế giới Hồi Giáo với nhiều chi nhánh phụ. Có thể nói, MB là mẹ đẻ của mọi phong trào Hồi Giáo. Nhóm này nổi lên như một phong trào đối lập lớn nhất ở Ai Cập. MB Ai Cập hiện nay có khoảng ba trăm ngàn đoàn viên tích cực nắm giữ nhiều học viện, quĩ từ thiện (foundation), nhà thương, trường học, ngân hàng, hiệu buôn, nhà trẻ, câu lạc bộ, và dịch vụ cho người tàn tật. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, với các cuộc xuống đường hồi tháng qua tại Ai Cập, MB sẽ giữ một vai trò lớn trong tưong lai của nước này sau khi TT Hosni Mubarak bị hạ bệ. Ed Husain, thành viên niên trưởng của Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao CFR (Council on Foreign Relations) khẳng định: Không có MB, không thể có tính chính thống trong bất cứ việc gì xẩy ra tại Ai Cập (Without the Muslim Brotherhood, there’s no legitimacy in whatever happens in Egypt anymore.)

 

     Hồi Giáo Islam là một tôn giáo chính trị. Thần quyền ở trên chính quyền. Tôn chỉ của Islam là hồi giáo hóa xã hội. Để hiểu Hồi Giáo một cách chính xác, người ta phải hiểu cách mà người Hồi hiểu về mình. Islam tự cho chỉ có mình mới là tôn giáo đích thực. Do đó mục tiêu của nó là thống trị thế giới. Mục tiêu này, theo nghĩa đen là nhổ tận rễ các cách thờ kính coi là giả trá và không đúng chỗ của các tôn giáo khác. Mục tiêu này phải được thực hiện cho đến khi mọi người trên trái đất nói rằng: không có bất cứ kẻ nào có quyền được tôn thờ ngoài Allah. Ngày 17-9-2005, tổng thống Iran vừa đắc cử Mahmoud Ahmadinejad đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước. Trong phần kết thúc, ông đã công khai cầu nguyên Allah để xin Ngài sớm cho xuất hiện đấng tiên tri (Mahdi) Islamic. Đại diện các quốc gia và báo chí có mặt hiểu Ahmadinejad muốn nói gì. 

 

     Sứ mệnh nguyên thủy của MB là hồi giáo hóa xã hội qua việc truyền bá luật pháp, các giá trị, và luân lý của đạo Hồi. Thực chất, nó là một phong trào pha trộn các hoạt động vừa tôn giáo, vừa chính trị, và xã hội. Chủ trương của MB nêu rõ trong khẩu hiệu chiến lược là: Hồi Giáo là giải pháp, và thánh chiến là đường lối (Islam is the resolution and jihad is our way). Thánh chiến không nên hiểu đóng khung trong đường lối dùng sức mạnh để cải đạo những tôn giáo khác niềm tin. Hình thức thánh chiến thứ năm của đạo Hồi là đấu tranh chống nhũng người đồng đạo đồi bại (corrupt muslims). Đối với niềm tin tôn giáo cũng như trong lãnh vực chính trị, sự đồi bại hay tha hóa là một ý niệm hoàn toàn chủ quan và độc đoán. Chẳng hạn tại Liên Sô trước đây, chỉ cần dán lên người hai chữ “xét lại” thì đã đủ để người CS thanh toán đồng chí của mình rồi.

 

     Do tính chất bạo động của MB nên nó đã bị cấm hoạt động ngay từ thời đế quốc Anh cai trị Ai Cập cho đến thời Mubarak. Nhưng nay thì vì MB phân ra nhiều chi nhánh nên đường lối mặc nhiên không thống nhất. Một khuynh hướng MB ôn hòa hơn trong đường lối hành động, nhưng al-Qaeda vẫn chủ trương bạo động và khủng bố. Khuynh hướng MB được coi là ôn hòa ngấm ngầm hợp tác với chính quyền Obama.  Khuynh hướng này được Ed Husain (thành viên CFR đã nói trên) xác nhận dứt khoát: Dĩ nhiên, MB không phải là al-Qaeda (of course, the Muslim Brotherhood is not al-Qaeda). Và ông còn bênh vực MB: Thật là sai lầm về việc đổ trách nhiệm cho các hoạt động của tất cả các đứa con tinh thần của MB (it is wrong to make the Muslim Brotherhood responsible for the actions of all of its intellectual offsprings).

 

     Chả nói thì ai cũng biết rằng đường lối của chính quyền Hoa Kỳ là do Council on Foreign Relations (CFR) vạch ra. Ed Husain là thành viên niên trưởng của tổ chức đầy quyền lực này nổi lên trong các biến cố tại Bắc Phi là một chỉ dấu cho thấy đường lối của Hoa Kỳ tại đây như thế nào. Obama là người thừa hành đường lối đó. Anh chàng Lã Bất Vi Hoa Kỳ (American kingmaker) xem ra hợp lý khi chọn Obama để thi hành vì có cái gốc gác bảo đảm. Việc chính quyền Obama liên hệ với MB và can thiệp vào tình hình Ai Cập là chuyện không còn cần phải che đậy.

 

     Ngay sau khi ông Obama thắng cử, trưởng cố vấn chính trị của tổ chức Hamas (chi nhánh của MB) ở Gaza lên tiếng ca tụng sự kiện này là một “thắng lợi lịch sử” cho thế giới, và tuyên bố rằng ông ta sẽ gởi thơ chúc mừng đến tân tổng thống vừa đắc cử. Lý do gì một lãnh tụ Hồi Giáo chống Mỹ lại cho đây là một “thắng lợi lịch sử” cho cả thế giới. Theo ký giả Aaron Klein của trang web WorldNetDaily thì TT Obama và các viên chức hàng đầu trong chính quyền của ông đã có được sự tiếp xúc lịch sử với đại diện của tổ chức đối lập chính của phong trào nổi dậy tại Ai Cập, cũng như đã âm thầm xe thắt sợi giây liên kết với MB và các đồng minh của tổ chức này trên khắp thế giới.

 

     Tờ nhật báo Almasry Alyoum tại Ai Cập tường thuật, trong năm 2009, TT Obama đã gặp gỡ đại diện của MB Ai Cập có cơ sở tại Mỹ và Âu Châu. các thành viên của MB đã bầy tỏ với TT Obama rằng họ hỗ trợ cho đường lối dân chủ và cuộc chiến chống khủng bố. Cũng theo bài tường thuật, MB đã thông báo với TT Obama rằng họ sẵn sàng duy trì tất cả các cam kết của Ai Cập với các chính phủ ngoại quốc. Điều này ngụ ý, nếu MB nắm chính quyền, họ sẽ tiếp tục duy trì thỏa ước hòa bình với Do Thái. Khaled Hama, chủ bút của trang web của MB còn xác nhận rằng mười thành viên của tổ chức này đã nhận được lời mời chính thức tham dự buổi nói chuyện lịch sử của TT Obama tại Cairo năm 2009.

 

     Ngoài việc tiếp xúc với MB, báo chí còn tiết lộ thêm chính quyền của TT Obama cũng có liên hệ với tổ chức Hamas, một chi nhánh (offshoot) thân cận nhất của MB. Tân lãnh tụ của MB tại Gaza, ông Muhammad Badi, đồng thời là người hướng dẫn tinh thần của Hamas gởi thơ cho TT Obama nhờ NS John Kerry chuyển đạt khi ông này viếng thăm Gaza tháng 2-2009.

 

     Ngay tại Hoa Kỳ, chính quyền của TT Obama cũng có liên hệ thường xuyên với tổ chức Hồi Giáo Bắc Mỹ ISNA (Islamic Society of North America). Liên hệ này được thiết lập chỉ một tuần trước ngày lễ nhậm chức của TT Obama. Chủ tịch ISNA Ingrid Mattson hiện diện trong ngày này và đề nghị được cầu nguyện trong biến cố để quay phim chụp ảnh. Mattson cũng đại diện ISNA trong những bữa cơn chay hàng năm của TT Obama. Trong dịp này năm ngoái, TT Obama đã loan báo hỗ trợ quyền của người Hồi Giáo được xây một trung tâm văn hóa Hồi và một đền thờ Hồi Giáo cách Ground Zero hai blocks.

Một tổ chức Hồi Giáo khác nữa tại Hoa Kỳ mà chính quyền Obama có liên hệ gắn bó là Hội Đồng Liên Lạc Mỹ Hồi CAIR (Council on American-Islamic Relations) có trụ sở tại đồi Capitol Hill, Waghington DC.

 

     Các cuộc xuống đường chống độc tài và đòi dân chủ tại nhiều nước Hồi Giáo trong mấy tháng qua là một phong trào cách mạng dân tộc. Nhưng tại Ai Cập người ta đã phát giác có bóng dáng người Mỹ trong đó. Chỉ một tuần lễ sau cuộc xuống đường đầu tiên, một nhà ngoại giao Ai Cập đã nói với WND (WorldNetDaily) rằng chính phủ Ai Cập nghi ngờ những thành phần nổi loạn được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Nhà ngoại giao này đặt ra vấn đề trở về nước của nguyên trưởng cơ quan nguyên tử quốc tế, ông Elbaradei, một lãnh tụ đối lập, đồng minh của MB, và việc Tòa Đại Sứ HK tại Cairo năm 2008 giúp một người trẻ bất đồng chính kiến sang Nữu Ước tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh các nhà hoạt động được Mỹ bảo trợ. Tên người này không được Mỹ tiết lộ cho cảnh sát Ai Cập. Ngoài ra, những tết lộ của Wikileaks cho thấy nhà chức trách Hoa Kỳ đã ép buộc chính phủ Ai Cập phải phóng thích những nhà bất đồng bị cảnh sát bắt giữ.

 

     Có phải chính quyền Obama muốn chơi con bài MB Ai Cập như một đồng minh, hay một công cụ để chống khủng bố al-Qaeda? Thật ra bây giờ còn quá sớm để xác định được tổ chức MB đóng vai trò gì trong biến cố Bắc Phi, và Hoa Kỳ đã thành công tới mức nào trong mưu tính của mình. Điều hiển nhiên là khát vọng dân chủ và nhân quyền của người dân hồi giáo đã vượt lên trên tất cả, kể cả những ràng buộc tôn giáo. Vì thế ngọn lửa cách mạng mới lan mau như vậy: khắp Phi Châu và Trung Đông bùng lên như một đám cháy rừng và còn có thể tràn qua Á Châu và Nam Mỹ không có đạo Hồi nữa.

 

      Như trên chúng tôi đã trình bầy, một khía cạnh quan trọng của vấn đề là sự tôn trọng thần quyền trong các quốc gia theo đạo Hồi. Giáo sĩ Hồi Giáo có khi có quyết định tối hậu trong các vấn đề của quốc gia. Vì thế, cuộc cách mạng nhân quyền tại các quốc gia Hồi Giáo khó lòng được sự ủng hộ của giới giáo sĩ. Thực vậy, người ta đã nghe thấy tiếng chống đối của Giáo chủ Ayatollah Ahmad Khatami của Iran. Ông kết án cuộc cách mạng, cho rằng số phận của những kẻ dám thách đố tôn giáo sẽ bị tiêu diệt. Và ông còn thêm: Báo chí và các nhà lãnh đạo chính quyền muốn nhấn mạnh đến các vấn đề công ăn việc làm, quyền tự do, và dân chủ, nhưng vấn đề quan trọng trước hết là yếu tố tôn giáo trong các cuộc phản đối đã bị chối bỏ.

 

     Mặc dầu MB là một tổ chức có tinh thần thực dụng (pragmatic), nhưng tinh thần Islam đối với họ vẫn trên hết. Cứ nhìn vào sự phát triển của đạo Hồi tại nước Mỹ và các nước Âu Châu thì biết. Vậy liệu khi nắm quyền, MB có vượt lên trên được quyền hành của các giáo sĩ không. Lại nữa, liệu liên minh vì quyền lợi chính trị với Hoa Kỳ có giá trị hơn tình anh em đồng đạo trong Hồi Giáo không. Từ ngữ “Muslim Brotherhood” tự nó nói lên một ý nghĩa nào đó rồi. NS Santorum, nhân vật có hy vọng đại diện cho đảng Cộng Hòa tranh cử tổng thống năm 2012 có lẽ hiểu được vấn đề này, ông đưa ra nhận định: tổ chức MB muốn áp đạt luật Sharia Law trên toàn vùng Trung Đông. Và ông phân tích thêm: Sự khác biệt duy nhất giữa MB và al-Qaeda là al-Qaeda sử dụng bạo động hơn để hoàn thành mục đích, trong khi MB là một tổ chức rất nguy hiểm, chúng ta không thể thương lượng được với bất kỳ ai trong họ được.

 

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
/>

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link