Tập Cận Bình Diệt Tham Nhũng Để Cải Cách
Tập
Cận Bình muốn một mình nắm lấy tay lái trước khi chuyển hướng về kinh tế xã hội.
Hôm Thứ Tư 29 Tháng Bảy, Chính quyền Bắc Kinh chính thức
thông báo việc điều tra một cựu ủy viên của Thường vụ Bộ Chính Trị là Chu Vĩnh
Khang về tội tham nhũng. Quyết định hy hữu này trong một chiến dịch kéo dài từ
cả năm nay có thể cho thấy những khó khăn của lãnh đạo Trung Quốc trong việc
cải cách kinh tế. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu sự liên hệ giữa cải cách và tham
nhũng tại Trung Quốc qua phần trao đổi của Mặc Lâm với chuyên gia Nguyễn-Xuân
Nghĩa, tư vấn kinh tế của ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.
MẶC LÂM: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau khi lên lãnh đạo từ Đại hội khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào Tháng 11 năm 2012, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã nhiều lần nói đến yêu cầu cải cách kinh tế nhưng lại phát động một chiến dịch diệt trừ tham nhũng rộng lớn. Chiến dịch còn nhắm vào các đảng viên thuộc lớp lãnh đạo của thập niên trước như Tướng Từ Tài Hậu của Bộ Chính trị hay Chu Vĩnh Khang của Thường vụ Bộ Chính trị. Việc một nhân vật đầy quyền thế như Chu Vĩnh Khang mà còn nằm trong tầm nhắm của chiến dịch diệt trừ tham nhũng khiến dư luận thắc mắc là lãnh đạo mới của Bắc Kinh đang theo đuổi ưu tiên nào? Hỏi cách khác, cải cách kinh tế hay chấn chỉnh nội tình của đảng, việc nào là cấp bách hơn? Trong chương trình kỳ này, xin đề nghị ông phân tích cho điều đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ chúng ta đang chứng kiến sự cáo chung của hiện tượng kinh tế chính trị cứ được hiểu sai như ưu thế của Trung Quốc, đó là “đồng thuận Bắc Kinh”, theo đó tầng lớp lãnh đạo kín đáo tìm thỏa thuận chính trị bên trong mỗi khi lấy một quyết định quan trọng về kinh tế.
- Người ta lầm tưởng rằng lẽ đồng thuận sẽ đem lại ổn định chính trị chứ không đột ngột thay đổi như các chế độ dân chủ sau một cuộc bầu cử hay khủng hoảng. Bây giờ. lãnh đạo Bắc Kinh đang phải phá vỡ khuôn mẫu ấy để tiến hành việc cải cách kinh tế và chuyển hướng xã hội và họ sẽ mất cả chục năm cho việc chỉnh đảng khi bài toán kinh tế lại càng trở thành trầm trọng và cấp bách hơn. Đây là một mâu thuẫn lớn, và lãnh đạo Bắc Kinh đang thiếu một cái vốn quan trọng là thời gian.
MẶC LÂM: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về câu kết luận vừa qua của ông về thời gian có hạn. Trước hết, ta trở lại chuyện tham nhũng. Vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình ráo riết mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng sau khi lên cầm quyền?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong nhiều chương trình trước đây, diễn đàn này của chúng ta có nói đến việc Chủ tịch Tập Cận Bình phải tập trung quyền lực trước khi có thể tiến hành cải cách. Việc diệt trừ tham nhũng là nỗ lực chỉnh đảng để tăng cường quyền hạn cho Tập Cận Bình trước khi có thể chuyển hướng. Cho đến nay, hơn 18 vạn đảng viên cán bộ thuộc mọi cấp bậc ở nhiều nơi đã bị điều tra về tham nhũng.
- Nổi tiếng nhất trong số nghi can như ông vừa nhắc tới là Tướng Từ Tài Hậu, sĩ quan duy nhất của quân đội được làm ủy viên Bộ Chính Trị trong hai khóa trước, và ông Chu Vĩnh Khang, cho đến năm 2012 là Trưởng ban Chính pháp Trung ương và là người nắm hai bộ Công an và Quốc an lẫn hệ thống toà án và tình báo.
- Trong việc điều tra một nhân vật thần thế như Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo Bắc Kinh còn trở ngược về quá khứ khi họ Chu này làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, trước đó là Chủ tịch tập đoàn dầu khí số một của Trung Quốc CNPC. Việc điều tra mở rộng và đào sâu này đã thanh trừng cả mạng lưới cấu kết của Chu Vĩnh Khang trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và chính trị tại một địa phương cực kỳ quan trọng về kinh tế là tỉnh Tứ Xuyên. Chính mạng lưới cấu kết ấy đã xây dựng và củng cố nhiều nhóm lợi ích và trở thành thế lực chống phá nỗ lực cải cách của trung ương.
MẶC LÂM: Theo cách giải thích của ông như vậy thì có phải chiến dịch diệt trừ tham nhũng sẽ còn nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nữa chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng ta có thể phỏng đoán ra quy cách và quy trình chấn chỉnh nội bộ theo những hướng sau đây. Tập Cận Bình phá vỡ hệ thống quyền lực chính trị và đặc lợi kinh tế trong quân đội, trong bộ máy an ninh, trong các tập đoàn về năng lượng, và các đảng bộ địa phương thì mới có thể cải cách kinh tế và phần nào áp dụng được quy luật thị trường như đã thông báo trong Nghị quyết Ba của Ban chấp hành Trung ương vào Tháng 11 năm ngoái.
- Nếu tiếp tục quy trình ấy thì ông ta còn nhắm vào đảng bộ của thành phố Thượng Hải hay hệ thống ngân hàng, dù có thể va chạm với thế lực của các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tôi e rằng chiến dịch bài trừ tham nhũng còn là một biểu hiện khác của việc Tập Cận Bình muốn giành lấy quyền quyết định về kinh tế từ nhân vật số hai là Tổng lý Quốc vụ viện, tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Cùng với việc lập ra một Hội đồng An ninh Quốc gia do chính mình kiểm soát, Tập Cận Bình muốn một mình nắm lấy tay lái trước khi chuyển hướng về kinh tế xã hội,
MẶC LÂM: Phải chăng vì vậy mà ông cho là lãnh đạo Bắc Kinh dưới tay Tập Cận Bình sẽ còn mất cả chục năm mới hoàn tất được việc chỉnh đảng để xoay chiều? Thế thì trong khi đó, bài toán kinh tế sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này, từ cả chục năm nay rồi, chúng ta vẫn nhấn mạnh cho thính giả ở trong nước biết rằng Trung Quốc chỉ áp dụng mô thức phát triển kinh tế của Đông Á chứ chẳng làm ra phép lạ gì. Và mô thức đó có nhiều giới hạn hiển nhiên nên đã và sẽ dẫn tới khủng hoảng. Các nước Đông Á kể từ Nhật Bản trở đi đều đã bị khủng hoảng nhưng vượt qua được nhờ có dân chủ nên chế độ không sụp đổ.
- Bắc Kinh áp dụng mô thức đó với màu sắc và kích thước Trung Quốc nên có thay đổi khả quan hơn so với tình hình 40 năm về trước, mà cũng tích lũy nhiều vấn đề nguy kịch hơn. Mô thức Trung Quốc lấy lực đẩy là đầu tư rất mạnh của khu vực công quyền và lấy sức kéo là sản xuất hàng hóa với giá rẻ và trị giá đóng góp thấp để xuất khẩu ra mọi nơi nên Trung Quốc được khen là công xưởng của toàn cầu.
MẶC LÂM: Thưa ông, dù sao thì việc áp dụng mô thức đó cũng đem lại nhiều thay đổi tốt đẹp hơn, thế nhược điểm của nó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thế giới cứ ngợi ca thành tích đó, bây giờ mới thấy nhược điểm của mô thức là tiết kiệm của dân bị trưng thu vì lãi suất rẻ, là tiêu thụ nội địa bị ức chế, là sự lệ thuộc quá đáng vào xuất khẩu, chưa nói gì đến nạn môi sinh bị huy hoại và bất công xã hội. Lãnh đạo Bắc Kinh của thế hệ trước, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thấy ra và nói tới điều ấy mà cải sửa không được vì những lực cản bên trong.
- Thế rồi nạn Tổng suy trầm bùng nổ vào năm 2008 còn khiến họ phải nhấn tới nhờ bơm ra một lượng tín dụng khổng lồ khiến kinh tế mắc nợ tới mức kỷ lục. Trong có năm năm, từ 2008 đến 2013, thì số nợ tăng gấp đôi, bằng Tổng sản lượng của toàn năm, bên trong có nhiều khoàn nợ xấu, khó đòi và sẽ mất, mà xấu tới mức nào, mất đến bao nhiêu thì chẳng ai tính ra.
- Hậu quả là nguy cơ khủng hoảng tài chính còn trầm trọng hơn những gì đã thấy tại Hoa Kỳ hay Âu Châu. Hệ thống ngân hàng, mạng lưới công ty đầu tư của các đảng bộ địa phương và doanh nghiệp phải vay lãi cắt cổ qua các ngân hàng chui đều sẽ bị chấn động. Trong khi đó, tiền nhiều và rẻ được bơm qua hệ thống ngân hàng của nhà nước cho tay chân của nhà nước đã gây ra nạn đầu cơ và bong bóng đầu tư về gia cư và địa ốc cùng với hiện tượng sản xuất dư dôi, tồn kho ế ẩm nằm chất đống.
- Kết luận thì chế độ độc tài của một xứ đông dân nhất địa cầu đã huy động tài nguyên và sức dân tới mức vĩ đại mà lại không biết phân phối tài nguyên ấy nên mới gây ra nguy cơ khủng hoảng cũng vĩ đại không kém!
MẶC LÂM: Bây giờ lãnh đạo Bắc Kinh tính chuyển hướng ra sao mà vẫn chưa làm được và phải mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng để thanh trừng chính trị?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Qua chương trình cải cách gồm 15 phần và sáu chục biện pháp thì họ muốn chuyển trọng tâm hay tìm sức đẩy ở các khu vực công nghiệp có trị giá đóng góp cao hơn, và ở khả năng tiêu thụ dồi dào hơn của khu vực nội địa thay vì trông cậy vào xuất khẩu. Việc tái cân bằng lại cơ chế kinh tế phải phá vỡ đặc quyền của khu vực kinh tế nhà nước, phải tái phân lợi tức cho người dân qua tiến trình đô thị hóa để có một giai tầng trung lưu có sức mua cao hơn, phải cải sửa chế độ hộ khẩu, và áp dụng quy luật thị trường để phân phối tài nguyên một cách thoả đáng hơn, v.v….
- Ngần ấy yêu cầu – chưa nói gì đến việc giải trừ nạn ô nhiễm môi sinh và cải thiện điều kiện lao động, giáo dục đào tạo hay y tế – đều đe dọa cái thành quả trưng thu, tham nhũng và ăn cướp của các đảng viên cán bộ từ địa phương lên tới trung ương. Tập Cận Bình biết rằng nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, và diệt trừ tham nhũng sẽ phải vật cả cọp lớn lẫn vớt cá nhỏ. Nhưng sau nhiều thập niên cấu kết và nuôi dưỡng nhau trong hệ thống kinh tế chính trị đó, chính là đảng viên lại là lực cản trở việc cải cách.
