---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
Hiện tượng Trump -
Đinh La Thăng
Thiện GiaoGửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
·
7 giờ trước
Hoang Dinh Nam AFPÔng Đinh La Thăng - Bí thư mới của Sài Gòn
Tỷ phú Donald
Trump sống ở New York. Ông Đinh La Thăng vừa nhậm chức Bí Thư Sài Gòn. Hai
thành phố cách nhau nửa vòng trái đất; thành phố này ngủ thì thành phố kia
thức.
Trump và Thăng
thay nhau thức và ngủ, nhưng không phải để giúp nhau canh chừng cái gì cả. Mỗi
vị có cơ đồ, sự nghiệp, và toan tính riêng.
Ông Thăng,
người miền Bắc, vào nắm Sài Gòn trong bối cảnh dư luận cho là miền Nam bị miền
Bắc đè đầu.
Ông Trump thì
đang lên như diều gặp gió trong cuộc chạy đua giành sự đề cử của Đảng Cộng hòa
tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, lại bị chính Đảng của mình coi là cái gai cần dẹp
bỏ.
Nếu có điều gì
giống nhau giữa Trump và Thăng, thì đó là cách phát ngôn của họ, giúp họ trở
thành “hiện tượng”.
Trump mở đầu
cuộc gây sốc nước Mỹ bằng cách gọi di dân Mexico là tội phạm, buôn lậu ma túy;
đòi cấm cửa người Hồi Giáo vào Mỹ; xúc phạm Nghị sĩ John McCain khi nói ông
McCain “là anh hùng chỉ vì bị bắt làm tù binh. Tôi [Trump] thì thích người
không bị bắt;” ám chỉ nữ xướng ngôn viên truyền hình Megyn Kelly khó tính do có
kinh; tuyên chiến với truyền thông, tẩy chay đài Fox.
APÔng Donald Trump bắt đầu chiến
thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ
Ở Sài Gòn, chỉ
sau chưa đầy nửa tháng nhậm chức, ông Thăng cũng trở thành hiện tượng. Ông đòi
quan chức chấm dứt chơi Tết, lo làm việc “để người dân khỏi chờ”; đòi chính
quyền cầu thị, tiếp nhận mọi ý kiến, tích cực lẫn tiêu cực; đòi công an nỗ lực
hơn nữa để giảm tội phạm rõ rệt trong ba tháng.
Chưa hết, ông
xuống tận Củ Chi, ra lệnh sửa nhà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, rồi đòi nói chuyện
trực tiếp với công ty Vinamilk khi biết nông dân Củ Chi… không bán được sữa bò.
Không biết hai
vị sẽ làm được bao nhiêu, nhưng trước mắt, lời nói có hiệu quả.
Ông Trump thì
thắng liên tiếp hai cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ. Còn ông Thăng, theo lời người ở Sài
Gòn, được nhắc đến ở khắp vỉa hè thành phố.
Cả hai trở
thành “hiện tượng,” một hiện tượng mang tính “populism” – dân túy.
'Ăn khách'
Nhưng đừng
tưởng cứ phát ngôn độc đáo thì ăn khách. Đã có những lời độc đáo, được người ta
nhớ dai, theo cách trẻ con nhớ thơ “con cóc.” Chẳng hạn “trồng cây gì, nuôi con
gì” hay “Cuba thức thì Việt Nam ngủ…”
Ông Trump và
ông Thăng không làm thơ con cóc. Cái độc đáo của họ là nói đúng điều quần chúng
muốn nghe.
Quần chúng muốn
nghe ông Trump đến nỗi ngay cả Đảng của ông muốn dẹp ông đi cũng không được.
Rồi lại còn bắt ông ký giấy thề trung thành với Đảng. Ông Trump sống ở Mỹ, chơi
chính trị kiểu Mỹ: Dân chọn tôi, đảng phải chọn tôi.
GettyÔng Donald Trump có những phát ngôn
ăn khách
Còn ông Thăng
sống ở Việt Nam, có thể chơi chính trị theo kiểu Việt Nam. Không nói gì cũng
được, và chỉ cần Đảng chọn.
Nhưng ông Thăng
lại chọn nói, và nói đúng điều dân Sài Gòn muốn nghe: Phải khác những gì từng
được nói mấy chục năm qua, không nên là khẩu hiệu, không thể là yêu Đảng, lại
càng không thể là “phương châm 16 chữ vàng.”
Ông Trump và
ông Thăng còn giống nhau ở chỗ rất bỗ bã, nói những điều ưa nghe nhưng khó thực
hiện, rất có thể sẽ phải nói lại trong tương lai. Nhưng cứ nói trước đã!
Bắt đầu từ phát
biểu mang tính bản năng, lâu dần, khi nhận ra hành xử bản năng có hiệu quả, họ
tính toán để trục lợi nhiều nhất từ lời nói.
Rồi đây ông
Trump sẽ phải đổi giọng nếu được đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống.
Còn hiện nay,
đối tượng của Trump là cử tri bảo thủ trong nội bộ đảng. Trump biết chọn nói
gì, với ai, và vào lúc nào. Đúng sai chưa tính. Hợp đạo lý chưa tính. Đạo đức
hay không, chưa tính. Thắng điểm trong nội bộ Cộng Hòa trước đã, mọi chuyện
khác tính sau.
Ông Thăng cũng
có thể đi theo logic ấy. Sửa cái nhà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng là chuyện dễ, chỉ
cần ít tiền là xong. Bắt quan chức bớt chơi Tết để dân khỏi chờ? Cũng dễ, ai
muốn giữ ghế thì vâng lời.
Nhưng điều nghe
hay nhất và khó làm nhất là chuyện giảm tội phạm “thấy rõ.”
Nếu trong ba
tháng mà tội phạm giảm thật thì chẳng lẽ trước giờ công an ngồi chơi? Hay công
an đã phải áp dụng chiêu thức “ngoài sách vở” để đạt được điều ông Bí Thư muốn?
Hay đơn giản chỉ việc đổi con số báo cáo, như xưa nay vẫn vậy?
GettyCảnh sát New York có các chương
trình diệt trừ tội phạm do Bill Bratton tung ra
GettyCảnh sát trưởng William Joseph
"Bill" Bratton của New York
Nói đến đây lại
nhớ ông cảnh sát trưởng William Joseph "Bill" Bratton. Ông này làm
cảnh sát trưởng nhiều thành phố lớn và phức tạp, như Boston, Los Angeles, New
York (hai lần, đương nhiệm).
Ông thành công
trong việc trấn áp tội phạm nhờ áp dụng các nguyên tắc: Đa dạng hóa sắc tộc
trong đội ngũ cảnh sát, duy trì mối quan hệ với thành phần tuân thủ luật pháp,
không khoan nhượng giới tội phạm, dứt khoát không tha thứ thái độ chống đối xã
hội, và chống việc cảnh sát tham nhũng.
Ông Trump và
ông Thăng đạt tới mức “hiện tượng” như hiện nay cũng chính nhờ vào truyền
thông.
Có báo từng nói
ông Trump áp dụng chiến thuật tranh cử “rẻ tiền,” theo cả hai nghĩa: Nội dung
rẻ tiền và … ít tốn tiền quảng cáo. Ông Trump nói nhiều điều phản cảm, theo
quan điểm của người Mỹ, vì vậy nó thành tin tức, báo chí không đăng không được.
Ông Trump biết như vậy, và khai thác khuynh hướng ấy.
Ông Thăng thì
còn hơn cả rẻ tiền, tức là … hoàn toàn miễn phí trên báo nhà nước. Có lẽ, từ
thời ông Nguyễn Bá Thanh “cho hốt liền, không nói nhiều,” nay truyền thông Việt
Nam mới lại có dịp hào hứng trở lại.
Tất cả còn lại
đối với mọi người là thời gian. Cũng không lâu lắm. Chờ ông Thăng 3 tháng để
xem tình hình tội phạm ở Sài Gòn; và chờ ông Trump đến tháng Sáu, trong trường
hợp được Đảng đề cử tranh Tổng Thống.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Thiện Giao hiện
sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment