Monday, August 3, 2015

ÁC MỘNG HẢI TẶC TRUNG CỘNG TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG



Kính Chuyển
MG

ÁC MỘNG HẢI TẶC TRUNG CỘNG
TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
MƯỜNG GIANG


            Ngay từ tháng 8-2007, Trung Cộng đã khởi sự khai thác các tiềm năng kinh tế quanh quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Việt. Ðây là lãnh thổ của VN đã có từ lâu đời nhưng đã bị Hồ Chí Minh và đảng CS bán đứng cho Trung Cộng, cùng lúc với quần đảo Trường Sa từ năm 1958. để đổi lấy viện trợ của Tàu, xâm lăng và cưởng chiếm VNCH, mà hiện nay ai cũng đều biết hết. Để biểu dương hành động “ Hải Tặc “ ngang ngược coi thế giới và cả Hoa Kỳ như cỏ rác, Bắc Kinh đã công khai nạo vét bồi đắp một số đá ngàm trong quần đảo Trường Sa, thành một chuổi đảo nhân tạo để tuyên bố chủ quyền. Sau đó trơ tráo thông báo rằng sẽ mở các chuyến du lịch bằng tàu lớn, để du khách có thể thưởng ngoạn hết vùng biển đảo tới tận quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Tàu.. Cuối cùng,trước thái độ “ nhổ ra liếm vào “ của Mỹ, Trung Cộng quyết tâm chiếm hết Biển, Đảo và làm bá chủ Thái Bình Dương, Á Châu và cả thế giới.

            Phân tích tiềm lực quân đội Trung Cộng ngày nay, các chiến lược gia và quân sự Mỹ đều có chung nhận định ‘ Ðó là cơn ác mộng, chẳng những của các quốc gia Ðông Nam Á mà còn là hiểm họa toàn cầu ‘.Ngoài ra, Trung Công cũng bị thế giới cáo buộc là một quốc gia đã và đang xuất cảng tội ác cùng chính sách độc tài sắt máu, tới nhiều nước .., trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ, khuyến khích các nước trên, chế tạo những vũ khí độc hại, giết người hằng loạt, làm đảo lộn trật tự và an ninh thế giới trong nhiều năm qua với hậu quả có thể trở thành một cuộc thế chiến.

            Theo lời tuyên bố trong ‘ Chinese Territorial Water Laws ‘, TC cho biết lãnh thổ của mình bao gồm : Ðài Loan, quần đảo Senkaku, Pescadore, Pratas,Macclesfiel Bank, Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy biển Trung Hoa rộng hơn 3 triệu km2, chiếm phần lớn Thái Bình Dương, bao gồm khu vực 200 hải lý, tính từ đảo Ðài Loan, mà Trung Cộng lúc nào cũng coi như đất đai của Tàu. Tháng 3-1988, Trung Cộng dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo, thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Sau đó ngang nhiên dựng đài quan sát biển (Marine Observatory) và lập căn cứ quân sự, trên các đảo còn đang tranh chấp chủ quyền.

             Tháng 2-1995, Trung Cộng lại cưỡng chiếm đảo Mischief, lãnh thổ của Phi Luật Tân, nằm ở phía tây đảo Palawan. Mặc dù bị chính phủ nưóc này phản đối dữ dội, Trung Cộng vẫn tiến hành xây nhiều căn cứ quân sự trên đảo, từ năm 1998-1999, trước sự làm ngơ của Hải quân Nga và Mỹ, luôn có mặt trên đại dương.

            Tháng 2-1992, Trung Công bất chấp công pháp quốc tế, ngang nhiên tới khoan giếng dầu ở Wanan Reef, nằm trong lãnh hải VN. Song song, Trung Cộng cũng tới khoan dầu tại Reed Bank (thuộc Philippine) và James Shoal (thuộc Mã Lai Á). Ðã công khai cưỡng chiếm lãnh thổ của người khác, Trung Cộng còn to tiếng với đám nhà thầu tây phương, là sẽ sử dụng vũ lực để đè bẹp các cuộc chống đối nếu có. Trên đảo Hoàng Sa, từ năm 1988-1993, Trung Cộng đã xây xong một căn cứ hải quân lớn, có phi trường với phi đạo dài trên 2500 m, luôn luôn có sự hiện diện của 10 chiếc phản lực loại F7.

