Tuesday, February 23, 2016

Bỏ Tết, Sẽ Mất Việt Kiều...



--------- Forwarded message ----------

"Một điểm nữa, khi chính phủ Hà Nội tuyên bố xóa bỏ Tết Ta, ..."

Âm lịch là của Tàu Tôi hoan nghinh chính phủ Hà Nội nếu có kế hoạch bỏ Tết Ta


---------- Forwarded message ----------
From: 
 
Bỏ Tết, Sẽ Mất Việt Kiều...  

Cô Tư Sài Gòn


Du xuân
Cuộc tranh luận lại bùng nổ: có nên xóa bỏ tết âm lịch? Hay nên gộp chung Tết âm lịch vào dương lịch?

Các cộng đồng Việt kiều hải ngoại trước giờ vẫn giữ truyền thống Diễn Hành Tết, truyền thống Hội Tết... sẽ bị hỏng giò, nếu nhà nước Hà Nội quyết định xóa sổ Tết âm lịch...

Các công ty dịch vụ gửi tiền vẫn chờ đợi tới mùa Tết âm lịch để mời gọi Việt kiều gửi tiền về cho bà con ăn Tết sẽ mất hứng, vì Tết dương lịch vẫn được Việt kiều ăn mừng từ lâu, và truyền thống hải ngoại Tết dương lịch gắn liền với Lễ Giáng Sinh tặng quà kiểu Tây, kiểu Mỹ... sẽ thấy Tết âm lịch là cái gì sẽ biến mất, và không còn sợi dây nào nôi kết họ với quê nhà nữa.

Rồi các làng truyền thống góp bánh chưng ở Miền Bắc, các làng gói bánh tét ở Miền nam sẽ rủ nhau thất nghiệp nếu xóa sổ Tết âm lịch... vì Tết Tây đâu có ai ăn baáh chưng đâu, mà họ chỉ ăn kiểu tiệc Reveillon, với gan ngỗng, với thịt bò bíp-tết Lyonnaise, với rụợu vang và rượu Champagne.

Đó là chưa kể truyền thống Việt kiều về ăn Tết âm lịch ở Việt Nam... Ngành du lịch sẽ có thể khuyến cáo Việt kiều nên về ăn Tết Tây cùng một nhiệt tâm như Tết Ta chăng?

Không lẽ cúng ông bà đêm 30 mươi Tết nhằm vào Tết Tây?

Khi tiền Việt kiều biến mất, có lẽ lúc đó mới nên gộp Tết Ta vào Tết Tây...

Dù vậy, cũng nên thử nghe hai chiều ra sao.

Bản tin VTC ghi lời TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý chính sách kinh tế Trung ương về tình hình sau Tết Nguyên đán, cả lãnh đạo Hà Nội và Tp.SG đều quyết liệt chỉ đạo người lao động phải sớm quay về với công việc, không chúc Tết, thăm viếng tràn lan. Báo chí cũng đưa tin tỷ lệ công nhân quay về làm việc khá cao.

Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có thống kê chính thức về việc này nên khó có thể đánh giá liệu Tết có thể ảnh hưởng tới thái độ làm việc, năng suất làm việc của người lao động không. Nhưng có thể nhận thấy trong dịp Tết năm nay, các ca tai nạn giao thông, đánh nhau do bia rượu vẫn nhiều.

Tiến sĩ Doanh nói:

“Tôi nghĩ, chúng ta cần có những thống kê cẩn thận về các vấn đề liên quan đến Tết xem Tết ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa như thế nào. Phải có số liệu chứ không đánh giá cảm quan được. Nếu ảnh hưởng nhiều thì nên tính đến phương án gộp Tết ta vào Tết tây như Nhật Bản. Nhưng phải có phương án cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ.”

Chỗ này nên dè dặt. Thực ra, nếu chế độ đa đảng, sẽ không thê xảy ra nạn bia rượu nhiêu như thế, đúng không?

Chỉ vì người dân bị chế độ độc đảng kêm kẹp, nên mới bia rượu nhiêu như thế.

Ban3 tin VTC ghi lời Bà Phạm Chi Lan – nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

“Trả lời trên Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Lan đánh giá sau kỳ Noel tết Tây, gần như tháng 1 Tây nhiều người không làm việc được bao nhiêu bởi các nơi tổng kết sơ kết rồi chuẩn bị cho Tết ta. Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.

Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển. Vì vậy, bà Lan cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết ta vào Tết Tây.”

VTC ghi lời Ông Nguyễn Mạnh Huỳnh – Công ty cổ phần Trần Dương Đồng Tiến:

“Chúng ta có phong tục ăn Tết âm lịch. Trước đây, kỳ nghỉ Tết tương đối ngắn nhưng năm nay kéo dài tới 9 ngày. Cũng như mọi vấn đề khác, Tết cũng có 2 mặt trái ngược. Nghỉ Tết quá lâu, các doanh nghiệp sản xuất có thể bị đình trệ nhưng lại là cơ hội cho ngành bán lẻ, du lịch, giải trí,...”

Trong khi đó, báo Phụ Nữ có bài viết tựa đề “Có nên bỏ tết cổ truyền dân tộc: Gộp tết tây, tết ta là bất khả thi?” trong đó ghi nhận:

“...Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến phản đối việc bỏ Tết cổ truyền. Bạn Nguyễn Biền lý giải với đề xuất gộp 2 Tết vào làm một là bất khả thi. Lý do: Ngày Tết tây là ngày lễ Quốc tế nên Việt Nam không thể dời Tết Tây qua Tết Ta. Càng không thể dời Têt Ta qua Tết Tây.

Là vì văn hóa Tết VN là ngày Tết dân tộc cổ truyển đã ăn sâu vào xã hội truyền thống VN. Ngày Tết Ta đồi với dân Vn nó thiêng liêng lắm và dân Việt còn mê tín lắm, bất cứ sự dời ngày Tết nào cũng làm sai lịch Tử Vi ngày tốt, xấu, nên dân VN kiêng cữ. Đại đa số dân VN sẻ không chịu dời ngày Tết ta qua Tết Tây.

Nói về vấn đề kinh tế, bạn đọc này cũng nêu quan điểm: Theo quy luật kinh tế, muốn phát triển kinh tế thì quy luật kích thích kinh tế là một trong những điều các kinh tế gia quan tâm. Vì thế những ngày lễ chính là dịp thúc đẩy giới tiêu thụ mua sắm nhiều nhất. Nhất là đó là ngày Tết cổ truyền VN. Ví dụ như tại Mỹ chính nhờ các ngày lễ đã làm cho dân chúng thích đi shopping và đi nhà hàng ăn uống nhiều nhất.Chính sự mua sắm tiêu thụ kích thích nền kinh tế, tạo thành nền kinh tế luân lưu. Chỉ có 1 điều là ngày nghỉ Tết Ta quá dài 9 ngày nên làm thiệt hai nền kinh tế quốc gia, chỉ cần rút lại còn 7 ngày kể luôn ngày thứ bảy chủ nhât là được.”(ngưng trích)

Như thế... tại sao cho nghỉ Tết lâu tới 9 ngày? Có lẽ nghỉ 7 ngày là đủ.

Haỹ nhớ, Xóa bỏ Tết Ta, là cắt đứt dòng nối văn hóa với Việt kiều, cũng là nguồn kiều hối khổng lồ vậy.

Một điểm nữa, khi chính phủ Hà Nội tuyên bố xóa bỏ Tết Ta, Việt kiều sẽ nói rằng CSVN đang bứng gốc văn hóa truyền thông mà chính phủ VNCH đã giữ gìn nhiều thập niên trước 1975 -- và bây giờ VC xóa bỏ cả Tết Ta, để không ai tưởng nhớ tới Tết Mậu Thân 1968 ở Huế nữa.
_

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link