Sunday, July 1, 2012

Cuộc chay đua sôi nổi vào vũ trụ

Cuộc chay đua sôi nổi vào vũ trụ

 

Trúc Giang MN

 

Tàu Discovery của NASA phóng lên vào ngày 26 tháng 7 năm 2005

1* Mở bài

Trong cuộc chạy đua vào vũ trụ của thời chiến tranh lạnh, ban đầu Hoa Kỳ bị Liên Xô qua mặt, nhưng sau đó đã chiến thắng oanh liệt, hạ Liên Xô đo ván, không ngốc đầu dậy nổi, và cuối cùng chết theo chế độ độc tài Cộng Sản ở Nga.

Hoa Kỳ chiến thắng, phần lớn do nền kinh tế tự do, phát triển mạnh hơn nền kinh tế quốc doanh bao cấp, nên ngân sách của NASA đủ để thực hiện các chương trình không gian vô cùng tốn kém.

Trung Cộng cũng có tham vọng trong chương trình không gian, nhưng thái độ hung hăng để lộ ý đồ bành trướng bá quyền đã tự hại mình. Chế độ độc tài tạo ra nội bộ luôn luôn bất an về chính trị, đảng CS tham nhũng, tranh giành quyền lực, bên ngoài thì bị thế giới bao vây, kiềm hãm, vì hành động ăn cướp tài nguyên của nhiều nước khác. Kèm theo trình độ khoa học còn thua kém, vì kỹ thuật ăn cắp thì luôn luôn phải đi sau người phát minh, sáng chế.

Cho nên cuộc chạy đua lên Hỏa Tinh kỳ nầy, Hoa Kỳ có nhiều hy vọng giữ chức vô địch đã tạo ra trước kia.

2* Tham vọng không gian của Trung Cộng

2.1. Tàu vũ trụ Thần Châu 9 rời bệ phóng

Ngày 16-6-2012, tàu vũ trụ (phi thuyền không gian) (Spacecraft) Thần Châu 9 (Shenzhou 9) có người lái đã rời bệ phóng Cửu Tuyền ở sa mạc Gobi, tỉnh Cam Túc, với phi hành đoàn 3 người trong đó có nữ phi hành gia là thiếu tá không quân tên Lưu Dương (Liu Zang).

Trạm ISS (trạm không gian quốc tế)

Nâng cấp ISS bên trên Australia

Thời tiết được mô tả là “rất lý tưởng”. Hoả tiễn đẩy con tàu là Trường Chinh-2F. Đây là lần thứ tư Trung Cộng phóng tàu vũ trụ có người lái vào không gian. Chuyến bay 13 ngày với nhiệm vụ nối kết tàu vũ trụ Thần Châu 9 với module Thiên Cung 1. Module là cabin được xem như một trạm không gian nhỏ.

Sứ mạng ghép nối nầy nằm trong kế hoạch thiết lập một trạm vũ trụ (Space station) có người ở, bắt đầu từ Thiên Cung 1, 2 rồi 3. Những con tàu vũ trụ sẽ lần lượt mang người và thiết bị lên không gian, mục đích thực hiện những cuộc thí nghiệm để tiến tới chương trình đưa người lên mặt trăng.

Ngày thứ năm 28-6-2012, sau 13 ngày ở ngoài không gian, tàu vũ trụ Thần Châu 9 đã trở về trái đất. Khoang chứa người được thả xuống bằng dù ở Nội Mông.

2.2. Tham vọng không gian của Trung Cộng

Hảng tin AFP dẫn lời của chuyên gia Úc, Morris Jones: “Đây là sứ mạng không gian tham vọng nhất từ trước đến nay của Trung Cộng (TC), với độ phức tạp lớn hơn so với sứ mạng trước đó.” Tuy nhiên, ông Jones cho rằng TC phải mất ít nhất một thập niên nữa mới có thể theo kịp Hoa Kỳ và Nga trong lãnh vực nầy.

Trung Cộng thường tuyên bố việc phát triển khả năng không gian của họ mang tính chất hoà bình, không chạy đua vũ trang trong vũ trụ, nhưng vẫn còn có nhiều nghi ngờ vì TC bị cho là thiếu minh bạch về phát triển quân sự và công nghiệp chiến tranh.

Tờ The Wall Street Journal loan tin, cho đến nay, TC vẫn chưa giải thích lý do tại sao hồi năm 2008, phi thuyền không gian Thần Châu 7 đã bay sát Trạm Vũ Trụ Quốc Tế (ISS), chỉ cách 45 km. Khi đó chuyên gia Mỹ Richard Fisher cho rằng: “Thần Châu 7 muốn thử nghiệm công nghệ can thiệp bắt cóc vệ tinh”, ông Fisher nói thêm: “Các tàu vũ trụ Thần Châu được đưa lên không gian từ năm 1999, luôn luôn phục vụ mục đích quân sự lẫn dân sự”.

Năm 2009, hảng AFP đưa tin, Tư lệnh không quân Hứa Kỳ Lương, đã gây xôn xao khi tuyên bố, lực lượng vũ trang nước nầy nên chuẩn bị cho việc quân sự hoá không gian. Tuyên bố đó nhanh chóng được các lãnh đạo Bắc Kinh phủ nhận hoặc làm nhẹ đi.

2.3. Vài nét về nữ phi hành gia Lưu Dương

Lưu Dương (Trung Hoa)

Năm chục năm sau ngày người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, dân Tàu nhiệt liệt hoan hô người nữ phi hành gia của họ, tiếp bước vào vũ trụ.

Thiếu tá không quân Lưu Dương (Liu Yang), 33 tuổi, người Hà Nam, được xem như con “đại bàng con”, anh hùng dân tộc.

Thành tích. “Bình tĩnh lạ thường” khi hạ cánh chiếc máy bay bị 18 con chim bồ câu chui vào động cơ phản lực. Thành tích thứ hai. Suốt 4 năm học làm phi công, đương sự không cho cha mẹ đến thăm, cô viết: “Đại bàng con không thể nào bay cao dưới cánh của gia đình”. Đúng là nòi Cộng Sản, tam vô.

Thiếu tá Lưu có 1 con.

Trang Web Thượng Hải ghi lại như sau: “Các phi hành gia nữ phải không có mùi trên cơ thể, không được có răng sâu, quan trọng hơn nữa họ phải có chồng, có con, trong đó con phải được sanh tự nhiên, chớ không phải qua sanh mổ”.

Lý do đơn giản là, vết thẹo sẽ nở ra trong không gian, vấn đề răng hư có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng và tình huống phức tạp cho sức khoẻ, còn mùi hôi nách sẽ bất tiện trong không gian hẹp của con tàu vũ trụ.

Nhà du hành vũ trụ

Một ý kiến trên trang web Thượng Hải cho rằng: “Hình ảnh nữ phi công của chúng ta không đẹp bằng phi công Mỹ”. Một công dân mạng khác viết: “Chẳng lẽ chúng ta không thiết kế được cái gì hay ho hơn cho thế giới nhìn thấy sao?- Đồng phục du hành vũ trụ của chúng ta khiến cho họ tưởng như nhân viên ngành hải sản”.

2.4. Những nữ phi hành gia nổi tiếng trên thế giới

1. Valentina Tereshkeva (Nga) sinh ngày 6-3-1937, là nữ phi hành gia Nga đầu tiên bay vào vũ trụ trong chuyến bay Chayka trên phi thuyền Vostok-6, ngày 16-6-1963.

2. Svetlana Savitskaya (Nga) sinh ngày 8-8-1948, thiếu tá không quân, bay trên phi thuyền Soyuz T-7, ngày 25-7-1984. Thực hiện đi bộ ngoài vũ trụ 3 giờ 35 phút.

3. Sally Kristen Ride (Mỹ) sinh ngày 26-5-1951. Là nhà vật lý Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ lúc 32 tuổi trên phi thuyền con thoi Challenger ngày 18-6-1983.

4. Shannon Lucid (Mỹ) sinh ngày 14-1-1943. Nhà hoá sinh. Chuyến bay đầu tiên vào tháng 6 năm 1985. Bà thực hiện 5 chuyến bay từ 1985 đến 1993. Là người Mỹ ở trên không gian lâu nhất là 188 ngày trong chuyến bay thứ 5 vào vũ trụ.

5. Roberta Bondar (Canada) sinh ngày 4-12-1945, nhà thần kinh học, bay vào vũ trụ ngày 22-1-1992.

6. Yi So-Yeon (Hàn Quốc) sinh ngày 2-6-1978. Nhà khoa học. Bay vào vũ trụ với 2 phi hành gia người Nga trên con tàu Soyuz TMA-12, ngày 8-4-2008. Hàn Quốc phải trả 20 triệu USD cho chi phí chuyến bay.

7. Chiaki Mukai (Nhật) sinh ngày 6-5-1952. Bác sĩ. Chuyến bay đầu tiên trên con tàu vũ trụ Columbia tháng 7 năm 1994. Chuyến bay thứ hai với Dicovery-95 năm 1998, thời gian tổng cộng ở trên không gian 23 ngày.

8. Claudi Haigneré (Pháp) sinh ngày 13-5-1957. Bác sĩ, chính trị gia. Năm 1996 bay vào vũ trụ trên chiếc Mir của Nga, ở trên đó 16 ngày. Năm 2001, Haigneré là người Âu châu đầu tiên lên thăm trạm vũ trụ quốc tế ISS.

3* Trạm vũ trụ (Trạm không gian)

Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng vô tận chứa các thiên hà.

Trạm vũ trụ hay trạm không gian (Space station) là một cấu trúc được thiết kế cho con người sống trong vũ trụ. Cho đến nay, các trạm vũ trụ được thiết lập ở quỷ đạo tầng thấp của trái đất. Quỹ đạo là con đường mà các vệ tinh chuyển động chung quanh quả đất, hoặc mặt trăng hay một hành tinh khác.

Trạm vũ trụ khác với con tàu vũ trụ (phi thuyền không gian), là trạm vũ trụ như một nhà ga mà con người dùng tàu đến đó, ở và sống lâu dài để nghiên cứu. Trạm vũ trụ không có thiết bị tạo ra sức đẩy và các bộ phận hạ cánh. Con người có thể sống lâu nhất trên trạm vũ trụ là trên một năm. Phi hành gia Valeriy Polyakov sống trên trạm Mir của Nga thời gian kỷ lục là 437.75 ngày, từ 1994 đến 1995.

3.1. Kiến trúc trạm vũ trụ

Trạm vũ trụ là một kiến trúc phức tạp với nhiều cabin nhỏ (module) được trang bị để phục vụ cho đời sống và làm việc, của các phi hành gia như là: điện lực, kiểm soát nhiệt độ, người máy robot tự động, tin học và truyền tin, các tiện nghi cho đời sống.

3.2. Các loại trạm vũ trụ

Tổng quát thì có 2 loại: trạm cố định và trạm lắp ráp.

3.2.1. Trạm cố định

Là loại trạm của thời gian đầu, là đồ dùng và thiết bị được phóng đi một lượt. Trạm nầy có 2 cảng, cho phép tàu vũ trụ cặp bến.

3.2.2. Trạm lắp ráp

Là trạm mà các thành phần chính được phóng đi trước, phụ tùng lắp ráp được phóng theo sau. Hoa Kỳ dùng tàu con thoi mang những thành phần phụ như nhu cầu nghiên cứu và đời sống lên sau, cho phép phi hành gia có đủ tiện nghi để sống lâu dài trên không gian.

3.2.3. Trạm Thiên Cung 1

Trạm Thiên Cung-1 (Tiangong-1) là trạm không gian đầu tiên của Trung Cộng được hoả tiễn đẩy Trường Chinh-2F phóng lên ngày 29-9-2011. Đây là một phần trong chương trình thiết lập trạm không gian lớn hơn, có người ở bán thường xuyên trên quỹ đạo vào năm 2020. Thiên Cung-1 nặng 85 tấn, có 2 phòng ngủ, trạm nầy sẽ được mở rộng bằng Thiên Cung-2 và 3 để chuẩn bị đưa người lên mặt trăng.

4* Trạm vũ trụ quốc tế

Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS (International Space Station) là tổng hợp các công trình nhằm thành lập một trạm có người ở ngoài vũ trụ để nghiên cứu không gian. Trạm nằm trên quỹ đạo thấp LEO (Low Earth Orbit) gần trái đất, do 5 cơ quan: NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật), CSA (Canada) và ESA (châu Âu) xây dựng. Quỹ đạo ISS là con đường di chuyển của nó cách mặt đất từ 319.6 km đến 346.9 km.

Vận tốc của ISS là 27,743 km/giờ, tương ứng với 15.9 lần bay chung quanh trái đất mỗi ngày. Trạm vũ trụ được nâng cấp dài thêm 1.5 km, có chỗ ở từ 3 người đến 5 người. Trạm ISS đã tiếp nhận các phi hành gia từ 14 quốc gia, trong đó có 5 khách du lịch do Nga đưa lên. Trạm ISS có tấm pin mặt trời rộng lớn, phản chiếu ánh sáng mạnh, nên mắt thường có thể trông thấy ISS trong những điều kiện thích hợp. Vì quả đất quay, trạm vũ trụ bay nhanh và cần phải có ánh sáng mặt trời mới thấy được, nên trang web Sighting của NASA cung cấp dữ kiện để nhìn thấy ISS.

Ngày 15-5-2012, tàu vũ trụ Soyuz đã đưa 3 phi hành gia Glennady Padalka, Sergei Revin (Nga) và Joseph Acaba (Mỹ) lên trạm ISS gia nhập với Donald Pettit (Mỹ), Oleg Kononenko (Nga) và André Kuiper (Âu châu) để thực hiện các nghiên cứu khoa học và những nhiệm vụ khác.

Chi phí xây dựng trạm ISS chưa có con số chính xác, nhưng NASA đã chi tiêu khoảng 100 tỷ USD, ESA châu Âu, 100 tỷ USD, Nhật 10 tỷ, Canada 1.4 tỷ USD.

5* Cuộc chạy đua vào vũ trụ

5.1. “Tại sao Liên Xô thua Hoa Kỳ trong việc chạy đua vào vũ trụ?”

Đó là cái tựa của bài báo đăng trên tờ Pravda ngày 2-12-2002, do Dmitri Sukarov dịch ra tiếng Anh. Người Nga đã chính thức công nhận Liên Xô đã bị thủng lưới trước đối thủ HK trong việc chinh phục Chị Hằng.

Thật ra Liên Xô (LX) đã tạo ra 3 bàn thắng đầu tiên trong việc phóng hoả tiễn Sputnik lên không gian, kế đó đưa một sinh vật vào vũ trụ là con chó Laika, và con người đầu tiên vào vũ trụ là Yuri Gagarin.

Điều nầy làm cho LX và các nước CS chư hầu tin tưởng mãnh liệt vào tính ưu việt của CNCS trên mặt trận “ai thắng ai” giữa CS và tư bản. Ngày nay, sự việc ai thắng ai đã rõ ràng rồi.

Năm 1957

Ngày 3-11-1957, vệ tinh Sputnik-2 của LX mang sinh vật đầu tiên vào vũ trụ là con chó Laika, 3 tuổi, nặng 16kg, chết vài giờ sau khi phóng, do sức nóng và sự kinh hoàng. Sputnik-2 mang xác con chó bay vòng quanh trái đất 2,570 lần với tốc độ 28,968 km/giờ, và bốc cháy trên quỹ đạo trái đất ngày 4-4-1958.

Năm 1959

Ngày 4-10-1959, LX phóng hoả tiễn Lunik-3, tốc độ 7 miles/giây đi vào vũ trụ. Lunik-3 chụp 29 tấm hình mặt trăng, đặt tên là Núi Liên Xô (Sovietsky mountain), Sea of Moscow và Sea Dream.

Năm 1961

Ngày 12-4-1961, hoả tiễn Vostok-1 mang phi hành gia Yuri Alekseievich Gagarin vào vũ trụ. Gagarin bay vòng quanh trái đất 108 phút, là con người đầu tiên đi vào vũ trụ. LX đi trước HK một bước.

Năm 1966

Ngày 3-2-1966, chiếc Luna-9 của LX đáp xuống mặt trăng một cách nhẹ nhàng và chụp hình chung quanh nó. Đây là lần đầu tiên mặt trăng được quan sát từ bề mặt của nó.

Phi thuyền Soyuz của Nga đem phi hành đoàn lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

khách sạn không gian đầu tiên do Nga xây dựng

Khách sạn vũ trụ cua Nga

Hoa Kỳ. Năm 1966

Ngày 2-6-1966, con tàu Surveyor-1 đáp xuống mặt trăng, cách chiếc Luna-9 của LX 950km.

Tổng thống Kennedy nói với Giám đốc NASA là James E. Webb: “Tất cả những gì chúng ta làm là phải tới mặt trăng trước người Nga. Lý do duy nhất là đánh bại LX để chứng minh rằng, mặc dù đi sau họ vài năm, chúng ta vượt qua mặt họ”.

Tổng thống Kennedy đề nghị hợp tác với LX để phi hành gia 2 nước cùng đổ bộ lên mặt trăng, nhưng Khruschev cho rằng HK có ý đồ đạt kỹ thuật của LX, nên từ chối. Cuộc chạy đua gay go trong khi LX dẫn đầu, đi trước Mỹ.

Liên Xô năm 1967

Ngày 24-4-1967, chiếc Soyuz của LX phát nổ, làm chết đại tá Vladimir Komarov, 40 tuổi. Trên đường về trái đất, dù không mở ra, con tàu chạm quá mạnh vào mặt đất và phát nổ.

Bí mật vụ nổ

Soyuz là tàu mới đóng, nặng hơn con tàu trước. Ngay từ đầu, các chuyên gia LX đã thấy có trục trặc và đề nghị sửa chữa, nhưng bị các giới chính trị bác bỏ. Lý do là phải thực hiện chuyến bay, lập thành tích cho kịp ngày chào mừng sinh nhật của “Lênin vĩ đại”.

Hoa Kỳ năm 1969

Ngày 16-7-1969, khoảng một triệu người trên khắp nước Mỹ theo dõi chiếc hoả tiễn khổng lồ Saturn-5 cất cánh lúc 13:32 giờ GMT.

12 phút sau, phi thuyền Apollo-11 vào quỹ đạo trái đất. 3 phi hành gia: Neil Amstrong, Michael Collins và Edwin “Buzz” Aldrin, mang theo thông điệp thiện chí của một thành viên LHQ (Hoa Kỳ) và lá cờ quốc gia Hoa Kỳ. 2 giờ 44 phút sau, tầng thứ ba của hoả tiễn khai hoả để gia tăng tốc độ lên tới 39,500km/giờ, đủ sức đẩy 3 phi hành gia ra khỏi quỹ đạo trái đất, đưa họ xuống mặt trăng.

Phi hành đoàn Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng năm 1969

Neil Amstrong dựng cờ Hoa Kỳ trên mặt trăng

Neil Amstrong báo cáo: “Không có gì trở ngại. Mọi việc rất tốt đẹp.”

Ngày 21-7-1969, Neil Amstrong, người HK đầu tiên đã đổ bộ lên mặt trăng.

Phi thuyền đáp xuống “Vùng biển yên tĩnh” (Sea of Tranquility), thật ra không có biển, không có nước mà chỉ toàn là bụi màu xám.

Amstrong đặt chân trái xuống trước, ông nói: “Đây là bước nhỏ của con người nhưng là một bước vĩ đại của loài người”.

Bề mặt của mặt trăng giống như bụi than và chân tàu ngập xuống sâu 1 foot. Giây phút lịch sử được Camera gắn trên tàu thu lại.

Neil Amstrong

Sau đó, Edwin “Buzz” Aldrin bước xuống theo và cả hai vội vã thu thập những dữ kiện cần thiết, làm vài cử động cơ thể, nhảy vài cái trước khi cắm lá cờ HK vào lúc 03:41 GMT. Đồng thời cắm tấm Plaque có chữ ký tên của Tổng thống Nixon với hàng chữ: “Chúng tôi là những người đến từ hành tinh Trái Đất, đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào tháng 7 năm 1969 AD. Chúng tôi đến với thiện chí hoà bình của con người. (Here men from the Planet Earth first set foot upon the Moon July 1969 AD. We came in peace for all mankind.)

Apollo-11 trở về trái đất an toàn ngày 24-7-1969. Các phi hành gia phải trải qua 21 ngày trong 1 căn cứ quân sự để kiểm tra sức khoẻ và tìm xem có sinh vật nào từ vũ trụ có thể bám vào cơ thể con người hay không.

Năm 1971. Liên Xô thua buồn, dẹp tiệm

Ngày 30-6-1971, sau chuyến bay trở về mặt đất, 3 phi hành gia LX được nhìn thấy là đã chết ngay trên ghế ngồi của họ. Trung tá Georgi Dobrovolsky, Vladimir và Viktor Patsayev được ghi nhận laà đã chết mà không thấy một vết thương nào trên cơ thể.

Chương trình không gian của LX được thực hiện hoàn toàn trong bí mật. Sau nhiều lần thất bại, Giám đốc chương trình là Sergei Korolov bị cách chức, và ông xếp mới Vasily Misshin là người không có nhiệt tình với chương trình mặt trăng, nên LX thua buồn dẹp tiệm.

5.2. Hoa Kỳ tư nhân hoá chương trình không gian

5.2.1. Bốn phi thuyền con thoi về nghỉ hưu

Bắt đầu từ tháng 4 năm 2012, 4 phi thuyền con thoi, trong đó có một thử nghiệm, được đưa tới các nơi trưng bày.

Chương trình tàu con thoi của NASA đã chính thức bị khai tử ngày 22-12-2011. Hai phi cơ Boeing 747 được thiết kế để cỏng các phi thuyền con thoi trên lưng, đã đưa con tàu Endeavour tới Los Angeles, chiếc Atlantis được trưng bày ở sân bay vũ trụ Kennedy, Florida, chiếc tàu thử nghiệm được trưng bày ở New York, và chiếc Discovery với thành tích 39 chuyến bay được trưng bày ở Viện Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian quốc gia ở Virginia.

5.2.2. Hai công ty không gian tư nhân được đưa vào hoạt động

1). Công ty tư nhân SpaceX

Tập đoàn Công nghiệp Thám hiểm Không gian SpaceX (Space Exploration Technologies Corporation- SpaceX viết tắt từ chữ Space Exploration), là công ty vận chuyển không gian có trụ sở tại Hawthorne, California, được thành lập năm 2002 bởi một triệu phú trẻ tuổi gốc Nam Phi là Elon Musk.

SpaceX đã phát triển hoả tiễn đẩy (Launch Vehicle) Falcon-1 và Falcon-9 để mang tàu Dragon vào vũ trụ.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo tàu Dragon, phóng lên ngày 8 tháng 12, 2010

Dự án tương lai của SpaceX là phát triển hoả tiển đẩy mạnh hơn là Falcon Heavy để chở Robot của NASA lên Sao Hỏa. Falcon Heavy là hoả tiển mạnh nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của HK.

SpaceX hiện có 40 hợp đồng, ngoài HK còn có Malaysia và Thụy Điển.

2). Công ty tư nhân, Tập đoàn Khoa học Orbital

Ngoài SpaceX ra, một công ty tư nhân khác là Tập đoàn Khoa học Orbital (Orbital Science Corporation-OSC) được đưa vào hoạt động chuyên chở dân sự trong vũ trụ năm 2012.

Orbital được thành lập năm 1982 do 3 nhà đầu tư David Thompson, Bruce Ferguson và Scott Webster. Công ty nầy chuyên sản xuất các loại hỏa tiễn quân sự.

Hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá tiếp tế cho trạm vũ trụ quốc tế ISS do tàu con thoi Soyuz của Nga phụ trách, nhưng vì Soyuz kích thước nhỏ nên bị giới hạn trong việc chở các dụng cụ lớn như robot chẳng hạn, do đó Orbital sẽ đóng vai trò chủ yếu trong vận tải các phi hành gia và dụng cụ vào vũ trụ.

5.3. Tàu Dragon lắp ráp thành công với trạm vũ trụ

Ngày 25-5-2012, tàu vũ trụ Dragon của công ty SpaceX được hoả tiễn Falcon-9 phóng đi từ Cape Canaveral, Florida. Tàu Dragon đã vào quỹ đạo của trạm ISS và đuổi theo kịp nó. Tại trạm ISS, phi hành gia NASA là Donald Pettit đã dùng cánh tay robot dài 17m để bắt lấy con tàu Dragon. Việc nối kết thành công.

Dragon mang lên trạm ISS 544kg hàng hoá và chở về trái đất 635kg chất thải và thiết bị không xử dụng, cùng với các tài liệu khoa học. Sau 9 ngày trong vũ trụ, con tàu trở về trái đất an toàn. Với 3 chiếc dù, khoang vũ trụ (Capsule) hình quả chuông, từ từ rơi xuống một khu vực hoang vắng trên Thái Bình Dương, cách Cali 900km. Khoang vũ trụ nầy được tái xử dụng trong những chuyến bay kế tiếp.

ên lửa đẩy Falcon 9, và hai khoang chứa hàng và chứa phi hành đoàn của Dragon

Hình ảnh vẽ tàu Dragon chuẩn bị nối với ISS

Dragon cập vào ISS

SpaceX có kế hoạch chế tạo tàu Dragon trở thành tàu vũ trụ có người lái để bay đi bay về vào năm 2015.

Sự thành công nầy đánh dấu một bước tiến quan trọng của các tập đoàn tư nhân trong lãnh vực không gian của HK. Đồng thời, chương trình không gian của HK đuợc tiếp tục sau khi phi thuyền con thoi về nghỉ hưu.

Điều quan trọng là việc cạnh tranh giữa tư nhân với tư nhân tạo ra sự phát triển không ngừng, và tư nhân với chính phủ HK hợp tác, cạnh tranh với Nga và Trung Cộng ở thế mạnh nhờ số vốn lớn lao.

5.4. Nga chạy đua vào vũ trụ

5.4.1. Công ty du lịch vũ trụ của Nga

Cơ quan hàng không Nga đã đưa những khách du lịch vào vũ trụ.

1. Denis Tito, Hoa Kỳ, 9 ngày, năm 2001.

2. Mark Shuttleworth, Nam Phi, 11 ngày, năm 2002

3. Greogory Olsen, HK, 11 ngày, năm 2005

4. Anousheh Ansari, HK gốc Iran, 12 ngày, năm 2006

5. Charles Simonyi, HK gốc Hungary, 15 ngày, năm 2007

6. Sheikh Muszaphar Shuko, Malaysia, 11 ngày, năm 2007

7. Richard Garriott, HK, 12 ngày, năm 2008

8. Guy Laliberté, Canada, 12 ngày, năm 2009.

Mỗi người phải trả từ 20 đến 25 triệu đô la.

5.4.2. Khách sạn vũ trụ của Nga

Ông Sergei Kostenko, giám đốc công ty công nghệ quỹ đạo Nga cho hảng tin Tia Novosti biết là Module đầu tiên của khách sạn vũ trụ sẽ được phóng vào năm 2015-2016. Module nầy có không gian rộng 20m3 gồm 4 phòng dành cho 7 du khách. Du khách cảm thấy thoải mái hơn khi phải vào trạm quốc tế ISS như trước kia.

6* Vấn đề Sex trong vũ trụ

Nhiều người tin tưởng rằng chắc chắn đã có quan hệ tình dục ngoài vũ trụ hoặc có thể là một phần của cuộc thí nghiệm nào đó để nghiên cứu khả năng sinh sản của loài người ngoài vũ trụ, mà chính phủ HK và Nga đã thực hiện.

Có hay không có quan hệ tình dục ngoài vũ trụ?

Sex trong vũ trụ, làm thế nào?

Câu trả lời của chuyên gia Nga là không có. Ông Valery Bogomolov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Sinh học Moscow cho biết: “Không có bằng chứng chính thức cho thấy đã có quan hệ tình dục, hoặc làm các thí nghiệm tình dục ngoài vũ trụ của Nga trong suốt 50 năm qua, còn muốn biết về các phi hành gia Mỹ thì…hãy tự đi hỏi họ.”

Cũng có ý kiến cho rằng, “chuyên đó” chưa từng xảy ra, nhưng có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Nhịn “chuyện đó” trong một vài tuần, một vài tháng thì được, nhưng chuyến đi kéo dài nhiều năm như tới Sao Hỏa chẳng hạn, thì không có Sex là điều khó tin được.

Chương trình du lịch vũ trụ góp phần đẩy nhanh chuyện đó. Tàu vũ trụ Virgin Galactic của Nga hy vọng sẽ đưa du khách vào vũ trụ trong năm tới, 2013. Tàu nầy đã từ chối hợp đồng một triệu đôla để sản xuất một đoạn phim về Sex trong vũ trụ.

Sex trong vũ trụ rất khó khăn vì trong trạng thái không có động lực, con người lơ lửng, không làm chủ được hành động của mình cho nên sự tiếp xúc, cọ xác giữa 2 cơ thể khó thực hiện được.

Tin tức được lan truyền nhiều nhất, là việc quan hệ tình dục đã xảy ra vào ngày 3-9-1984 trên chuyến bay Discovery, với 2 nhân vật là Judith Resnik và Richard Mullane. Hai người không phải là vợ chồng và cũng không có quan hệ yêu đương với nhau.

Tàu con thoi Discovery đã phục vụ nhiều năm cho NASA

"Chuyện ấy" trong không gian

Năm 1992, một cặp đôi khác là Jan Davis và Mark Lee đã sớm kết hôn với nhau trước chuyến bay. Họ có ý định trở thành cặp vợ chồng hưởng tuần trăng mật đầu tiên của loài người bên ngoài trái đất, NASA không có đủ thì giờ để thay thế một trong 2 người, cho nên đã ngăn cách họ bằng việc phân công 12 giờ/ ngày và thay phiên nhau làm việc. Năm 1986, tại nạn tàu Challenger làm thiệt mạng cả đội du hành, trong đó có Resnik, sự kiện nầy khép lại các thảo luận về “Sex và các nhà du hành” để tôn trọng người quá cố.

Cựu phi hành gia Leroy Chiao đã có 40 năm trong nghề, với 4 lần vào vũ trụ 229 ngày, cho rằng chuyện Sex trong vũ trụ là không tưởng.

7* Cuộc chạy đua lên Sao Hỏa

Cuộc chạy đua có nhiều hứa hẹn sôi nổi khi có Ấn Độ và Phần Lan nhập cuộc với Trung Cộng, Nga, châu Âu và Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua lên Sao Hỏa.

7.1. Sao Hỏa

Sao Hỏa hay Hỏa Tinh (Mars) là một hành tinh trong hệ mặt trời, còn gọi là Thái Dương hệ (Solar System). Sao Hỏa còn có tên là Hành Tinh Đỏ do lớp bụi Oxýt sắt bao phủ trên mặt của nó.

Sao Hỏa có hình dạng giống như trái đất, nhưng nhỏ hơn, bán kính của nó bằng phân nửa bán kính trái đất. Cái tên Sao Hỏa nghe tưởng chừng như nó nóng như lửa, thật ra nó rất lạnh và được bao phủ bằng một lớp băng tuyết. Những dấu hiệu thu thập được cho biết, là có thể đã có sự sống trên đó.

Khoảng cách giữa Sao Hỏa và trái đất thay đổi từ 55 triệu km đến 400 triệu km , tùy thuộc vào vị trí của 2 hành tinh nầy trên quỹ đạo của nó.

7.2. Các phi vụ lên Hỏa Tinh trong quá khứ

Ngày 14-7-1965, tàu vũ trụ Mariner-4 của NASA (National Aeronautics and Space Administration) đã thành công trong chuyến bay đầu tiên ngang qua Sao Hỏa.

Ngày 14-11-1971, tàu Mariner-9 trở thành tàu không gian đầu tiên đi vào quỷ đạo của Sao Hỏa.

Ngày 27-11-1971, con tàu Liên Xô Mars-2, đổ bộ thành công xuống bề mặt của hành tinh nầy, và ngày 2-12-1971, tàu Mars-3 đáp thành công xuống Sao Hỏa, nhưng cả hai bị mất tín hiệu liên lạc chỉ vài giây sau khi đáp, xem như biệt tích, không hẹn ngày về.

Năm 1976, hai tàu đổ bộ của chương trình Viking (NASA) hoạt động trên Hỏa Tinh, Viking-1 dài 6 năm, Viking-2, 3 năm.

Năm 1997, tàu Mars Global Surveyor của NASA kết thúc thành công nhiệm vụ chính, là vẽ bản đồ vào năm 2001 và tiếp tục hoạt động 10 năm trên đó. Tiếp theo, tàu Mars Pathfinder của NASA, mang theo một Robot đổ bộ xuống thung lũng Ares Vallis đã gởi về nhiều hình ảnh có giá trị.

Tháng 11 năm 2011, phi vụ Fobos-Grunt và Huỳnh Hòa được phóng lên, do hợp tác Nga-Trung Cộng, nhưng tàu không khởi động được động cơ đẩy và mất liên lạc, dự đoán là có thể rơi trở lại trái đất vào tháng 1 năm 2012.

7.3. Phi vụ hiện tại

Tàu Mars Odyssey của NASA đi vào quỹ đạo Hỏa Tinh năm 2001, đã phát hiện được lớp khí Hydro cách vài mét dưới lớp băng phủ trên bề mặt.

Năm 2003, tàu Mars Express của ESA, châu Âu, đổ bộ không thành công, bị xem là lạc mất hoàn toàn vào năm 2004.

Tháng 10 năm 2006, tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA, đã thành công trong việc vẽ bản đồ khí quyển và khí hậu, mục đích tìm một địa điểm đổ bộ thích hợp trong tương lai. Lần đầu tiên hình ảnh của một chuỗi lở sạt đất đá gần cực bắc của hành tinh.

7.4. Phi vụ tương lai: đưa người lên Sao Hỏa

Năm 2013, chương trình MAVEN do NASA tài trợ sẽ phóng một con tàu thám hiểm phục vụ cho việc đưa người lên Sao Hỏa. Ấn Độ cũng có chương trình phóng một robot lên hành tinh nầy.

Năm 2018, ESA của châu Âu sẽ phóng một robot có khả năng khoan sâu 2 mét để tìm những phần tử hữu cơ.

Chương trình MetNet, Nga-Phần Lan, sẽ gởi một tàu nghiên cứu khí quyển và khí tưọng để chuẩn bị cho việc đưa người lên Hỏa Tinh.

8* Kết

Hoa Kỳ tư nhân hoá chương trình không gian là một thuận lợi trong việc chạy đua với Nga và Trung Cộng. Trong cuộc chạy đua lên mặt trăng với Liên Xô, HK thắng lợi, phần lớn là do ngân sách của NASA 25 tỷ USD, trong khi đó, ngân sách của LX chỉ có 4.5 tỷ Rubbles.

Yếu tố cạnh tranh tư nhân góp phần cải tiến kỹ thuật không ngừng, lợi điểm của tư bản là thế. Trung Cộng cũng có tham vọng về vũ trụ, nhưng ý đồ quân sự cùng với thái độ hiếu chiến, hung hăng con bọ xít, muốn trở thành con rồng nhanh chóng làm chúa tể thiên hạ đã tự hại mình, vì bị bao vây kinh tế đưa đến yếu kém về tài chánh so với những chi phí khổng lồ của chương trình.

Nga cũng vậy, kinh tế chưa phục hồi, bị Trung Cộng vượt qua mặt, nên mở công ty kinh doanh du lịch vũ trụ kiếm tiền, nhưng khách hàng triệu phú có máu mạo hiểm không bao nhiêu, nên thu hoạch cũng không đáng kể so với nhu cầu của chương trình.

Tóm lại, Hoa Kỳ cũng có nhiều lợi thế để giữ địa vị cường quốc trên mọi lãnh vực.

Trúc Giang

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link