MẶC LÂM: Như vậy phải chăng là công cuộc cải cách cực kỳ cấp bách của Trung Quốc lại dẫn tới việc thay đổi cái đảng đang cầm quyền? Tức là yêu cầu chuyển hướng về kinh tế xã hội lại đòi hỏi cải tổ chính trị?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông đặt vấn đề rất đúng, lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ cho sự tồn vong của đảng cầm quyền, tức là sự tồn vong của chế độ. Nếu không cải tổ về chính trị thì không thể giải quyết bài toán kinh tế, nhưng cải tổ không khéo thì gây ra sụp đổ. Họ có thể đang ngẫm lại bài học của Liên bang Xô viết thời Andropov và Gorbachev. Vì cải cách chính trị để vượt qua sự bất lực của đảng trước những nan đề kinh tế mà đảng bị sụp đổ và chế độ tan rã. Thành thử việc diệt trừ tham nhũng đầy ngoạn mục vừa qua mới chỉ là một phần của vấn đề mà thôi.
MẶC LÂM: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin phép được có vài lời riêng tư ở đây. Trong mấy tuần qua, gia đình chúng tôi có tang khi hiền nội của tôi là nghệ sĩ Quỳnh Giao qua đời. Vào dịp này, nhiều thính giả và độc giả có liên lạc gửi lời chia buồn, chúng tôi xin được chân thành đa tạ.
MẶC LÂM: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau khi lên lãnh đạo từ Đại hội khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào Tháng 11 năm 2012, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã nhiều lần nói đến yêu cầu cải cách kinh tế nhưng lại phát động một chiến dịch diệt trừ tham nhũng rộng lớn. Chiến dịch còn nhắm vào các đảng viên thuộc lớp lãnh đạo của thập niên trước như Tướng Từ Tài Hậu của Bộ Chính trị hay Chu Vĩnh Khang của Thường vụ Bộ Chính trị. Việc một nhân vật đầy quyền thế như Chu Vĩnh Khang mà còn nằm trong tầm nhắm của chiến dịch diệt trừ tham nhũng khiến dư luận thắc mắc là lãnh đạo mới của Bắc Kinh đang theo đuổi ưu tiên nào? Hỏi cách khác, cải cách kinh tế hay chấn chỉnh nội tình của đảng, việc nào là cấp bách hơn? Trong chương trình kỳ này, xin đề nghị ông phân tích cho điều đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ chúng ta đang chứng kiến sự cáo chung của hiện tượng kinh tế chính trị cứ được hiểu sai như ưu thế của Trung Quốc, đó là “đồng thuận Bắc Kinh”, theo đó tầng lớp lãnh đạo kín đáo tìm thỏa thuận chính trị bên trong mỗi khi lấy một quyết định quan trọng về kinh tế.
- Người ta lầm tưởng rằng lẽ đồng thuận sẽ đem lại ổn định chính trị chứ không đột ngột thay đổi như các chế độ dân chủ sau một cuộc bầu cử hay khủng hoảng. Bây giờ. lãnh đạo Bắc Kinh đang phải phá vỡ khuôn mẫu ấy để tiến hành việc cải cách kinh tế và chuyển hướng xã hội và họ sẽ mất cả chục năm cho việc chỉnh đảng khi bài toán kinh tế lại càng trở thành trầm trọng và cấp bách hơn. Đây là một mâu thuẫn lớn, và lãnh đạo Bắc Kinh đang thiếu một cái vốn quan trọng là thời gian.
MẶC LÂM: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về câu kết luận vừa qua của ông về thời gian có hạn. Trước hết, ta trở lại chuyện tham nhũng. Vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình ráo riết mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng sau khi lên cầm quyền?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong nhiều chương trình trước đây, diễn đàn này của chúng ta có nói đến việc Chủ tịch Tập Cận Bình phải tập trung quyền lực trước khi có thể tiến hành cải cách. Việc diệt trừ tham nhũng là nỗ lực chỉnh đảng để tăng cường quyền hạn cho Tập Cận Bình trước khi có thể chuyển hướng. Cho đến nay, hơn 18 vạn đảng viên cán bộ thuộc mọi cấp bậc ở nhiều nơi đã bị điều tra về tham nhũng.
- Nổi tiếng nhất trong số nghi can như ông vừa nhắc tới là Tướng Từ Tài Hậu, sĩ quan duy nhất của quân đội được làm ủy viên Bộ Chính Trị trong hai khóa trước, và ông Chu Vĩnh Khang, cho đến năm 2012 là Trưởng ban Chính pháp Trung ương và là người nắm hai bộ Công an và Quốc an lẫn hệ thống toà án và tình báo.
- Trong việc điều tra một nhân vật thần thế như Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo Bắc Kinh còn trở ngược về quá khứ khi họ Chu này làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, trước đó là Chủ tịch tập đoàn dầu khí số một của Trung Quốc CNPC. Việc điều tra mở rộng và đào sâu này đã thanh trừng cả mạng lưới cấu kết của Chu Vĩnh Khang trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và chính trị tại một địa phương cực kỳ quan trọng về kinh tế là tỉnh Tứ Xuyên. Chính mạng lưới cấu kết ấy đã xây dựng và củng cố nhiều nhóm lợi ích và trở thành thế lực chống phá nỗ lực cải cách của trung ương.
MẶC LÂM: Theo cách giải thích của ông như vậy thì có phải chiến dịch diệt trừ tham nhũng sẽ còn nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nữa chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng ta có thể phỏng đoán ra quy cách và quy trình chấn chỉnh nội bộ theo những hướng sau đây. Tập Cận Bình phá vỡ hệ thống quyền lực chính trị và đặc lợi kinh tế trong quân đội, trong bộ máy an ninh, trong các tập đoàn về năng lượng, và các đảng bộ địa phương thì mới có thể cải cách kinh tế và phần nào áp dụng được quy luật thị trường như đã thông báo trong Nghị quyết Ba của Ban chấp hành Trung ương vào Tháng 11 năm ngoái.
- Nếu tiếp tục quy trình ấy thì ông ta còn nhắm vào đảng bộ của thành phố Thượng Hải hay hệ thống ngân hàng, dù có thể va chạm với thế lực của các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tôi e rằng chiến dịch bài trừ tham nhũng còn là một biểu hiện khác của việc Tập Cận Bình muốn giành lấy quyền quyết định về kinh tế từ nhân vật số hai là Tổng lý Quốc vụ viện, tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Cùng với việc lập ra một Hội đồng An ninh Quốc gia do chính mình kiểm soát, Tập Cận Bình muốn một mình nắm lấy tay lái trước khi chuyển hướng về kinh tế xã hội,
MẶC LÂM: Phải chăng vì vậy mà ông cho là lãnh đạo Bắc Kinh dưới tay Tập Cận Bình sẽ còn mất cả chục năm mới hoàn tất được việc chỉnh đảng để xoay chiều? Thế thì trong khi đó, bài toán kinh tế sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này, từ cả chục năm nay rồi, chúng ta vẫn nhấn mạnh cho thính giả ở trong nước biết rằng Trung Quốc chỉ áp dụng mô thức phát triển kinh tế của Đông Á chứ chẳng làm ra phép lạ gì. Và mô thức đó có nhiều giới hạn hiển nhiên nên đã và sẽ dẫn tới khủng hoảng. Các nước Đông Á kể từ Nhật Bản trở đi đều đã bị khủng hoảng nhưng vượt qua được nhờ có dân chủ nên chế độ không sụp đổ.
- Bắc Kinh áp dụng mô thức đó với màu sắc và kích thước Trung Quốc nên có thay đổi khả quan hơn so với tình hình 40 năm về trước, mà cũng tích lũy nhiều vấn đề nguy kịch hơn. Mô thức Trung Quốc lấy lực đẩy là đầu tư rất mạnh của khu vực công quyền và lấy sức kéo là sản xuất hàng hóa với giá rẻ và trị giá đóng góp thấp để xuất khẩu ra mọi nơi nên Trung Quốc được khen là công xưởng của toàn cầu.
MẶC LÂM: Thưa ông, dù sao thì việc áp dụng mô thức đó cũng đem lại nhiều thay đổi tốt đẹp hơn, thế nhược điểm của nó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thế giới cứ ngợi ca thành tích đó, bây giờ mới thấy nhược điểm của mô thức là tiết kiệm của dân bị trưng thu vì lãi suất rẻ, là tiêu thụ nội địa bị ức chế, là sự lệ thuộc quá đáng vào xuất khẩu, chưa nói gì đến nạn môi sinh bị huy hoại và bất công xã hội. Lãnh đạo Bắc Kinh của thế hệ trước, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thấy ra và nói tới điều ấy mà cải sửa không được vì những lực cản bên trong.
- Thế rồi nạn Tổng suy trầm bùng nổ vào năm 2008 còn khiến họ phải nhấn tới nhờ bơm ra một lượng tín dụng khổng lồ khiến kinh tế mắc nợ tới mức kỷ lục. Trong có năm năm, từ 2008 đến 2013, thì số nợ tăng gấp đôi, bằng Tổng sản lượng của toàn năm, bên trong có nhiều khoàn nợ xấu, khó đòi và sẽ mất, mà xấu tới mức nào, mất đến bao nhiêu thì chẳng ai tính ra.
- Hậu quả là nguy cơ khủng hoảng tài chính còn trầm trọng hơn những gì đã thấy tại Hoa Kỳ hay Âu Châu. Hệ thống ngân hàng, mạng lưới công ty đầu tư của các đảng bộ địa phương và doanh nghiệp phải vay lãi cắt cổ qua các ngân hàng chui đều sẽ bị chấn động. Trong khi đó, tiền nhiều và rẻ được bơm qua hệ thống ngân hàng của nhà nước cho tay chân của nhà nước đã gây ra nạn đầu cơ và bong bóng đầu tư về gia cư và địa ốc cùng với hiện tượng sản xuất dư dôi, tồn kho ế ẩm nằm chất đống.
- Kết luận thì chế độ độc tài của một xứ đông dân nhất địa cầu đã huy động tài nguyên và sức dân tới mức vĩ đại mà lại không biết phân phối tài nguyên ấy nên mới gây ra nguy cơ khủng hoảng cũng vĩ đại không kém!
MẶC LÂM: Bây giờ lãnh đạo Bắc Kinh tính chuyển hướng ra sao mà vẫn chưa làm được và phải mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng để thanh trừng chính trị?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Qua chương trình cải cách gồm 15 phần và sáu chục biện pháp thì họ muốn chuyển trọng tâm hay tìm sức đẩy ở các khu vực công nghiệp có trị giá đóng góp cao hơn, và ở khả năng tiêu thụ dồi dào hơn của khu vực nội địa thay vì trông cậy vào xuất khẩu. Việc tái cân bằng lại cơ chế kinh tế phải phá vỡ đặc quyền của khu vực kinh tế nhà nước, phải tái phân lợi tức cho người dân qua tiến trình đô thị hóa để có một giai tầng trung lưu có sức mua cao hơn, phải cải sửa chế độ hộ khẩu, và áp dụng quy luật thị trường để phân phối tài nguyên một cách thoả đáng hơn, v.v….
- Ngần ấy yêu cầu – chưa nói gì đến việc giải trừ nạn ô nhiễm môi sinh và cải thiện điều kiện lao động, giáo dục đào tạo hay y tế – đều đe dọa cái thành quả trưng thu, tham nhũng và ăn cướp của các đảng viên cán bộ từ địa phương lên tới trung ương. Tập Cận Bình biết rằng nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, và diệt trừ tham nhũng sẽ phải vật cả cọp lớn lẫn vớt cá nhỏ. Nhưng sau nhiều thập niên cấu kết và nuôi dưỡng nhau trong hệ thống kinh tế chính trị đó, chính là đảng viên lại là lực cản trở việc cải cách.
MẶC LÂM: Như vậy phải chăng là công cuộc cải cách cực kỳ cấp bách của Trung Quốc lại dẫn tới việc thay đổi cái đảng đang cầm quyền? Tức là yêu cầu chuyển hướng về kinh tế xã hội lại đòi hỏi cải tổ chính trị?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông đặt vấn đề rất đúng, lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ cho sự tồn vong của đảng cầm quyền, tức là sự tồn vong của chế độ. Nếu không cải tổ về chính trị thì không thể giải quyết bài toán kinh tế, nhưng cải tổ không khéo thì gây ra sụp đổ. Họ có thể đang ngẫm lại bài học của Liên bang Xô viết thời Andropov và Gorbachev. Vì cải cách chính trị để vượt qua sự bất lực của đảng trước những nan đề kinh tế mà đảng bị sụp đổ và chế độ tan rã. Thành thử việc diệt trừ tham nhũng đầy ngoạn mục vừa qua mới chỉ là một phần của vấn đề mà thôi.
MẶC LÂM: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin phép được có vài lời riêng tư ở đây. Trong mấy tuần qua, gia đình chúng tôi có tang khi hiền nội của tôi là nghệ sĩ Quỳnh Giao qua đời. Vào dịp này, nhiều thính giả và độc giả có liên lạc gửi lời chia buồn, chúng tôi xin được chân thành đa tạ.
Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Chuyện dài tháng Bảy (bài 3):
Viễn Tượng Việt Nam một Tân Cương Mới? Du lịch trong xứ của hãi hùng
Chuyện
dài tháng Bảy (bài 3)
Viễn
Tượng Việt Nam, một Tân Cương Mới? Du lịch trong xứ của hãi hùng
Tuần qua, thế giới
âu châu đầy rẵy những tin tức nóng, cuốc chiến Israël-Palestine, quân đội
Tsahal của Israël pháo kích hằng ngày dãi đất Gaza thuộc Palestine để tiêu diệt
quân của phái Hamas đồng chủ nhiệm Palestine, gây tang tóc và thương vong lớn
cho thường dân. Dỉ nhiên quân Hamas cũng không kém chi, hằng
ngày phóng từng đợt hỏa tiển vào Israël, mặc dù với một giàn lưới hỏa tiển
chống hỏa tiển Israël cũng bị ít nhiều thiệt hại người và vật. Và
trong lúc ấy tình hình chiến sự ở Syrie, ở Mali, ở Irak không có kênh truyền
hình nào nói đến nữa, nhưng các nơi ấy chắc chắn chiến sự vẫn tiếp diễn, thương
vong vẫn còn, và nhơn dân ở các nới vẫn bị chà đạp. lòng thương người,
lòng bác ái bị dẫn dắt theo truyền tin, *thông tin, sức mạnh thứ tư dư luận quần
chúng cứ thế mà trôi theo luồn thông tin.
Ở Pháp, dân
chúng động lòng trắc ẩn thương vong Palestine và thường dân Palestine, nên
những tổ chức phái tả tổ chức biểu tình chống Israël. Một ngọn gió chống Do
thái cũng thoáng thoáng thổi vào các bất mãn xã hội. Và các nhóm phá hoại ăn có
phá hoại đập phá. Nước Pháp đang cần một chánh sách cứng rắn để lập lại nội an.
Cuộc phá hoại vừa qua thoạt đầu chia rẽ dư luận chánh trị, vì Đảng nào cũng muốn
kiếm phiếu tương lai, tìm những khó khăn của chánh phủ để triệt hạ chánh phủ xã
hội. Nhưng nay đã bắt đầu có thay đổi, vì dư luận quần chúng thật sự sợ sự
phá hoại nên đã bắt đầu có một sự ủng hộ đòi hỏi một sự cứng rắn an ninh, cả
các nhóm và đảng phái đối lập phái hữu cũng lên tiếng ủng hộ Thủ tướng và Bộ
trưởng Bộ Nội vụ và yêu cầu chánh phủ dùng mọi biện pháp bảo vệ an ninh. Âu đây
cũng là một dịp để chánh phủ Pháp lập lại trật tự và dẹp những phần tử phá hoại !
Nhưng tin nóng
đặc biệt là tin chiếc máy bay của Malaysian Airlines số MH 17 bị quân đội
ly khai Ukraine bắn hạ. Thế giới xúc động bất mãn bởi trò chơi chánh trị của
Tổng thống Poutine nên đang buộc Nga phải đàng hoàng trở lại, phải kiểm soát
đám âm binh quân ly khai Ukraine thân Nga. Hãynhìn vào đám «quân dân ly
khai» với những bộ mặt sát khí, hoặc bịt mặt, mất cảm tình ngay, làm
sao ủng hộ được nhóm người nếu mặc giả họ có chánh nghĩa đi nữa? Đòi hỏi quyền
tự quyết, xin «được» mất Độc lập, mặc dù chỉ là một thiểu số, nếu có sự ủng hộ
của một cường quốc, với súng đạn có phải là chánh nghĩa không?
Và giả thử nếu
ngày mai, một nhóm thiểu số ở Việt Nam đòi Việt Nam nhập vào Trung Hoa,
hay được Trung Cộng che chở? Đòi Nga đàng hoàng? khó lắm,
cũng như đòi Tàu đàng hoàng, là cả một vấn đề cho nền chánh trị thế
giới…Mỹ qua thời Roosevelt đã bị gạt bởi Hiệp Ước Yalta, Nixon bị gạt đi đêm
với Tàu, Việt Nam là nạn nhơn của cuộc đi đêm ấy! Về mặt địa lý quân
sự và chiến lược, Nga như Tàu là những địa hình kẹt sâu trong đất liền,
không có lối thoát ra Đại dương lớn để tung hoành với bốn bể năm châu. Nga tuy
có cửa biển lớn đấy nhưng ở vùng những biển cực Bắc, nửa năm băng giá:
Océan Arctique hay Bắc Thái Bình Dương, những cửa ngõ vế miền Nam ấm áp qua Địa
Trung Hải hay Đại tây Dương không có, vì vậy phải tìm lối thoát qua các quốc
gia láng giềng: Bélarus, Ukraine qua bán đảo Crimée. Cũng như Tàu phải tìm lối thoát xuống
Biển Đông Việt Nam vậy. Nhìn những hành động Nga đối với Ukraine, ta
hiểu ngay những hành động Tàu đối với Việt Nam, và lo lắng cho thân phận Việt
nam!
Tân
Cương 2014
Tháng bảy 2014, thế
giới Hồi Giáo đi vào Tháng Chay Ramadan (tháng thứ 9 của lịch Hồi, tháng
Ramadan). Tục lệ Hồi giáo không định trước ngày vào Tháng Chay. Lịch Hồi
Giáo theo hệ thống Trăng-Âm lịch, chỉ tập trung vào sự có mặt của ánh trăng. Vì
vậy tháng trước của tháng Chay Ramadan –tháng Chaabane, vào ngày
thứ 29, tất cả các giáo dân Hồi giáo quan sát kỹ bầu trời đi tìm sự có
mặt của Trăng lưỡi liềm – hilal . Nếu thấy, Tháng Chay bắt đầu
ngày hôm sau, và ngày lễ dứt tháng Ramadan -Aïd al-Fitr bắt đầu
ngày 1 tháng sau tháng Chawwal (l’Aïd al –Fitr
ở Pháp là ngày 29 tháng Bảy năm 2014 hay năm 1425 của
lịch Hồi giáo). Vì vậy những ngày đầu và nhưng ngày cuối của
tháng chay có thể không cùng một ngày trong thế giới Hồi giáo.
Đó là trên Thế
giới, nhưng ở Tân Cương, Trung Hoa Cộng sản, nhà cầm quyền Trung Cộng cấm một
số các giáo dân người Hoa gốc Hồi giáo ăn chay : công nhơn viên, giáo chức
luôn cả khi đã về hưu và sanh viên. Về mặt tuyên truyền, nhà cầm quyền
khuyến khích, những bửa ăn chung công cộng trong ngày, và cho phổ biến những
hình ảnh bửa ăn chung của các giáo dân trong ngày (Trong suốt tháng Ramadan,
các giáo dân Hồi nhịn ăn uống trong ngày khi có mặt trời, và chỉ ăn uống
vào đêm). Ngoài ra, nhà cầm quyền trung ương còn ra chỉ thị những nhà cầm quyến
địa phương dùng bằng mọi phương tiện ngăn chận giáo dân hội họp hay lễ lạc, đi
lại các Chùa Hồi-Mosquée.
Đây là những khó
khăn của 9 triệu người Hồi giáo gốc Uyghur- một sắc dân hậu duệ của Thành Cát
Tư Hản, của Koubilaï Khan, củaTimour Khan…một thời oanh liệt, đã lẩy lừng chinh
phục suốt một vùng đất bao la. Phát xuất từ những cánh đồng cỏ Mông cổ, họ đã
một thời ngự trị đất Trung Hoa phía Đông và những đất mầu mỡ phía Tây đến tận
Âu châu. Dân Uyghur nói ngôn ngữ Thổ nhỉ Kỳ giống như các quốc gia láng giềng,
cựu Liên bang Sô Viết, nằm dọc trên đường tơ lụa : Kazakhstan,
Ouzbékistan, Kirghizistan,Tadjikistan, Turkemistan.
Mỗi ngày của cuộc
sống một thường dân Uyghur là cả một sự hãi hùng, đàn áp và bắt bớ vô tôi vạ
của Công An Trung Cộng.
Tân Cương,
Xinjiang, hay Đông Turkmestan là một trong 5 vùng Tự trị của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, với một chế độ đặc biệt như Nội Mông, như Tây Tạng, với một diện
tích rộng 1 triệu 660 ngàn cậy số vuông, chiếm 1/6 đất nước Trung Hoa, thủ phủ
là Ürümqi. Theo thống kê dân số năm 2010, Tân Cương có khoảng 20 triệu dân với
45% dân bản xứ Uyghur, 7% dân Kazakhs, 1% người Kirghizes, là những dân bạn
đồng tôn giáo Hồi, đồng ngôn ngữ gốc Thổ Nhỉ Kỳ cùng gốc chủng tộc họ hàng,
cộng thêm 5% dân Hui, 1% dân Mông cổ…và cuối cùng 41% mới thật sự là người
Hán – nhưng số người càng ngày càng đông hơn vì được nhập cảng vào, nhứt là ở
các thành phố chánh – Ürümqi, thủ đô Tân Cương có 70% dân số là
người Hán – để chiếm đất, bành trướng dân.
(Đây là một chánh
sách, Hán hoá ngày nay đang và đã được áp dụng tại Tây Tạng, Nội Mông và
các tỉng tự trị và ngày nay … đang ở Việt Nam và … Phi Châu ).
Và chúng ta hiểu
tại sao tại Tân cương, luôn luôn âm ỉ một phong trào chống Hán, và nhiều cuộc
nổi loạn, nhưng chúng ta và dư luận thế giới ít nghe nói đến vì thông tin Tàu
đã bưng bít. Tân Cương ngày nay là đất Tàu, Tân Cương bị chiếm đóng một cách
quân sự.
Sau đây người viết
xin dịch lại một phóng sự do một người Pháp, du lịch trà trộn vào Tân Cương kể
lại và được đăng trên báo Nouvel Observateur số 02228 tuần cuối tháng Ba qua
đầu tháng tư 2014 :
«Đây là
một cuộc động đất một « 11 tháng 9 » tàu : đầu
năm 2014,một nhóm uyghurs dùng dao kiếm khủng bố hành khách người Hán tại nhà
ga thành phố Kunming : 34 người chết và 130 bị thương. Và tháng mười năm
trước, ngay tại quảng trường Tiananmen-Thiên An Môn, ngay tại thủ đô Beijing,
một kamikaze uyghur dùng xe xông vào nhóm du lịch ngoại quốc làm thiệt mạng ba
người, dưới sự chứng kiến của chân dung khổng lồ của Mao.
Vì vậy, với dân Hán
ngày nay, Uyghur đồng nghĩa với « sát nhơn» và Tân Cương « sào
huyệt bọn khủng bố».
Nhưng nếu ta muốn
biết sự thật, thì hãy cùng phóng viên Ursula Gauthier, đi thăm Xinjiang để sống
cái mọi ngày của dân Uyghur. Cách Beijing, 3500 cây số, vùng Tân Cương khô cằn
của Trung Á, nhưng với một diện tích 1triệu 660 ngàn cây số vuông, với
lòng đất giàu có, đầy khoáng sản, đầy dầu mỏ, khí đốt nhưng người dân bản xứ
đang sống đời sống đầy đọa của những người nô lệ đang sống trong một vùng bị
chiếm đóng với một chánh sách công an trị và quân sự hóa.
Từ những vùng xanh
mát-oasis dọc theo dãi đường sa mạc khô cằn của cựu con đường tơ lụa ngàn xưa,
cho đến những thành phố mới mọc với các cao ốc nhiều từng, con đường du lịch
của khách lữ hành đều bị những chặn quân sự chận kiểm soát, với những xe thiết
giáp, với những quân xa đầy lính tráng trang bị súng lớn súng nhỏ, với những
hàng kẻm gai ngăn chặn, những giấy tờ phải đưa ra, những hành lý bị rà lục xét…
Trong vùng quê, tổ chức Bingtuan, một tổ chức bán quân sự của di dân Hán – hiện
nay chủ nhơn khai thác trên 1/3 tài sản đất của Tân Cương – hợp tác cùng quân đội
Nhân dân Trung Cộng để kiểm soát và cai trị dân bản xứ và dân không phải gốc
hán. Kiểm soát chặt chẻ nhưng cũng kiểm soát lộ liểu rõ ràng một cách tuyên
truyền, quảng cáo, đe dọa để dân bị trị thấy rõ và dân bị trị « phải »
sợ cái sức mạnh của Hán trị.
Ürümqi, thủ đô Tân
Cương, với những hàng lang xa lộ cao tốc, nổi tiếng là thành phố của kiểm soát
bằng caméra. Hằng ngàn caméras, máy thâu hình, được bọc thép phòng tránh sự phá
hoại, được bố trí trên toàn thể thành phố, từ góc đường, đến những quảng trường,
chợ, búa, công sở hay cả nhà hàng tiệm buôn …
Cứ mỗi 20 thước
trên con đường, một cổng sắt với khoảng một chục caméras, mỗi xe chạy qua, mỗi
xe đạp, mỗi bộ hành đi lại, trên đường, trên lề, hai chiều, mỗi người đều bị
chụp hình hai lần : trước mặt và sau lưng. Ban đêm, tiếng phát động
và ánh chớp của đèn hoạt động liên tục mỗi khi có người hay thú vật qua
lại.
Dỉ nhiên, không một
tiếng than vãn. Nếu hỏi một người Uyghur thì chúng ta sẽ nghe bài ca con cá của
nhà cầm quyền và của Tân Hoa Xã rằng « …là lỗi của bọn bọn khủng bố ly
khai do nước ngoài xúi dục … » – ( bài ca nầy
nghe sao quen quen quá vậy ?).
Chúng tôi – lời của
cô phóng viên – rất khó khăn mới gặp một người đủ can đảm nói sự thật.
Tên ông ấy là Sidik
– ta cứ gọi ông là Sidik – nói cho biết rằng từ ngày ông ấy về hưu, ông cảm
thấy bớt bị dòm ngó. Nhưng ông vẫn, vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa đảo cặp
mắt ngó láo ngó liên, nhìn trước nhìn sau qua khung cửa sổ của tiệm cà phê. Ông
nói rất nhỏ và càng nhỏ hơn, mỗi khi có khách đi gần cửa sổ. « Ở đây,
gián điệp đầy rẩy, ai cũng có thể làm gián điệp cả. Cứ 5 người Uyghur, là có ít
nhứt 2/3 người – Sidik quả quyết như vậy, Tại sao ? Vì tiền :
1800 nguyên tệ -yuan (210 euros- 180 dollars) là lương tháng, và thêm 300 yuans
mỗi chỉ điểm đúng ». Mà biên giới giữa đúng /sai chỉ biết được
sau một cuộc điều tra và tra tấn. Vì vậy, những toán chỉ điểm, rình rập,
dòm ngó ở mọi góc mọi khu phố, góc đường của Thủ đô nầy. mỗi nghi ngờ, mỗi « cái
gì lạ, người lạ, vật lạ đều phải kiểm soát ».
Ở Tân cương, các cơ
quan công an không có luật lệ gì cả. Thích bắt ai thì bắt, thích hỏi giấy ai
thì hỏi. Người bị bắt đi mất tích, không có việc phải thông báo cho gia đình. « Gia
đình bằng mọi giá phải tìm tung tích người bị mất tích. Và vì gia đình cũng sẳn
sàng trả những số tiền rất lớn cho các cơ quan công an để tìm người thân, và
trả những giá lớn hơn để người thân được thả. Nên biến thành một
business lớn ! Nhiều khi được việc, nhưng nếu chạy trật chổ, hoặc kém
tiền, hoặc « bị » gọi là chánh trị, thế là người thân mất tích luôn ! »
Nhưng vừa qua cũng
có những hiện tượng mới, một người bị bắt. Gia đình đến sở công an thăm hỏi.
Xong xảy ra ấu đả, gia đình dùng dao kiếm xông vào giải cứu, đánh nhau với công
an, thoạt đầu chỉ dùng dao, kiếm, rựa, côn, nhưng nay có cả cocktail
Molotov và đã có vài cơ sở công an Hán bị đốt rồi. Và những toán công an xung
phong chống « du đảng » được thành lập và đã có những khu người
uyghurs bị đàn áp, nhà cửa bị đốt cháy, san bằng, hàng trăm người bị bắt. Và
nhà cầm quyền vẫn tiếp tục tố cáo các “phẩn tử phản động ky khai do
nước ngoài xúi dục giựt dây .. ».
Và
Việt Nam
Tình hinh Việt Nam
có vẽ hoà hoản, mặc dù, Hoàng sa Trường sa ngày nay vẫn không biết thuộc về ai
? Biển Đông bớt động, vì Tàu để yên cho Việt Nam hay vì trong mùa bão ?
Bài phóng sự trên
về Tân Cương báo cho chúng ta biết một ngày mai không lấy gì sáng sủa cho Việt
Nam khi đi “chơi với Trung Cộng”.
Viễn tượng Hán hoá
một ngày một trầm trọng.
Xin đồng bào thử
kiểm kê xem trong nước ngày nay có bao nhiêu phần trăm cơ sở Tàu Cộng. Thử xem
mỗi buổi sáng ra đường đếm thử gặp bao nhiêu người Tàu, dùng bao nhiêu hàng hóa
Tàu, ăn bao nhiêu món Tàu… ?
Bao lâu nay, người
viết chúng tôi bạn bè người viết chúng tôi, anh em chúng ta đếu nhìn thấy hiện
tượng đất nước chúng ta đang đi trên con đường Hán hóa. Cũng như chúng ta, mọi
người dân trong nước, mọi người tỵ nạn hải ngoại, chúng ta đều nhìn thấy hiện
tượng mất Độc lập, mất Tự do đối với Trung Cộng.
Các người phục vụ
cho nhà cầm quyền, các đảng viên đảng Cộng sản đương quyền, quý vị cũng thấy
quý vị chẳng có thực quyền vì nhứt cử nhứt động đều do Trung Cộng ra lệnh cả.
Các quân nhơn Quân đội Nhân dân, các thủy thủ Hải quân Nhân dân, quý vị
có thấy nhục không? Là quý vị, trong đất liền bị Tàu cướp biên giới, ngoài biển
cả thì bị thuyền lạ Trung Cộng khiêu khích, chèn ép mà quý vị không được quyền
chống trả…
Tất cả còn chờ gì
mà không đuổi những tai to mặt lớn, ăn cơm quốc gia Việt Nam, thờ ma Cộng sản
Tàu, ăn trên ngồi tróc xuống ! Tham nhũng, nhà cao cửa rộng mà chỉ
biết bán nước bán biển, hà hiếp nhân dân. Quý vị có súng trong tay, có quân
dưới trướng, quý vì chờ gì nữa mà không lấy lại quyền tự quyết, tự chủ, thật sự
cầm quyền trả Độc lập lại, lấy Tự do, Dân chủ lại cho người dân Việt Nam
Quý vị có muốn thấy
một viễn ảnh một Việt Nam bị Hán hóa ? Quý vị có muốn nhân dân Việt Nam ta
có một cuộc sống trong hãi hùng, lo âu, như dân Tân cương hay như dân Tây Tạng
hiện nay không?
Thay
Lời Kết
Người dân Việt Nam đã
sống với chế độ Cộng sản quốc tế quá lâu rồi, 70 năm với dân miền Bắc, 40 năm
với dân miền Nam, như vậy đủ lắm rồi. Bài học đã quá thấm rồi, đất đã mất biên
giới – Tàu Ta đi lại thông thương như trong một nhà – biển đã mất hải đảo, hải
phận – biển Ta nay thành biển Tàu – công dân mất quyền con người, nhơn phẩm thì
mất đạo mất đức, người nghèo càng đông nạn đói còn đầy, dân chúng đã thấm mệt,
lòng người đã chán nãn, và nạn Hán hóa ngay trong nhà! Vậy thì, còn chần chờ gì
nữa?
Đã đến lúc tất cả đồng bào
Việt Nam, quân dân cán chánh phải đứng dậy đuổi dẹp bỏ chế độ ấy đi!
Hãy trả Việt Nam
lại cho người Việt Nam!
Phan Văn Song
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi
1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi
Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến
tranh biên giới Việt Trung năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC
CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung
cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment