Con đường Nam tiến của
Trung Cộng
TS.Mai Thanh Truyết
- Trong quá trình lịch sử của Tàu và kinh nghiệm 1026 năm bị đô hộ trong suốt 17 thế kỷ lập quốc của Việt Nam, Trung Cộng, sau khi chiếm đóng Tân Cương năm 1949, khống chế Tây Tạng năm 1950, và bị chặn tại bán đảo Triều Tiên năm 1953, đã nghĩ tới Việt Nam như một vùng trái độn quân sự cần thiết. Trong tư thế thủ, ý định chiếm Việt Nam là để bảo vệ toàn cõi Trung Nguyên, và trong thế công thì bành trướng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và ra tới một vùng biển dài trên 3000 Km ở phía Nam là biển Đông.
- Trong quá trình lịch sử của Tàu và kinh nghiệm 1026 năm bị đô hộ trong suốt 17 thế kỷ lập quốc của Việt Nam, Trung Cộng, sau khi chiếm đóng Tân Cương năm 1949, khống chế Tây Tạng năm 1950, và bị chặn tại bán đảo Triều Tiên năm 1953, đã nghĩ tới Việt Nam như một vùng trái độn quân sự cần thiết. Trong tư thế thủ, ý định chiếm Việt Nam là để bảo vệ toàn cõi Trung Nguyên, và trong thế công thì bành trướng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và ra tới một vùng biển dài trên 3000 Km ở phía Nam là biển Đông.
Nên nhớ, với sự tiếp sức của Liên Xô khi tiến hành Chiến tranh
lạnh năm 1948 và mục tiêu của TC ngay từ những ngày đầu của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa do Mao sáng lập năm 1949 là nối tiếp nhiệm vụ của Hồ Chí Minh từ khi
là cán bộ của Đệ tam Quốc tế được gửi về hoạt động tại Đông Nam Á từ năm 1924.
Từ xa xưa, đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là mũi xung kích của khối Cộng sản
xuống Đông Nam Á, mà việc gọi là giải phóng miền Nam chỉ là một kết quả tất
nhiên mà thôi.
Vì vậy, đây chính là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc chiến ý
thức hệ làm cho CSVN khởi động gây nên cuộc chiến tương tàn làm kiệt quệ tiềm
lực quốc gia với hơn năm triệu nạn nhân của cả hai miền.
Và trong hiện tại và với tâm khảm của một nước lớn, cộng thêm tính
thuần phục của ĐCSVN, nhu cầu chiếm Việt Nam và lấn chiếm toàn bộ Biển Đông đã
đang dần dần biến giấc mơ Đại Hán trở thành hiện thực.
1. Vị trí thực sự của Trung Cộng
Ngoài khái niệm hoang tưởng và với ý thức hệ tập trung thế giới
dưới sự thuần phục của “Trung Quốc”, có một điều đôi khi chúng ta ít chú ý là
đứng về mặt địa dư hình thể, TC chỉ là một "lục địa hải đảo" bị cô
lập.
TC bị vây hãm từ cả bốn hướng. Giữa các sa mạc, thảo nguyên hoang
vu cùng núi rừng hiểm trở tại ba hướng Nam, Tây và Bắc với biển Thái Bình Dương
tại hướng Đông. TC chỉ có một đường bành trướng trên đất liền. Đó là
miền Bắc nước Việt Nam. Lần cuối mà họ thử nghiệm giải pháp đó là vào năm 1979
khi Hà Nội chủ quan tưởng rằng mình đã đánh cho Mỹ cút lại còn vừa ký Thỏa ước
Hợp tác và An ninh với Liên Xô vào năm 1978. Thế mà vẫn bị Tàu “dạy cho một bài
học” do Đặng Tiểu Bình làm thầy giáo năm 1979.
Khi bức tường Bá Linh sụp đổ sau vụ khủng hoảng và tàn sát Thiên
an môn năm 1989, mọi sự đều đảo lộn.
Khi khối Liên Xô bắt đầu tan rã, TC e sợ nội loạn nên tập trung
kiểm soát hệ thống chính trị bên trên cơ chế kinh tế thị trường. Và lãnh đạo Hà
Nội như kẻ mồ côi bị mất quan thầy. Vì vậy, việc cứu đảng CSVN là một ưu
tiên sinh tử từ năm 1990.
Từ mốc thời gian đó, Hà Nội trở lại thần phục TC, chấm dứt 10 năm
độc lập dưới bóng rợp Liên Xô và CSVN trở về thực tế quyền lực hiện tại (lúc
bấy giờ) để tiến hành "đổi mới", nhưng theo mẫu mực Bắc Kinh.
Và TC trở lại xu hướng bành trướng cố hửu mà khỏi tốn quân, tốn
tiền và vẫn đạt kết quả như ý: miền Bắc Việt Nam đương nhiên trở thành vùng
trái độn quân sự kể từ thời điểm Hội nghị Thành Đô 3-4/9/1990.
2. Vai trò thái thú của ĐCSVN
Khi Bắc Kinh mở rộng vùng trái độn ấy ra biển Đông hải, thì Việt
Nam lần lần trở thành ao nhà của TC.
Biển Việt Nam chỉ là biển Hoa Nam.
Lãnh đạo Hà Nội ý thức được việc đó, qua quyển sách (nội bộ) do
nhà xuất bản sự thật xuất bản tựa đề “30 năm quan hệ ngoại giao Việt-Trung
(1949-1979)” qua đó, BCT nhận định rõ ràng là TC luôn luôn tìm cách... nuốt
trửng Việt Nam.
Nhưng ngay sau cuốc chiến 1979 và kéo dài đăng đẳng cho đến 1988,
sau khi TC chiếm các đảo ở Trường Sa của Việt Nam, CSVN mới chịu quy phục TC và
chấp nhận “16 chữ vàng và 4 tốt” để bảo vệ quyền lực đảng, và từ đó bảo vệ được
quyền lợi của các đảng viên cao cấp.
Nếu có nói rằng họ bán nước để cứu đảng thì cũng không sai.
Hậu quả là mọi vấn đề TC của thế giới như đã trình bày ở trên đều
đã xuất hiện tại Việt Nam, từ an ninh, ngoại giao qua môi sinh, kinh tế, giáo
dục, y tế hay ngoại thương.
Như tác giả Vũ Đông Hà viết trên Danlambao: “Không
cần phải đánh Việt Nam chúng nó!” với một trích đoạn như sau:"Súng
đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi
ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào
môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến
lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng."
Thật hỗ thẹn cho một quốc gia đã từng có chủ quyền và được tôn
trọng trên thế giới.
Nhưng đê tiện hơn nữa, “họ” vẫn múi mặt tiếp tục những biểu hiện
nghiêm trọng hơn nữa là lập trường của Hà Nội lại rất thân TC trong các hồ sơ
nóng của các quốc gia trên thế giới, nhất là việc Hà Nội tránh nêu vấn đề về
Hoàng Sa hay Trường Sa trên diễn đàn quốc tế theo kiểu đa phương mà tìm giải
pháp song phương theo quan hệ chủ tớ. Và hành động quy phục mới nhất là 15
ký kết của Nguyễn Phú Trọng trước mặt thiên hoàng Tập Cận Bình, báo hiệu sự cáo
chung của Đất và Nước Việt Nam nếu ngày nào CSVN còn hiện diện và cai trị quê
hương.
3. Vị trí của chúng ta hiện tại
Cần phải nói rõ là “chúng ta” là những người con Việt sống trong
nước và hải ngoại tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do. Đất nước và dân tộc
Việt Nam đang gặp vấn đề với TC, có thể là nguy ngập hơn vì vị trí lân bang,
nhưng cũng không khác nhiều quốc gia Á Châu ở chung quanh. Do đó, vấn đề TC của
Việt Nam nằm trong khuôn khổ các vấn đề chung của thế giới với TC.
Khi nhìn như vậy, Việt Nam thật sự không còn đơn độc và phải một
mình đương cự với TC đâu!
Nhưng, khác với trường hợp của các quốc gia kia, vấn đề TC của
Việt Nam nằm trong tầng lớp lãnh đạo đảng CSVN. Vấn đề TC của Việt Nam nằm tại
Hà Nội, là Hà Nội. Đấy là cái khó của dân tộc, một dân tộc dày dạn kinh nghiệm
đối phó với TC và có thừa ý chí đấu tranh giành độc lập.
Vấn đề TC của Việt Nam nằm tại Hà Nội vì đảng Cộng sản đã giải giới người dân, tước
đoạt võ khí truyền thống và mãnh liệt nhất của dân tộc là ý chí chống lại tình
trạng Hán hóa.
Hà Nội tiến hành chính sách ngu dân qua:
- Kiểm soát báo chí và tư tưởng, đưa mọi người vào phản ứng phản
xạ Pavlov của loài chó.
- Phát huy bản năng kinh tế của loại sinh vật hạ đẳng mà nhu cầu
là “kiếm ăn ba bửa” và triệt hạ mọi ý chí và tiềm lực quật khởi.
Lãnh đạo Hà Nội hành xử như những quan Tiết độ sứ của Thiên triều
Bắc Kinh giống như trong bốn thời Bắc thuộc, thậm chí như những quan Thái thú
thời bị đô hộ. Họ đang làm xã hội băng hoại và đẩy người dân vào kiếp nô lệ cho
một thiểu số đại gia của các nhóm lợi ích. Đó là những thái thú biết nói tiếng
Việt của BCT và các Ủy viên Trung ương Đảng.
4. Chúng ta phải hành xử như thế nào trước vấn nạn Tàu trên?
Muốn giải quyết vấn đề TC, người con Việt cần phải giải quyết
cái nhân khiến sức dân không được huy động vào nhu cầu bảo vệ nền độc lập, đó
là đảng CSVN. Ưu tiên của Việt Nam vì vậy là phải tháo gỡ cách ách độ hộ
của TC do Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã tròng lên cổ người dân.
Tức là giải quyết đảng CSVN.
Hãy nghe một cựu đảng viên Lê Minh Đức của ĐCSVN “phản tỉnh”: “Thảm
họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam
khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết
đang đến với chính mình và con cháu mình...”
Đối với các quốc gia khác, Việt Nam phải là thành viên của một nỗ
lực đa phương nhằm giải quyết vấn đề TC của thế giới. Khi cùng chung một mục
tiêu, người ta có thể nói đến chuyện hợp tác, một cách bình đẳng vì lợi ích
chung.
Tóm lại, vấn đề TC của thế giới phải do thế giới giải quyết và
Việt Nam sẵn sàng tham gia như một thành viên. Nhưng Việt Nam sẽ không là
mũi xung kích hay tiền đồn chống TC của thế giới.
Từ suy nghĩ đó, để chúng thấy hiện nay vẫn còn nhiều người ở hải
ngoại đặt vấn đề Việt – Trung không đúng với tình trạng thực của thế giới hiện
nay như:
- Việt Nam nên đứng bên cạnh Hoa Kỳ hay TC?
- Hoặc trong quan hệ song phương Mỹ-Hoa, Việt Nam nên ngả về đâu?
- Hay là Việt Nam nên khôn ngoan giữ vị trí trung lập?
Nhưng trên thực tế sự việc phức tạp hơn những gì xảy ra trong
chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản và tự do hay đúng hơn, giữa hai khối
“tư bản thị trường” và “tư bản thị trường theo định hướng chủ nghĩa”.
Thực tế là TC có vấn đề với Hoa Kỳ, có vấn đề với Nhật Bản, có vấn
đề với Ấn Độ, với các nước Đông Nam Á, với Nam Hàn, với Đài Loan, thậm chí với
cả Úc Đại Lợi. Trong một mạng lưới quan hệ song phương chằng chịt đó, như
Hoa-Mỹ, Hoa-Nhật, Hoa-Ấn, v.v...
5. Việt Nam đứng ở đâu?
Tất nhiên là đứng với người dân, ở vị trí độc lập, chứ không
đơn giản là trung lập. Làm sao trung lập trong một quan hệ đa phương? Việt
Nam sẵn sàng hợp tác với thế giới để giải quyết vấn đề TC trong những nỗ lực đa
phương của quốc tế.
Nhưng trước hết phải giải quyết vấn đề TC của Việt Nam, hiện nằm
tại Hà Nội.
Một khi người dân Việt ở trong và ngoài nước làm cho thế giới hiểu
ra sự thể đó, rằng mối nguy của TC chính là Hà Nội và Hà Nội mới là vấn đề chứ
không là giải pháp. Từ đó chúng ta đã tiến được một bước khá xa trên chặng
đường bảo vệ nền độc lập quốc gia.
Vì vậy, đấu tranh cho dân chủ và cho độc lập là hai mặt không
thể tách rời của một sự thể sinh tử cho Việt Nam.
6. Kết luận
Chính vì cái thế liên hoàn chằng chịt và phức tạp giữa các quốc
gia trên thế giới tùy theo quyền lợi của mỗi quốc gia giao tế, thí dụ như Hoa
Kỳ “giao hảo” với mọi chính quyền độc tài, cộng sản, quân phiệt v.v… và mức
giao hảo đó tùy theo tình trạng hiện có của mỗi quốc gia, cho nên việc nêu cao
ngọn cờ “ảo” như tranh đấu cho “dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam (!)” khiến cho
các quốc gia trên thế giới không hình dung được hiện trạng bi phẩn của dân tộc
Việt dưới ách cai trị của CSVN, nhất là Hoa Kỳ với chính sách “chuyển hóa CSVN”
bằng... con đường giáo dục (!)
Vì thế cho nên, khi nêu lên hàng loạt vấn đề về môi sinh, nạn hủy
hoại nguồn nước, tình trạng cạnh tranh bất chính hoặc nguy cơ lũng đoạn xã hội
xuất phát từ TC, ngoài sự bành trướng ngang ngược muốn biến Việt Nam thành một
tỉnh phía Nam của Tàu… tất cả đã trở thành một sự kiện hiển nhiên đang xảy ra
cho Việt Nam.
Chắc chắn lúc đó, các nước có thể quan tâm nhiều hơn đến lập
trường dân tộc của chúng ta.
Muốn như vậy, ngay từ ý thức thì chúng ta nên là giải pháp hơn là
một vấn đề cho các nước.
Câu hỏi nêu lên ở đây là mình đã tự chuẩn bị tư thế như vậy hay
chưa?
Sau cùng, TC thật ra không mạnh như nhiều người thường nghĩ và còn
gặp nguy cơ khủng hoảng, thậm chí tan rã, vì chiến lược phát triển của họ không
bền vững, không cân đối và có đầy bất công với 600 triệu dân Tàu đang có mức
sống dưới nghèo đói và dưới nghèo đói tuyệt đối dựa theo tiêu chuẩn của Liên
Hiệp Quốc US$2.00 và US$1.25/người/ngày.
Một khi nước Tàu có loạn như đã từng thấy nhiều lần trong lịch sử,
Hà Nội, với chính sách cai trị hiện tại, hơn 93 triệu người con Việt chắc chắn
sẽ không để yên cho ĐCSVN đâu! Một nhà chính trị học, TS David Shambaugh đã
nhận định trong cuốn sách của ông viết vào năm 2014, rằng: “Khả năng TC vẫn
chỉ là một “cường quốc từng phần”, chứ không thể nào là một cường quốc thực
sự trong tương lai.”
Trong chiều hướng suy luận như trên, tất cả con dân Việt cần nên
suy nghĩ về “Những việc cần phải làm” cho một Việt Nam Tương Lai.
10.04.2017
TS.Mai Thanh Truyết
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment