Tuesday, October 6, 2015

THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM HIỆN TẠI


On Sunday, October 4, 2015 7:15 PM, kim vo <> wrote:



THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM HIỆN TẠI
 

Đại-Lão Hòa-Thượng Thích-Thanh-Từ



A. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ BÌNH DÂN

Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu, nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu đạt nổi. Người bình dân thời giờ hiếm hoi, tâm hồn bình dị, làm sao hiểu thấu được những lẽ siêu thoát của Phật dạy. Do đó, họ có những tin hiểu sai lầm như sau:


1.- THIÊN HÌNH THỨC NGHI LỄ

Người bình dân đến với Phật giáo chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Qui y là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Cho nên trong gia đình có đứa bé ấm đầu là chạy thỉnh thầy Trụ trì về nhà cầu an. Nếu trong thân quyến có tang, đến ngày tuần thất thì thỉnh thầy về nhà tụng kinh suốt đêm. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn. Đi chùa những ngày sóc, ngày vọng để cúng kính lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm tu hành rất giản dị, ai thường cúng kính là người đó tu nhiều. Ông thầy Trụ trì nào thường tổ chức cầu an, cầu siêu, cúng cô hồn, cúng sao... là ông thầy ấy tu hành tinh tấn. Người Phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ cho là người Phật tử thuần thành chân chánh. Xuất tiền in kinh ấn tống thì chọn ròng rặt các nghi thức cầu an, cầu siêu, kinh Tam Bảo, Địa Tạng v.v... Nếu ai giới thiệu ấn tống quyển “Lịch sử Phật giáo” cần thiết hoặc “Những bài giảng” có giá trị thì họ lắc đầu từ chối, bảo rằng: “Ấn tống sách đó thì ít phước!” Bởi nhận định này nên Phật giáo càng ngày càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.


2.- TIN PHẬT NHƯ VỊ THẦN LINH

Người bình dân đến với đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm giác ngộ. Người ta nghĩ rằng: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ cho. Vì vậy ngày bình không cần đến chùa, chờ khi cần cầu xin một việc gì mới mang hương đăng đến chùa cầu nguyện. Thật là:

Hữu tật thì bái tứ phương,
Vô tật đồng hương chẳng mất.
hoặc:
Nghiêng vai ngửa vái Phật trời,
Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.

Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. Hết linh ứng thì họ bỏ không theo nữa, dù Phật cũng thế. Do đó, trong dân gian những cốt Cô, cốt Cậu đều được Phật tử tín ngưỡng qui y. Vì những Cô, Cậu ấy đã báo cho họ biết những tai nạn sắp đến và đã cho bùa chú để họ dán trong nhà khiến con cháu mạnh giỏi, làm ăn phát đạt. Niềm tin Phật như vậy, họ rất dễ tin mà cũng rất dễ bỏ, nếu một sở nguyện được thành, hoặc không toại nguyện.


3.- TIN PHẬT QUA NHỮNG HÌNH THỨC TÀ GIÁO

Có những người đến với Phật, không do hiểu Phật pháp mà nhờ ông Đồng, bà Cốt mách phải qui y Phật sẽ khỏi tai nạn chẳng hạn, họ liền đến chùa xin qui y. Hoặc có người do xin xăm hay bói quẻ,  trong xăm quẻ dạy theo Phật hay thờ Phật thì mọi sự an lành..., họ liền phát nguyện qui y Phật. Hoặc vị Trụ trì có học bùa chú trừ ma ếm quỉ,  người có con bệnh đến nhờ thầy trị chữa, nếu con lành bệnh liền xin qui y Phật...


B. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA GIỚI TRÍ THỨC NGHIÊN CỨU PHẬT

Đa số người trí thức gần đây chịu khó nghiên cứu Phật giáo, tìm thấy những triết lý cao siêu trong Tam Tạng giáo điển, họ tỏ vẻ thích thú; nhưng nhìn lại hình thức cúng kính, nghi lễ trong chùa chiền, họ cực lực phản đối, cho đó là sự sai lạc lớn lao đáng trách. Giới trí thức y cứ những điểm như sau để phàn nàn Phật giáo hiện tại.


1.- CĂN CỨ LÝ NHÂN QUẢ

Căn cứ lý nhân quả, mình gây nhân thì mình chịu quả, dù cha con cũng không thay thế nhau được, huống là kẻ khác. Nhân đã gây thì quả phải chịu; nguyện cầu, cúng tế, làm phước... của người khác không liên hệ gì đến người này cả. Như A ăn thì A no, không thể A ăn mà B no được. Vì thế, những người khuyên cầu nguyện, cúng dường, bố thí... chỉ gây thêm sự mê tín dị đoan, trong Phật giáo không thừa nhận điều đó. Bởi nhận xét trên, nên giới trí thức cực lực phản đối việc cúng dường, cầu nguyện..., cho hành động như thế là sai Phật pháp, là bị nhóm người tu lợi dụng.


2.- CĂN CỨ THUYẾT VÔ NGÃ, VÔ TRƯỚC

Nhìn vào Phật giáo thấy thuyết vô ngã, vô trước thật là hệ trọng. Nếu người tu không phá được ngã chấp thì không sao giải thoát được. Muốn dứt ngã chấp thì tự mình phải lắm công phu trừ diệt. Không ai có thể làm cho ai được giải thoát, nếu người ấy không dứt trừ ngã chấp thật sự. Người không tự cố gắng phá trừ ngã chấp, mà sau khi chết, trong thân quyến thỉnh chư Tăng đến cầu siêu, mong được giải thoát thật là điều vô lý.
Phật giáo nhằm vào tự lực, mỗi người phải tự độ lấy, đừng ỷ lại vào ai cả. Dù đức Phật cũng không thể cứu độ chúng ta được, nếu chúng ta không tu. Như vậy, làm gì có do tụng kinh mà độ được các vong linh. Nếu người chủ trương tụng kinh cầu siêu, độ được các vong linh, đó là tà đạo chớ không phải Phật giáo. Bởi y cứ những điểm giáo lý như trên, giới trí thức nghiên cứu Phật giáo rất bất bình việc thực hành tu tập của tín đồ và chư Tăng hiện tại. Cho rằng tín đồ mù quáng đi sai lạc, chư Tăng lợi dụng để no cơm ấm áo.


C. DUNG HÒA

Hai thái độ trên không khéo trở thành cực đoan. Một bên nặng phần tín ngưỡng, thiên về hình thức cung kính, quên lãng phần tự tu, không chịu học hỏi giáo lý. Một bên thiên về triết lý, chú mục vào triết lý, bỏ sót phần tín ngưỡng. Phật giáo còn tồn tại đến ngày nay là do bao trùm cả triết lý và tín ngưỡng. Nếu bỏ mất một trong hai phần thì Phật giáo không còn là Phật giáo nữa. Cho nên những người chấp một cách cực đoan trong hai thái độ trên đều là sai lầm.


1.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NẶNG PHẦN TÍN NGƯỠNG

Người tu theo đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm, hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chân chánh. Chính khi đứng chắp tay tụng kinh hay lễ Phật, chúng ta cũng thấy biểu lộ đầy đủ ý nghĩa này. Người Phật tử đứng trong điện Phật, hai tay chắp lại theo hình hoa sen búp, gọi là Liên hoa ấn, để ngay giữa ngực, ngay quả tim, nói lên tâm tư thanh tịnh. Mắt nhìn xuống cốt phản tỉnh, tự quán sát nội tâm mình. Thân ngay thẳng trang nghiêm, miệng tụng kinh, niệm Phật, để biểu lộ thân thanh tịnh và khẩu thanh tịnh.
Hình thức nghi lễ ấy không có nghĩa là cầu xin, ỷ lại vào đức Phật, mà chỉ cần yếu giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh. Bởi thiếu khung cảnh trang nghiêm, chúng ta muốn kềm thúc thân tâm thanh tịnh rất khó khăn, nên hình thức nghi lễ là phương tiện giúp chúng ta thực hiện được điều ấy. Đừng lầm rằng Phật ban cho ta sự thanh tịnh. Chính Phật đã dạy:

Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta, 
làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. 
Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, 
chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được.
(Kinh Pháp Cú, bài 165, Thượng tọa Trí Đức dịch)
Lại làm lành làm dữ cũng tại ta thì Phật đâu ban phước, giáng họa cho ta được. Cho nên quan niệm Phật như vị thần linh thật là sai lầm. Người Phật tử phải nhằm vào tự lực nhiều hơn. Kinh Pháp Cú chép:

Chính tự mình làm chỗ nương cho mình, 
chớ người khác làm sao nương được? 
Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu.
(Kinh Pháp Cú, bài 160)
 
Tuy nhiên, người Phật tử vẫn phải cúng dường, lễ bái Phật, nhưng cúng dường Phật là để phát thiện tâm, lễ bái Phật là tỏ lòng khát khao giải thoát giác ngộ. Không nên có quan niệm cúng dường Phật cầu Phật ban ơn, lễ bái Phật cầu Ngài tha tội. Dù cho lễ Phật sám hối cũng không có nghĩa cầu tha tội. Đó chẳng qua nhờ Phật làm đối tượng để phát tâm ăn năn chừa cải và hổ thẹn. Có biết như thế thì sám hối mới hết tội. Chúng ta hãy trả đức Phật trở về vị trí của Ngài là bậc “Đạo sư”. Chúng ta cũng phải tu tập đúng với tinh thần Phật tử là tự độ, độ tha. Đừng bao giờ xem đức Phật đủ cả quyền năng ban phước, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội đức Phật và cũng không phải là người Phật tử.


2.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NGHIÊNG VỀ TRIẾT LÝ

Người trí thức thiên trọng phần triết lý nên thấy sự lễ bái, cúng dường, cầu nguyện... đều không chấp nhận, mà lại phản đối. Cho rằng Phật giáo hoàn toàn tự lực, không bao giờ nương tựa vào cái gì bên ngoài. Nếu Phật giáo chỉ dạy một bề như thế thì những người đầy đủ ý chí, giàu nghị lực mới tu được, còn những người thiếu ý chí, kém nghị lực không thể tu theo đạo Phật sao? Như thế, Phật giáo không có ý nghĩa khế cơ rồi. Vì hạng người đầy đủ ý chí, giàu nghị lực rất hiếm trong xã hội này. Cho nên, cái nhìn cực đoan như vậy đưa Phật giáo đến chỗ khô khan, cô quạnh.

Hơn nữa, nơi mỗi con người chúng ta đều có hai phần, tình cảm và lý trí. Nếu có người chỉ thuần tình cảm, không có lý trí thì họ chìm đắm trong biển thương yêu mê hoặc. Ngược lại có người ròng rặt lý trí, không có tình cảm thì họ khô khan cô độc. Con người ví như cây trồng xuống đất, tình cảm là chất nước, lý trí như ánh nắng. Thiếu một trong hai thứ ấy, cây nhất định không sanh trưởng được mà phải khô héo lần. Một tôn giáo cũng thế,  triết lý và tín ngưỡng không thể thiếu một được. Nếu thiếu một, tôn giáo ấy sẽ chết mòn. Cho nên, chủ trương cực đoan về triết lý của giới trí thức này cũng là tai họa của Phật giáo.

Lại, chúng ta thử xét ý nghĩa cúng dường, cầu nguyện có sai tinh thần Phật giáo hay không? Người Phật tử ai cũng biết lý nhân quả, thuyết vô ngã, vô trước là nền tảng của Phật giáo. Như thế, sự cúng dường được phước đức có phản bội lý nhân quả chăng? Người này cầu nguyện, người kia được siêu độ, có trái vô ngã hay không?
 - Thưa không!
Bởi vì lý nhân quả tế nhị lắm, không thể đơn giản rằng “mình làm mình chịu”, có khi không làm lại có chịu, mà vẫn không trái lý nhân quả. Ví như ông A là người chủ sở giàu có, anh B là người làm công nghèo khổ. Một hôm vì một chuyện không đâu, ông A nóng giận đánh anh B. Lý đáng anh B phải trả thù bằng cách đánh lại. Nhưng sau khi qua cơn nóng giận, ông hối hận hành động vô ý thức của mình. Ông không can đảm đến xin lỗi B, phải nhờ người thân của B xin lỗi hộ, và ông cho B một số tiền khá hậu. Vì thế, cái quả của anh B phải trả lại ông A có thể không còn nữa. Lại gia đình kia có hai anh em là Xoài và Mít. Anh Xoài hiền lành dễ thương, nhưng Mít lại hung dữ đáng ghét. Một hôm Xoài đi làm ngoài đồng, Mít ở nhà đánh lộn với người hàng xóm. Đang cơn ẩu đả nhau, rủi Xoài về tới, tuy Xoài không định tâm bênh em, nhưng người kia sợ Xoài bênh nên vội vàng đập Xoài một gậy. Trường hợp này Xoài thật vô tội mà vẫn ăn đòn. Thế nên, việc đó không phải tự mình gây, rồi tự mình chịu. Có khi người khác gây mà mình chịu, như trường hợp Xoài và Mít. Có khi tự mình gây mà không chịu như trường hợp A và B. Nhưng nói như thế không phải ngoài lý nhân quả.

Vì nhân quả có chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân, nghịch nhân... Tuy chánh nhân đã gieo mà gặp nghịch nhân phá hoại thì không thể nào kết quả. Như ta gieo hạt lúa xuống đất nhất định lên cây lúa, nhưng bị dế cắn khi mới nảy mầm thì làm sao sanh cây lúa? Đó là có chánh nhân đánh người của ông A, mà quả người đánh lại không có. Hoặc có khi chánh nhân này mà do trợ nhân biến thành cái khác. Như chúng ta trồng cây cam ngọt, đến lớn lên có người lén cắt nhánh chanh tháp vào, khi kết quả không được cam ngọt, mà chỉ có chanh chua. Đây là không gây nhân đánh đập mà bị quả đánh đập của anh Xoài vậy.


3.- DUNG HỢP

Trong cuộc sống tương quan tương duyên này, chúng ta đừng nghĩ tưởng một cách giản dị rằng: “mình làm mình chịu”. Quan niệm ấy rất là thô sơ máy móc. Bởi sự ràng rịt giữa mình và xã hội phức tạp vô cùng. Xã hội đẹp mình cũng được ảnh hưởng đẹp, xã hội xấu mình cũng chịu ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên cũng có một vài người thoát khỏi sự ràng rịt của xã hội, nhưng đó là bậc Thánh nhân.

Đến như việc tụng kinh cầu nguyện được siêu thoát cũng không có ý nghĩa một bề ỷ lại vào tha lực. Con người chúng ta kết hợp bởi hai phần, tinh thần và vật chất. Người tâm hồn tán loạn thì tinh thần yếu đuối, bị vật chất chi phối. Những vị tâm hồn an tịnh thì tinh thần mạnh mẽ phi thường, làm chủ được vật chất. Như trong kinh nói “Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện” (Kềm tâm một chỗ việc gì cũng xong) (Kinh Phật Di Giáo). Một bằng chứng cụ thể, khi chúng ta có việc mừng quá, hay giận quá liền quên đói. Lúc đó tâm chỉ nhớ vào việc mình được để mừng, hoặc tâm chỉ nhớ điều tức giận đều quên đói. Cho nên có nhiều vị Thiền sư khi chú tâm vào định năm bảy ngày mà không cần ăn uống, như Huệ Sinh thiền sư đời Lý. Sử chép:

Khi được Sư phụ truyền tâm pháp cho, Ngài mới đi hành hóa khắp chốn Tòng Lâm, rồi lên ở núi Bồ-đề. Mỗi lần Ngài ngồi nhập định tu pháp ít nhất năm bảy ngày. Người đời bây giờ thường gọi Ngài là ông “Phật xác thịt”.
Vua Lý Thái Tôn nghe tiếng Ngài, sai Sứ đến vời. Ngài bảo Sứ rằng: Ông không thấy con sanh trong lễ tế ư? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dắt vào Thái miếu thì nó chỉ muốn cầu chút sống sót, còn nói đến việc gì? Nói rồi Ngài từ chối, không chịu đi.
(Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 124 của Thượng tọa Mật Thể)

Gần đây như ngài Hư Vân hòa thượng ở Trung Hoa, có lần nhập định đến nỗi cháo lên meo xanh. Đó là những bằng chứng tinh thần mạnh điều khiển được vật chất. Chẳng những điều khiển được bản thân mình mà còn sai khiến kẻ khác theo ý muốn của mình. Như các nhà thôi miên chỉ dùng sức tập trung tư tưởng, khi đã thành công lại có thể dùng sức mạnh tinh thần sai khiến người khác làm theo ý muốn của mình. Như vậy mới biết tinh thần có sức mạnh vô biên mà chúng ta không biết gom góp nó lại và tận dụng khả năng của nó. Những người chỉ nhìn cận thị trên hình thức vật chất làm gì hiểu nổi điều này.

Nói đến người chết, nhà Phật cho biết, sau khi tinh thần rời bỏ thân tứ đại này, người chết được kết hợp bởi thân tứ đại tinh anh, mắt phàm không thấy được. Thân đó nhẹ nhàng, đi lại nhanh nhẹn và dễ cảm thông. Việc tụng kinh cầu nguyện không phải các vị Sư đủ sức cứu vớt những kẻ ấy, mà dùng sức mạnh tinh thần chuyên chú để soi thấu tâm tư của họ bằng những tia lửa thanh tịnh an lành, khiến họ thức tỉnh chuyển tâm hồn đen tối thành sáng suốt, ác độc thành lương thiện. Thế là cứu độ họ thoát khỏi khổ đau. Nói cứu độ, kỳ thật tự họ chuyển lấy, người tu chỉ làm trợ duyên giúp bên ngoài thôi. Như thế, đâu có trái với nghĩa tự giác, tự ngộ của Phật giáo. Đọc kinh Vu Lan Bồn, chúng ta thấy rõ ý nghĩa này.

Cho nên sự cúng dường, cầu nguyện của Phật giáo không phải hoàn toàn ỷ lại như vài tôn giáo khác. Cúng dường, cầu nguyện là nhằm vào chỗ phát tâm thiện của ta và làm duyên xoay chuyển tâm niệm của người. Nếu chúng ta cúng dường, cầu nguyện bằng cách hình thức máy móc thì không lợi ích gì cho ta và cho người cả. Sự cúng dường, cầu nguyện với thành tâm, thiện ý thì kết quả tốt đẹp vô cùng. Kinh Phật dạy:

Kẻ nào cúng dường những người đáng cúng dường, 
hoặc chư Phật hay đệ tử, 
những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu, 
công đức của người đã cúng dường các bậc tịch tịnh vô úy ấy, 
không thể kể lường.
(Kinh Pháp Cú, bài 195-196)

Do đó, chúng ta không thể kết luận rằng cúng dường, cầu nguyện đều do chư Tăng bịa ra để lợi dụng lòng mê tín của tín đồ. Nếu chịu khó kê cứu tất cả kinh điển của Phật giáo, chúng ta sẽ thấy rất nhiều bài kinh dạy như trên. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một ít người lợi dụng lời Phật dạy, khuyến khích tín đồ chuyên lo cúng dường, cầu nguyện để họ lấy đó làm nghề sanh nhai. Đó là hạng người bán Phật, không đáng lưu tâm.

