Giới
trẻ và những thông tin mạng
05/08/2015
Thùy An và Bình Minh
Mỗi ngày khi chúng ta tìm kiếm những thông tin liên quan đến các lãnh
vực giải trí, xã hội hay chính trị… Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng mình là một
phần của thông tin này hay không ? Mời quý vị cùng nghe những trao đổi của một
số các bạn trẻ về vấn này.
AI KHÁT NƯỚC – AI ĐÀO GIẾNG?!
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy những
bức xúc, từ kinh tế chính trị đến văn hóa xã hội… Chúng ta ai cũng mong muốn có
một cuộc sống và môi trường sống tốt đẹp hơn. Ấy vậy mà, nghịch lý thay, phần
lớn trong chúng ta đều nghĩ rằng: “để làm cho xã hội này tốt đẹp hơn không phải
là bổn phận và trách nhiệm của mình”.
Vậy thì thưa các bạn, ai khát nước, ai đào giếng?!
Chúng ta mong muốn xã hội tốt đẹp hơn nhưng chúng ta lại không
chịu góp tay vào để làm cho nó tốt đẹp hơn thì cái xã hội này sẽ tốt đẹp hơn
bằng cách nào đây?! Nó giống như chúng ta sống trong một ngôi mà đầy rác, chúng
ta mong ước nó sạch nhưng không ai trong chúng ta chịu giơ tay cầm chổi, ngôi
nhà ấy chỉ có thể càng ngày càng dơ bẩn hơn mà thôi.
Chúng ta ai cũng biết rằng: “đấu tranh là tránh đâu”. Nhưng mà, chúng ta không đấu tranh thì
chúng ta có tránh được không?
Sau mỗi trận mưa, chúng ta lội bì bõm dưới những con đường mà nếu chụp hình lại thì người ta không biết nó là đường hay sông.
Mỗi lần chuyển trường cho con, cháu thì nếu không có thủ tục đầu tiên thì y như rằng chuyện không tưởng đã trở thành hiện thực.
Chúng ta đau lòng khi nhìn con cháu chúng ta ngày tắt mặt tối với chồng sách vở trên lưng, chạy từ trung tâm này qua trung tâm khác.
Mỗi lần đưa thân nhân vào viện thì chúng ta đau xót mà nhìn sự thờ ơ của những “từ mẫu” trước nỗi đau của thân nhân mình.
Mỗi lần xăng tăng giá thì chúng ta cứ phải chửi thề vài câu.
Mỗi lần nghe quy hoạch thì chúng ta lại hồi hộp vì không biết đất đai, nhà cửa của chúng ta sẽ lưu lạc phương trời nào.
Còn rất nhiều, rất nhiều những bức xúc mà tôi cam đoan rằng, không ai trong chúng ta không từng trãi qua.
Sau mỗi trận mưa, chúng ta lội bì bõm dưới những con đường mà nếu chụp hình lại thì người ta không biết nó là đường hay sông.
Mỗi lần chuyển trường cho con, cháu thì nếu không có thủ tục đầu tiên thì y như rằng chuyện không tưởng đã trở thành hiện thực.
Chúng ta đau lòng khi nhìn con cháu chúng ta ngày tắt mặt tối với chồng sách vở trên lưng, chạy từ trung tâm này qua trung tâm khác.
Mỗi lần đưa thân nhân vào viện thì chúng ta đau xót mà nhìn sự thờ ơ của những “từ mẫu” trước nỗi đau của thân nhân mình.
Mỗi lần xăng tăng giá thì chúng ta cứ phải chửi thề vài câu.
Mỗi lần nghe quy hoạch thì chúng ta lại hồi hộp vì không biết đất đai, nhà cửa của chúng ta sẽ lưu lạc phương trời nào.
Còn rất nhiều, rất nhiều những bức xúc mà tôi cam đoan rằng, không ai trong chúng ta không từng trãi qua.
Chúng ta cam phận hay chúng ta hèn nhát?
Tôi vẫn còn nhớ cách đây không lâu có một cô hoa hậu với một thế
ngủ không đẹp đã khiến hàng trăm ngàn người nhảy lên chửi đổng và ban cho cô ta
vô số tội, nào là không đoan chính, nào là bỉ mặt quốc gia, nào là không xứng
đáng … chỉ là một thế ngủ mà thôi chúng ta cũng sẵn sàn chém giết không thương
tiếc đồng loại của mình chỉ để thỏa cái tôi muốn tỏ ra ta đây hơn người. Vậy
mà, ngay cả nỗi đau của chính mình chúng ta lại không dám nói, không dám đấu
tranh giành lấy cái quyền mà tạo hóa ban cho chúng ta. Chúng ta hèn nhát có
phải không?! Chúng ta ích kỷ có phải không?! Chúng ta mong chờ người khác hứng
lấy phần thiệt để cho chúng ta có cái lợi mà không biết rằng, “lợi thì có lợi
mà răng chẳng còn”.
Chúng ta hôm nay thờ ơ trước các vấn đề xã hội có nghĩa là chúng ta đang tự tay tát vào lòng
tự trọng của mình, tự tay giết chết tương lai của chính mình, gia đình mình và
con cháu chúng ta sau này.
Chúng ta chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta mà chúng ta không biết tự tay làm lấy thì cái mà chúng ta nhận được chỉ là sự khinh bĩ của kẻ đàn áp chúng ta mà thôi.
Chúng ta thấy người khác bị chiếm đất, chúng ta thốt lên “ồ may quá mình không bị” mà không biết rằng rồi sẽ tới phiên mình.
Chúng ta ai cũng nghĩ mình cứ im đi để người khác đấu tranh, được thì mình cũng hưởng mà không biết rằng ai cũng nghĩ giống mình thì cái hưởng đó nó nằm ở một tương lai rất xa mà cái bị ngay trước mắt và mỗi ngày càng nặng thêm.
Chúng ta chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta mà chúng ta không biết tự tay làm lấy thì cái mà chúng ta nhận được chỉ là sự khinh bĩ của kẻ đàn áp chúng ta mà thôi.
Chúng ta thấy người khác bị chiếm đất, chúng ta thốt lên “ồ may quá mình không bị” mà không biết rằng rồi sẽ tới phiên mình.
Chúng ta ai cũng nghĩ mình cứ im đi để người khác đấu tranh, được thì mình cũng hưởng mà không biết rằng ai cũng nghĩ giống mình thì cái hưởng đó nó nằm ở một tương lai rất xa mà cái bị ngay trước mắt và mỗi ngày càng nặng thêm.
Chúng ta, mỗi con người sống trong xã hội này, ngoài trách nhiệm đối với bản thân, với gia
đình, chúng ta còn có trách nhiệm với xã hội, với tổ quốc. Chúng ta không chỉ
lo cho sự an ổn tạm thời ở hiện tại, mà chúng ta cần phải quan tâm và xây dựng
một sự thịnh vượng vững bền ở tương lai.
Ai khát nước, Ai đào giếng?
Câu trả lời xin dành lại cho mỗi người.
Câu trả lời xin dành lại cho mỗi người.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment