Sunday, October 30, 2016

Bầu cử tổng thống Mỹ




 

Bầu cử tổng thống Mỹ : Colin Powell bỏ phiếu cho Hillary Clinton

RFI
media
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Colin Powell (T) và ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, tại Washington ngày 03/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, thuộc đảng Cộng Hòa tuyên bố, trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 08/11/2016 tới đây, ông sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton.
Hôm qua, 25/10/2016, ông Peggy Cifrino, trợ lý của cựu ngoại trưởng Colin Powell, cho AFP biết, trong cuộc gặp các doanh nhân tại Long Island, Woodbury, New York, ông Powell đã công khai khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary Clinton.
Theo nhật báo Mỹ Newsday, thì cựu ngoại trưởng Powell cho rằng ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump không có đủ các phẩm chất để trở thành tổng thống, lãnh đạo nước Mỹ và ông Trump đã đánh lừa người dân Mỹ với những hứa hẹn mà ông ta không thể nào thực hiện được.
Tờ báo trích đăng phát biểu của cựu ngoại trưởng Powell, theo đó, ông Donald Trump « đã thóa mạ nước Mỹ ít nhất là mỗi ngày một lần », « ông ta đã thóa mạ người Mỹ gốc Latinh, thóa mạ người Mỹ gốc Phi, thóa mạ phụ nữ và thóa mạ cả đảng của ông ta ». Vẫn theo ông Power, thì ứng viên đảng Cộng Hòa còn thóa mạ các đồng minh của Hoa Kỳ và cả các cựu quân nhân Mỹ.
Ngược lại, cựu ngoại trưởng Powell lại hết lời ca ngợi ứng viên đảng Dân Chủ, bà Clinton mà ông coi đó là một người bạn, quen biết nhau từ 20 năm qua. Theo ông Powell, bà Clinton « thông minh, có khả năng. Bà đã là một ngoại trưởng tốt », có thái độ đúng mực và có sức khỏe dẻo dai và hoàn toàn có đủ khả năng làm tổng thống của nước Mỹ.
Tuy thuộc đảng Cộng Hòa, nhưng cựu ngoại trưởng Colin Powell, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đã từng bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ Barack Obama trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012.

Nga : Vị khách không mời mà đến trong cuộc bầu cử Mỹ

media
Bà Hillary Clinton (P) bắt tay ông Donald Trump, sau cuộc tranh luận đầu tiên, tại đại học Hofstra, New York, Mỹ, ngày 26/09/2016REUTERS
Từ những cáo buộc của Mỹ theo đó Mátxcơva đã tung tin tặc đánh cắp email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ nhằm gây hại cho Hillary Clinton, cho đến cáo buộc của ứng cử viên đảng Dân Chủ nhắm vào đối thủ Donald Trump, gọi ông là một « con rối » trong tay tổng thống Vladimir Putin, rất nhiều điểm bất thường đang khuấy động cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ mà mẫu số chung chính là Nga.
Khi nhận định về điều kể trên trong bài phân tích ngày 25/10/2016, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật bầu không khí chiến tranh lạnh đang bao trùm trở lại quan hệ Mỹ - Nga, và căng thẳng trong địa hạt ngoại giao đã tác động đến đời sống chính trị Mỹ. AFP hóm hỉnh cho rằng : « Ai mà nghĩ rằng nước Mỹ đang ở thời thập niên 1960 chứ không phải là năm 2016 đều được lượng thứ ! ».
Theo ghi nhận của AFP, quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên rất căng thẳng từ sau cuộc chiến tranh ở Ukraina năm 2014, kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Matxcơva, và mới đây là các cuộc tấn công của không quân Nga tại Syria.
Nhân tố Nga đã bắt đầu len lỏi vào cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ vào cuối năm 2015, khi ông Putin lên tiếng ca ngợi Donald Trump là một « người thông minh và tài ba ». Ông Trump, vào khi ấy vẫn chưa được chính thức đề cử, đã tâng bốc trở lại và khen ông Putin là một « lãnh đạo mạnh mẽ, … trái hẳn với những gì được thấy ở Mỹ ».
Kể từ khi ấy, với vụ hơn 20.000 email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ bị tin tặc đánh cắp, mà Washington quy trách nhiệm cho Nga, hoặc vụ các mối quan hệ bất minh với Nga của ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhân tố Nga không ngừng được hai ứng cử viên nhắc đến.
Gần đây nhất là nhân cuộc tranh luận ngày 19/10 vừa qua. Ông Trump đã lặp đi lặp lại rằng chỉ có ông mới có khả năng thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Matxcơva bởi vì ông Putin « không hề có bất kỳ một sự tôn trọng nào » đối với bà Clinton. Ứng cử viên đảng Dân Chủ đã phản pháo ngay bằng câu « Đó là vì ông ta – tức là ông Putin – muốn có một con rối lên làm tổng thống Mỹ ».
Theo giáo sư Tim Frye, chủ nhiệm khoa Chính Trị Học tại đại học Mỹ Columbia, chưa bao giờ nước Nga lại được nhắc đến nhiều như vậy trong một cuộc vận động tranh cử tại Mỹ, và điều đó phản ánh trực tiếp quan hệ giữa hai nước, đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay.
Chuyên gia này phân tích tiếp : Sở dĩ vấn đề Nga đã nổi cộm lên như vậy, che khuất cả các vấn đề khác như sự vươn lên của Trung Quốc, tình trạng lộn xộn tại châu Âu hay đà sụp đổ của Syria, đó là vì chưa bao giờ quan điểm của hai ứng viên đối với Nga lại khác biệt nhau như vậy. Hơn nữa, ông Trump lại có một lập trường cực đoan, hoàn toàn lệch pha so với tất cả những tên tuổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đối với chuyên gia Frye, khi khai thác yếu tố Nga, bà Clinton cũng có lợi vì sẽ tranh thủ được các cử tri gốc Đông Âu, « đặc biệt là tại các bang quan trọng như Pennsylvania, Ohio và Michigan, nơi có một cộng đồng đáng kể người gốc Ukraina, Ba Lan hay từ các nước Đông Âu khác mà Nga là một chủ đề rất được quan tâm ».
Theo hãng AFP, vấn đề Nga nhúng tay vào vụ đánh cắp email của đảng Dân Chủ đã bị Matxcơva cực lực bác bỏ, những ác cảm của Putin đối với bà Clinton là một điều có thực, với các phương tiện truyền thông Nga liên tục chĩa mũi dùi vào tất cả những tai tiếng có liên can đến cựu ngoại trưởng Mỹ, và loan tải rộng rãi mọi tuyên bố của ông Trump có lợi cho Mátxcơva.
Tuy nhiên, vào lúc mà khả năng bà Clinton trở thành tổng thống tương lai của Hoa Kỳ ngày càng rõ nét, giới quan sát cho rằng Matxcơva sẽ phải trở lại với một chính sách ngoại giao truyền thống hơn.

Nga chỉ trích chương trình triển khai quân Mỹ tại Na Uy

media
Bộ trưởng Quốc Phòng các nước thành viên NATO họp tại Bruxelles, Bỉ ngày 26/10/2016.REUTERS/Francois Lenoir
Theo AFP hôm nay, 26/10/2016, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ chương trình triển khai quân Mỹ tại Na Uy, xem hành động này là « chắc chắn không cải thiện được tình hình an ninh ở vùng Bắc Âu ».
Là thành viên NATO, hôm 24/10 vừa qua, Na Uy thông báo khoảng 330 lính thủy Mỹ sẽ được triển khai tại nước này bắt đầu từ tháng Giêng năm 2017. Thực chất đó là một đơn vị quân Mỹ luân chuyển có nhiệm vụ huấn luyện tác chiến với quân đội Na Uy.
Mặc dù việc triển khai quân không lớn và ở cách lãnh thổ Nga đến cả nghìn cây số, nhưng trong bối cảnh quan hệ với các nước phương Tây đang căng thẳng vì cuộc khủng hoảng Ukraina và cuộc can thiệp quân sự tại Syria, Nga đã có phản ứng ngay lập tức trước động thái quân sự này của NATO.
Phát ngôn viên sứ quán Nga tại Oslo đã gửi đến AFP một thư điện tử, trong đó chỉ trích mạnh mẽ quyết định triển khai 330 lính thủy Mỹ tại Na Uy. Thư có đoạn viết, việc triển khai quân Mỹ chắc chắn không thể cải thiện an ninh của Bắc Âu.
Na Uy chỉ có biên giới với Nga ở phần Bắc Cực. Việc bảo vệ lãnh thổ của Na Uy hầu như được giao cho khối NATO. Oslo coi việc triển khai quân lần này như một trắc nghiệm để đánh giá năng lực quốc phòng của nước này vào năm tới.
Mặc dù gia nhập NATO từ năm 1949, nhưng Na Uy vẫn cam kết không mở cửa cho quân đội nước ngoài chừng nào đất nước chưa bị đe dọa tấn công hay bị tấn công. Chính phủ Na Uy nhấn mạnh rằng việc triển khai đơn vị luân chuyển không có nghĩa là mở căn cứ quân sự Mỹ thường trực ở trong nước. Hiện tại, quân đội Mỹ vẫn cất giữ một số lượng rất lớn vũ khí, khí tài tại Na Uy nhưng chưa hề có quân đồn trú.
Liên quan đến NATO, hôm nay và ngày mai các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương họp tại trụ sở của tổ chức ở Bruxelles. Tâm điểm của hội nghị là quan hệ căng thẳng của khối với nước Nga, nhất là về việc Matxcơva đẩy mạnh tấn công tại Syria và việc gần đây không quân và hải quân Nga liên tiếp có các vụ xâm phạm không phận và lãnh hải của các nước thành viên NATO.

Rạp chiếu bóng Nga không dám chiếu phim tài liệu về Bắc Triều Tiên

media
Ảnh chụp màn hình Youtube một cảnh quay trong phim tài liệu Under the Sun của đạo diễn Nga Vitali Manski.DR
Rất nhiều rạp chiếu bóng tại Matxcơva đã từ chối chiếu bộ phim tài liệu về Bắc Triều Tiên hiện đang gây nhiều tranh cãi. Theo phát biểu của đạo diễn Vitali Manski với AFP ngày 25/10/2016, bộ phim được quay ở Bình Nhưỡng đã khiến chế độ Kim Jung Un tức giận.
Bộ phim Under the Sun (tạm dịch : Dưới ánh mặt trời) được dự kiến ra mắt ngày 27/10, thế nhưng đã bị 8 rạp phim ở thủ đô từ chối trình chiếu. Đạo diễn Manski lên án : « Thật vô lý khi Nga tuân theo yêu cầu của Bắc Triều Tiên », vì tất cả các rạp này do chính quyền thành phố kiểm soát.
Bộ phim được bộ Văn Hóa Nga tài trợ và lúc đầu được Bình Nhưỡng ủng hộ. Tuy nhiên, sau đó, Bắc Triều Tiên đã từ bỏ dự án song không nêu lý do. Vì vậy, đạo diễn Manski bí mật cho quay tiếp bộ phim tại nước này.
Nội dung chính của bộ phim tài liệu là cuộc sống thường nhật của một nữ sinh tại Bình Nhưỡng, ghi lại những lúc vui đùa với cha mẹ và bạn bè ở trường. Nhưng đạo diễn lại không tắt máy quay sau khi đã ghi hình theo kịch bản, và cho thấy tất cả những hình ảnh đẹp đó được dàn dựng như thế nào.
Tháng 05/2016, một trang web của Bắc Triều Tiên khẳng định là mẹ của cô bé dường như đã tố cáo đạo diễn người Nga lợi dụng bà và con gái trong bộ phim chỉ trích chế độ.
Gần đây, cố vấn của tổng thống Nga về hợp tác văn hóa quốc tế, Mikhail Chvydkoi, cũng chỉ trích đạo diễn và cáo buộc ông hoàn toàn ý thức được rằng các nhân vật chính trong phim có thể sẽ bị « trừng phạt nghiêm khắc » ở đất nước họ.
Về phần mình, bộ Văn Hóa Nga yêu cầu không được nêu tên cơ quan này khi công chiếu bộ phim. Theo trang web chuyên về điện ảnh của Nga, Aficha.ru, bộ phim được dự kiến ra mắt ngày 27/10 tại 20 rạp chiếu phim trên toàn quốc.

Pháp giải tỏa khu di dân tạm cư tự phát ở Calais

RFI
media
Người nhập cư trái phép bắt đầu rời trại tạm ở Calais, miền bắc nước Pháp, sáng 24/10/2016.RFI / Richard Riffonneau
Tại Calais, miền bắc nước Pháp, khu trại tạm, khu ổ chuột rộng mênh mông nơi tạm trú của hàng ngàn người nhập cư trái phép đã bắt đầu được giải tỏa vào sáng sớm hôm nay, 24/10/2016. Tổng cộng 60 chiếc xe ca đã được huy động để đưa những người tị nạn về các trung tâm tiếp nhận được mở ra ở nhiều nơi khắp lãnh thổ nước Pháp.
Theo quan sát của đặc phái viên RFI, Alice Pozycki, công tác tháo dỡ được tổ chức chu đáo. Tổng cộng có bốn hàng chờ đợi : một dành cho người lớn, một dành cho trẻ vị thành niên đi một mình, hàng thứ ba dành cho các hộ gia đình và cuối cùng là hàng dành cho người yếu đuổi, bệnh tật hay lớn tuổi.
Tùy theo điểm đến, mỗi người tị nạn được phát cho một vòng đeo tay màu sắc khác nhau. Họ được quyền chọn đến giữa hai vùng tại Pháp, từ đó họ sẽ được chuyển về những trại lớn.
Phóng sự của ký giả Alice Pozycki cho biết nhiều người đã dậy từ sớm để sớm hàng, nhiều người trong số họ vẫn chưa biết sẽ đi đâu về đâu.
« Trời vẫn chưa sáng, nhưng hàng chục người tị nạn đang đợi xếp thành hàng một, va-li đặt dưới chân. Hussen Abbeis gốc Sudan, quấn khăn cổ màu đỏ và đợi để rời khu ổ chuột mà anh đã sống ở đấy từ 4 tháng nay.
Anh nói : « Tôi không biết bước kế tiếp sẽ là gì, cũng không ai biết được lúc nào. Tôi phải đợi xe buýt, đó là những gì tôi được biết lúc này ».
Anh Hessan, không khăn cổ, cũng không chăn quấn, chỉ mặc một chiếc áo pull và đôi giày basket mỏng. Anh đi một mình về hướng hàng đợi.
« Chúng tôi chẳng có lựa chọn nào khác. Cách đây vài ngày, tôi hay tin là khu trại tạm sẽ bị dỡ bỏ, chẳng còn cách nào khác cả ! Tôi không biết sẽ đi đâu, trung tâm tiếp nhận nằm ở đâu, tôi cứ nhắm mắt đi vậy »
Hessan có vẻ cương quyết, tuy nhiên được chừng vài mươi mét, cậu thanh niên Afghanistan đã thay đổi ý định.
« Tôi dự định bắt xe buýt nhưng khổ nỗi, có lẽ sẽ rất mất thời gian để xin tị nạn ở đây. Thủ tục quá lâu, phải mất hết một năm, một năm rưỡi. Tôi không muốn phí thời gian ở đây ».
Hessan đến khu trại tạm bợ này được hai tháng. Cậu nói là cậu có vé tầu đi Paris và muốn đến Milan, nước Ý trong những ngày tới. »


__._,_.___

Posted by: "Lincoln Nguyen

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link