Wednesday, June 22, 2016

Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với NHÀ BÁO..JB NGUYỄN HỮU VINH



Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với
NHÀ BÁO
JB NGUYỄN HỮU VINH
Xin bấm link để nghe

“Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng, điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)


Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo,

Những nỗ lực ngăn chặn tìm hiểu sự thật
Bản Tuyên bố của Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, ông Heiner Bielefeldt chứng tỏ một điều: ông làm việc với nhiều nỗ lực và nghiêm túc khi tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay từ đầu bản Tuyên bố cũng nói rõ những vấn đề ông phải đối mặt và những điều ông đã không thể thực hiện dù Việt Nam đã cam kết. Đó là: "Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. 

Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi "những cán bộ an ninh hoặc công an" mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào".

Có lẽ, với những nhận định nêu trên, hẳn không cần nói người ta cũng hiểu dù ông đã nỗ lực, thì sự nỗ lực tìm hiểu của ông cũng đã bị hạn chế nghiêm trọng khi tìm hiểu sự thực về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Và điều cần nói nữa, là ở đây, một lần nữa Việt Nam đã bất chấp khi tiến hành "sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào" như ông đã khẳng định.

Trong cuộc họp báo, ông cũng nhắc nhiều đến những cơ quan ông có thể dễ dàng được gặp và được cung cấp thông tin không hạn chế. Đó là Ban Tôn giáo Chính Phủ, Tòa án nhân dân Tối cao và các cơ quan, quan chức cấp cao của chính phủ, thậm chí là các nhóm tôn giáo được nhà nước ưu ái mà ông đã chỉ ra như: "nhiều tôn giáo đã trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tổ chức tôn giáo lớn nhất trong Mặt trận Tổ quốc là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam"

Khi đến gặp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông được HT. Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cung cấp thông tin rằng: ""Việt Nam là nước tự do tôn giáo", mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật" - Rất may là ông Hòa thượng này chưa lên cơn như ông Thích Thanh Tứ lên Diễn đàn Quốc hội chửi ông Thích Quảng Độ.
Hẳn nhiên, nếu đến những chỗ đó để tìm hiểu sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam, có khác gì câu ngạn ngữ dân ta vẫn dùng là đi tìm "chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước".

Nói dối hay cùng
Thế nhưng, ở đời nhiều khi có những chuyện nực cười và quái gở. Cái sự thật dù góc cạnh, xấu xí thì vẫn toát lên được vẻ đáng mến và người ta dễ chấp nhận hơn nhiều sự dối trá bóng bẩy. Điều mà ông Heiner Bielefeldt lấy làm ngạc nhiên là sự hoàn hảo, sự tự do gần như tuyệt đối ở Việt Nam về vấn đề tôn giáo qua các thông tin, các lời nói và văn bản mà ông được cung cấp khi gặp các quan chức và cơ quan nhà nước. 

Ông đã nhấn mạnh rằng"ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần" các cơ quan như Tòa án Tối cao, các cơ quan quản lý nhà nước về Tôn giáo rằng có vụ việc nào xâm phậm tự do tôn giáo hoặc lời khiếu nại, kêu ca về điều này ở Việt Nam hay không ? Và câu trả lời ông nhận được là "Không, không hề có".

ông viết: "Kể cả thành viên của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng không biết một vụ việc nào. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên - và càng ngạc nhiên hơn khi trong thực tế có nhiều mâu thuẫn về đất đai đã được thông tin đến tôi. Một số mâu thuẫn có vẻ có liên quan đến khía cạnh tự do tôn giáo, ví dụ như khi mảnh đất trước kia đã được dùng cho nghĩa địa tôn giáo hay các nhà thờ tự đã bị lấy đi để phục vụ phát triển kinh tế".

