Matthew Trần:
Ý trời !! Chuyện zễ hiễu như rứa mà đi
hõi!!
Tại vì.. hễ bọn lãnh đạo/chóp bu kũa CSVN
mà nghe đến tên "Chệt", là sợ xanh mặt!! Són đái kã quần !! Không zám
đã động đến tên Táu Fù .. fãi nói là "tàu lạ" bọn
người "lạ mặt trên biễn Đông"!!
Đau đớn và nhục nhã thay khi fãi làm người
"Việtnam" trong CHXNCNVN !!
MT
From: Quyet Nong ;
Tại sao CSVN không thể bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền?
Tại sao CSVN không thể bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền?
Gia Minh, biên tập
viên RFA, Bangkok
2015-10-14
2015-10-14
Bao giờ mới hết cảnh người phụ nữ Việt Nam phải đau khổ lo sợ mỗi khi chông ra
khơi đánh cá
Courtesy danviet.vn
Lại có tin tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại quần đảo Hoàng
Sa bị tảu kiểm ngư Trung Quốc đâm chìm, cướp hết tài sản.
Vậy chính sách của chính phủ Việt Nam trong quan hệ với Trung
Quốc về chủ quyền biển đảo ra sao để ngư dân có thể đánh bắt trong vùng biển
truyền thống của Việt Nam?
Vụ việc mới
Số nạn nhân mới nhất
là 10 ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đi trên chiếc tàu
đánh bắt hải sản QNg 90352 TS do ông Đặng Dũng làm thuyền trưởng.
Tờ Người Lao Động loan
tin tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 02 đâm trực diện tàu của ông Đặng Dũng
vào ngày 29 tháng 9. Sau đó một nhóm 5 người từ tàu kiểm ngư O2 nhày sang sử
dụng dao và dùi cui điện tấng công, buộc tất cả thuyền viên về phía mũi tàu,
bắt quỳ, giơ tay qua đầu và tra khảo họ suốt cả tiếng đồng hồ.
Sau đó nhóm này cướp
tất cả tài sản trên tàu QNg 90352 TS chuyển sang tàu kiểm ngư 02, rồi bỏ đi
trong khi chiếc tàu của ngư dân Việt Nam bị thủng, nước biển tràn vào và chìm
dần.
Tàu QNg90325 TS phát
tín hiệu cầu cứu và may mắn được 2 tàu cá Việt Nam hoạt động gần đó đến cứu
được cả 10 thuyền viên trên chiếc tàu bị nạn. Tất cả về đến đảo Lý Sơn vào
chiều ngày 12 tháng 10 vừa qua.
Chính sách ‘bám đảo,
bám biển’
Một ngư dân ở Bình
Châu không muốn nêu tên cho biết được tin tàu của ông Đặng Dũng bị nạn trong
khi con trai ông này cũng đang đi đánh bắt tại Hoàng Sa. Ngư dân này nhắc lại
Hoàng Sa là vùng biển truyền thống của Việt Nam và đi đánh bắt tại đó còn là
một nhiệm vụ. Ông trình bày:
“ Có chiếc bị nó đâm chìm mà ( người) về rồi. Đảo Hoàng Sa của
Việt Nam mình nên cứ đi miết ‘bám đảo, giữ đảo’. Nhà nước khuyến khích đi làm
rồi dầu mỡ cũng có ít nhiều gì đó. Dân cũng yêu cầu Nhà nước quan hệ làm
sao để dân là ăn cho tự do, không còn bị xua đuổi, bắt bớ.”
