Friday, July 6, 2012

CÁI CHẾT CỦA TGM NGUYỄN KIM ĐIỀN CHO TỰ DO TÔN GIÁO

 

CÁI CHẾT CỦA TGM NGUYỄN KIM ĐIỀN

CHO TỰ DO TÔN GIÁO

Hồng Lĩnh

Mùa xuân năm 1975. Sau 55 ngày phải giao chiến trong cô đơn. QLVNCH giã từ vũ khí. Các tướng lãnh hào hùng chiến đấu tới phút chót như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ. Đã chào lá cờ vàng ba sọc đỏ lần chót và nói lên lời vĩnh biệt trong ngẫm ngùi. Họ đành bó tay để quân xâm lăng dẫm nát chiến tuyến tự do. Qua các viên đạn cuối cùng dành cho mình hay bằng độc dược, họ đã đi vào lòng đất lạnh cho giấc ngàn thu. Giờ ấy tại dinh Độc Lập. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã bao năm ngão nghễ chận đứng bước tiến của quân xâm lăng CSVN từ Bắc tràn xuống, đành chịu rơi xuống như một chiế lá thu rời cành. Chiến tuyến chống cọng miền Nam thất thủ. Một thất thủ do hết quân viện trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Từ giờ phút ấy. Một chết chóc với bao thảm cảnh trùm lên quê hương VN yêu dấu. Đồng bào miền Bắc mất hy vọng đuợc thấy tự do. Quân dân miền Nam điêu đứng trong lệ nhòa. Nhưng một nhóm đã thoát được. Ấp ủ và mang theo ngọn cờ muôn thuở. Họ phải ra đi để tạo hy vọng cho người ở lại. Để giữ ngọn lửa hồng tự do. Xây lại chiến tuyến mới. Cuộc chiến đấu cho tự do tiếp tục trên địa bàn mới.

Tại quốc nội. Tôn giáo nhảy vào tham chiến. Cuộc chiến giữ hữu thần và vô thần cho tự do và các giá trị của con người bắt đầu.

Địa lý, lực lượng chiếm đóng, công an khủngbố và các tôn giáo (1)

Diện tích 331’690 km2. Đất trồng trọt 17.41%. Rừng 31%. Đồng cỏ 4.71%. Dân số 81'377'000. 484'000 quân chính quy. 600'000 công an. 50% Phật Giáo. Cao Đài 10%, Khổng Giáo + Lão Giáo+ Hòa Hảo + Hồi Giáo = không rõ. Thiên Chúa Giáo La Mã = 11% .Tin Lành 5%. 29% không đạo nào.

Tại quốc nội. Bọn bạo tàn CSVN đã đày đoạ dân tộc ra sao ?(2)

Trong cảnh âm u của năm 1975. Phong trào Boat People tiếp tục cho tới cuối thập niên 80. Có tới hàng trăm ngàn chiến sĩ đã cầm súng, công chức, tuyên úy quân lực, các đảng viên của các đảng đã góp sức cho tự do. Bị tù tội ở chốn rừng thiêng nước độc. Các ủy ban nhân dân ra đời. Các hoạt động tôn giáo bị kiểm soát sắt sao. Các cộng đồng tôn giáo bị giải tán.Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu.

Phản ứng đầu tiên tới từ Phật Giáo: 12 thầy và sư cô chùa Dược Sỹ Cần Thơ tự thiêu vào tháng 11/75.

Bước vào năm 1976. CSVN tấn công nhà thờ Vinh Sơn. Cha xứ bị cáo đã chứa chấp nhóm sĩ quan chống chế độ. Dân thành thị bị đi vùng kinh tế mới.

Rồi năm 1977 tới. CSVN lập hợp tác xã nông nghiệp. 6 lãnh tụ Phật Giáo Thống Nhất bị bắt. Trong số ấy có TT Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ.CSVN cho ra đạo luật 297 CP bóp nghẹt các hoạt động tôn giáo.