Thì ra, không nói ra đâu phải là người ta không biết và sự thật đâu dễ che đậy bằng đầu môi, chót lưỡi. Nhà nước Việt Nam không hiểu lẽ đời cha ông đã nhắc: "Thánh nhân còn có khi nhầm", hay "Ngọc còn có vết"

Thế nên khi cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam "hoàn hảo đến tuyệt đối, chánh nghĩa sáng ngời" và họ nói đến điều đó không chút ngượng ngùng, mạnh miệng kiểu Nguyễn Sinh Hùng - ông này đã hùng hồn tuyên bố kiểu "Đến 2013, Vinashin sẽ có lãi" , hoặc "Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng" - thì dù là người cả tin đến mấy cũng buộc người ta phải nghi ngờ.

Và thực tế là điều đau đớn khó chấp nhận đã được làm sáng tỏ cho dù có bị cố tình che đậy bằng nhiều cách chơi xấu.
Ngài Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã kết luận về tình trạng luật pháp đáp ứng các đòi hỏi pháp lý của người dân ở Việt Nam hiện nay như sau: "Từ góc độ pháp quyền, tình trạng này còn xa mới được coi là thỏa mãn tinh thần thượng tôn pháp luật".

Những kết luận gây choáng và những điều chưa nói hết
Bản Tuyên bố nêu các vi phạm có hệ thống từ phía nhà nước các quyền tự do tôn giáo của công dân. Từ Pháp lý, luật pháp cho đến các vấn đề cụ thể như quyền tự do tôn giáo ở mỗi người, mỗi lĩnh vực của cuộc sống. Từ các biện pháp hạn chế quyền tự do tôn giáo bằng các biện pháp hành chính như "Đăng ký" cho đến những hoạt động thực tế cản trở quyền công dân của họ, như phá phách, đàn áp. Từ việc các tôn giáo không được có tư cách pháp nhân cho đến việc nhà nước can thiệp vào cả việc đào tạo giáo chức và bổ nhiệm các giáo sỹ. Từ việc các tài sản của tôn giáo không được bảo vệ cho đến các vụ tranh chấp, thực chất là cướp đất tôn giáo của nhà nước… nhiều vấn đề đã được đề cập khá đa dạng.
Đặc biệt, trong bản Tuyên bố, nêu lên hai vấn đề hết sức khẩn cấp nhưng là chuyện như là viễn tưởng ở Việt Nam, đó là quyền tự do tôn giáo - một phần cơ bản của quyền con người - trong các nhà tù và các đơn vị vũ trang, đã không có trên thực tế.

Tuy nhiên, bản Tuyên bố của ngài Báo cáo viên đặc biệt vẫn thể hiện rất rõ sự thiếu hụt và tầm vóc của các vấn đề vi phạm đã xảy ra trong thực tế ở Việt Nam. Nói cách khác, việc ngăn chặn những tiếng nói nói lên sự thật và che đỡ những vi phạm của nhà nước, dù có thể bị mất mặt trước thế giới - thì vẫn phần nào có tác dụng cho bộ mặt đỡ bị phơi bày.
Ở đó, những lời biện hộ của nhà nước nhằm che đậy sự vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn chưa bị vạch trần đầy đủ. Ở đó những chữ nghĩa, văn bản vốn vẫn được coi trọng như ở các nước khác mà không được định nghĩa rõ ràng rằng ở Việt Nam, văn bản pháp luật và thực tế đời sống đang tình trạng như lửa và nước.

Những lý do được viện dẫn
Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế quyền tự do tôn giáo của người dân, những đàn áp, bắt bớ và những điều đi ngược các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết… dù không làm ngạc nhiên những nhà báo Việt Nam vốn đã từng tiếp xúc hàng ngày với mọi chuyện. Có chăng là họ ngạc nhiên về sự tìm hiểu nhanh chóng và sâu rộng, lối làm việc nghiêm túc của vị báo cáo viên này. Còn đối với những nhà báo Quốc tế và những người chỉ biết đến tình hình Việt Nam qua các báo cáo và quan chức nhà nước, hẳn họ sẽ hết sức ngạc nhiên về một thực tế là quyền tự do tôn giáo đầy những vi phạm ở Việt Nam.
Trong Tuyên bố của mình, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nêu rõ:"Việc cấm bất kỳ sự can thiệp mang tính cưỡng ép nào đối với nội tâm trong niềm tin tôn giáo, đạo đức hay triết lý của một người vì thế cũng có vị trí quan trọng trong luật quốc tế tương đương với việc cấm nô lệ hay cấm tra tấn. Đây là những quy định tuyệt đối không có bất kỳ ngoại lệ nào. Trong khi đó, Điều 24 Hiến pháp 2013 nhắc đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói chung mà không quy định cụ thể việc bảo vệ khía cạnh tâm linh cá nhân trong tự do tôn giáo hay tín ngưỡng".

Và "…việc truyền bá tôn giáo hay tín ngưỡng trong phạm vi xã hội ("forum externum", hay thế giới bên ngoài) không được bảo vệ vô điều kiện, theo luật quốc tế quy định… Việc này cần được thực hiện trên cơ sở nhận thức rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ở cả khía cạnh cá nhân và cộng đồng, có vị thế quy định là một quyền con người phổ quát".

Trong thực tế đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trên báo chí, người ta thường đọc thấy những cụm từ như "Truyền đạo trái phép" và bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta định nghĩa thế nào là truyền đạo trái phép và đặc biệt là không có định nghĩa "Truyền đạo được phép" ở Việt Nam từ xưa đến nay.

Bản tuyên bố nêu rõ những lý do, những luận điệu mà nhà nước Việt Nam thường dùng để che giấu hoặc tạo cớ nhằm đàn áp, hạn chế quyền tự do tôn giáo của công dân. Bản Tuyên bố cũng nêu rõ sự khác biệt giữa các quy định quốc tế và hệ thống văn bản của Viêt Nam hiện hành. (1)

Ông Heiner Bielefeldt viết: "Khi trao đổi với các đại diện của Chính phủ, tôi thường nghe nhắc đến "pháp luật Việt Nam" nói chung… Trong các cuộc thảo luận với các quan chức Chính phủ ở các cơ quan khác nhau, bao gồm đại diện cấp cao của cơ quan lập pháp, tôi thấy những hạn chế rất rộng này được nhắc đến nhiều lần. Viện dẫn "lợi ích xã hội" không rõ ràng cũng có thể, thậm chí, dẫn đến truy tố tội hình sự, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự"
Tóm lại, các văn bản luật pháp quy định một cách mơ hồ bằng những cụm từ không rõ ràng và viện dẫn các lý do không thực tế, chặt chẽ tức là "đã cho các cơ quan chính quyền nhiều không gian để quy định, giới hạn, hạn chế hay cấm việc thực hành tự do tôn giáo hay tín ngưỡng".
Hà Nội,   JB Nguyễn Hữu Vinh



Quoc te phac hoa noi dung chuong moi quan he Viet-My

Matthew Trâ 
LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG
(1258-1309)

 http://hon-viet.co.uk/RongVN2.gif

Các Người chớ quên!  Nghe lời Ta dạy
Chính nước lớn làm những điều bậy bạ
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
Bất nghĩa bất nhân
Ỷ nước lớn
Tự cho mình cái quyền ăn nói! Nói một đường làm một nẻo! Vô luân!
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải. Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM! 
Họa Trung Hoa!  Tự lâu đời truyền kiếp! 
Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước.  Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải ĐảoChớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy! 
Gặm nhấm dần giang sơn ta nhỏ lại Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di

Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng “ĐẠI SỰ QUỐC GIA”!
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT, biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!

VẬY NÊN
CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN
KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
HÃY ĐỀ PHÒNG  QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA!

LỜI NHẮN NHỦ CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA.

VUA LÊ THÁNH TÔNG 

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link