            Mới đây Hoa-Nhật lại tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku, nơi mà người Nhật đang khoan tìm dầu. Xa hơn trên vùng biển Ấn Ðộ Dương, Trung Cộng cũng đã vói tay xuống để thực hiện cái gọi là ‘ Chiến lược Vòng Ngọc Trai ‘, với nhiều căn cứ quân sự ở Pakistan, Bangadesh, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt nhưng quan trọng và bị chống đối dữ dội, vẫn là căn cứ tàu ngầm tại vùng biển Nam Dương, đối diện với eo biển Mả Lai. Căn cứ này nằm ngay yết hầu của hải lộ dầu quan trọng nhất thế giới, từ Trung Ðông tới Úc, Tân Tây Lan, Ðông Á và Hoa KyÀ..

            Tóm lại, Trung Cộng ngày nay đã trở thành một tai họa lón cho nhân loại với những biến chuyển nóng hổi, có thể làm thay đổi trật tự thế giới trong vài giờ, mà không ai có thể tiên liệu được. Tại Châu Á, chỉ trong vòng hai năm qua, với hành động bá quyền nước lớn, Trung Cộng đã khiến cho tất cả quốc gia quanh vùng lo sợ và coi như thù địch. Những vụ công khai cướp bốc các đảo ngoài khơi, thuộc chủ quyền của VN, Phi, Mã Lai, uy hiếp Ðài Loan, tạo tình trạng bất ổn tại Tay Tạng, Tân Cương, Nội Mông, để có cớ chụp mũ đồng bào vô tội là khủng bố, rồi tha hồ tàn sát diệt chủng. Mới đây Trung Cộng còn tranh chấp cả với Nhật tại nhóm đảo Ðiếu Ngự Ðài (Senkaku) và công khai thách thức chạy đua với Mỹ trên không gian.

            Nếu tiếp tục thành công về kinh tế như thời gian qua, thì với những lãnh đạo hiện nay có khuynh hướng quân phiệt và quốc gia cực hữu, chắc chắn Trung Cộng sẽ gây nên một thế chiến, để làm bá chủ Châu Á Thái Bình Dương và hoàn cầu. Nhưng muốn là một chuyện, còn thành công hay thất bại lại là một vấn đề thời gian. Như lời tuyên bố mới đây của Frank Hsiech, Phó Thủ Tướng Ðài Loan, thì sở dĩ Trung Cộng to miệng với thế giới, chẳng qua chỉ để che đậy những xáo trộn nội bộ tại lục đia, báo hiệu Hoa Lục đang trên đà sụp đổ, mà trước hết là kinh tế với hàng hóa sản xuất quá thặng dư, đang bị Mỹ, Liên Âu và nhiều nước cảnh cáo, tẩy chay vì đã làm lũng đoạn đời sống, cũng như an ninh, trật tự của nước họ. Ðức, Ý, Nhật gây hai cuộc thế chiến vì cần thị trường và thuộc địa để sinh tồn. Người Tàu nếu mất thị trường tiêu thụ hàng hóa sản xuát, đầu tiên là dân nghèo (chiếm 90%) cả nước phải đói. Ðây là nguyên nhân ngàn đời, làm cho nước Tàu không bao giờ được yên ổn hay thống nhất, kể cả ngày nay đang sống dưới sự kềm kẹp siết họng của cọng sản.

            Trung Cộng đất rộng người đông, từ ngàn xưa đã là một đại cường của Châu Á. Khi Ðặng Tiểu Bình nắm quyền nước, theo tư bản để phát triển kinh tế và càng ngày càng nuôi tham vọng trở thành một siêu cường trên đại dương. Cũng từ đó, người Tàu coi vùng biển phía Nam thuộc lãnh hải các nước VN, Phi, Mã Lai, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Dương là ao nhà của mình. Dã tâm hơn, người Tàu muốn đuổi Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương, vì cho đó là cửa ngõ của mình để bước ra thế giới.
           
            Tóm lại từ đầu tới cuối, chính người Mỹ đã tận tình giúp Trung Cộng, một quốc gia lạc hậu mạt rệp trong thập niên 70 của thế kỷ XX, để trở thành một siêu cường kinh tế và quân sự ngày nay. Cũng chính cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton, trong thời gian còn tại chức, đã đưa Trung Cộng có mặt tại các diễn đàn quốc tế, như một cường quốc trong vùng. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, qua sự nâng đỡ của Hoa Kỳ, giúp Trung Cộng có đủ phương tiện bành trướng quân đội, nhất là hải quân và phát triển các võ khí chiến lược tầm xa, tạo điều kiện để nước Tàu càng lúc càng tham lam bá quyền, coi thường các công ước quốc tế về luật biển (Unclos), dù đã ký hứa với mọi người.

             Tự vẽ lại bản đồ nước, đòi chủ quyền trên tất cả hải đảo, lãnh hải kể cả không phận, trong một vùng biển rộng lớn tận quần đảo Trường Sa của VN, trong Thái Bình Dương, sau khi vùng biển này phát hiện có trữ lượng dầu hỏa và khí đốt rất đáng kể, nhất là tại biển Đông của VN. Ngoài trực tiếp xâm lăng lãnh thổ của lân bang, ngày nay Trung Cộng còn ngang nhiên trịch thượng, tự ý quyết định các vấn đề tranh chấp trong vùng, như một chủ nhân ông trắng trợn, mà không cần phải che đậy ý đồ bất lương trước các diễn đàn quốc tế, trong đó có Mỹ và cộng đồng chung Âu Châu.

            Như thói quen cố hữu của những con người cọng sản thập thành, Trung Cộng dùng chính sách đòn xóc hai đầu, để vừa gạt bọn tư bản da trắng, đồng thời vừa hưởng lợi. Bởi vậy người Tàu khi tới với thế giới, chỉ với một mục đích duy nhất, để bảo vệ quyền lợi và an ninh của nước mình mà thôi. Bởi vậy, không bao giờ thành thật góp sức cùng thế giới, để giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới an ninh và vận mệnh của nhân loại, trong vụ khủng hoảng bom nguyên tử tại Bắc Hàn, Iran, vấn đề Ðài Loan, sự hợp tác của Tổ Chức Châu Á Thái Bình Dương (ARF).. Tóm lại, trong mọi vấn đề, ngày nay TC coi mình là bá chủ của thế giới, nên công khai quyết định tất cả mọi chánh sách phải theo ý mình. Ai, dù là LHQ hay Mỹ làm trái ý, sẽ bị Tàu chống đối mãnh liệt.

            Nhờ đứng trong thế mạnh về kinh tế, lại được Nga hợp tác, nên Trung Cộng đã công khai đối đầu với thế giới, không còn kiêng dè bất cứ một ai, kể cả Nhật, Ðông Nam Á, Liên Âu và ngay cả Hoa Kỳ. Tháng 1-2005, một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ, gồm dân chủ lẫn cọng hòa, sau khi từ Trung Cộng về, đã cảnh báo hiểm họa của nước Tàu, trong đó có nhắc tới Ðài Loan hiện nay là một khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới, vì chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, lập pháp cảnh báo chính phủ Hoa Kỳ, ngay bây giờ phải luôn có một lực lượng hải quân hùng mạnh, để sẵn sàng đáp ứng ngay với hiểm họa của Trung Cộng, khi nước này gây chiến.

            Sau khi bị Hoa Kỳ, Liên Âu và cả thế giới lên án về hành động bá quyền và coi thường luật pháp quốc tế về kinh tế lẫn quân sự, chẳng những không biết sửa đổi hay tự chế, trái lại Bắc Kinh còn phẫn nộ và lớn tiếng thách thức với nhân loại, rằng là sẽ chạy đua vũ khí với Mỹ trên không gian, cũng như bắn bom nguyên tử làm hủy diệt thành phố Los Angeles, nếu Hoa Kỳ dám can thiệp, khi Trung Cộng tấn công xâm lăng Ðài Loan và chiếm lĩnh hải đạo Thái Bình Dương.

            Mới đây trong một tài liệu được phổ biến tai quốc hội, các nghị sĩ Mỹ lên tiếng đòi hỏi Bắc Kinh phải dứt khoát vấn đề nguyên tử, hoặc cùng với thế giới tuân hành những luật lệ bảo toàn an ninh trật tự toàn cầu hay là cùng Mỹ đối mặt trong một cuộc chiến sắp tới với vũ khí hạt nhân. Do tình hình biến động bất ngờ tại Thái Bình Dương,, nên thời  TT W.G.Bush đã cho phép các tư lệnh chiến trường, được quyền xử dung bom nguyên tử mang theo khi cần thiết. Nhưng quan trọng hơn hết là Mỹ đã quyết định cho phép Nhật tái trang bị quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân, để tự vệ trước cuộc tấn công của Tàu Cộng.

1-LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ :

             Sau khi Ðệ nhị thế chiến kết thúc, Hoa Kỳ coi như hoàn toàn loại bỏ hải quân Nhật Bổn và chiếm địa vị hàng đầu trên mặt biển, dù tại Thái Bình Dương luôn có sự hiện diện của Hạm đội Nga Sô. Từ năm 1945 tới nay, Hoa Kỳ đã tham dự 9 cuộc chiến quan trọng , trong đó Hải quân vẫn là lực lượng nòng cốt giúp đạt chiến thắng. Thật vậy, cũng nhờ Ðệ Lục Hạm Ðội Hoa Kỳ luôn luôn hiện diện ngoài khơi Ðịa Trung Hải, nên đã kềm chế được Libya từ năm 1980 về sau, không dám chế tạo bom nguyên tử, để có cơ hôi xưng hùng, quậy phá Phi Châu và Cận Ðông, như mấy năm gần đây Trung Cộng nhờ Mỹ che chở, nên đã và đang làm cho Thái Bình Dương dậy sóng từng giờ.

            Ðể luôn duy trì quyền lực trên biển, Hải quân Hoa Kỳ luôn luôn sẵn có 12 Hàng Không Mẫu Hạm và các Phi Ðoàn Chiến Thuật. Quan trọng nhất là Hải Quân Hoa Kỳ đã tối tân hoá, gần như toàn diện các hàng không mẫu hạm, bằng những con tàu thuộc thế hệ Nimitz và CVX, chạy bằng năng lượng nguyên tử, có trọng tải 90.000 tấn với chiều dài 335m. Trên mỗi hàng không mẫu hạm Nimitz, đều có trang bị 4 giàn phóng bằng hơi nước, 4 dây cáp giữ máy bay lại khi hạ cánh. Sân tàu có một phi đoàn, gồm 76 máy bay đủ loại như chiến đấu cơ, oanh tac cơ, thám thính cơ và trực thăng.

             Ðặc biệt, hạm đội nào cũng đều mang theo nhiều bom nguyên tử. Từ năm 1995, công ty đóng tàu Newport New Shipbuilding, đã chuyển giao cho Hải quân Mỹ chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử John Stennis. Năm 1998 lại giao chiếc Harry Truman và 2003 là chiếc Ronald Reagan (chiếc thứ 9 trong thế hệ tàu nguyên tử Nimitz). Hiện Mỹ đang thử nghiệm các loại tàu CVX, để thay dần các tàu chiến cũ, hầu hoạt động hữu hiệu trong thế kỷ XXI. Tóm lại, Mỹ đả bỏ xa hải quân Nga, Anh, Pháp. Riêng Trung Cộng nếu muốn bắt kịp, phải chờ tới nhiều năm sau nhưng với điều kiện là phải giàu như Hoa Kỳ, mới có đủ tiền đóng tàu thế hệ mới, vì mỗi chiếc tốn cả tỷ mỷ

2-LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN TRUNG CỘNG :

            Quân đội nhân dân Trung Cộng, thành hình từ năm 1927 tại Nam Trương, qua sự kết hợp từ những toán quân du kích của Chu Ðức, Lâm Bưu, Bành Ðức Hoài và Mao Trạch Ðông. Ðạo quân ô hơp này tới năm 1949 khi Mao chiếm được Hoa Lục, mới được thống nhất thành quân đội cả nước.

            Hồng quân được chia thành chính quy, chủ lực quân khu và dân quân địa phương. Trên thượng tầng có Bộ Tổng Tham Mưu gồm ba tổng cục tham mưu, chính trị và hậu cần. Về chiến thuật, chiến lược thì theo chủ thuyết Mao hay chiến tranh nhân dân, lấy nông thôn bao vây thành thị. Quân TC hiện đông nhất thế giới, chỉ chính quy và chủ lực, đã có trên 4 triệu người. Cả nước có bảy quân khu với nhiều quân đoàn, trong số này có quân đoàn 27 thuộc quân khu Bắc Kinh, rất nổi tiếng nhờ tàn sát hằng ngàn đồng bào và sinh viên Trung Hoa, khi họ biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn-Bắc Kinh, đòi tự do dân chủ và quyền làm người vào ngày 4-6-1989, do chính Ðặng Tiểu Bình ban lệnh. Ngoài ra còn có bảy triệu Dân quân, do tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch quân ủy trung ương, làm tổng chỉ huy.

            Về Không quân, ngay từ cuối thế kỷ XX, Trung Cộng đã có 32 Sư đoàn chiến đấu và 12 Sư đoàn oanh tạc. Nhiều SD/KQ được phối hợp thành Quân đoàn KQ như QD4/KQ/Thượng Hải, QD5/KQ.Hàng Châu. Từ sau cuộc chiến Hoa-Việt tại biên giới năm 1979, Trung Cộng nhờ Mỹ và các nước tây phương giúp kỹ thuật, để chế tạo các phi cơ chiến đấu F8, Tây An A.. có gắn hỏa tiễn Không không, để thay thế các loại phi cơ kiểu Liên Xô Mig 15,17,19 có rất nhiều nhưng lỗi thời.

            Hải quân Trung Cộng hiện đông thứ 3 trên thế giới, gồm chính quy, chủ lực và dân quân. Cả nước có 3 Hạm đội : Bắc Hải, Nam Hải và Ðông Hải. Từ năm 1980 về sau, binh chủng Hải quân được phát triển đều đặn, có khả năng vừa phòng thủ trong nước, cũng như chiến đấu độc lập tại các khu vực ngoại biên. Theo các tài liệu được phổ biến, cho thấy các chiến hạm của TC ngày nay, hầu hết đều có trực thăng và hệ thống viễn thông với kỹ thuật cao, có nhiều Khu trục hạm, hộ tống hạm chống vũ khí nguyên tử.. Ngoài ra đang đóng loại Khu trục hạm Luhai, có trọng tải từ 6000 tấn trở lên, được trang bị hỏa tiễn tấn công tự dộng. TC cũng đang ráo riết chế tạo và sản xuất các loại hỏa tiễn Tuy vậy tới nay, dù được tối tân hoá tàu thuyền và cải tổ chiến thuật chiến lược, theo nhận xét chung của hầu hết các nhà quân sử thế giới, thì Hải Quân TC vẫn còn thua xa Hải quân Mỹ, Nga Sô và Lực Lượng Tự Vệ Biển của Nhật Bổn, trên Thái Bình Dương.

            Trung Cộng cũng có một Hàng Không Mẫu Hạm mua của Ukrain rối tân trang lấy tên là Liêu Ninh, thực chát dùng để huấn luyện hơn tác chiến.

3-QUÂN ÐỘI NHẬT BẢN NGÀY NAY :

            Nhật Bản được biển bao bọc nên việc phòng thủ rát thuận tiện và cẩn mật. Dù hiểm họa bị LX tấn công đã không còn từ sau thập niên 90 nhưng tình hình trong vùng vẫn không có gì thay đổi, với sự đe dọa thường trực của Bắc Hàn, Nga và nhất là Trung Cộng. Bởi vậy Nhật không ngớt tăng cường quân đội., tính tới năm 1998, chi phí dành cho Bộ Quốc Phòng xử dụng, lên tới 50 tỷ USD, chỉ thua có Mỹ.

            Gần đây qua sự bành trướng công khai của TC, nên Nhật đã thay đổi chiến lược, chủ yếu là tấn công chứ không còn giữ thế phòng thủ diện địa như trước. Ðây là một quân đội được đánh giá là hùng mạnh nhất thế giới

            Theo tạp chí Quảng Giac Kính số 7/1998 cho biết : về bộ binh, Nhật có 179.430 người, chia thành 5 quân đoàn, với 12 sư đoàn xung kích gồm bộ binh + cơ giới và hóa học. 1 thiết đoàn + 2 lữ đoàn hổn hợp + 1 lử đoàn dù + 1 lữ đoàn pháo binh + 2 lữ đoàn cao xạ + 4 lữ đoàn phòng không.. Về không quân có 1 lữ đoàn máy bay trực thăng + 5 trung đội trực thăng vũ trang . Từ năm 2000 , quân đội Nhật có thêm một lực lượng đặc nhiệm 15.000 người .

            Trang bị chủ yếu của Lục quân Nhật gồm 1128 xe tăng các loại, còn trực thăng hơn 500 chiếc. Về Hải quân, Nhật hiện có 45.752 người,đồn trú tại 5 căn cứ, với 1 hạm đội phòng vệ (gồm khu trục,hộ tống, hàng không mẫu hạm). Trọng tải các tàu lớn của Nhật lên tới 200.000 tấn. So sánh hải quân trên thế giới ngày nay, hải quân Nhật chỉ thua Hoa Kỳ, nhưng tối tân và có súc mạnh trên đại dương hơn hẳn Nga, Anh ,Pháp và bỏ xa Hải quân Trung Cộng, chỉ tính bằng số lương mà phẩm chất rất tồi.

            Từ sau hai cuộc chiến vùng vịnh, rút kinh nghiệm Nhật đã tổ chức lại hải quân và chia thành hai hạm đội : Hạm đội 1 tấn công,là lực lượng tác chiến cơ động khắp các địa hình, từ dưới biển trên không, chiếm 2/3 tổng số tàu chiến, 60% máy bay hải quân và 40% quân số. Hạm đội 2 có nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ vùng duyên hải, đảo biển, chống tàu ngầm, diệt thủy lôi và tu sửa tất cả các tàu bè chiến hạm.

            Hải quân Nhật hiện nay có 163 tàu chiến các loại, trọng tải 330.000 tấn, 390 máy bay chiến đấu các loại . Chiến hạm gồm 58 tàu khu trục và hộ tống, 19 tàu ngầm.. Các tàu đều mới, hạ thủy chưa tới 10 năm.. Lực lượng không quân thuộc Bộ hải quân, có 12.000 người, với 216 máy bay chiến đấu các loại, chia thành 7 đại đội, trong đó có 10 trung đội chuyên chống tàu ngầm, được trang bị 99 chiếc P-3C + 6 trung đội máy bay trực thăng chống tàu ngầm , được trang bị 49 chiếc HSS-2B và 58 chiếc SH-60J, một trung đội trực thăng diệt thủy lôi, được trang bị 10 chiếc MH-53E và một trung đội may bay điện tử, được trang bị 2 chiếc EP-3C.

            Tóm lại các chiến hạm Nhật Bản ngày nay, đều được cải tiến về trang bị với điện tử, hỏa tiển tầm xa, nâng tổng số lên 31 chiếc hoàn toàn mới, kể cả tàu ngầm, nếu so sánh vượt trội hải quân Trung Cộng nhiều lần về phẩm chất.

4-QUÂN ÐỘI VIỆT NAM :

            Trên bán đảo Ðông Dương, đối với Lào, CamBốt kể cả Thái Lan, thời nào VN cũng đều đạt ưu thế quân sự. VN có dân số đông nhất trong vùng, hơn nửa lúc nào cũng luôn sẵn sàng chống trả sự xâm lăng của Tàu, nên quân số đông đảo, thường trực. Bởi vậy cả Trung Cộng còn phải nể nang, trừ phi VC vì lý do chính trị đã nhượng bộ giặc Tau.