Tiếng xét phản công quyết liệt từ TGM Nguyễn Kim Điển để bào vệ Phật Giáo (3):

Vài nét về TGM Nguyễn Kim Điển. Sinh ngày 13/3/1921 tại Long Đức, Vĩnh Long. Thụ phong linh mục năm 1947. Giám Mục Cần Thơ năm 1961. Tồng Giám Mục Huế năm 1968. Tạ thế vào ngày 8/6/1988 tại Sài-Gòn.

Ngày 15/4/1977. Sau khi đã bắt giữ một số chân tu Phật Giáo tại thành phồ Sài-Gòn, Trong trò chơi tạo nồi da xáo thịt giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. CSVN đã tổ chức một cuộc họp của các tĩnh Bình Trị Thiên để đã thông việc bắt bớ trái phép các chân tu Phật Giáo kể trên. Đang lúc họp. Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, biết trò chơi gian ác dùng tôn giáo diệt nhau của CSVN, bất chấp nguy nan cho bản thân nhãy vào chiến đấu ngay bên cạnh Phật Giáo. Chết sống có nhau trong lúc đơn côi. Không còn phân biệt Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo nữa. Cả hai và các tôn giáo khác đang trong cảnh nguy nan. Không phân biệt áo nâu hay áo đen. Dựa lương vào nhau để tìm cái sống trong cái chết. Nhất định chận đứng bọn CSVN với niềm tin vào Chúa cả ba ngôi. TGM NKĐ lấy tấm thân áo dài đen che chở thân áo nâu. Nhất định đứng thẳng như Từ Hải chốn gươm đao. Chỉ mặt bọn thảo cấu, và dõng dạc tuyên bố:"Tôi đau buồn về các việc bắt bớ anh em Phật Giáo. Bất bình về tự do tôn giáo tại VN. Ngoài ra, người Công Giáo bị cư xử như công dân hạng hai." Chưa hết cơn giận và trong tư thế liều chết. TGM Điền chép lời tuyên bố thẳng thừng ấy cho phiên họp tiếp theo vào ngày 22/4/1975 tại Huế. Trong khi đó. Linh Mục Nguyễn Văn Lý (31/8/1947, trên giấy tờ 15/5/1946, tại Ba Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị) liều mạng với TGM Điền phát lời tuyên bố ấy cho mọi người. Nhóm Linh Mục Thiên Chúa Giáo quốc doanh, chỉ có mấy mạng, muốn làm đẹp lòng CSVN, đã tố cáo công khai TGM Điền trong báo Công Giáo Và Dân Tộc. Tuy CSVN chưa bắt ngay TGM Điền. Nhưng hai Linh Mục có mặt là Hồ Văn Qúy và Nguyễn Văn Lý bị bắt giải đi. Linh Mục Hồ Văn Qúy được thả ra ít lâu sau đó. Nhưng Linh Mục Lý phải nếm cảnh tù đày một năm. Rồi sau đó là cả một cuộc cuộc sáp là cà với CSVN. LM Lý phải vào tù ra khám nhiều năm. Rồi bảy điểm đòi tự do tôn giáo ra đời(4).

Hai nhóm tiền quân hải ngoại về tham chiến và khích lệ của Jean-Paul II :

Nhóm thứ nhất bằng nhiều đợt rời đất tạm dung để trở về (5). Khởi từ 1981 tới 1984. 21 chiến sĩ thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam về tới quê huơng và bị sa luới. Ngày 14/12/1984, "Toà Án Nhân Dân Tối Cao" của CSVN tại VN đem ra xử tại công trường Lam Sơn Sài-Gòn 21 chiến sĩ kháng chiến. Xin ghi tên các anh bằng nét mực đen đậm như nhắc nhở cho ngàn thu sau: Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hùynh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch, Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ, Thạch Sanh, Ngtuyễn Văn Trạch, Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Hậu, Nhan Văn Lộc, Lý Vinh, Trần Ngọc Ân, Cái Văn Hùng, Đặng Bá Lộc, Thái Văn Dư, Trần Văn Phương, Nguyễn Phi Long, Nguyễn Văn Cầm.

