Wednesday, July 4, 2012

Tài Liệu CIA: Thế Lực Chính Trị Của Phật Giáo Ấn Quang.

Tài Liệu CIA: Thế Lực Chính Trị Của Phật Giáo Ấn Quang.

 

Nhân mùa Quốc Hận 30-4,  vinh danh cố TT yêu nước Ngô Đình Diệm, vị TT vì dân vì nước đã vị quốc vong thân, và toàn bộ Anh Linh của VNCH.
Kính gởi phần tài liệu 13 trang của Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ. Tài liệu được dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ [kèm hình ảnh của các hãng thông tấn.]
Chủ đề: "Phẩm định về thế lực chính trị của nhóm Phật Giáo phản loạn trong thời điểm bầu cử hiện thời kéo dài đến hết tháng 9 năm 1967."


~~//~~
Trần Tú Uyên phiên dịch từ tài liệu của USMACV.

(Tổng cộng 13 trang tiếng Anh) --  Nguyên gốc tài liệu tìm ở đây: http://www.vietnam.ttu.edu/ virtualarchive/items.php?item= 04109128007 <<< Xem tài liệu của HK phổ biến.

Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ
Tài Liệu Tình Báo Truyền Tin Bằng Đường Giây Nóng.
Tình trạng số: NLJ92465
Hồ sơ của thư viện MBJ số: 27
Hồ sơ lưu trữ của cơ quan MORI: 13197:13197
Ngày báo cáo: Ngày mồng 4 tháng Năm, 1967
Số truyền tin: 59488
Quốc Gia: Nam Việt Nam, Sài Gòn 4 19292
DOI
Chấp thuận cho phổ biến vào ngày 8/4/1993

Chủ đề: Phẩm định về thế lực chính trị của nhóm Phật Giáo phản loạn trong thời điểm bầu cử hiện thời kéo dài đến hết tháng 9 năm 1967.
ACQ: Sài Gòn, Việt Nam.
Nguồn tài liệu:
1.3(a)(4) Phẩm định lực lượng Phật Giáo Cực Đoan Nổi Loạn và Phật Giáo Ôn Hòa,

ưu điểm và nhược điểm của họ, và kế hoạch cũng như chủ đích trong thời kỳ bầu cử sắp tới. Đây không phải là sự phán quyết chính thức của cơ quan hay phân bộ. Tài liệu tượng trưng cho sự nhận xét của nhân viên Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ căn cứ theo dữ kiện mà họ thu thập được trong thời điểm của bản báo cáo nàỵ


1. Tóm lược:
Hiện tình của Phong Trào Phật Giáo Nổi Loạn chống chính quyền Quốc Gia đang ở vị thế ít đe dọa cho sự ổn định chính trị ở Miền Nam hơn là những thời điểm từ năm 1963 trở về trước. Chính quyền Quốc Gia Việt Nam có một hệ thống tình báo rất hữu hiệu trong các hoạt động của các tổ chức Phật Giáo Nổi Loạn, và sự kiểm soát chừng mực của chính quyền cũng được tính toán cẩn thận để kềm chế tình trạng mà không đi đến sự phản ứng quá đáng, có thể đưa đến hậu qủa là có thể xảy ra tình trạng xáo động nghiêm trọng.
Thích Trí Quang, ở thời điểm này, là lãnh tụ duy nhất của phe Loạn Đảng Phật Giáo Việt Nam và cũng là kẻ duy nhất có đủ cơ động và khả năng để khích động điều hành những cuộc phiến loạn chống Chính Quyền Quốc Gia. Cuộc tranh giành quyền lực cá nhân giữa phe Phật Giáo Nổi Loạn Quá Khích và phe ôn hòa lãnh đạo bởi Thích Tâm Châu hình như vẫn còn tiếp tục. Theo sự phỏng đoán thì Thích Trí Quang có thể nắm trong tay khoảng 180,000 (một trăm tám mươi ngàn) lá phiếu trong khu vực mà hắn ta có quyền lực mạnh nhất ở Miền Trung và Sài Gòn. Hắn ta có khả năng khích động và xúi giục người khác và đệ tử của hắn hành động theo ý của y. Thế nhưng, đệ tử của hắn nằm trong hệ thống Phật Giáo hình như trung thành và được rèn luyện và quy về một nhóm khoảng chừng 600 sư sãi. Thích Tâm Châu được sự ủng hộ của các Phật Tử gốc Miền Bắc di cư, mặc dù đa số sự ủng hộ này có thể là do phản ứng chống lại hành vi thiên Cộng của bọn Phật Giáo Nổi Loạn Thích Trí Quang. Thích Tâm Châu yếu ớt về khả năng tổ chức và không có nhiều cán bộ. Dù cho đa số Phật Tử chống lại chính quyền quân sự hiện thời; thế nhưng có thể là cả Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang đều sẽ không chống lại cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội sắp tới, mà họ sẽ âm thầm ủng hộ cuộc bầu cử và muốn thấy nhiều đệ tử của họ được trúng cử vào Quốc Hội. Thích Tâm Châu có thể là sẽ ủng hộ Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và Thích Trí Quang có thể là sẽ công bố ứng cử viên Trần Văn Hương. Trong khi đó, một điều không thể chối cãi được rằng có Việt Cộng nằm vùng trong hàng ngũ Phật Tử trên phương diện chính trị, thế nhưng chưa có bằng chứng cụ thể là Việt Cộng thống trị Phật Giáo hay là điều khiển Phật Giáo, mặc dù trên thực tế thì Phật Giáo Ấn Quang luôn luôn hoạt động có lợi cho Việt Cộng. Chính Quyền Quốc Gia đã tỏ ra nắm được thế chủ động trong tình thế chính trị ở Miền Nam, và Thích Trí Quang thì luôn luôn tiếp tục quấy nhiễu Chính Quyền Quốc Gia bất cứ khi nào hắn ta có cơ hội, và có những dấu hiệu cho thấy rằng các ông sư lãnh tụ Phật Giáo không chấp thuận cho các Phật Tử tiếp tục tranh đấu ngoài vòng Pháp Luật. Vào tháng Chín và tháng Mười, rất có thể là những phe Loạn Đảng Phật Giáo Ấn Quang cực đoan và nhóm ôn hoà sẽ tràn vào các địa điểm bầu cử thay vì các chướng ngại vật.

Thích Trí Quang (ngồi giữa) lãnh đạo nhóm chờ thời nổi loạn biểu tình tọa kháng trước Dinh Độc Lập năm 1967 đưa yêu sách đòi tổng thống Thiệu rút lại yêu sách bổ nhiệm một nhân vật Phật giáo ôn hòa hơn được chánh quyền ủng hộ làm lãnh đạo GH Phật giáo là Thích Tâm Châu. (@net)


2. Hiện tình hoạt động của Phong Trào Phật Giáo Nổi Loạn chống chính quyền Quốc Gia đang ở vị thế ít đe dọa cho sự ổn định chính trị ở Miền Nam hơn là những thời điểm từ năm khoảng giữa 1963 trở về trước. Bởi vì sự thất bại về những yếu điểm sách lược quan trọng của pha Phật Tử Nổi Loạn là điểm chính đưa đến sự ổn định chính trị ở Miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, khi thời hạn nhiệm kỳ của chính phủ này từ từ hết hạn và bầu cử tổng thống và quốc hội sắp đến vào mùa thu năm 1967, Phật Giáo Nổi Loạn, bảo đảm là, sẽ quan sát sự kiểm tra phiếu rất tỉ mỷ.

3. Trong những năm qua, sự liên hệ giữa chính quyền Quốc Gia và nhóm Phật Giáo Nổi Loạn đã được mô tả bằng những cường độ thay đổi của áp lực chính trị và bạo động của nhóm loạn đảng Phật Giáo lên Chính Quyền Quốc Gia và sau này Chính Quyền Quốc Gia đã phản công lại với sự tính toán kỹ càng. Sách lược phản công của Chính Quyền Quốc Gia được điều nghiên trên tất cả mọi chiến thuật chống nổi loạn từ toàn lực tấn công bao gồm việc sử dụng quân đội thẳng tay đàn áp những cuộc nổi loạn từ trọng tâm vào mùa xuân 1966, đến hình thức nhân nhượng trong vài trường hợp khi biểu tình được chính quyền cho phép. Những mưu mẹo và thủ đoạn mà Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã dùng để xử sự với vấn đề Phật Giáo nổi loạn có thể mô tả như mực độ nhạy bén về chính trị mà ông đã thu đạt được kể từ khi nắm chính quyền. Chính Quyền Quốc Gia có một hệ thống tình báo làm việc rất hiệu qủa ở bên trong các hoạt động của phe luạn đảng Thích Trí Quang, và biện pháp kềm chế tình hình để không đi đến chỗ quá đáng để có thể kết tủa thành sự rối loạn nghiêm trọng.


4. Sự điều khiển các phong trào Phật Giáo Nổi Loạn như là những áp lực chính trị vẫn còn tiếp tục nằm trong bàn tay của một nhóm rất ít tu sĩ Phật Giáo trong danh sách sau đây:
1) Thích Trí Quang.
2) Thích Huyền Quang.
3) Thích Thiện Hoa.
4) Thích Pháp Trí.
5) Thích Pháp Siêu.
6) Thích Trí Thủ.
7) Thích Thanh Vân.
8) Thích Minh Châu.
9) Thích Hộ Giác.
10) Thích Đôn Hậu.
11) Thích Thiện Minh.
12) Thích Nhất Hạnh.

Ngoại trừ Thích Nhất Hạnh ở ngoại quốc, chúng hội họp và bàn thảo vào tuần lễ đầu tiên của mỗi tháng và mỗi khi có chuyện cần thiết trong nội bộ. Cho đến khi Thích Thiện Minh bị thương bởi một kẻ tấn công vô tung tích vào năm 1966, hắn ta vẫn là kẻ có ảnh hưởng lớn nhất của đám “giặc thầy chùa”, được xếp vào hàng thứ nhì đứng sau Thích Trí Quang. Thích Trí Quang hoạt động trên mặt nổi và khuôn mặt của hắn rất quen thuộc với công chúng, còn Thích Thiện Minh thì hoạt động trong mặt chìm điều khiển tất cả các lực lượng phiến loạn và biểu tình gồm tất cả các hội Thanh Niên Phật Giáo và Gia Đình Phật Tử. Tình trạng sức khoẻ tệ hại của Thích Thiện Minh đã gây trở ngại cho các hoạt động của hắn ta, và đưa đến hậu quả là bị mất quyền thế và ảnh hưởng và để lại Thích Trí Quang phải gánh chịu trách nhiệm lãnh đạo các Phật Tử phiến loạn là một điều không tránh được. Với sự suy tàn của Thích Thiện Minh, không còn ai ngoài Thích Trí Quang có đủ khả năng để khích động và lãnh đạo các hoạt động chống Chính Quyền Quốc Gia hoặc là chỉ huy đám “giặc thầy chùa” một cách hiệu lực.


5) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là tổ chức Phật Giáo duy nhất hiện hữu từ ngày thành lập năm 1964 đã bị tổn thất vì sự chia rẽ nội bô.. Sự chia rẽ nội bộ này là hậu qủa của sự xung đột cá nhân mãnh liệt giữa Thích Trí Quang nhà sư người Miền Bắc Di Cư và cũng là Lãnh Tụ Phật Giáo Thích Tâm Châụ Vào cuối tháng Mười năm 1966, sự phân chia đã chính thức triển khai trong GHPGVNTH khi những Phật Tử theo phe ông Thích Trí Quang trong phiên họp “bỏ phiếu kín”của “Hội Đồng Lưỡng Viện lạ thường” của GHPGVNTN đã đề cử ông Thích Thiện Hoa làm Chủ Tịch Viện Phật Học thay thế ông Thích Tâm Châu, cũng kể từ giờ phút đó, Loạn Đảng Phật Giáo Việt Nam đã thiết lập trụ sở chính thức tại chùa Ấn Quang ở Sài Gòn trắng trợn phủ nhận sự thừa kế quyền Chủ Tịch Viện Phật Học của Thích Tâm Châu. Cũng trong thời gian đó, ông Thích Tâm Châu và các Phật Tử theo phe ông cũng phủ nhận tính cách hợp pháp của cuộc “bỏ phiếu kín” của phe ông Thích Trí Quang. Sự tranh giành quyền lực trong tổ chức Phật Giáo này chỉ chủ yếu giữa các Phật Tử trong giáo phái MAHAYANA. Giáo phái THERAVADA là một giáo phái chiếm một phần ba số Phật Tử Việt Nam thì chỉ đứng bên ngoài quan sát, giáo phái Phật Giáo này bao gồm hàng ngàn các Phật Tử Việt Nam gốc Cam Bốt.

6) Sự khác biệt giữa Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang không thể nào hàn gắn được trong một tương lai ngắn ngủi, thế nhưng điều đó không có liên hệ gì đến việc các Phật Tử tự do hành xử theo Đạo Phật hay chủ nghĩa của họ. Thích Trí Quang tranh đấu cho quyền thế, với mục đích chủ yếu là thao túng quyền lực thế tục và tâm linh của một quốc gia chính trị thần quyền trong tất cả hay là một phần của Việt Nam gọi là “quốc giáo”, điều này đã nẩy sinh ra trong tài liệu ông ta viết đã chỉ ra sự bất khả phân định và quan hệ tự nhiên của khu vực địa lý, những người sống trong vùng Phật Giáo.

Thích Tâm Châu hình như là quan tâm về uy tín nhiều hơn là quyền thế. Ông phấn đấu cho các hoạt động của Phật Giáo Thống Nhất trong vùng Đông Nam Á, mà ông muốn trở thành nhà lãnh đạo cao tro.ng. Chứng cớ cho thấy hoài bão của Thích Tâm Châu có thể được nhận ra trong các hoạt động cố vấn Tăng Thống của Hội Tăng Già Thế Giới, Đại Biểu Tối Cao của Hội Ái Hữu Phật Tử và thông tín viên thường xuyên của Lãnh Tụ Phật Giáo trong nhiều Quốc Gia ở Đông Nam Á.

7. Một ít điều căn bản cần thấu triệt để thẩm định, một cách đúng đắn, mực độ “hậu thuẫn quần chúng ủng hộ” ông Thích Tâm Châu hay Thích Trí Quang.

Quyền lực chính trị của Thích Trí Quang chủ yếu là ở Miền Trung và ở vùng Sài Gòn và có thể phát hiện được qua sự kêu gọi mỵ dân của ông ta, tài năng tổ chức và sự thao túng các thành phần sinh viên Đại Học ở Sài Gòn và những nơi khác. Theo sự phỏng định từ ba nguồn tin thì con số cử tri mà có thể bị ảnh hưởng bởi Thích Trí Quang trong cuộc bầu cử toàn quốc sắp tới là khoảng chừng 180,000 (một trăm tám mươi ngàn) người. Thêm vào đó, con số đáng kể những thành phần Trung Lập và Thân Cộng có thể theo sự lãnh đạo của Thích Trí Quang. Thích Trí Quang đã chứng tỏ là có khả năng khích động và xúi giục những người khác, và những “phật tử” ủng hộ ông ta đã lộ ra thái độ trung thành một cách cuồng tín và hung bạo, và điều này chứng tỏ cần phải có sự trừng phạt tương xứng, theo sự phỏng đoán rằng có khoảng chừng 600 cán bộ trung kiên thuộc loại sư sãi cuồng tín luôn sẵn sang tuân theo mệnh lệnh của hắn ta một cách tuyệt đối. Yếu điểm chính của Thích Trí Quang là thái độ bất hòa hoãn và chủ ý khát vọng quyền lực, ý định của hắn là xóa bỏ các hệ phái Phật Giáo khác, và chống đối sự phát triển của đạo Công Giáo. (Đối với Thích Trí Quang thì Phật Giáo là “tôn giáo gốc” (Quốc Giáo) của người Việt Nam, còn Công Giáo là nhập cảng từ ngoại quốc do Thực Dân mang vào.) Chủ đích “trung lập” và “chống Mỹ” của Thích Trí Quang cũng đưa đến hậu qủa là số đông các phần tử Quốc Gia Chống Cộng chán ghét và xa lánh.

8. Thích Tâm Châu được ủng hộ bởi thành phần Phật Giáo Di Cư và ông cũng được các phe nhóm Phật Tử khác ủng hộ một cách hiển nhiên, thế nhưng, đa số Phật Tử ủng hộ Thích Tâm Châu rất có thể là do phản ảnh của sự ghê tởm hành vi chính trị cực đoan quá khích trong qúa khứ của bọn phiến loạn Phật Tử hơn là sự thành khẩn và tích cực theo Thích Tâm Châụ Ông Thích Tâm Châu rất yếu kém về khả năng tổ chức và không có cán bộ nòng cốt có khả năng để để tổ chức và khích động quần chúng làm theo ý ông. Nhiều báo cáo chi biết ông Thích Tâm Châu bị mất nhiều phật tử vì họ phản đối việc ông lien kết với Chính Quyền Quốc Giạ Ông Thích Tâm Châu đã củng cố vững mạnh trong ciệc tranh đấu với Thích Trí Quang trong việc nắm quyền điều khiển Việt Nam Quốc Tự bởi tác động của Chính Quyền Quốc Gia đã lựa chọn đường lối rõ ràng là vô hiệu hóa Phong Trào Phật Giáo Nổi Loạn qua sự việc Chính Quyền Quốc Gia đã ủng hộ phe Phật Giáo ôn hoà.


nhóm Phật Giáo phản loạn đang họp bàn @ 11/1963 sau khi TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát

  

"Tên quỷ quyệt Thích Chí Quang" y ngồi bên trái -- biệt danh do phóng viên chiến trường Higgins đặt cho y, y quậy phá xách động từ đệ nhất sang đệ nhị CH

9. Kể từ năm 1963, phe Phật Giáo Nổi Loạn đã kiên định và liên tục quấy nhiễu và đánh phá nền an ninh trật tự của Miền Nam Việt Nam, và hầu như họ không còn biết kính trọng cá nhân nào hay quan tâm đến vận mệnh Quốc Giạ Đa số Phật Tử hình như chống đối lại chính quyền Quân Sự hiện thờị Ngay cả phe Phật Giáo ôn hoà cũng không chấp nhận Chính Quyền Quân Sự mà không cần hạn chế điều kiện nào cả. Sự liên minh giữa Thích Tâm Châu và Chính Quyền Quân Sự chỉ hoàn toàn là do sự thuận lợi mà thôị Dù sao đi nữa, cả hai phe theo Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang đều không chống đối cuộc bầu cử dân sự vào mùa thu nàỵ Sự công khai tẩy chay cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Hiến vào tháng 9 năm 1966 vừa qua đã mang đến hậu qủa là họ bị vô cùng mất mặt và không có thế đứng trong Quốc Hội, và lần này họ sẽ cố gắng sửa đổi lầm lẫn đó. Cả hai phe Phật Giáo ôn hòa và Phật Giái nổi loạn đều không công khai chấp nhận hay ủng hộ một ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tớị Thế nhưng có dấu hiệu cho thấy Thích Tâm Châu sẽ khuyến khích Phật Tử phe ông ta tham dự cuộc bầu sử và, ít ra là ngấm ngầm, ủng hộ Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ nếu ông ra tranh cử. Nhiều tin tình báo mới đây cho biết Thích Trí Quang cũng sẽ ủng hộ cuộc bầu cử toàn quốc. Trong buổi họp với các cố vấn chính trị của Thích Trí Quang ở chùa Ấn Quang vào thượng tuần tháng Tư, Thích Trí Quang đã quyết định công khai ủng hộ ông Trần Văn Hương làm ứng cử viên Tổng Thống, và ủng hộ một số ứng cử viên khác vào Lưỡng Viện Quốc Hội, mặc dù sự ủng hộ các ứng cử viên này không được công bố chính thức. Cũng từ các tin tình báo này cho biết trong buổi họp bí mật giữa ông Trần Văn Hương và người đại diện cho Thích Trí Quang và Thích Trí Quang đã điều đình với ông Trần Văn Hương để gài người của ông ta vào ghế Phó Tổng Thống trong Chính Quyền Quốc Giạ Trong buổi mật đàm này, ông Trần Văn Hương đã nhiều lần tán dương Thích Trí Quang và chỉ trích Thích Tâm Châu. Nhiều tin tình báo từ Miền Trung đã cho biết nhiều ứng cử viên là đệ tử của Thích Trí Quang.