            Sau tháng 5-1975, VN là nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới, hiện nay theo thống kê trên 90 triệu người. Về quân sự, quân đội VN xếp hàng thứ bốn, sau Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Sô, đông hơn nhiều lần, quân số của sáu nước ASEAN (Thái, Nam Dương, Phi, Mã, Tân Gia Ba và Bruein) cộng lại. Do sự đối nghịch của Kampuchia và Trung Cộng, nên dù mang tiếng có hòa bình sau ngày 30-4-1975, Bắc Bộ Phủ vẫn duy trì và tăng cường quân số nhiều hơn trước, nên chỉ riêng chính qui, đã có từ 700000-1.000.000 người.

             Về chiến lược, cả nước chia thành 7 quân khu : I,II,III,IV,V, VII và IX. Ngoài ra còn có quân khu Thủ Ðô Hà Nội), Ðặc khu Quảng-Ninh và HCM (Sài-Gòn). Quân Ðội vẫn gồm ba binh chủng Hải, Lục và Không quân. Từ sau tháng 4-1975, Lục quân được tổ chức thành bốn quân đoàn lưu động, như các bỉnh chủng Dù, TQLC và BDQ tổng trừ bị của QLVNCH.

            Các quân đoàn mang số 1 (Quyết thắng), II (Hương Giang), III (Tây Nguyên) và IV (Cửu Long). Từ năm 1979 về sau, do tình hình chiến sự, quân số đã tăng lên tới tám quân đoàn. Mỗi quân đoàn có quân số chính qui gần 50.000 người, cộng thêm các đơn vị yểm trợ như thiết giáp, công binh, pháo binh, truyền tin, quân y.. Không kể chiến lợi phẩm thu được của miền Nam (phần lớn đã bán cho Châu Phi), hiện có trên 1000 thiết giáp T34,54,55,59,62 cộng với 500 xe PT76, nhiều súng đại bác đủ loại, mấy ngàn súng phòng không, sử dụng hỏa tiễn Sam.

            Ngoài lực lượng chính qui Miền tức là quân khu, còn có chủ lực tỉnh như trung đoàn Bắc Thái, Gia Ðịnh, Sông Bé, Vàm Cỏ.. Về lực lượng Dân quân, có tỉnh đội, huyện đội, xã đội.. Lục quân còn có các đơn vị đặc biệt như Ðặc Công, Lữ Ðoàn 305 Dù, quân đoàn 559 công binh, sư đoàn 673 cao xạ..

            Sau 1975, Hải quân CS.VN có hơn 1000 tàu chiến đủ loại, lớn nhỏ, trong số này có nhiều tàu của VNCH để lại. Hải phận chia thành năm vùng trách nhiệm và các Bộ tư lệnh vùng đóng tại Hải Phòng, Vinh, Ðà Nẳng, Vũng Tàu và Rạch Giá. HQ gồm hai Hạm đội : Hàm Tử phụ trách biển bắc (Vịnh Bắc Việt) và Bạch Ðằng có trách nhiệm ở phía nam, tới vịnh Phú Quốc..

            Riêng Không quân có quân số chừng 20.000 người. Ngoài số phi cơ A37,F5, vân tải, trực thăng.. của VNCH bỏ lại, còn có các máy bay chiến đấu MIG 21, 23 - trực thăng võ trang do Liên Xô viện trợ. Tất cả chừng 1000 chiếc, lập thành các không đoàn oanh tạc, chiến đấu, vận tải, huấn luyện. BTL/Không quân đóng tại phi trường Bạch Mai ( Hà Nộ).Năm 1980, quân đội VN có quân số hơn 2 triệu người, đứng hàng thứ 3 thế giới (Tàu, Nga, VN, Mỹ).

            Mới đây, qua báo chí cho biết VC đã mua của Nga hằng tỷ quân trang dụng, trong đó có cả máy bay và tàu ngầm. Hởi ôi quân đội nước ta đời nào cũng hùng mạnh nhưng dưới chế độ Xã Nghĩa, đã trở thành công cụ phục vụ cho Ðảng, bởi vậy đã nhắm mắt để TC bá quyền chiếm dần lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, tàn sát đồng bào vô tội nhiều lần, khi họ đang làm ăn ngay chính trên quê hương mình.

5-CUỘC CHẠY ÐUA VÕ TRANG TẠI ÐÔNG NAM Á :

            Năm 1997, Thái Lan tiếp nhận chiếc hàng không mẫu hạm Chakri Naruebet do Tây Ban Nha đóng và là nước đàu tiên tại Nam Á có loại chiến hạm này. Tuy nhiên niềm mơ ước của Thái Lan đã trôi vào dĩ vãng, khi nuớc này bị rơi vào cuộc khủng hảng kinh tế chưa tùng có vào năm đó, làm mất giá đồng bath , chính phủ cạn tiền dự trữ, nếu không có Hoa Kỳ và Quỹ tiền tệ quốc tế chi viện 17 USD, thì nước này đã xập tiệm. Từ đó chiếc hàng không mẫu hạm trên, chỉ còn là một biểu tượng để câu khách du lịch, tại căn cứ hải quân Sattahip cách Bangkok 250 km về phía nam.

            Trong khi đó hai nước Ấn Ðộ và Pakistan thi đua phát triển vũ khí nguyên tử . Các nước Nam Hàn , Indonesia, Mã Lai, Singapore.. thi nhau mua các loại máy bay chiến đấu tối tân của Nga, Mỹ, Pháp như Phản lực Su-30, Awacs,FA-18. Tóm lại khu vực Á Châu hiện nay là thánh địa của cuộc chạy đua vũ trang, trước sự tác quái của Trung Cộng. Từ năm 1998, Ðài Loan cũng đã chế tạo được các loại hỏa tiển Sky Bow II, đất đối không có tầm xa, được gắn trên các loại phản lực cơ chiến đấu do Mỹ sản xuất.

            Cuối cùng tổng kết lại tất cả những lời bàn ra tán vào, tại bất cứ thủ đô nào chăng nữa, thì các nhà quân sử trên thế giới vẫn không thay đổi lập trường ‘ Ðó là cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 21 nếu có xãy ra giữa Hoa Ky-Trung Cộng, thì cũng phải xảy ra tại eo biển Ðài Loan. Vì đây là huyết mạch của mục tiêu TC mong muốn đạt tới, để hoàn thành giấc mộng năng lương, qua con đường chuyển vận dầu trên biển Thái Bình Dương, mà hiện nay bất cứ nước nào cũng mơ ước.

            Ðâu có phải tự nhiên mà trước khi khai mạc Ðại Hội XII của Ðảng VC , hai phía Mỹ và Trung Cộng đều tới tắp thăm viếng Hà Nội,kể cả chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng gặp Obama tại toà bạch ốc. Những dấu hiệu tập trận của hai phía diễn ra liên tục trên Biển Ðông và sự Mỹ-Nhật-Úc-Phi hết lòng lôi kéo Ấn Ðộ  và VN vào liên minh quân sự với mình, đã nói lên cuộc chiến trong tương lai gần ở đâu và mục đích gì. Sau cùng là thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng (dù bằng nước bọt) gần đây tại Biển Đông, cũng nói lên ý nghĩa, cho thấy sự cương quyết của Hoa Kỳ, ít ra trong lúc này, đối với tham vọng và hiểm họa của Bắc Kinh, đang vói trăm tay xuống cả thế giới để chiếm hết những gì người Mỹ đã tốn công sức,tiền bạc và máu xương tạo dựng.

            Tất cả đều là lợi dụng lẫn nhau, bài học của lịch sử muôn đời đâu có thay đổi . Có điều khi chiến tranh xãy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là tuyệt đại dân chúng VN nghèo đói . Ðây là thảm trạng của một dân tộc anh hùng nhưng tới nay vẫn còn là một kiếp đời nhược tiểu, biết tới bao giờ mới ngóc đầu lên nổi, nếu nước ta cứ mãi sống trong kềm kệp gông tù của chế độ cộng sản, mà ngay tại Trung Cộng cũng đã muốn vứt vào thùng rác, vì quá lạc hậu và hoang đường.




Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 8-2015
MƯỜNG GIANG
__._,_.___

Posted by: Ho Dinh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link