Sau bốn ngày diễn ra vụ án bịp bợm. Các bản án sau đây cần 2 giờ mới đọc xong:

Tử hình: Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hùnh Văn Sanh, Hồ Thái Bạch.

Chung thân:Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.

Từ 8 đến 20 năm tù: Số 13 kháng chiến quân còn lại.

Ngày 8/1/1985. Kháng chiến quânTrần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ CSVN hành quyết trong vi phạm trắng trợn luật vế tù binh.

Nhóm thứ nhì do Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (1935-1987) thống lãnh về ngã Thái Lan (6, 7)

Với cựu lữ đoàn trưởng 2 dù là Đại Tá Lê Hồng. Đề Đốc Hoàng Cơ Minh thành lập lực lượng cựu chiến binh QLVNCH tại hải ngoại. Sau khi đuợc sự ủng hộ của Mỹ và Thái Lan cũng như Nhật Bản. Đề Đốc đã vận động được sự tham gia của các nhóm kháng chiến trong nước và hải ngoại để thành lập vào năm 1980 Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam và ông là chủ tịch. Vào tháng sáu năm 1981. Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh cùng bộ tư lệnh tiền phương rời Mỹ về bên gới Nam Thái Lan để thành lập các căn cứ đầu tiên kháng chiến. Trong các năm 1982-1987. Đề Đốc chú trọng vào việc thành lập các đơn vị kháng chiến và động viên VNHN ủng hộ cuộc kháng chiến.

Vào tháng 7 năm 1987. Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh với khoảng 200 đồng chí vuợt biên giới Thái Lan. Đột nhập lãnh thổ Lào để tiến về biên giới VN. Khi biên gới VN đã lấp ló, đoàn quân kháng chiến đụng độ với quân Lào và quân CSVN. Bọn nầy có không quân và trọng pháo yền trợ. Ngày 26/8/1987. Lực lượng của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh bị tràn ngập. Vì không muốn rơi vào tay giặc. Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã tự hy sinh. Một số chiến hữu đi theo bị bắt. Đánh dấu một giai đoạn chiến đấu bằng vũ lực của hải ngoại. Quốc nội bị đánh đập và tù đàyvà hải ngoại đã góp máu. Xin một phút mặc niệm tưởng nhớ các kháng chiến quân quốc nội và hải ngoại đã bỏ mình cho tự do.

Khích lệ của Jean-Paul II qua câu nói:"Các con đừng sợ" (8)

Vào dịp "Ad Limina Apostolorum" ngày 17/6/1980 tại Là Mã nước Ý Đại Lợi. Đức Giáo Hoàng Jeau-Paul II đã gặp Hồng Y Trịnh Văn Căn và một số Giám Mục VN. Nhất là TGM Nguyễn Kim Điền. Trong phút tao ngô, GH Jean-Paul II đã âu yếm với các con đến từ chết chóc bằng các câu nói: " Hởi Hồng Y Căn thân mến, hởi TGM can trường Nguyển Kim Điểm của xứ Huế và các Giám Mục khác! Hôm nay là ngày vui nhất đuợc tiếp đón các con đến từ VNCha cả tên trời biết các khó khăn và các công lao Ước gì tất cả đuợc thụ hưởng nhiều hơn nữa bao tình thương của các cộng đồng Thiên Chúa Giáo… Không cần phải nhắc nhở tới sự chú ý và bao dung của Toà Thánh …".

Riêng về Giáo Hội Công Giáo thầm lặng VN dới chế độ độc tài CSVN (9) và TGM tiên phong Nguyễn Kim Điền

Một qúa khứ đầy máu và nước mắt qua 300 năm bắt đạo do các Triều Nguyễn và Cần Vương. Rồi họa CSVN.

Vào cuối thế kỷ XIV vào đầu thế kỷ XV. Các nhà du hành như Marco Polo từ Á Châu lúc trở về. Đã mang về quê quán tại Âu-Châu nhiều mẫu chuyện hấp dẫn tạo mơ ước. Một Đông Nam Á nhiều loại GIA VỊ. Cũng vào thời điểm ấy. Thiên Chúa Giáo tại Âu-Châu rất thịnh hành. Bao thanh niên đầy nhiệt huyết dâng mình hiến trọn đời cho lý tường và đức tin. Hơn nữa trong chiều hướng muốn chận “Tai Họa" Hồi Giáo đang phát triển mạnh tại Á Châu. Trong bước đầu. Các thương gia nhắm vào các gia vị và lụa. Còn các nhà Truyền Giáo nhắm vào cứu rỗi linh hồn. Nên Đông Nam Á chẳng bào lâu trở thành vùng: "Gia Vị và Linh Hồn". Chình cũng tại đây. Nhà thừa sai Pháp Alexxandre de Rhodes (1599-1660) đã tặng dân tộc Việt Nam món quà qúy báu: Chữ viết quốc ngữ bằng tự mẫu Latin mà ngày nay không một nước nào tại Á Đông có. Họ tới vào thời điểm thái hóa của phong kiến vua chúa. Thật bất hãnh. Khi các triều Nguyễn từ Minh Mạng tới Tự Đức xem đa thê với cung tần mỹ nữ là bất khả xâm phạm. Trong khi Ki Tô Giáo cấm nhặt. Hơn vua chúa VN hồi ấy sợ dân theo Chúa lại bỏ mất vua. Vì hai lý do chính ấy.Các triều Nguyễn đã nghi kỹ con chiên TCG và bước vào con đường dùng gươm đao. Tiếp theo thêm món thực dân Pháp chen vào. Từ đó các triều Nguyễn tàn sát con dân theo Thiên Chúa Giáo suốt trong 300 năm. Lê thê và thảm thương kéo dài từ 1631 đến 1851 mới tạm ngưng. Kết quả: 300’000 tìn đồ dân việt bị giết với đủ cực hình,. 200 Linh Mục, trong đó có 59 Thừa Sai đủ chủng tộc không riêng Pháp tịch, 270 nữ tu, 340 chủng viện bị san bằng. Ngoài ra 3000 giáo xứ bị đốt. Tất cả ngu ngốc ấy của vua chúa đã tạo cớ cho sấm sét súng đạn của Tây Ban Nha và Pháp để can thiệp. Trong khi đó. Tại Thái Lan, các nhà truyền giáo không bị bắt bớ vì đạo và Thái Lan không bị đô hộ.

Riêng cho TGM Nguyễn Kim Điển (10):

Vào tháng 10 năm 1984. CSVN kiếm chuyện để triệt hạ TGM Nguyễn Kim Điền. Chịu 120 ngày tra khảo. Vào ngày 19/10/1985 CSVN làm áp lực mạnh trên TGM Nguyễn Kim Điền. Không một chút sợ hãi trước bạo quyền. TGM Điền gừi một lá thơ mục đồng kể lại các đau thương của 120 ngày bị tra khảo cho tất cả giáo dân địa phận Huế biết và cũng để xác nhận ý chí:"Tự do tôn giáo hay chết". Vào năm 1988 CSVN lại sinh sự với hàng Giáo Phẩm Công Giáo VN nhân dịp GH Jean-Paul II phong thánh vào tháng 6/1988 cho 117 thánh từ đạo tại VN. Trong số đó có 21 nhà truyền giáo Âu-Châu.Tuy các giám mục VN đuợc mời đồng tế. Như ng không một Giám Mục VN nào được phép tới La Mã. TGM Nguyễn Kim Điền tạ thế vào 8/6/1988. Theo dư luận do CSVN tiêm thuốc độc tại nhà thương. Từ giây phút ấy.Sự ra đi của TGM Điền làm mất luôn một tiếng nói lớn lao của Giáo Hội Công Giáo VN.

Sau khi TGM Nguyễn Kim Điển đã về cõi khác. LM Nguyễn Văn Lý tiếp tục chiến đấu. Bị kết án 20 năm tù năm vì tội truyền bá tư tưởng của TGM NKĐ. Sau đó được ân xa. Nhưng rồi vào năm 1983 bị kết án lại10 năm vì không tuân lệnh của CSVN phải bỏ xứ Độc Sô. Sau khi ra tù. Bị giam lỏng tại tòa Giám Mục Huế. Thất vọng vì chính sách đàn áp tôn giáo. Năm 1994, Linh Mục Lý ra thông cáo 10 điểm tố cáo các bách hại Thiên Chúa Giáo. Khối 6804 ra đời. Hải ngoại nhảy vào tham chiến hổ trợ. Đại sứ Mỹ Michael Marine tuyên bố: " Các nhà dân chủ của khối 6804 là những nhà yêu nước".Phải chăng đây là cây do hạt Nguyễn Kim Điển gieo lại để cho dân chủ VN?

Giờ đây nơi trời cao. Trong ánh huy hoàng. Từ trên cao nhìn xuống quê hương VN đau khổ. Xin TGM che chở các chiền sĩ tự do đang nhọc nhằn ngày đêm chiến đấu dành lại dân chủ và tự do cho toàn dân Việt. Ngày 25 sắp tới. Con cáo hạng hai CSVN Nguyễn Tấn Dũng, tôi mọi của Bộ Chính Trị CSVN, tới gặp thổng lĩnh chăn chiên GH Benoît XVI. Từng là cánh tay phải của cố GH Jean-Paul II. Một nối tiếp của câu nói:" Các con đừng sợ". Có lẽ một cánh cữa tự do tôn giáo, do sức ép của một tỉ con chiên Thiên Chúa Giáo toàn cầu, sẽ được mở tung để dứt khoát áp bức của sự dữ CSVN.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Tham chiếu:

1.- Société des Missions Etrangères de Paris, http://asie.mepasie.net/vietnam.fr-fr.59.35.content.htm, trang (1,5), 15/01/2007.

2.- VIET NAM infos numéro 32-15 septembre 2005, le bulletin d’information économique politique et culturelle sur le Viet Nam, http://www.vninfos.com/archives/dossier/_-_32.html, các trang (1-12).

3.- Philipe nguyen Kim Dien, Encyclopaedia Britanica, Article http://www.britannica.com/eb/artichle-9001071/Philippe-Nguyen-Kim-Dien, các trang (1-3).

4.- Communiqué De Presse, Père Nguyen Van Lý et la Paroisse Nguyet Bieu revendiquent les droits religieux, http://www.lmvntd.org/avl/presse/0012nvly.htm, các trang (1-7).

5.- Tưởng nhớ những liệt sĩ hy sinh ngày 08/01/1985, http://www.vietnam-vrf.net/modules.php?name=News&file=article&sid=196, các trang (1-5).

6.- Hoang Co Minh, http://www.generalhieu.com/hcminh-u.htm, trang 1.

7.- VIET NAM infos numéro 8-15 septembre 2001, Le Vice-amiral Hoang Co Minh, http://www.vninfos.com/archives/dossier_-no_8.html, các trang (1-3).

8.- Discours de Jean-Paul II aux évêques du VietNam em visite « Ad limina Apostolorum » 17 juin 1980, http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/1980/june/documents/hf_jp_ii_spe_19800617_vescovi-vietnam_fr.html, các trang (1-4).

9.- Vietnam : Prêtres et commissaires, http://www.lmvntd.org/avl/dossier/0110tinnha.htm, các trang (1-8).

10.- Annistie, Pastorale Jean Eudes, Une vie de combat, http://www.webscolaire.jeaneudes.qc.ca/pastorale/Pastorale/Amnistie%20internationale, các trang (1-3).

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%20160.htm

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link