10. Sự việc đáng nghi ngờ rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng như nhiều cơ quan khác ở Miền Nam đã bị Việt Cộng thâm nhập, mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh rằng Phật Giáo bị thống trị hay điều khiển bởi Việt Cộng. Thế nhưng sự thật là thái độ của GHPGVNTN quấy phá nền an ninh trật tự Miền Nam trong thời chiến, và chứng cớ hiển nhiên là chúng tẩy chay cuộc bầu cử hiếp pháp từ tháng Bẩy cho đến tháng Chín năm 1966, thường là mọi việc đều rặp khuôn theo chính sách của Việt Cộng. Sự thật không thể chối cãi được là các phần tử Phật Giáo Nổi Loạn, trong những hành vi chống đối Chính Quyền Quốc Gia, nhiều khi chúng đứng hẳn về phía Cộng Sản càng làm làm gia tăng sự nghi ngờ là GHPGVHTH bị Việt Cộng thâm nhập và do Việt Cộng điều khiển. Những kẻ thường kêu gọi “trung lập và phản chiến” như cố vấn chính trị của Thích Trí Quang là Thích Nhất Hạnh đã cho thêm bằng chứng mạnh mẽ để không thể chối cãi rằng GHPGVNTH được điều khiển bởi Việt Cộng. Thêm vào đó nữa là một cố vấn chính trị khác của Thích Trí Quang là Thích Thiện Hoa ở Chùa Trà Vinh, Tỉnh Ninh Bình là vùng Việt Cộng kiểm soát. Mặc dùng sống ở Sài Gòn, nhưng Thích Thiện Hoa đi về Chùa Trà Vinh mỗi tháng, và tin tình báo cho biết Thích Thiện Hoa có người chuyển tin tức và đi đi về về giữa Ninh Bình và Sài Gòn luôn luôn. Thích Thiện Hoa là người mà ai cũng biết tiếng ông ta là bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ là Chủ Tịch của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ngoài ra còn có nhiều chứng cớ từ lời khai của các cán binh Việt Cộng bị bắt cho biết rằng GHPGVNTH là cơ sở để thâm nhập cán bộ vào hoạt động ở Miền Nam.


11. Miền Trung Việt Nam, hay nói rõ hơn là Huế, là trung tâm hoạt động chính trị của GHPGVNTH từ sau giữa năm 1963, và ngay cả đế giờ, mực độ và bản chất của của các hoạt động của Phật Giáo trong vùng này là biểu hiệu cho mực độ chống chính quyền Quốc Giạ Tuy rằng thỉnh thoảng ở Huế và những nơi khác vẫn còn những tin tức tình báo cho biết là có những mưu đồ chính trị của Phật Giáo, tình trạng hiện thời cho thấy rằng Chính Quyền Quốc Gia đang nắm giữ được tình thế ở Huế và những nơi khác. Lẽ dĩ nhiên là Thích Trí Quang vẫn luôn luôn là cái gai nhọn chống đối Chính Quyền Quốc Gia, và bất cứ khi nào có cơ hội là hắn sẽ không ngần ngại làm xấu hổ Chính Quyền Quốc Giạ Thế nhưng cũng có những lãnh tụ Phật Giáo khác, dù là đang hoạt động chính trị hiện thời hay trong qúa khứ, đã bày tỏ thái độ là không nên đấu tranh nổi loạn ngoài vòng pháp luật. Ngày bầu cử gần kề, nhưng không có dấu hiệu hòa giải giữa hai phe Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang. Có thể là Chính Quyền Quốc Gia sẽ tiếp tục ổn định được tình thế, và sẽ có nhiều Phật Tử tham dự vào thể chế dân chủ và cũng sẽ có nhiều Phật Tử tham dự vào Quốc Hội để giải quyết vấn đề của ho.. Vào thời gian bầu cử tháng 9 và tháng 10 năm 1967, hy vọng là cả hai phe Phật Giáo sẽ tràn vào phòng phiếu để bầu cử chứ không phải để quấy nhiễu Chính Quyền.

12. Bản báo cáo này gồm tin tức phối hợp với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

13. Tin tình báo State USMACV (Thống Tướng Westmoreland, Chỉ Huy Trưởng, J-2) Cinpac (Đô Đốc Sharp và Polad).

Hết

(Tổng cộng 13 trang) --  Nguyên gốc tài liệu tìm ở đây: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=04109128007

(@net)

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link