Trong chiến tranh thì người cộng sản Việt Nam rất ‘thí quân’;
tức để chiến thắng thì thí quân rất nhiều. Ví dụ như ở Quảng Trị và vấn đề thí
quân đó đang xảy ra với ngư dân Việt Nam. Tức sử dụng ngư dân để nói lên rằng
Hoàng Sa, Trường Sa vẫn là của Việt Nam. Tuyên bố đó ra với bên ngoài để giành
được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn ngư dân thì chứ thiệt thòi không được bảo
vệ từ phía quân đội Việt Nam
ông Đặng Xương Hùng
Theo một chuyên gia
trong ngành ngoại giao Việt Nam, hiện đang tỵ nạn chính trị ở Thụy Sĩ, ông Đặng
Xương Hùng, thì việc ngư dân Việt cứ ra đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa rồi bị
tấn công, cướp hết tài sản như lâu nay là một chính sách ‘thí quân’ mà Hà Nội
từng thực hiện trong các cuộc chiến. Ông nói:
“Trong
chiến tranh thì người cộng sản Việt Nam rất ‘thí quân’; tức để chiến thắng thì
thí quân rất nhiều. Ví dụ như ở Quảng Trị và vấn đề thí quân đó đang xảy ra với
ngư dân Việt Nam. Tức sử dụng ngư dân để nói lên rằng Hoàng Sa, Trường Sa vẫn
là của Việt Nam. Tuyên bố đó ra với bên ngoài để giành được bao nhiêu thì hay
bấy nhiêu, còn ngư dân thì chứ thiệt thòi không được bảo vệ từ phía quân đội
Việt Nam”.
Hãy
koai !! Một trong những lần tàu Chệt (Tàu fù) bám sát và đang đâm
thẳng vào tàu Việt Nam hồi đầu năm 2015
Ông Vũ Cao Phan,
nguyên tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Trung và nay là một học giả chuyên nghiên
cứu về quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc cho biết ý kiến của ông trước
tin tàu cá của ngư dân Việt lại bị tàu của Trung Quốc tấn công cướp và đâm chìm:
“ Hôm qua tôi vừa nhận được tin tổng kết của hiệp hội đánh cá là
chỉ từ tháng 5 đến nay có hơn 30 vụ Trung Quốc tịch thu ngư cụ, đâm chìm tàu
thuyền Việt Nam đánh cá ở vùng Hoàng Sa. Đó là một điều mà nhức nhối’
Biện pháp đề xuất
Thông tin cho biết chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiến hành một chuyến thăm Việt Nam trong
tháng 10 này. Nhiều ý kiến trên mạng phản đối chuyến đi đó cho rằng không thể
mời một vị khách khi họ lại là người đang chiếm biển, đảo của Việt Nam. Ngoài
Hoàng Sa bị cưỡng chiếm hết vào năm 1974, thì đến nay Trung Quốc gấn như
hoàn tất cải tạo những bãi và đá chiếm của Việt Nam từ năm 1988, biến những nơi
đó thành đảo nhân tạo với những căn cứ kiên cố trên đó.
Tuy vậy, theo ông Vũ
Cao Phan thì dịp ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam lần này là cơ hội để chính
quyền Hà Nội đề cập thẳn thắng vấn đề tại Biển Đông với người đừng đầu chính
phủ và đảng cộng sản Trung Quốc. Ông Vũ Cao Phan đưa ra đề xuất:
“Biện pháp mà tôi đưa ra là Việt Nam phải chủ động đề nghị Trung
Quốc đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Trong khi đàm phán ở trạng thái hòa bình thì
hai nước sẽ có những ứng xử vừa phải. Chưa nói kết quả đạt được như thế nào
nhưng cần phải đàm phán. Theo tôi nghĩ trước mắt ít nhất Việt Nam phải yêu cầu
Trung Quốc, thảo luận, thương lượng là quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam tại
vùng nước lịch sử đó đã hàng ngàn năm nay không thể không được dùy trì.”
Ông Đặng Xương Hùng
thì đặt nghi vấn liệu Hà Nội có thể ‘thoát Trung’ được hay không:
Việt Nam phải chủ động đề nghị Trung Quốc đàm phán về vấn đề
Hoàng Sa. Trong khi đàm phán ở trạng thái hòa bình thì hai nước sẽ có những ứng
xử vừa phải. Chưa nói kết quả đạt được như thế nào nhưng cần phải đàm phán.
Theo tôi nghĩ trước mắt ít nhất Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc, thảo luận,
thương lượng là quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam tại vùng nước lịch sử đó đã
hàng ngàn năm nay không thể không được dùy trì
Ông Vũ Cao Phan
“ Về chính sách của Việt Nam thì tôi nghĩ cho đến lúc này với
việc ký kết TPP vừa rồi, Việt Nam muốn lợi dụng thế của Mỹ để cân bằng, để
tránh khỏi bị o ép trong quan hệ tay đôi với Trung Quốc Tuy nhiên việc Việt Nam
có thực sự muốn thoát hẳn khỏi Trung Quốc hay không thì đó là vấn đề mà tôi
muốn đặt câu hỏi. Tôi cũng thắc mắc về ý đồ Việt Nam có muốn thoát khỏi Trung
Quốc hay không. Do đó chuyến đi của ông Tập Cận Bình lần này là mẫu thử xem xét
tình hình Việt Nam có thực sự muốn thoát khỏi Trung Quốc hay không, hoặc cứ
muốn chơi con bài ‘đung đưa’ trong quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc.”
Trong khi đó thì ông
Vũ Cao Phan lại cho rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có khác khi so
quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines chẳng hạn. Vì vị trí địa lý của Việt Nam
và Trung Quốc liền kề nhau.
“ Quan
hệ giữa hai nước Việt- Trung không thể không hữu nghị, không thể không dựa vào
nhau; nhưng cách thức như thế nào đó để Trung Quốc phải hiểu Việt Nam chứ không
phải Trung Quốc muốn nói thế nào, muốn làm thế nào thì Việt Nam cũng phải nghe
theo. Quan điểm này của tôi khác với nhiều người, ngay cả ở cấp lãnh đạo.
Tôi không còn làm việc ở Hội Hữu nghị Việt- Trung nữa nhưng tôi
còn làm việc với tư cách một học giả và trong những cuộc họp giữa hai bên tôi
đều nói hai nước cần có quan hệ tốt vì hai nước không thể thay đổi lịch sử và
hai nước láng giềng ở cạnh nhau và chúng ta phải như thế.
Việt Nam đồng ý nhân nhượng Trung Quốc ở điểm này, điểm khác;
nhưng không thể khuất phục với kiểu Trung Quốc muốn áp đặt làm theo ý Trung
Quốc. Trung Quốc muốn thế nào thì nói như thế .
Cái cách Trung Quốc (nói), tôi phải nói, nhiều khi không chính
xác mà thậm chí có khi sai hẳn đi. Ví dụ nói Việt Nam hiện nay dựa vào Mỹ và
Nhật để chống Trung Quốc. Không có chuyện đó, nếu nói đúng hơn, chính hành xử
của Trung Quốc đã đẩy Việt Nam vào lòng các nước khác.”
Hồi giữa tháng sáu vừa
qua, ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam- Trung Quốc họp phiên thứ 8
tại Bắc Kinh. Trong dịp đó, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Việt Nam Pham Bình
Minh khi gặp thủ tướng Lý Khắc Cường có yêu cầu Bắc Kinh kiểm soát tốt bất đồng
ở Biển Đông, không làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết bất đồng trên cơ sở
luật pháp quốc tế. Yêu cầu đó hầu như không hề được đáp ứng.
--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH
VN-SHARE-NEWS là diễn đàn của mọi người có cùng quan tâm, ủng hộ hoặc tham gia vận động dân chủ cho Viêt Nam; cùng trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm, thảo luận những vấn đề liên quan đến VN, thời cuộc thế giới, xã hội dân sự và con người, v.v.. trong tinh thần tương kính, hòa nhã, tôn trọng mọi khác biệt.
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH
VN-SHARE-NEWS là diễn đàn của mọi người có cùng quan tâm, ủng hộ hoặc tham gia vận động dân chủ cho Viêt Nam; cùng trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm, thảo luận những vấn đề liên quan đến VN, thời cuộc thế giới, xã hội dân sự và con người, v.v.. trong tinh thần tương kính, hòa nhã, tôn trọng mọi khác biệt.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment