Tuesday, July 17, 2012

ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT

ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT

Posted on by Nguyễn Khắp Nơi

TIỂU BANG VICTORIA
NGUYỄN KHẮP NƠI – 15 03 2010

 

 

www.nguyenkhapnoi.com

Hỡi Người Chiến Sĩ,
Đã bỏ lại cái Nón Sắt bên bờ lau sậy này,
Anh ở đâu? Bây giờ Anh ở đâu?
Đang xông pha đèo cao núi thẳm,
Hay đã về bên kia
Khung trời biền biệt, trên cao.

1. Cờ Bay Tên Thành Phố Quảng Trị


Kể từ khi Hiệp Định Genève được ký vào năm 1954 chia đôi đất nước, Người Dân Việt ở Miền Nam vẫn hằng mong rằng, phần đất thân yêu này sẽ là phần đất Tự Do, sẽ là nơi định cư vĩnh viễn cuả những người Việt yêu chuộng Tự Do. Nhưng giấc mơ đó chỉ giữ được trong hai năm: Năm 1958, Việt Cộng phát động phong trào Đồng Khởi tại Bến Tre và tới Tháng 10 năm 59, chúng thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhằm mục đích chiếm hết phần lãnh thổ Việt Nam, thực thi mưu đồ bành trướng cuả Khối Cộng Sản.
Để bảo vệ mảnh đất cuối cùng cuả Việt Nam tự do này, hàng hàng lớp lớp các thanh niên Miền Nam đã lên đường tòng chinh để đánh đuổi bọn Cộng Sản xâm lược. Cuộc chiến đầy chính nghĩa cuả chúng ta không đơn phương, mà còn được trợ giúp bởi các nước bạn Đồng Minh: Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn. Những Quân Nhân Đồng Minh này đã cùng với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đãu rất hăng say để ráng bảo vệ mảnh đất được gọi là Tiền Đồn Chống Cộng ở Đông Nam Á.
Đáng buồn thay, cuộc chiến bảo vệ đất nước đầy chính nghĩa này đã thất bại vào ngày 30 Tháng Tư Năm 1975.
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc từ 35 năm về trước, nhưng mỗi khi đến ngày 30 tháng Tư, lòng người Dân Việt tha hương lại dâng lên một nỗi buồn man mác: Buồn vì mất Nước, buồn vì bỏ xứ ra đi, và buồn cho vong linh những Người Trai Nước Việt đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do Cho Miền Nam Viêt Nam.
Mỗi năm, đến ngày 30 Tháng Tư – Tháng Tư Đen – Tháng Tư Tang Tóc, anh em Cựu Chiến Binh lại tụ tập nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện cuả thời quá khứ, nhận ra ai còn sống, ai đã chết.
Những người sống thì nhìn nhau ngậm ngùi,
Còn người chết rồi thì sao?
Việt Nam Cộng Hoà đã mất, nhưng không bao giờ mất trong lòng người dân Việt.
Do đó, những ai đã chết vì bảo vệ nước Việt Nam Cộng Hoà cũng không bao giờ bị quên lãng.
Phải thắp cho họ một nén nhang chứ!
Đồng ý!
Nhưng thắp ở đâu bây giờ?
Tới Chùa ư? Cầu xin Phật che chở cho linh hồn bạn cuả ta?
Tới Nhà Thờ ư? Cầu cho Thiên Chúa ban phước lành cho bạn cuả ta ư?
Cũng được.
Nhưng . . . vẫn có một cái gì đó không ổn:
Chùa chiền, nhà thờ là nơi linh thiêng, rất đáng là nơi chúng ta cầu nguyện cho hương hồn của những anh hùng vị quốc vong thân. Nhưng, ở những nơi đó không có cái gì riêng biệt cho NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA cả.
Nhìn chung quanh chỉ thấy Phật và Chúa, chỉ thấy các Tín Hữu và các Con Chiên mà thôi.
Vậy thì phải có một nơi dành riêng cho NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA chứ!
Nơi đó chính là
ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT.
Đài Tưởng Niệm này dành riêng cho những Chiến Sĩ Việt Nam kiêu hùng đã hy sinh mạng sống cuả mình để bảo vệ cho Tổ Quốc Việt Nam mến yêu.
Nơi đây chỉ có Lính với Lính mà thôi, chỉ có những thằng mà trước đây đã từng cùng nhau lê mòn gót giầy Sô trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Mày đã chết cho tao sống còn. Nay tao nhớ mày, tao thắp nén nhang tưởng niệm mày, để gọi là Tình Chiến Hữu.
Ngoài những NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA, chúng ta còn có những người LÍNH ĐỒNG MINH nữa.
Những người lính này, chẳng có quan hệ ruột thịt gì với những người dân Miền Nam Việt Nam cả. Họ chỉ nghe theo lệnh của chính phủ nước họ mà đến tham chiến ở Miền Nam Việt Nam, giúp chúng ta chống lại bọn Việt cộng hung tàn Miền Bắc, đã theo chỉ thị của bọn đàn anh Nga Tầu mà đem quân xâm chiếm Miền Nam, với mục đích nhuộm đỏ cả vùng Đông Nam Á, bành trướng chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi chiến tranh kết thúc, các quốc gia này lại một lần nữa, giang rộng cánh tay nhận chúng ta vào sinh sống tại quốc gia của họ. Hiện tại, chúng ta đang ở nước Úc, do đó, dựng lên một đài tưởng niệm cho những Chiến Sĩ Tự Do Trận Vong trong cuộc chiến Việt Nam là một điều phải có, phải làm và nên làm.
Tại khắp các tiểu bang trên toàn cõi Úc châu, người Việt Tỵ Nạn chúng ta đã cùng nhau xây lên những đài tưởng niệm này.
Nhân dịp ngày 30 tháng Tư Đen sắp tới, tôi xin được hân hạnh giới thiệu tới quý vị độc giả tất cả những đài tưởng niệm Chiến Sĩ Úc Việt đã hy sinh thân mình trong chiến tranh Việt Nam trên toàn cõi Úc Đại Lợi. Vì chưa đủ tài liệu, kính xin quý vị trong ban điều hành tượng đài của các Tiểu bang gởi thêm tài liệu tới để tôi lần lượt đăng tải.
Trước hết, ngay tại tiểu bang nhà, tôi xin được giới thiệu đầu tiên:
ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TỰ DO TRẬN VONG ÚC VIỆT
TẠI VICTORIA.
Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc Việt (xin gọi tắt là Đài Tưởng Niệm VIC) đã được khánh thành vào đúng ngày 30 tháng Tư năm 2005, dưới sự chủ tọa của Cựu Trung Tướng Michael Jeffery, Tổng Toàn Quyền Úc Đại Lợi (chức vụ vào thởi điểm nói trên), đại diện cho Nữ Hoàng Anh và đồng thời cũng là một cựu chiến binh Úc đã tham chiến trên chiến truờng Việt Nam.
Đài Tưởng Niệm VIC bắt đầu hình thành từ năm 2001, do một số anh em cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và Úc Đại Lợi chủ xướng.
Sau khi Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài VIC được thành lập, anh em đã khởi công đi tiếp xúc với tất cả các hội đồng thành phố của những vùng có đông đảo người Việt Tỵ Nạn chúng ta sinh sống.
Điều tiên quyết là đài tưởng niệm phải bao gồm:
Hai tượng đồng của hai chiến sĩ Úc Việt, và
Một dàn cột cờ với 7 lá quốc kỳ, bao gồm lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa và 6 quốc gia đồng minh đã tham chiến giúp Việt Nam Cộng Hòa trước đây: Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Thái Lan.
Có thành phố không đồng ý tặng đất xây đài tưởng niệm và có những nơi đồng ý dành chỗ, nhưng lại đặt điều kiện khắt khe. Cuối cùng, chỉ có Hội Cựu Quân Nhân Úc – Retired Services league của vùng Dandenong là đồng ý tặng một miếng đất để xây đài tường niệm.
Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc Việt tọa lạc tại khuôn viên của Hội Cựu Quân Nhân Úc vùng Dandenong (RSL Dandenong), góc đường Crow Street và Stud Road , Dandenong, Victoria 3175.
Khu đất dành cho tượng đài rộng khoảng chừng 30m2. Phía trước là chỗ đậu xe của các siêu thị Kmart, Coles, Myer, phía sau là chỗ đậu xe của RSL Dandenong. Đó cũng là những chổ để quan khách và hàng ngàn đồng bào tụ họp khi tham dự lễ khánh thành tượng đài.
Đài Tưởng Niệm bao gồm những kiến trúc như sau:
1. Tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt.
Hai chiến sĩ bằng đồng (Lính Úc cao 185cm và Lính Việt cao 170cm), với đầy đủ quân trang quân dụng. Người lính Úc đội mũ đi rừng, tay nắm chặt khẩu súng SLR (Self Loading Rifle, súng trường đặc biệt của Úc vào thời điểm 1965) trong thế đứng phòng thủ. Ba lô trên vai với 4 bình bi đông nước gắn chung quanh. Người lính Việt Nam Cộng Hòa, đầu đội nón sắt, dây ba chạc gắn lưỡi lê chúc đầu xuống, lựu đạn gắn chung quanh dây lưng TAB. Ba lô đầy những quân dụng và đồ dùng cá nhân nặng chĩu trên vai. Tay áo xăn lên để lộ hai cánh tay khỏe mạnh gân guốc, đang nắm chặt khẩu súng M16 trong thế sẵn sàng tác chiến, mắt chăm chú nhìn ra phía trước mặt (để giữ an ninh cho trực thăng tải thương đáp xuống thi hành nhiệm vụ tải thương).



Tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt đứng trên một khối đá hoa cương mầu xám nhạt rất lớn (2m2 dài, 1m2 rộng, 0m70 cao). Mặt trước chia làm ba phần, gắn ba tấm bảng đá mài mầu đen, khắc những hình tượng và những hàng chữ như sau bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt:

Mặt sau khối đá được gắn một tấm bảng đá mài mầu đen, cũng được khắc sâu những hàng chữ Anh – Việt như sau:

2. Trực Thăng UH-1H Dust Off Iroquoir
Đây là chỉếc trực thăng của “Phi Đoàn Tải Thương Không Vận 172 Hoa Kỳ”, đã hoạt động đắc lực trên chiến trưởng Nam Việt Nam từ năm 1963 cho tới 1973 thì được trở về hậu cứ ở Tiểu Bang Iowa. Để tăng thêm phần lịch sử cho tượng đài, RSL Dandenong đã gởi thơ xin quân đội Hoa Kỳ một chiếc trực thăng loại này để trưng bầy trong khu tượng đài. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đồng ý tặng chiếc trực thăng này, hội RSL

Dandenong đã cử người qua tận bên Mỹ để ký giấy nhận trực thăng. Chiếc trực thăng đã được chuyên chở về Úc bằng đường biển, sơn sửa, gắn trên cột thép cao 6m. Chung quanh cột thép, có trồng bụi trúc xanh, tiêu biểu cho miền quê của Miền Nam Việt Nam.
3. Dàn Quốc Kỳ với 6 cột cờ
Phía trước tượng đài là cột cờ của chủ nhà. Cột cờ này chia làm 3 nhánh, treo cờ của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, phỉa duới là cở của RSL. Sáu cột cờ ở phía sau tuợng đài, từ trái qua phải, là dàn quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa, Phi Luật Tân, Thái Lan, Nam Hàn và Hoa Kỳ. Những lá cờ này được treo vĩnh viễn theo đúng thủ tục quân sự: Sáng sớm, khi hội RSL mở của lúc 10 giờ, tất cả các lá cờ sẽ được đồng loạt treo lên. Buổi chiều, lúc 6 giờ, tất cả các lá cờ sẽ lại được đồng loạt kéo xuống. Chủ Nhật là ngày nghỉ, nhân viên của hội không làm việc, nên sẽ không treo cờ.
4. Bia đá “Chiến Sử Oai Hùng”
Bia đá này cao 300cm, bề ngang 200cm, phần trên tấm bia khắc bản đồ Miền Nam Vịệt Nam, phần dưới chia làm hai:
Một nửa ghi tên những trận đánh oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa , Úc, Hoa Kỳ và Nam Hàn (vi dụ: Pleiku, Dakto, Đồng Xoài, Bình Giả, Ia Rang, Long Tân v v)
Một nửa bên phải ghi tên 44 tỉnh của Miền Nam Việt Nam (ví dụ: Quàng Trị, Bình Long, An Lộc, Núi Đất . . .)

Cả hai bảng tên đều có số thứ tự 1, 2, 3 hoặc A, B, C kế bên, để chỉ địa danh.
Phần tìm tài liệu những trận đánh là do Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng của Thủy Quân Lục Chiến đảm nhiệm.
Bia đá “Chiến Sử Oai Hùng” được đặt trong một hồ nước nền đổ đá sỏi và có vòi nước phun chung quanh.
5. Bia đá ‘Quốc Tế Viện Trợ’
Đây là bản sao của tấm bảng được vẽ bởi Nha Thông Tin Vũng Tầu, hoàn tất và dựng ngay tại Thị Xã Vũng Tầu vào năm 1967. Tấm bảng này (300mx200m) khắc sâu quốc kỳ của 30 quốc gia trên thế giới, nhằm mục đích cám ơn họ đã viện trợ tài chánh và gởi quân đội tới chiến đấu cùng với Việt Nam Cộng Hòa, góp phần vào việc giữ vững Miền Nam Việt Nam, tiền đồn chống cộng trong vùng Đông Nam Á. Đó là các quốc gia:

Úc, Bỉ, Gia Nã Đại, Đài Loan, Đan Mạch, Equador, Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Nhật Bản, Nam Hàn, Lào, Mã Lai Á, Hoà Lan, Tân Tây Lan, Na Uy, Anh, Hy Lạp, Guatemala, Ân Độ, Ba Tư, Ái Nhĩ Lan, Do Thái, Ý, Thái Lan, Hoa Kỳ, Hồi Quốc, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
Dài theo hai bên hông của tấm bảng có khắc hai lá cờ VNCH và giữa tấm bảng là hình bản đồ toàn thể nước Việt Nam với miền Bắc tô mầu đỏ và miền Nam tô mầu vàng. Bản đồ Việt Nam trong hình không hoàn hảo cho lắm, tuy nhiên, đó là một tài liệu lịch sủ, không thể sửa đổi.
ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT
TIỂU BANG VICTORIA
Bài thứ hai – 22 03 2010

6. Bia đá ‘Trực thăng UH-1H Dust Off Iroquoir’
Bia đá này giới thiệu trực thăng UH-1H và tầm quan trọng của loại trực thăng này trên chiến trường Việt Nam. Riêng chiếc “Dust Off Iroquoir” triển lãm này đã được ghi chép đầy đủ ngày ra khỏi xuởng, ngày chấm dứt hoạt động, kích thước của chiếc trực thăng và những chiến tích lịch sử của nó trong Phi Đoàn Tải Thương Không Vận 172 Hoa Kỳ như đã nói ở phần trên.

7. Lư Hương bằng xi măng đen.
Lư hương này được Ban điều hành Đền Thờ Quốc Tổ Tiểu bang Victoria tặng, được đặt ở phía bên tay phải của tượng đồng. Theo tập quán, cộng đồng chúng ta tới chiêm ngưỡng đài tưởng niệm đều thắp nhang cho hương hồn những tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh, sau đó cắm nhang còn lại vào lư hương kế bên.
CHI PHÍ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.
Tổng số chi phí xây dựng Đài Tưởng Niệm là: $384,903
Chi phí này chia ra làm hai phần:
A. Phần đóng góp của Hội RSL Dandenong: $140,668
Số tiền này đã được dùng cho những cộng việc sau đây:
• Vận chuyển trực thăng từ Hoa Kỳ về Úc,
• Sơn sửa lại chiếc trực thăng,
• Làm bãi đáp bằng cột thép cho trực thăng,
• Làm bia đá “Trực thăng UH-1H Dust Off Iroquoir”
B. Phần đóng góp của Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm: $244,235
Ban xây dựng Đài Tưởng Niệm đã quyên góp được số tiền $244,235 để xây lên những kiến trúc như sau:
• Mua bệ đá và gắn huy hiệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Úc,
• Đúc tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt,
• Làm hai bia đá “Chiến Sử Oai Hùng” và “Quốc Tế Viện Trợ”
• Dựng dàn Quốc Kỳ với 6 cột cờ.
• Đúc nền xi măng toàn thể chu vi Đài Tưởng Niệm, làm hồ nước, vòi phun nước.
Điêu khắc gia tạo ra hai bức tượng đồng là bà Lis Johnson, hội viên hội Điêu khắc Quốc Gia Úc. Chuyên gia đổ đồng là quý ông Cameron Loris và Shaun Ellis.
GÂY QUỸ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.
Mạnh thường quân có tấm lòng hảo tâm nhất là Cố Giáo Sư Lương Minh Đáng và Cựu Bộ Trưởng Ngân Khố Peter Costello. Cố Giáo Sư Đáng dùng tiền riêng của mình để ủng hộ việc xây tượng đài, nhưng ông Costello thì lại khác, ông không cho tiền, chỉ cho . . . giấy mà thôi. Nhưng đó là một tờ giấy rất có giá trị: Ông đã sửa đổi lại vài điều khoản của luật Thuế Vụ để cho phép khai trừ vào tiền lương những số tiền mà nguời thọ thuế đã tặng cho Ban Xây Dựng Tượng Đài trong thời hạn một năm (Tax Deductible Certificate). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Úc mà một Tượng đài được cấp Giấy Chứng nhận trừ thuế). Nhờ vậy mà đã có rất nhiều nhà hảo tâm tặng tiền cho Đài Tử Sĩ.
Riêng Đảng Tự Do Victoria đã tặng $12,000, Thủ Hiến Steve Brack tặng $10,000 và Hội Đồng Thành Phố Dandenong tặng $10,000
Ban xây dựng Tượng Đài đã tổ chức bốn buổi văn nghệ có dạ tiệc và một lần sổ số để gây quỹ.
THÀNH PHẦN BAN XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT.
Ban xây dựng Đài Tưởng Niệm gồm có 8 thành viên:
Đồng Trưởng ban:
• Ông Nguyễn Hữu An (Hội Biệt Động Quân QLVNCH Victoria)
• Ông John Wells (Vietnam Veterans Association, cựu Lính Pháo Binh Úc)
Đồng Phó Trưởng Ban:
• Bà Huỳnh Bích Cẩm (Giám Đốc Điều Hành Hội Phụ Nữ ÚC Việt Victoria)
• Ông Nguyễn Đức Vĩnh (Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do VIC 2005)
• Bà Bé Hà (Chủ Tịch Hội Tỵ Nạn Đông Dương)
Tổng Thư Ký:
• Ông Steve Lowes (Vietnam Veterans Association, Education Team, cựu Lính Truyền Tin Úc),
Thủ Quỹ:
• Ông Võ Chín (Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức)
LỄ KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM.
1. Lễ đặt viên đá đầu tiên
Lễ này đã được tổ chức vào ngày 19 12 04 dưới sự chủ tọa của:
• Bà Đặng Thị Lý, phu nhân của Cựu Cố Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa Phan Huy Quát,
• Thiếu Tướng David McLachlan, chủ tịch hội RSL Victoria
• Thiếu Tá Trần Cẩm Tường, chủ tịch hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt,
• Y tá Maureen Spice của Bệnh Viện Dã Chiến Núi Đất của quân lực Úc.
Viên đá đầu tiên này sẽ là cái “nhà” của tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt sau này. Đó là một phiến đá hoa cương với chịều dài 2m2 , rộng 1m2 và cao 0m70. Để đặt viên (khối) đá đầu tiên này, bốn vị khách mời nói trên đã cùng nhau kéo tấm khăn ba mầu (Xanh Dương của Úc, Vàng và Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa) xuống cùng một lượt, để khởi đầu cho việc xây dựng tượng đài chiến sĩ.

Từ trái qua phải: Cụ Bà Đặng Thị Lý, phu nhân của Cựu Cố Thủ Tướng Phan Huy Quát. Thiếu Tướng Mc Lachlan, Y tá Maureen Spice. Khuất đằng sau là Thiếu Tá Trần Cẩm Tường.

Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm.
Bốn tháng sau khi đặt viên đá đầu tiên, đài tưởng niệm đã được hoàn thành và lễ khánh thành đã được tổ chức vào ngày 30 tháng Tư năm 2005, dưới sự chủ tọa của Tổng Toàn Quyền Liên Bang Úc, Thiếu Tướng Michael Jeffery, đại diện cho Nữ Hoàng Úc Đại Lợi.
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của:
• Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Mitch Filfield, đại diện Thủ Tướng Úc John Howard,
• Dân Biểu Bruce Midelhall, đại diện Thủ Hiến Victoria, ông Steve Bracks,
• Dân Biểu Gordon Phillip, đại diện Lãnh tụ Đối Lập Tiểu Bang Robert Doyle . . .
• Đại diện các quốc gia đồng minh đã gởi quân tham chiến giúp VNCH trước đây.
• Các Sĩ Quan Cao Cấp của Quân Lực Úc, Đồng Minh và Việt Nam Cộng Hòa.
•Thành phần quân nhân Úc Việt tham dự buổi lễ, gồm có:
• Một Tiểu đội Hải Quân Hoàng Gia Úc với hai Sĩ quan (mang kiếm) và 8 binh sĩ Hải Quân (mang súng trưởng) chia phiên nhau đứng gác chung quanh khu đất thiêng tượng đài.
• Một Đại đội lính trừ bị thuộc Tiểu Đoàn Công Binh đóng tại Dandenong,
• Hai Tiểu đội của Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức,
• Hai Tiểu đội Nhẩy Dù và Biệt Động Quân hầu kỳ,

Toán rước Quốc Quân Kỳ và Hầu Kỳ Úc Việt.

Dân chúng và các cựu quân nhân tham dự buổi lễ khánh thành tượng đài.

Những bia đã sau đây đã được khánh thành:
Bia kỷ niệm “Trực thăng UH-1H Dust Off Iroquoir” Được khánh thành bởi:
* Không Quân Trung Tá Đinh Quốc Hùng, khoá 16 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ Đẳng,
* Cựu Chiến Binh Úc, quý ông Andrew Wells và Kevin Stayner.
Bia kỷ niệm “Quốc Tế Viện Trợ” Được khánh thành bởi:
* Tiến Sĩ Nguyễn Triệu Đan, Cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Nhật Bàn,
* Cô Nguyễn Thuỷ Tiên, thuộc thế hệ thứ ba của người Tỵ Nạn Việt Nam.
(Cháu Tiên tham dự vào Hội Ân Xá Thế Giới từ khi học lớp 9. Đến năm 2001 thì gia nhập vào Hội tranh đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Năm 2005, cháu được Tiểu Bang Victoria đề cử tranh giải ‘Người Trẻ xuất sắc Úc năm 2005’ và thắng giải nhì).
Bia kỷ niệm “Chiến Sử Oai Hùng” Được khánh thành bởi:
Trung Tá Trần Văn Quản, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn Tiếp Vận, Sư Đoàn 18 Bộ Binh,
Trung Tá John Goss, Hạm Trưởng Chiến Hạm Cerbrus của Hải Quân Hoàng Gia Úc.
Cuối cùng, mới tới phần chính của buổi lễ là:
Khánh thành tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt.
Tôi xin trích lại một phần của bài đã tường thuật của tôi về buổi lễ đó như sau:
“Tổng Toàn Quyền Michael Jeffery, cùng với ông Châu Xuân Hùng, chủ tịch CĐNVTD Victoria, đã cùng kéo tấm vải bọc để hai chiến sĩ Úc Việt hiện ra hiên ngang trên tảng đá nền mầu xám nhạt, trong tiếng kêu sửng sốt và tiếng vỗ tay vang dội của mọi người.
Hai chiến sĩ bằng đồng với đầy đủ quân trang quân dụng. Người lính Úc thì mũ đi rừng, tay nắm chặt khẩu súng SLR (Self Loading Rifle) đặc biệt của Úc vào thời điểm 1965. Ba lô trên vai với 4 bình bi đông nước gắn chung quanh. Lính VNCH thì đầu đội nón sắt, dây ba chạc gắn lưỡi lê chúc đầu xuống, lựu đạn gắn chung quanh dây lưng TAB. Ba lô đầy những quân dụng và đồ dùng cá nhân nặng chĩu trên vai. Tay áo xăn lên để lộ hai cánh tay khỏe mạnh gân guốc, đang nắm chặt khẩu súng M16, mắt chăm chú nhìn ra phía trước mặt (để giữ an ninh cho trực thăng tải thương đáp xuống thi hành nhiệm vụ tải thương).

Tổng Toàn Quyền Úc, Thiếu Tướng Michael Jeffery, khánh thành tượng đồng hai chiến sĩ Úc Việt.

Từng đường nét, từng góc cạnh, hai chiên sĩ hiện ra như hai người lính bằng xương bằng thịt đang đứng trước mặt mọi người.
Phảng phất đâu đây hình ảnh những chiến sĩ oai hùng đang xông pha ngoài mặt trận, giữa tiếng đạn bay lửa cháy. Nghe loang loáng đâu đây tiếng hô “Xung phong” của người lính Việt Nam Cộng Hòa, tiếng nấc nghẹn của người lính bị thương.
Tôi nhìn xuống hàng ngàn đồng bào đang chăm chú nhìn vào hai bức tượng.
Ai đó đã chụp được hình một bà cụ vói hai mắt mở lớn, miệng há ra thoát tiếng kêu thật ngạc nhiên, hai tay cụ đưa ra phía trước như muốn ôm chầm lấy pho tượng. Có thể đó là hình ảnh cuối cùng của người con thân yêu của cụ đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Nay bất chợt hình ảnh này hiện ra ngay trước mắt cụ, đứa con ngày nào nay đã trở về. Cụ muốn gọi tên nó, muốn ôm lấy nó. Thưa cụ, đứa con yêu dấu của cụ đã trở về rồi đó, anh ta sẽ vĩnh viễn đứng đây, lúc nào cụ cũng có thể đến thăm anh ta.
Này cháu, nhìn kỹ đi, cha cháu đó, cha cháu đã hy sinh trên chiến trưởng Quảng Trị vào mủa hè đỏ lửa 1972 xa xưa. Mẹ mói sinh cháu đựợc vài ngày đã phải quấn lên đầu chắu vòng khăn tang trắng. Cháu lớn lên chưa đến tuôi đi học đã được mẹ đưa đi vượt biên tìm tự do. Hôm nay cháu hãnh diện dẫn mẹ đi dự lễ khánh thành tượng đài cũng là lần đầu tiên cháu được thấy hình ảnh của ngưởi cha yêu dấu mà cháu vẫn thưởng hỏi mẹ. Nhìn cho kỹ nhe cháu.
Chị ơi, tôi thấy chị không đứng lên để nhìn pho tượng như những người khác, Tôi hiểu, nước mắt chị đang chẩy dàn dụa trên mặt. Ba mươi ba năm qua rồi, nhưng có bao giờ chị quên được hình ảnh của ngưởi chồng chiến binh đâu! Nhưng sự nhớ thương đó cũng là chỉ ở trong tiềm thức mà thôi. Nay hình ảnh thực sự của anh đã trở về ngay trước mặt chị, chị thương cảm quá mà không nói nên lời.
Phóng viên của báo The Age Victoria cũng đã tường thuật như sau:
“Xa rời khỏi đám đông, tôi thấy một người đàn ông mặc áo da đen, trông không có vẻ gì đặc biệt. Ông đứng xa cách hẳn đám đông, dựa lưng vào một cột điện gần Kmart, đầu hơi cúi xuống.
Khi nghe Tổng Toàn Quyền đọc diễn văn:
“Chiến tranh Việt Nam không phải là một cuộc chiến xuông xẻ – The Vietnam war was not pleasant”.
Ông không có vẻ gì theo dõi cả, vẫn dựa lưng vào cột đèn, cúi đầu xuống.
Nhưng khi Tổng Toàn quyền nói tiếp:
“Những người lính chỉ là những người bình thường, họ làm nhiệm vụ đã được cấp trên giao phó, và họ đã hoàn tất một cách toàn hảo – The ordinary men and women, who did what was asked of them and did it magnificently’.
Thì lời nói này đã làm ông xúc động, nước mắt ông trào ra!
Ông đứng thẳng lên và từ từ lật mặt trong của áo jacket ra, hãnh diện khoe một hàng huy chương với nền vàng ba sọc đỏ.
Hãnh diện, phải không, người chiến hữu của tôi? Bạn chiến đấu theo lời yêu cầu giúp đỡ của chúng tôi, theo lệnh của chính phủ Úc. Tiếc thay, chiến tranh Việt Nam đã không đem lại hào quang mà chỉ làm cho bạn phải chịu phịền phức khi trở về. Mãi cho đến ngày hôm nay, bạn mới được vinh danh. Những chiến hữu của bạn đã ngã xuống cho lý tưởng Tự Do, hôm nay, tượng đồng của họ mới được dựng lên.
Khi người phóng viên hỏi:
-“Tại sao ông không đứng chung với những người khác trong khu vực hành lễ, mà lại đứng cô đơn tại đây?”
Người chiến binh già đã nuốt nước mắt mấy lần mới trả lời được:
“Tôi không biết! Tôi không biết tại sao lại không muốn họ nhìn thấy tôi! Có thể tại hình dạng của tôi không được toàn hảo cho lắm – I don’t know. I don’t know if I want to be seen by anyone from back them. I’m not a pretty picture, am I?’
(The Age ngày 01 05 05).
Tôi biết bạn muốn nói gì rồi. Đúng đó bạn ạ, chiến tranh luôn luôn kèm theo những bất hạnh, đúng như ông Tổng Toàn Quyền đã nói:
“It was dirty, dangerous, frightening at times, boring in part, and certainly never glorious”
Tuy nhiên, hôm nay bạn đến đây chắc chắn là để tưởng nhớ tới những đồng đội của bạn đã ra đi không bao giờ trở lại, phải không? Nếu vậy thì mời bạn tới gần một chút nữa nhé! Những người bạn cũ đang chờ bạn tới nói vài lời đó, dù chỉ là lời nói trong thâm tâm.
Không phải chỉ có người Việt chúng ta mới đứng xững ra mà nhìn pho tượng, phía bên Úc
cũng vậy. Người đầu tiên đứng lặng nhìn người “Digger” là ông Tổng Toàn Quyền. Ông xững
người, một giây xuất thần nhìn người lính Úc.

Tổng Toàn Quyền Úc - Đại diện Nữ Hoàng Anh Quốc – khánh thành tượng đài Chiến Sĩ Úc Việt.

Thoáng qua trong ký ức của ông hình ảnh những người lính trong Tiểu Đoàn của ông vừa nhẩy trực thăng xuống trận địa năm nào. Có người khi ra đi đã nói cười vui vẻ, nhưng khi về thì nằm im lặng trong bao plastic lạnh tanh! Ông đứng xích qua phía trái một chút để nhìn rõ nét phong sương với những giọt mồ hôi dính trên mặt người lính trẻ. Phút xúc động đi qua, ông bắt tay ông Châu Xuân Hùng(Chủ tịch Cộng Đồng Nguời Việt Tự Do Victoria) và cả hai cùng quay người lại phía dân chúng. Tiếng hoan hô lúc này nổi lên vang dội khắp khu vực tượng đài. Bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về phía tượng hai chiến sĩ vừa được gỡ tấm vải ra. Bạn có nghe rõ những tiếng
“OH” hoặc “Ồ” hoặc là “WOW”
Phát ra từ hàng ngàn cửa miệng của những người tham dự hay chăng? Tiếng quay phim, tiếng máy chụp hình vang lên như bất tận. Đám đông ùa nhau lên sát tới chỗ của hai xướng ngôn viên đứng để nhìn cho rõ hai bức tượng đồng”.
ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ ÚC VIỆT TIỂU BANG VICTORIA
NGUYỄN KHẮP NƠI – 29 03 2010
www.nguyenkhapnoi.com

Chiều Ba mươi tháng Tư ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Người lính gác vẫn chưa chịu bàn giao
Vì vừa mới nghe tin Sài Gòn thất thủ
Anh, người lính Dù, ngồi bất động mắt đăm chiêu về hướng Sài Gòn
Lệnh tan hàng… nhưng các anh tử thủ
Bởi nơi này là mảnh đất quê hương.
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Những người lính trên bốn vùng chiến thuật
Tập họp, điểm danh rồi xếp hàng xung trận
Đánh để đời, trận cuối rồi thôi.
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Có tiếng kèn xung phong của anh hùng tử sĩ
Thì ra cuộc chiến vẫn chưa tàn
Hãy đợi đấy niềm tin
Vô Danh.
Rước Quốc Quân Kỳ và Lễ Chào Cờ.
Toán Cadet do Đại Úy Mel Simpson mở đường, đi giữa là toán lính hầu kỳ và cuối cùng là các anh em trong hội Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Victoria.
Toán Quốc kỳ gồm có mười bốn cháu, thật là đúng nghĩa “Side By Side”: Một phần là các cháu gốc Việt Nam, phần kia là các cháu chính gốc Úc. Bản hùng ca “Cờ Ta Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu” đã trổi lên làm nhịp cho toán Quốc Kỳ trong tiếng vỗ tay vang dội của đồng bào. Ngày xưa, khi tái chiếm Quảng Trị, đồng bào ta hoan hỉ chừng nào, thì ngày nay, khi NGỌN CỜ VÀNG ĐƯỢC DỰNG LÊN NƠI VÙNG ĐẤT THIÊNG TRONG THÀNH PHỐ DANDENONG. mọi người còn hoan hỉ hơn thế nữa.
Úc thì hô:
“Come on”
Việt thì hô:
“Việt Nam Cộng Hòa”
Vang dội.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ được từ từ kéo lên, toàn thể dân Việt cùng trang nghiêm cất tiếng hát bài Quốc Ca. Bạn và tôi cùng nhìn vào những khuôn mặt rạng rỡ của những người tham dự buổi lễ ngày hôm nay đi, bất cứ ai, không phân biệt Việt, Úc, Tân Tây Lan, Mỹ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Nam Hàn. Hãy nhìn xem trên gương mặt của họ thể hiện những gì? Đó là nét mặt hân hoan, hãnh diện khi được thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên, và sẽ tồn tại mãi mãi. Lá cờ mà mọi người trong chúng ta, quân đội của sáu quốc gia đồng minh đã đổ xương máu chiến đấu cho sự tồn vong của nó. Bạn sẽ thấy nước mắt của mọi người chẩy dài trên gương mặt hân hoan của họ. Những giọt nước mắt hân hoan, hãnh diện khi nhìn thấy lá cờ Vàng được kéo lên. Hãnh diện lắm, phải không các bạn! Công lao tranh đấu biết bao lâu, qua biết bao nhiêu khó khăn, để mới có ngày hôm nay: Ngọn cờ Vàng có riêng cột cờ và được đặt tại một nơi xứng đáng.
Không phải chỉ có những người dân Việt chúng ta mới bật ra tiếng khóc, mà hầu như trên mặt tất cả mọi người, Úc cũng như Việt, đều nước mắt dàn dụa. Nước mắt của sự vui mừng, của sự tôn kính, của lòng Ái Quốc. Tiếng hát vang vang kéo dài hầu như bất tận. Ai cũng chỉ mong bài ca kéo dài mãi mãi để được hát, để được nhìn thấy LÁ CỜ VÀNG bay phất phới trong nắng TỰ DO.
Lần đầu tiên trong nước Úc, lá cờ Vàng của Người Việt Nam Tỵ Nạn đã được kéo lên ở một nơi trang trọng, và được giữ vĩnh viễn tại đó. Trang trọng hơn nữa, là lá cờ của chúng ta được tung bay ngang hàng với những quốc gia đồng minh đã một thời chiến đấu bên nhau.
Bà Minh Hà đã đọc bài điếu văn cho tất cả các Quân Dân Cán Chính đã vị quốc vong thân, vì nước quên mình, bài điếu văn thật là cảm động. Ban tế lễ của Cộng Đồng, cụ Trần Như Kình, ông Trần Đức Vũ đã cùng với Ông Châu Xuân Hùng làm lễ thắp nhang trong khi bài điếu văn đang vang vọng tới mọi người.
Quan khách đã được mời đặt vòng hoa tưởng niệm trong khi ban nhạc Cộng Đồng hát bản ‘Chiến Sĩ Vô Danh’ ‘Side By Side’ và ‘Người tình không chân dung’
Dân Biểu Graeme Edwards của Tiểu Bang Western Australia cũng đã từ miền Perth xa xôi tới Melbourne dự lễ.
Ông là một trong những quân nhân Úc đã bị thương, để lại hai chân tại chiến trường vùng II khi dẫn toán quân Úc Việt do ông huấn luyện đi đột kích địa điểm đóng quân của Việt Cộng. Hôm nay ông ngồi trên chiếc xe lăn do một quân nhân cũng trong Toán Huấn Luyện đẩy, hai tay ôm chặt vòng hoa tưởng niệm. Ông dừng xe thật lâu trước tượng hai chiến sĩ, nước mắt dàn dụa khi nhớ lại những bạn đồng ngũ đã ra đi không trở lại. Một lúc sau ông mới tuột xuống xe lăn, trịnh trọng đặt vòng hoa xuống cho các đồng ngũ. Ông cũng đốt một nén nhang cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cắm vào lư hương. Ông chỉ tay lên chiếc trực thăng tải thương để kể lại chuyện xưa:
“Khi tôi bị thương, mặc dầu đã được băng bó tạm, nhưng không có cách nào di chuyển ra khỏi vị trí chiến đấu cả. Một Phi công Việt nam đã gan dạ bay sát hàng cây đáp vội xuống một bãi đất trống kế bên để bốc tôi về bệnh viện. Nếu trễ, tôi không còn cơ hội sống sót. Tôi không biết người phi công đó là ai? Tên gì? Và chắc ông phi công đó cũng chẳng nhớ tôi là ai? Ông ta còn sống hay đã chết? Xin trả lòi tôi.”
Bác Sĩ Bùi Trọng Cường cũng đã từ Queensland bay xuống thật gấp, chỉ để tham dự buổi lễ, ngắm tượng đồng hai chiến sĩ, đặt một vòng hoa tưởng niệm cho những người nằm xuống, rồi lại vội vàng leo lên taxi ra phi trường bay trở về Queenland để dự lễ tưởng niệm tại đó. Ông chỉ nghe nói về tượng đài ở Melbourne mà thôi, thế là dù bận cách mấy, cũng ráng tới.
Đại diện ban điều hành xây tượng đài chiến sĩ khắp các Tiểu Bang, như ở:
South Australia, Bác Sĩ Ngô Anh Tuấn và ông Bill Danny,
• Brisbane, Ông Huỳnh Bá Phụng,
cũng đã không quản đường xá xa xôi mà tới tham dự buổi lễ và lấy kinh nghiệm. Hàng đoàn người nối đuôi nhau lên thắp nhang cho những người nằm xuống, hoa tưởng niệm đặt đầy tràn trước tượng đài. Mỗi người chỉ đủ thời giờ đặt vòng hoa, thắp một nén nhang, khấn vài câu tưởng niệm, rồi nhường chỗ cho người khác, người khác.
HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ, BÀN GIAO TƯỢNG ĐÀI LẠI CHO CỘNG ĐỒNG VÀ HỘI CỰU CHIẾN BINH ÚC VIỆT.
Sau khi làm lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm, ban xây dựng Tượng đài vẫn còn thiếu các hội đoàn một số tiền đáng kể, đã cố gắng tổ chức buổi gây quỹ lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng để kiếm đủ số tiền trả nợ những bạn hữu và các hội đoàn. Thật là may mắt, số tiền thâu được trong buổi gây quỹ này không những đã đủ để trả nợ, mà còn dư để mua tồn kho 80 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (để dành thay thế cho lá cở đang treo trên cột cờ sẽ bị hư hại sau mỗi sáu tháng) và thực hiện được 1000 cuốn DVD ghi lại các buổi lễ khánh thành Bệ Đá và Đài Tưởng Niệm, để tặng tất cả đồng hương trong Tiểu Bang, trên toàn cõi Úc Châu và Thế Giới (đã hết).
Cuối buổi gây quỹ, Ban xây dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc Việt đã cùng tuyên bố:
1. Đã hoàn tất nhiệm vụ xây dựng tượng đài, cả về kỹ thuật cũng như tài chánh.
2. Giải tán Ban Xây Dựng, bàn giao tượng đài và số tiền $3251 còn lại cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria, Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Victoria và RSL Victoria, kể từ ngày 16 tháng Tư 2006.
Thủ tục giấy tờ sẽ hoàn tất vào ngày 07 05 2006.
Đại diện các hội đoàn nói trên đã nhận trọng trách và hứa sẽ lo việc gìn giữ, tu bổ và tổ chức những buổi lễ tưởng niệm quan trọng trong cộng đồng tại nơi tượng đài trang nghiêm này.
Các cơ quan truyền thông Úc và Việt đã tới quay phim và làm phóng sự rất đông, gồm có các đài truyền hình ABC, SBS, Chanel 7, Chanel 9, Chanel 10 và VT31. Đài phát thanh, có SBS, 3UA, Viễn Xứ, 97.4, Mẹ Việt Nam. Báo chí thì có The Age, Herald Sun, The Australian, Nhân Quyền, Thời Báo, TV Victoria, Việt Luận . . .

Văn thơ của ông Peter Costello, Tổng Trưởng Ngân Khố (năm 2005) Xác nhận đã cấp giấy chứng nhận “Tax Deductible of Gift To Vietnam War Memorial of Victoria.

Tượng bằng đất sét đã làm xong (Điêu khắc gia Lis Johnson đứng giữa). Bức tượng sẽ được cắt ra từng mảnh nhỏ để đúc đồng.

Cuối cùng thì các mảnh mới được ráp lại để thành tượng đồng người chiến sĩ.

NGUYỄN KHẮP NƠI.
TÌM HIỂU THÊM:
BAO NHIÊU QUÂN NHÂN ĐÃ HY SINH TRONG
TRẬN CHIẾN TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM?

Lễ kỷ niệm 5 năm Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt Dandenong ngày 24 04 2010 vừa qua.

Thế hệ thứ hai của người Việt Tỵ Nạn và các Cadet của Hải Quân Úc kéo cờ rũ tưởng niệm các Chiến Sĩ Vị Quốc Vong Thân trong Lễ kỷ niệm 5 năm Tượng Đài Úc Việt 24 04 2010.

QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA:
Không có con số chính xác, vì không ai có thể biết rõ, kể từ sau ngày 30 tháng Tư 1975, đã có bao nhiêu chiến sĩ tử trận tại trận tiền? Bao nhiêu chiến sĩ đã tự tử vì không chịu nhục đầu hàng? Bao nhiêu chiến sĩ đã bị giết, chết tại những trại tù cải tạo?
Có tài liệu cho rằng, khoảng 266,000 chiến binh đã tử trận, nhưng cũng có tài liệu khác nói, khoảng 316,000 người lính đã hy sinh thân mình để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.
BỘ ĐỘI VIỆT CỘNG.
Theo tài liệu của bọn Cộng sản, khoảng 1,000,000 cán binh đã bị thiệt mạng trong cuộc chiến xâm lăng Miền Nam Việt Nam.
Riêng trong hai trận đánh lớn:
Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, 45,267 cán binh đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thanh toán.
Trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, 75,000 quân Bắc Việt đã bị giết trên chiến trường. 700 xe tăng bị phá hủy.
DÂN LÀNH MIỀN NAM VIỆT NAM BỊ THIỆT MẠNG.
Tổng số khoảng 1,000,000 người dân lành ở Miền Nam Việt Nam bị chết oan trong trận chiến.
DÂN MIỀN BẮC BỊ THIỆT MẠNG.
Tổng số cũng khoảng 1,000,000 dân miền Bắc bị thiệt mạng trong các cuộc dội bom của Không Lực Hoa Kỳ ở miền Bắc và trên dường mòn Hồ Chí Minh. Một số khác đã bị chính quyền miền Bắc xử tử hình vì từ chối đi dân công.
QUÂN LỰC HOA KỲ.
58,260 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại chiến trường, để bảo vệ cho Miền Nam Việt Nam, cho chính thể Việt Nam Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ.
QUÂN LỰC ĐẠI HÀN (NAM HÀN)
Đã có 5,099 quân nhân Nam Hàn tử thương trong trận chiến, 11,232 chiến sĩ bị thương nặng và nhẹ, 4 chiến sĩ bị mất tích.
QUÂN LỰC PHI LUẬT TÂN.
Phi Luật Tân đã gởi hơn một tiểu đoàn tới giúp Nam Việt Nam, 7 chiến sĩ tử trận, 2 bị mất tích.
QUÂN LỰC THÁI LAN.
Đã có 351 chiến sĩ hy sinh, 1,358 bị thương.
QUÂN LỰC HOÀNG GIA ÚC.
Đã có 514 quân nhân bị tử thương tại chiến trưởng Miền Nam, 2,940 chiến sĩ khác bị thuơng, 5 quân nhân mất tích (nay đã tìm đuợc xác rồi).
QUÂN LỰC HOÀNG GIA TÂN TÂY LAN.
Đã có 55 chiến sĩ hy sinh, 212 chiến sĩ khác bị thương trên chiến trường.
QUÂN ĐỘI BẮC HÀN.
Theo tài liệu của báo Quân Đội Nhân Dân Trung Cộng, có khoảng dưới 100 lính Bắc Hàn phục vụ trong các dàn phòng không bị dội bom chết.
QUÂN ĐỘI TRUNG CỘNG.
Đã có 1,446 lính Trung Cộng đa số phục vụ tại các dàn đại bác phòng không bị máy bay ném bom và bắn chết.
QUÂN ĐỘI NGA.
Đã có 16 lính Hồng quân bị chết, đám này đi theo làm cố vấn cho các đơn vị Bắc Việt.
(Viết theo tài liệu của wikipedia.org/vietnamwarcasualties)
NGUYỄN KHẮP NƠI

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link