Thursday, July 21, 2016

Thư số 57a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam



                                                      Thư số 57a gởi:
                                                      Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                  Phạm Bá Hoa

images724500_quan_doi_nhan_dan_viet_nam.Phunutoday.vn_.jpg

Với thư này, tôi cùng Các Anh nhìn ra Biển Đông xem phản ứng của các quốc gia liên quan sau phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế, và từ đó chúng ta phóng nét nhìn vào tương lai Biển Đông có thể sẽ diễn ra như thế nào so với giả thuyết nêu lên trong Thư số 57.

Thứ nhất. Phản ứng của các quốc gia trước khi có phán quyết về Biển Đông.
Các Anh nhớ là Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc đã ra thông báo cho biết: "Tòa sẽ ra phán quyết vào ngày 12/7/2016 về đơn của Philippines kiện Trung Cộng". Xin nhắc lại là sự kiện này do Trung Cộng đã tự vẽ đướng lưỡi bò chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông, và tuyên bố đó là chủ quyến của họ, nên Philippines kiện họ..
Tuy mới thông báo sẽ ra phán quyết, nhưng tôi căn cứ những tin tức gần đây để tin là nội dung sẽ bất lợi cho Trung Cộng, và lúc đó Trung Cộng sẽ phản ứng có thể nói là điên cuồng vì sợ mất quyền lợi mà họ tự giành lấy trên Biển Đông. Vì vậy mà phản ứng "phòng thủ cứng rắn"  của Trung Cộng trước khi phán quyết được công bố. Tôi dẫn chứng cho Các Anh xem nhé.  


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/04/160704025934_china_nine_dash_line_624x485_bbc_nocredit.jpgNgay sau thông báo của Tòa Án Trọng Tài thì Trung Cộng đưa hạm đội Nam Hải ra tập trận bắn đạn thật gần đảo Phú Lâm thuộc quẩn đảo Hoàng Sa từ ngày 13/6 đến 17/6/2016, và họ khẳng định rằng: "Trung Cộng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, và sẽ rút tên khỏi Công Ước Quốc Tế về Luật Biển".Tuyên bố như vậy, nhưng Trung Cộng vận động các quốc gia vừa nhỏ vừa nghèo để ủng hộ họ chống lại phán quyết của tòa nói trên (nhưng chỉ có 8 quốc gia nhận lời), cùng lúc Trung Cộng tăng cường các cơ sở quân sự -nhất là các phi trường- trên các đảo nổi do họ bồi đắp, thì ngày 3/7/2016 Cơ Quan An Toàn Hàng Hải Trung Cộng thông báo rằng: "Hải Quân Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 đến 11/7/2016 trên vùng Biển Đông rộng khoảng 100.000 cây số vuông". Thế là nhiều chiến hạm chủ lực của Hạm Đội Đông Hải và Hạm Đội Bắc Hải của Trung Cộng được điều động tới hải cảng Tam Á.

Bản tin Reuters dẫn lời Đại Sứ Trung Cộng tại Anh Quốc Lưu Hiểu Minh, nói về phán quyết sắp tới của tòa án trọng tài: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không quan tâm đến tòa trọng tài ra phán quyết. Cho dù phiên tòa này có phán quyết gì, chúng tôi nghĩ nó hoàn toàn sai. Phán quyết đó không có tác động gì đến Trung Quốc, đến chủ quyền của Trung Quốc trên các bãi đá, trên các hòn đảo. Và nó sẽ trở thành một thí du xấu, sai lầm và nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ không tranh tụng vụ kiện này, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ đấu tranh vì chủ quyền của mình". Tuyên bố này tương tự như tuyên bố của ông Tập Cận Bình trong ngày (1/7/2016) kỹ niệm 95 năm thành lập đảng cộng sản, rằng: "Trung Quốc không chiếm đoạt lợi ích của nước khác, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền chính đáng của mình. Các nước khác chớ trông mong chúng tôi mặc cả về các lợi ích cốt lõi của mình, hay tìm cách phá hoại các lợi ích của chúng tôi liên quan đến chủ quyền, an ninh và phát triển” (trích bản tin Reuter ngày 30/6/2016).Tuy tuyên bố mạnh mẽ như vậy, nhưng bản tin trên tờ China Daily bắn tiếng: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Philippines nếu nước này lơ đi phán quyết của Tòa trọng tài thường trực sắp tới”.
Các Anh thấy chưa, Trung Cộng nói mạnh miệng lắm, nhưng rõ ràng là họ sợ phán quyết của tòa trọng tài, nên xuống giọng để kêu gọi Philippines đàm phán.

Ngày 4/7/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lê Hải Bình tuyên bố: "Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc, một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở  quần đảo Hoàng Sa, ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên Bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này".Vậy là xong phản ứng của lãnh đạo Việt Cộng.

Ngày 6/7/2016, Bắc Kinh gia tăng nỗ lực ngoại giao ít ngày trước phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, Ngoại Trưởng Trung Cộng có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Hoa Kỳ, tái khẳng định sẽ không thừa nhận thẩm quyền của Tòa. Trong khi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc lo ngại xung đột xảy ra, nên kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình.

Trung Quoc trang tron noi co quyen thiet lap ADIZ Bien Dong - Anh 1Ngày 7/7/2016, Trung Cộng tuyên bố không quan tâm đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc, trong khi họ thực hiện chiến dịch vận động ngoại giao tìm sự ủng hộ họ chống lại phán quyết của tòa trọng tài. Bằng chứng là trong cuộc họp hồi tháng 6/2016 vừa qua tại Vân Nam, Trung Cộng, các ngoại trưởng ASEAN đã không đưa ra được một tuyên bố chung, sau khi rút lại một tuyên bố mà phái đoàn Malaysia gởi cho báo chí. Sự kiện này cho thấy nội bộ 10 nước ASEAN không cùng quan điểm về hồ sơ Biển Đông do áp lực từ Trung Cộng. Thậm chí ngày 5/7/2016, ông Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Cộng phát biểu trong hội nghị tại trụ sở của Tổ Chức Nghiên Cứu Chính Sách Toàn Cầu Carnegie Endowment for International Peace ở Washington DC, rằng: "Phán quyết của PCA sẽ chẳng khác nào tờ giấy lộn đáng vứt vào sọt rác. Không ai và không một quốc gia nào cần tuân thủ phán quyết của PCA dưới mọi hình thức, vì PCA không có thẩm quyền.

Sonya Sceats, một chuyên gia luật quốc tế tại Viện Nghiên Cứu Hoàng Gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) cho rằng: "Sở dĩ Bắc Kinh giận dữ đối với vụ kiện của Philippines vì họ đuối lý". Trong khi Bà Sceats lưu ý rằng: "Đăng sau thái độ bất cần, Trung Cộng đang âm thầm thuê các luật sư quốc tế để hỗ trợ pháp lý cho những tranh chấp trong khu vực".

Theo luật định, Ban Thẩm Phán gồm 5 thành viên, mỗi bên trong vụ kiện có quyền chọn hai thẩm phán, còn ông Shunji Yanai, Chủ Tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn người thứ 5. Dù vậy, Trung Cộng khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, cũng là từ bỏ quyền chọn thẩm phán, vì vậy mà ông Chủ Tịch ITLOS Shunji Yanai -công dân Nhật Bản- phải chọn thẩm phán thay cho Trung Cộng  theo quy định.

Càng gần đến ngày tòa ra phán quyết, Trung Cộng càng gia tăng áp lực lên các nước ASEAN, và đã gây tác động phần nào. Bằng chứng là trong cuộc họp tháng 6/2016 vừa qua tại Vân Nam, các Ngoại Trưởng ASEAN đã không đưa ra được Tuyên Bố Chung, sau khi rút lại một tuyên bố mà phái đoàn Malaysia gởi cho báo chí. Vậy là 10 nước ASEAN vẫn chưa đạt được đồng thuận, thậm chí cả về việc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng tại Biển Đông. Ngày 21/7/2016 tới đây, các Ngoại Trưởng ASEAN họp tại Viên Chăn (Lào), sẽ thể hiện sự đoàn kết hay rạn nứt của khối này khi trình bày quan điểm của mình về phán quyết vụ kiện Biển Đông. Thực tế thì hồ sơ Biển Đông chỉ liên quan đến Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Bruney. Riêng Indonesia và Singapore, tuy không có tranh chấp nhưng ngày càng cứng rắn khi tàu cá Trung Cộng đụng chạm đến quyền lợi của họ. Trong khi Thái Lan và Miến Điện chừng như đứng ở vị trí quan sát thì phải.

Ngày 9/7/2016, báo Cali Today News dẫn nguồn tin từ Manila, theo Bộ Trưởng Ngoại Giao Phi Perfecto Yasay, thì: “Dù phán quyết là sự chiến thắng của Phi, thì Tân Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte mong muốn  thảo luận trực tiếp với Trung Cộng, về hợp tác song phương thăm dò các nguồn khí thiên nhiên và các ngư trường”.
Các Anh nhớ rằng, ổng Duterte nhận chức Tổng Thống Phi Luật Tân ngày 30/6/2016, là nhân vật có vẽ hoà hoãn với Trung Cộng, so với cựu Tổng Thống Aquino là không bao giờ chấp nhận đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, vì họ chẳng khác Đức Quốc Xã Nazi.

Ngày 10/7/2016, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết về Biển Đông, yêu cầu Trung Cộng quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Nghị Quyết này  chứng tỏ Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế.

Ngày 11/6/2016, Chính phủ Trung Cộng đã muối mặt khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga đã tuyên bố: "Việc Trung Cộng cho rằng, Nga ủng hộ Trung Cộng trong tranh chấp biển Đông với Việt Cộng, Philippines, Indonesia, Đài Loan là sai sự thật. Cùng lúc đó, một loạt các quốc gia trong danh sách 40 nước đã lên tiếng tố cáo Trung Cộng giả dối".

Tóm tắt.
Các Anh có thấy giữa lời nói với hành động của lãnh đạo Trung Cộng trái ngược nhau không? Vì trước và sau khi tòa trọng tài quốc tế công bố phán quyết, trong những trường hợp khác nhau, Trung Cộng tuyên bố mạnh mẽ rằng: "Phán quyết không có giá trị gì cả, vì tổ tiên ông cha họ đã từng dừng chân trên các đảo ở Biển Đông, và đó là bằng chứng họ có chủ quyền". Vì vậy mà họ khước từ lời kêu gọi của tòa án là hãy tham dự vụ kiện để chứng minh chủ quyền, nhưng cả 3 lần Trung Cộng đều từ chối. Trong khi họ gia tăng những chuyến đi vận động các quốc gia ủng hộ chủ quyền đường lưỡi bò của họ, rồi Trung Cộng hô toán lên là đã có 40 quốc gia ùng hộ họ. Thế nhưng Trung Cộng bị người bạn cộng sản cũ là Nga, vạch cái bản mặt nói láo một cách trơ trẽn của họ, rằng Nga không ủng hộ Trung Cộng. Rồi trong cùng thời gian, một số các quốc gia trong danh sách gọi là 40 quốc gia ủng hộ họ, cũng lên tiếng như Nga đã lên tiếng.  

Chính xác là Trung Cộng không có bất cứ tài liệu gì để chứng minh chủ quyền cái gọi là đường lưỡi bò trên Biển Đông cả, rồi họ sử dụng cái bản chất dối trá gian manh để "dẫn chứng chủ quyền của họ là tổ tiên nhiều đời của họ đã từng đến đó". Hóa ra lãnh đạo Trung Cộng một quốc gia rộng lớn với hơn 1 tỷ 350 triệu dân -đông nhất thế giới- điên cuồng với chính sách bành trướng từ tổ tiên họ truyền lại, đã phản ứng như đang trong thời cổ đại đối với phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong thời đương đại. 
   
Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là một vụ kiện thành công của Philippines, trong khi người dân Philippines xuống đường biểu tình mừng vui, thì "Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte mong muốn  thảo luận trực tiếp với Trung Cộng, về hợp tác song phương thăm dò các nguồn khí thiên nhiên và các ngư trường". Rất có thể đây là một chính sách mềm mỏng của quốc gia nhỏ bé sau khi cứng rắn thắng kiện một quốc gia rộng lớn, để tránh sự trả thù hèn mọn của Trung Cộng chăng? Nếu đúng như vậy, thì liệu khi hợp tác với Trung Cộng có thành công như dự định không? Xin nhớ rằng, khi đối đầu bằng thảo luận tranh luận với cộng sản nói chung, và Trung Cộng nói riêng, thì Philippines không thể thắng sự gian trá thay trắng đổi đen của họ.

Trung Quoc trang tron noi co quyen thiet lap ADIZ Bien Dong - Anh 2Thứ hai.  Phản ứng của từng quốc gia sau khi có phán quyết về Biển Đông.
Ngay 12/7/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Ni dung chính trong phán quyết, tóm tắt  như sau: “Mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Cộng, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các đảo ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Cộng trong lịch sử đã từng có chủ quyền các vùng trên biển và các nguồn tài nguyên tại đây. Không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa có thể tạo các vùng biển mở rộng. Không một thực thể nào mà Trung Cộng đòi chủ quyền có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Cộng. Vậy thì Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, khi ngăn trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines. Ngư dân của Trung Cộng cũng như ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough, nhưng tàu chấp pháp của Trung Cộng đã hành xử trái phép khi dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng. Các hoạt động bồi đắp thành đảo nhân tạo của Trung Cộng trong thời gian gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong tiến trình giải quyết tranh chấp, đồng thời gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển......". 

Hoa Kỳ. Cùng ngày 12/7/2016, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tuyên bố với báo chí rằng: "Phán quyết ngày hôm nay của tòa án PCA, là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung cho một giải pháp hòa bình về các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ngay từ đầu vụ kiện, và có giá trị về quyết định mạnh mẽ của Hoa Kỳ ủng hộ luật pháp. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa một cách hòa bình thông qua tòa án trọng tài.Theo quy định trong Công Ước, quyết định của toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với Trung Hoa và Philippine. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai quốc gia này sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình”

https://scontent-yyz1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13645286_1729917160579780_2965838681127542005_n.jpg?oh=4ceb5d086e05a09f4b097922fe5485d4&oe=5827D6EETrung Cộng. Ngày 13/7/2016, Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Lưu Chấn Dân tham gia họp báo. Khi phóng viên hỏi  phán quyết của Tòa Trọng Tài nói Trung Cộng đã xâm phạm quyền chủ quyền của
nước khác tại vùng đặc quyền kinh tế thông qua các biện pháp như ngăn chặn tàu đánh cá và tàu thăm dò, xây dựng đảo nhân tạo.... Ông  Lưu Chấn Dân đáp: “Trung Quốc có chủ quyền với các đảo trên Biển Nam”. Trong khi đó, Ni Lexiong, chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, Trung Cộng, cũng cho rằng 7 đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa là cơ sở để Trung Cộng thiết lập ADIZ trên Biển Đông. Cùng ngày 13/7/2016, báo Quân Giải Phóng đăng bình luận với tiêu đề: “Đừng bao giờ mong đợi dùng một phán quyết phi pháp để tước bỏ chủ quyền của Trung Cộng”. Bài báo khẳng định: "Không chấp nhận phán quyết của trọng tài, quân đội Trung Cộng sẽ kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích hàng hải của mình. Nước này không lo sợ trước bất cứ sự hoan hỷ đắc thắng nào của ai. Tất cả mọi ý đồ xâm hại đến chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc đều chỉ là mơ tưởng".

Indonesia. sẽ kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, theo sau loạt phản ứng của Nhật Bản (16/3/2016) cũng dự định theo chân Philippines nộp đơn kiện Trung Cộng. Nhớ lại ngày 21/3/2016 tại Jakarta, Bà Bộ Trưởng Bộ Nghề Cá & Các Vấn Đề Về Biển Indonesia Susi Pudjiastuti, khẳng định: "Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông. Nhưng với sự kiện xảy ra ngày 20/3/2016 làm cho chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại". Trong khi đó, Bà Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh: "Jakarta đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động trái phép của tàu tuần duyên và tàu cá của Trung Cộng."
 Bà Marsudi nói thêm: "Ngày 19/3/2016,  các tàu tuần duyên của Indonesia đã phát giác một tàu đánh cá của Trung Cộng hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia. Sau khi truy đuổi và chận lại được, tàu tuần duyên đang câu tàu đánh cá Trung Cộng vào bờ, thì tàu hải cảnh khác của Trung Cộng xuất hiện, và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Cộng, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ. Trung Cộng yêu cầu phía Indonesia phải thả ngay những ngư dân của họ trong tình trạng an toàn".

Philippines. Đông đảo người dân tại thủ đô Manila, và nhiều địa phương, đã rầm rộ xuống đường biểu tình ăn mừng vụ kiện thành công.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn Âu-Á (ASEM) ở Ulan Bator, Mông Cổ, diễn ra trong ngày15 và 16/7/2016, với sự tham dự của lãnh đạo 51 quốc gia Châu Á và Châu Âu, nhưng Tổng Thống Philippines sẽ không tới tham dự. Lãnh đạo Việt Cộng với Trung Cộng gặp nhau trước ngày khai mạc. Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã Trung Cộng, thì Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, đã kêu gọi Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc: "Việt Nam hãy phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”. Thủ Tướng Việt Cộng đáp rằng: "Hà Nội kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế, đồng thời coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc”.

Trong hội nghị, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhắc lại với các lãnh đạo khác tham dự về nguyên tắc phổ quát của luật quốc tế, đồng thời nhấn mạnh đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về hồ sơ Philippines kiện Trung Cộng. Trong phán quyết công bố ngày 12/07/2016, tòa án đã khẳng định rằng: "Không có sở pháp lý nào để Bắc Kinh khẳng định quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở các khu vực nằm trong đường 9 đoạn -còn được gọi là đường lưỡi bò- bao phủ hơn 80% diện tích Biển Đông". Vì vậy mà Thủ Tướng Abe đã kêu gọi các bên có liên hệ, hãy tuân thủ phán quyết nói trên của Tòa Trọng Tài Thường Trực, và đi đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Trong khi Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ Tướng Nhật Bản Abe gặp nhau ngày 15/07.2016 bên lề thượng đỉnh ASEM, ông Abe đi thẳng vào vấn đề Biển Đông: "Bắc Kinh nên tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật pháp". Và ông Lý Khắc Cường đã đáp trả rằng: "Nhật Bản không có liên quan gì đến tranh chấp Biển Đông, nên có thái độ kềm chế, không đổ dầu vào lửa, và không can thiệp vào vấn đề này". Thì phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho biết: "Khi tiếp xúc với Thủ Tướng Abe, Ngoại Trưởng Philippines đã chấp nhận sẽ hợp tác chặt chẽ tại các hội nghị của ASEAN trong tương lai, để bảo đảm là tất cả các bên sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài”

Việt Cộng. Tiến Sĩ Trần Công Trục, từng là Trưởng Ban Biên Giới Chánh Phủ, và nhiều vị trong giới trí thức và chuyên gia trong nước, đã yêu cầu nhà nước hãy can đảm kiện Trung Cộng ra tòa án như Phi Luật Tân đã làm, nhưng bị từ chối. Ông Trục từng nói rằng: “Chỉ khi nào mình làm mạnh thì họ mới lùi”. Với lãnh đạo Việt Cộng chỉ một tuyên bố nhẹ nhàng rằng: "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016". Còn người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình lên tiếng: "Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi tòa trọng tài". Phản ứng của lãnh đạo Việt Cộng như vậy là xong, trong khi người dân biểu tình mừng phán quyết của tòa trọng tài thì bị họ trấn áp bắt giữ.

Hà Nội. Cuộc biểu tình dự trù sẽ bắt đầu lúc 8 giờ 30 sáng tại Tượng Đài Lý Thái Tổ, để ủng hộ phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng về “Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn”. Đồng thời đòi truy tố và đóng cửa Formosa tại Vũng Áng, nhưng đã bị Công An đàn áp. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết: “Mọi người đã Công An đẩy lên xe, trong đó có Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Bích Phượng, Trương Dũng, Hoàng Hà, Bích Hường, Cuong Hoang Cong, Tung Dang, Bùi Quang Thắng, Lương Dân Lý, Đào Thu, Trịnh Bá Tư, cùng một số người khác… khoảng hơn 20 người. Trong khi Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện chứng kiến, khi đi từ cà phê sang gia nhập đoàn biểu tình đã thấy Công An bắt hết những người đang ngồi tại tượng đài lên xe một cách nhanh chóng.

Nghệ An. Đông đảo giáo dân Huyện Quỳnh Lưu đã biểu tình với nội dung như cuộc biểu tình tại Hà Nội.

Sài Gòn. Lúc 9 giờ sáng, các bạn trẻ đã biểu tình bằng xe gắn máy tránh an ninh Công An đàn áp, bắt bớ. Trong cùng thời gian, nhiều cuộc biểu tình bất chợt trên nhiều con đường lưu thông trong thành phố, có Khu Công Nghiệp Tân Bình cùng tham dự, với các khẩu hiệu có nội dung phản đối đường lưỡi bò của Trung Cộng, ủng hộ phán quyết của toà án quốc tế hủy bỏ.
Riêng tại Vũng Áng, người dân biểu tình tiếp tục phản đối đòi truy tố và đóng cửa nhà máy Formosa tại Vũng Áng. Một nhóm hôm nay đã tiếp tục bắt xử quỷ đỏ Formosa ngay trên đường phố trước sự chứng kiến và đồng tình của dân chúng.

Tóm tắt. Trong khi lời lẽ của Hoa Kỳ và Philippnies có phần hòa dịu, thì Trung Cộng vẫn hung hăng như trước đó, còn Việt Nam thì muôn thuở chỉ có phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao đứng ở bục thuyết trình mà đọc bản văn viết sẳn, nào là vẫn kiên quyết, vẫn khẳng định, vẫn trước sau như một, ..v..v... Chỉ một lời nhỏ nhẹ là hoan nghêng phán quyết, nhưng người dân biểu tình bày tỏ niềm vui vì đường lưỡi bò cũng như các Đá mà Trung Cộng bồi đấp thành đảo nổi trở thành không có giá trị đối với Công Ước quốc tế về biển, thì bị Công An thẳng tay trấn áp bắt giữ. Chính thái độ lững lờ của lãnh đạo Việt Cộng sẽ là sự "khuyến khích Trung Cộng mạnh tay khống chế Việt Cộng để họ bảo vệ quyền lời bất hợp pháp của họ trên Biển Đông, nhất là quần đảo Trường Sa".     
   
Kết luận.

Vì vậy mà tôi vẫn giữ nguyên giả thuyết về Biển Đông như trong Thư số 57 gởi Các Anh hồi đầu tháng này (7/2016), do tôi không tin Trung Cộng với Hoa Kỳ có chiến tranh thật sự, vì thế chiến thứ 3 chỉ có Trung Cộng cô đơn một bên, và bên Hoa Kỳ sẽ có các quốc gia vừa lớn vừa mạnh trên thế giới hợp lực. Với lại chiến tranh thứ ba sẽ tàn phá ghê gớm mà Trung Cộng chưa đủ sức để chấp nhận, nhưng tôi tin là sẽ có những cuộc chạm súng nhỏ hoặc vừa phải, có thiệt hai nhân mạng cùng với phi cơ và tàu chiến. Rồi hai bên vào bàn hội nghị với nhiều quốc gia tham dự. Cuối cùng là phân chia lại Biển Đông. Dĩ nhiên là Trung Cộng không còn đường lưỡi bò, cũng không đụng đến vấn đề an ninh đường hàng hải và đường hàng không trên Biển Đông.  Riêng với các Đá mà Trung Cộng bồi đắp thành đảo nổi, dưới sức ép của quốc tế và Hoa Kỳ buộc Trung Cộng phải rút khỏi các Đá đó, nhưng Trung Cộng sẽ rất cứng rắn đến mức có thể lao vào thế chiến thứ 3. Cuối cùng, Hoa Kỳ và quốc tế nhân nhượng cho Trung Cộng giữ các đảo nổi, với những điều kiện cứng rắn để  buộc chặt Trung Cộng sẽ không quân sự hóa các đảo đó, cũng như các đảo đó không có lãnh hải 12 hải lý chung quanh mà phán quyết của của tòa trọng tài ghi rõ.

Nếu giả thuyết này xảy ra, phán quyết của tòa trọng tài quốc tế cũng là cách giúp kết thúc cuộc tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trên Biển Đông, tuy tham vọng của Trung Cộng buộc phải ngừng lại, Biển Đông yên tĩnh. Hoa Kỳ bảo vệ được an ninh hàng hải và hàng không. Bãi Cạn vẫn là của Phi Luật Tân. Riêng Việt Nam rất nguy hiểm, vì lãnh đạo Việt Cộng phục tùng Trung Cộng quá sâu, không thể quay lại được nữa, chỉ khốn khổ cho dân tộc Việt Nam không lối thoát!

Sau hội nghị nói trên, Trung Cộng sẽ dùng mọi mánh khóe nham hiểm để chiếm Việt Nam dưới hình thức nào đó trong thời gian từ nay đến cuối năm 2018, lúc đó các đảo nổi đương nhiên trở thành của họ. Tôi tin chắc là  Trung Cộng sẽ không xua quân sang tấn công, vì sẽ bị thế giới lên án cứng rắn đến mức có thể sẽ  cấm vận kinh tế thì Trung Cộng vô cùng khốn đốn, bởi hằng năm Trung Cộng nhập cảng nguyên liệu đến 70% cho nền kinh tế của họ. Với lại, khi Việt Nam thật sự trong bàn tay của Trung Cộng, thì họ thao túng phần lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo ý họ, dĩ nhiên là dưới dạng của chánh phủ Việt Cộng. Nếu hiểu đó là của chánh phủ Trung Cộng tại Việt Nam, có lẽ không sai.

Giả thuyết của tôi là vậy, và tôi mong Các Anh hãy đọc kỹ nội dung trang thư này, rồi vận dụng trái tim và khối óc của chính Các Anh mà suy nghĩ.... Để hôm nay có một quyết định đúng đắn, cùng với nhân dân đứng lên làm nên lịch sử, bằng cách xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị trên quê hương Việt Nam ngày mai, mà tôi tin chắc là sẽ được yểm trợ mạnh mẽ của Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Cùng lúc, tôi rất tin vào Cộng Đồng tị nạn hải ngoại sẽ vận động các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Đức Quốc, ..v..v..., sẽ mạnh tay trợ giúp nước Việt Nam không cộng sản, khôi phục và phát triển toàn diện các lãnh vực tổ chức và quản trị quốc gia.

Và cũng đừng bao giờ quên: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.'
Texas, tháng 7 năm 2016
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link