Tóm lại, muốn dung hòa cho thích hợp tinh thần Phật giáo, hai thái độ cực đoan trên phải hòa hợp lại. Đừng nhìn một bên mà thành thiển cận. Phải dung hợp, thấu đáo mọi khía cạnh thì sự tu tập mới thu hoạch được kết quả viên mãn, đúng với tinh thần trung đạo của Phật giáo. Còn mắc kẹt một bên, dù học Phật, tụng kinh Phật vẫn thuộc về tà đạo. Phải cởi mở sáng suốt để thực hiện kỳ được tinh thần Viên dung, Trung đạo của Phật giáo. Được vậy mới xứng đáng là một Phật tử chân chánh.

(Trích: Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc)







From: Cox
Sent: Sunday, October 04, 2015 6:03 AM
Subject: Fwd: Cách xưng hô đố với các Cha...Thầy...



Mot bai nhan xet kha chinh xac !
Mời đọc và tuỳ nghi...



Cách XƯNG HÔ đối với ...người đi tu

      Bài viết đứng đắn và không thiên vị, tôi đồng ý 100%, đã đến lúc chúng ta cần xét lại cách xưng hô với các vị Cha, Sư cho chỉnh hơn.

     Tôi có dịp tiếp xúc với vài vị linh mục trẻ thì chính những vị nầy đã yêu cầu các bô lão đừng xưng con với họ. Vì lối xưng hô nầy còn sót lại từ thời thực dân phong kiến, không còn hợp thời nữa. Những người đi tu là những người phải hy sinh và phục vụ cho các tín đồ. Tôi cũng đồng ý với tác giả bài viết nầy, về tư cách hiến dâng và cách sống thanh bạch của các vị tu dòng Tên & dòng Phanxico, bài viết trên rất đáng được phổ biến rộng rãi .

Thân
CMC


ĐINH LÂM THANH


Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…

Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng.Người Việt chúng ta rất sùng đạo, đó là vấn đề rất tốt .

Nhưng hành động trọng cha, kính thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng đi đến lố bịch của một số con chiên, Phật tử đã làm hư các thầy các cha, đồng thời biến các vị tu hành thành Phật, thành Chúa, là thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng! chứ không còn là những kẻ tu hành hèn mọn, mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến cuộc sống để trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con chiên!

Những hình ảnh chấp tay cúi đầu: "con lạy thầy, con lạy cha" làm cho các nhà tu hành quên hẳn vai trò một nhà sư, một cha xứ đạo...! để rồi những vị nầy tự ban cho mình cái quyền linh thiêng, đại diện Phật,Chúa ban phát ân huệ cho chúng sanh, con chiên và bắt người phàm tục phục dịch cho mình.

Hình ảnh và thái độ của thầy cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch trượng bởi hai  lý do.

Trước hết là số người người sùng đạo có thái độ tôn trọng cha thầy một cách quá đáng: việc gì của thầy của cha làm đều tốt đều đẹp, lời thầy lời cha nói gì nghe cũng hay cũng phải.

Thứ đến là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như kinh doanh, họ bám sát vào thầy vào cha, nhà chùa, nhà thờ, đánh trống thổi kèn, chấp tay lạy sống thầy, cha khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt quan quyền vua chúa ngày xưa..

Hành động nầy chẳng những đưa "cái tôi" của thầy cha lên tận mây xanh, do đó, những cái tầm thường xấu xa trong lòng các vị tu hành đã không diệt được mà còn được bơm lên thì Tham Sân Si trong lòng các vị tu hành càng ngày càng lớn hơn những người phàm tục nữa ! Như vậy tu hành đã không đạt được kết quả…mà một khi cái Tham Sân Si trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát dữ dội.

Nên nhớ rằng, các nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái Tham Sân Si sẽ quậy tới bến còn hơn những người phàm tục !!!  

Cá nhân tôi là người trong cuộc và đã chứng kiến tận mắt hai trường hợp, từ đó lòng tôi mất đi rất nhiều kính trọng đối với một số vị tu hành :

1.    Trong một cuộc biểu tình, tôi được giới thiệu với một vị linh mục còn trẻ hơn tôi. Sau câu chào hỏi thân mật xong thì vị linh mục quay mặt đi nơi khác, hình như có thái độ không muốn nói chuyện với tôi nữa vì tôi đã thẳng thắng kêu bằng cha và xưng tôi. Có lẽ chữ tôi trong cách xưng hô không thích hợp giữa một giáo dân với một vị linh mục nơi đông người đã làm giảm giá trị một vị tu hành nên vị nầy đã quay mặt đi giã vờ nói chuyện với những người chung quanh.

Nếu tôi trịnh trọng gọi bằng cha thì phải xưng con như những người khác thì câu chuyện sẽ được tiếp tục trong tình thân mật ! Tôi có thể gọi cha và xưng con trong nhà thờ, lúc xem lễ hay vào tòa xưng tội theo con người Kytô hữu của tôi. Nhưng ngoài đời, trong một buổi biểu tình chính trị, thì giữa hai người tu hành và giáo dân cũng đều là những người dân tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ rằng một người già trên 70 xưng con với một vị linh mục còn trẻ giữa nơi công cộng thì cũng khó nghe ! Như vậy trong bộ áo màu đen quý trọng đang mặc trên linh mục nầy, cái sân si vẫn còn quá nặng mùi trần tục trong một vị tu hành.

2.  Dịp cúng thất cho một người trong gia đình, nhằm buổi cơm chay, tôi có dịp phải đi ngang qua phòng ăn - nối liền từ chân cầu thang đến chánh điện – trong lúc các vị sư đang dùng bữa. Chuyện đập vào mắt tôi, vị trụ trì ngồi đầu bàn, sau khi ăn hết chén cơm vị nầy ngồi yên, không quay lại, đưa cái chén ra phía sau…thì một Phật tử chấp tay vái lạy ba cái, cúi mình xuống và đưa hai tay lên khỏi đầu đở lấy cái chén, lấy cơm xong lại cung kính dâng lên vị trụ trì như lúc đầu…trong lúc tô cơm đang nằm ngay trước mặt và trong tầm tay của vị trụ trì ! Phía bên kia, một Phật tử cầm quạt đang phe phẩy để cho thầy dùng cơm mặc dù Paris lúc đó đang mát trời ! Tôi thấy vị trụ trì nầy đã quên hẳn mình là kẻ tu hành mà có thái độ trịch trượng như một vị vua chúa ngày trước..

Trở về với đề tài, nhiều người hỏi tôi thời đại nầy làm nghề gì sướng nhất, tôi có thể trả lời tức khắc không cần đắn đo suy nghĩ rằng : "Nghề Đi Tu" ! Một nghề không đòi hỏi vốn kiến thức, không cần đầu tư tài chánh mà chỉ cần thuộc vài bài kinh – như loại tu hành quốc doanh - là có thể hành nghề một cách dễ dàng.

Khi hành đạo, không cần làm việc, nhưng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc do con chiên thiện nam tín nữ cung hiến cũng quá dư thừa cho phép những vị nầy ăn uống no say, vợ con đầy đủ và nếu muốn thì tình nhân cũng sẵn sàng có  ngay !

Nhà cửa được giảm hoặc miễn thuế, ăn khỏi tốn tiền, có người hầu hạ, có kẻ làm bếp dâng lên tận miệng. Có vị còn biến từ nhà ở cho đến nơi thờ phương thành cơ sở kinh doanh với giá bán cắt cổ từ cuốn sách cho đến gói thực phẩm. Tất cả hoạt động kinh tế đều theo hình thức chui và chỉ thu tiền mặt.

Các lễ lộc phục vụ tôn giáo không có tình trạng miễn phí hoặc giảm giá cho nhà nghèo mà phải tuân theo theo từng bậc giá cả khác nhau. Cước phí xin lễ, cầu nguyện đối với các vị tu hành người nước ngoài hoàn toàn do tín hữu tự nguyện không bắt buộc theo một hình thức khuôn mẫu nào.

Tôi chứng kiến một cha người Pháp đã từ chối số tiền lớn do một tín hữu người Việt Nam đến nhà thờ Tây xin lễ bình an cho gia đình.. Chẳng những thế, nhà thờ còn làm hóa đơn chính thức để ghi vào sổ của nhà thờ.

Nhưng trái lại, trong một dịp gặp một cha người Việt Nam để xin lễ, vị linh mục nầy cho giá đàng hoàng và tỏ vẽ không hài lòng khi tôi đề cập đến giá cả của nhà thờ !

Từ chỗ nầy người ta xem các vị tu hành từ trong nước ra đến hải ngoại hành nghề tôn giáo với giá cả cắt cổ tín hữu và Phật tử một cách vô tội vạ.

Riêng việc tang chế, giá cả được ấn định bao nhiêu tiền cho cha thầy đến tư gia, đến nhà xác để tụng niệm. Bao nhiêu tiền để tổ chức theo hình thức lớn, trung bình, nhỏ đối với một lễ tiễn đưa người quá cố, bao nhiêu tiền để mang cốt tro về chùa, nhà thờ… và bao nhiêu tiền theo đẳng cấp giàu sang hay bình dân để thuê một cái hộc để đựng hủ cốt người chết !

Tiền nhiều thì nhà chùa nhà thờ tổ chức lớn, với nhiều cha nhiều thầy làm lễ.. Nhiều tiền thì tổ chức lễ riêng rẽ một cách trang trọng vào cuối tuần.
Ít tiền thì tổ chức cầu siêu tập thể và vào những ngày giờ làm việc.
Chính các thầy các cha đòi hỏi giá cả để tổ chức những buổi lễ đình đám cho hôn nhân, cầu siêu, án táng, đưa hài cốt về chùa, về nhà thờ.

Những tiền lệ nầy đã tập cho tín đố Phật tử những tính xấu, xem thường việc linh thiêng tôn giáo đồng thời tạo cho những gia đình nghèo, thiếu phương tiện bị mặc cảm và đau lòng mỗi khi có người thân vừa nằm xuống.

Chắc tất cả mọi người đều công nhận rằng nghề đi tu chẳng những là một nghề ấm thân cho kẻ tu hành mà còn giúp họ trở thành triệu phú một sớm một chiều. Chẳng mất một giọt mồ hôi, suốt đời không đóng thuế, nhà cửa được giảm tiền điện nước lại còn hưởng trợ cấp đặc biệt của xã hội.

Cuộc đời tu hành thật đáng giá ngàn vàng, chỉ một sáng một chiều trở thành triệu phú, trở nên kẻ ăn trên ngồi trước và được trọng vọng nhất trong thiên hạ : Nhà cao cửa rộng, đi Mercedes, BMW… có tài xế, ngày ăn no, đêm ngủ với vợ, ngày thì đệ tử tự nguyện ( !) thời gian rổi rảnh thì đếm bạc giấy rồi đem cất vào tủ sắt…Như vậy nghề tu hành thời nay của người Việt quả thật là tuyệt hảo và độc nhất vô nhị của thế giới tính, từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay.

Nhà thờ nhà chùa đã biến thành cái chợ và hơn nữa các nơi nầy còn cạnh tranh tổ chức văn nghệ mừng Xuân, ca hát ăn uống…thì chắc Chúa và Phật cũng phải quay mặt trước tình trạng tu hành thời nay.

Bây giờ giới trẻ ai cũng muốn đi tu, một nghề ngồi mát ăn bát vàng mà được thiên hạ đội lên đầu, chắp tay vái lạy thì còn gì quý hơn khi phải phí cuộc đời gần hai chục năm trong các nhà trường để rồi vác bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Cái thiên đường ‘đỉnh cao trí tuệ’ và ‘cái nôi nhân loại’ của chế độ cộng sản đã đẻ ra nhiều nghề quái gở : Từ nghề ăn xin, mai mối, bịp bợm, nô lệ…đã nổi tiếng trên thế giới và bây giờ còn thêm nghề đi tu thật độc đáo vô cùng ‘hoành tráng’ không có một quốc gia nào bắt kịp… Chính cộng sản đã dàn dựng lên hình thức tu hành trưởng giả nầy từ ngay từ trong nước để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam hòa toàn có tự do tôn giáo.

Thật vậy, cần phải ghi nhận, trong nước đi đến đâu cũng gặp đầy dẫy nhà thờ, nhà chùa…là những khu vực nguy nga to lớn bên cạnh những ngôi nhà của con chiên, Phật tử vẫn còn nghèo nàn đói rách.

Các thầy các cha thì đua nhau xin tiền để sửa sang cơ sở tôn giáo của mình càng lớn càng đẹp để tranh với  chùa, nhà thờ bên cạnh !!!

Đi đâu các vị tu hành cũng hân hạnh khoe rằng, ông nầy bà nọ là Phật tử hoặc con chiên nằm trong khuôn hội hay họ đạo dưới quyền ! Các vị tu hành đâu có hay rằng dưới mắt Chúa và Phật những ông bà nầy là những tay ăn hối lộ, cướp của, giật vợ cướp chồng người ta, buôn bán cần sa, rửa tiền dơ mà các vị tu hành cứ đội lên đầu những người núp bóng tôn giáo cho mưu đồ chính trị, xem họ như một vinh hạnh của nhà chùa, nhà thờ.

Các vị tu hành cứ giành nhau ôm chân các ông bà nầy và ca tụng hết mình…thì thật tội nghiệp cho Chúa và Phật quá ! Việc tu hành không màng nghĩ đến, kinh kệ hằng ngày không quan tâm mà thầy cha chỉ chú trọng đến các hình thức phô trương bên ngoài. Đó là cái nghiệp tham sân si đang lấn át các đức tính bình dị, liêm khiết, vị tha, bác ái trong con người các vị tu hành hiện nay.

Tình trạng thầy cha mượn Phật-Chúa để phục vụ cho cái tham sân si vô đáy cá nhân đang thịnh hành đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại!.

Cộng sản đố kỵ tôn giáo nhưng chúng lại xây dựng một số giáo hội gọi là quốc doanh nhằm thu nạp những vị tu hành mà tâm vẫn còn nặng nợ trần gian đồng thời cộng sản còn ‘sản xuất’ ra một số sư đỏ, cha đỏ để phân hóa các giáo hội chính thống, đồng thời chia đôi khối giáo dân cũng như Phật tử làm nhiều phe phái nhằm phá hoại tôn giáo..

Âm mưu của cộng sản là chúng tạo ra một lớp tu hành gồm thầy, cha quốc doanh với tất cả những cái xấu xa hơn những người trần tục, không ngoài mục đích để cho giáo dân, Phật tử nhìn thấy tư cách các vị lãnh đạo tinh thần để rồi từ đó họ sẽ xa dần Chúa và Phật…

Trong nước chính cộng sản bỏ tiền xây dựng chùa, nhà thờ để đưa vào đó những cha thầy quốc doanh với hai mục đích. Một là chứng minh với thế giới rằng Việt Nam là nơi mà các tôn giáo đều được phát triển tối đa, và hai là, chùa nhà thờ là những cái ổ trú ẩn của những tên cộng sản đội lốt tôn giáo..

Tình hình ở hải ngoai cũng vậy, chùa và nhà thờ mọc lên như nấm, nguy nga đồ sộ, nhưng thử tìm hiểu tiền ở đâu để các thầy cha vừa mua đất vừa xây những cơ sở tôn giáo vượt quá khả năng ? Đồng ý rằng tiền của do tín đồ Phật tử đóng góp, nhưng đó chỉ là số nhỏ nhằm che đậy bên ngoài, phần tài chính quan trọng là do cộng sản cung cấp để thành lập những động ổ an toàn cho bọn cộng sản mặc áo nâu, áo đen từ trong nước ra trú ẩn.

Trong nước thì giáo gian Huỳnh công Minh, tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục Sàigòn và cũng là ‘tổng tư lệnh’ giáo hội công giáo quốc doanh. Giáo gian nầy đang tận tình ‘điều khiển’ ngài Hồng Y Tổng Giám Mục ‘dính chàm’ Phạm Minh Mẫn. Do đó tín đồ không lạ gì khi ngài Hồng Y thi hành lệnh một cách tích cực, từ vụ Cờ Vàng cho đến ‘tống khứ’ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội.

Ngoài ra, linh mục nào muốn ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc đầy túi, muốn được lấy vợ đẻ con chính thức công khai, muốn có nhà thờ to lớn và đông giáo dân (như Phan Khắc Từ) thì đến cúi mình trước mặt giáo gian Huỳnh Công Minh, ký giấy tờ cam kết rồi lãnh vài ba trăm triệu để xây nhà thờ và xây tổ ấm !     

Trước năm 1975 tôi thường đến thăm và dùng cơm chay với nhiều vị Thượng Tọa trụ trì tại các chùa nhỏ (chùa nghèo) trong vùng Gia Định cũng như với những vị linh mục dòng Phanxicô  hoặc dòng Vinh Sơn. Các vị nầy sống bình dị, mặc thô sơ, ăn uống thanh đạm. Khi tiếp xúc với những vị nầy tôi cảm nhận được Phật tính cũng như tinh thần Kytô thoát ra từ lời nói, cách cư xử đến cử chỉ và ánh mắt bao dung…Thâm tâm tôi lúc nào cũng quý trọng những vị chân tu nầy…

Nhưng ngày nay, với chủ trương diệt tôn giáo, cộng sản đã sản xuất ra một số quốc doanh để mưu đồ phá hoại các tôn giáo chân chính và thành phần nầy hiện đang đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại. Các chất bổ béo trong cơ thể các vị tu hành ngày nay quá dư thừa, thân hình các vị tu hành phì nộn và đa số mang bệnh nhà giàu (tiểu đường, cao huyết áp…) vì các cha cai quản họ đạo được con chiên mời dùng bữa luân phiên từ nhà nầy qua nhà khác.. Các thầy thì được Phật tử làm các món chay dưới dạng tôm rim, cá chiên, cua lột, thịt kho tàu…giúp cho các thầy tự đánh lừa cả thị, xúc, vị giác của mình để được ngon miệng. Như vậy cái si vẫn còn  quá lớn, làm sao cho trọn kiếp tu  !!!

Xin kết thúc bài viết : Chống cộng sản thì phải chú tâm đến vấn đề tôn giáo vận. Địch đã gài sẵn cha thầy quốc doanh vào nhà thờ, vào chùa… nếu chúng ta vô tình hay thiển cận, vẫn tôn vinh, nuôi dưỡng và đùm bọc thành phần nầy thì Phật tử, con chiên đã tự chính mình ra tay diệt tôn giáo của mình.



__._,_.___

Posted by: Khai Vo
__._,_.___

Posted by: Khai Vo

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link