Friday, April 5, 2013

Bắc Hàn : Bình Nhưỡng đe-dọa tấn-công Hoa-Kỳ bằng nguyên-tử .


 

Bắc Hàn : Bình Nhưỡng đe-dọa tấn-công Hoa-Kỳ bằng nguyên-tử .

Ngày thứ tư 04.04.2013, toà Bạch-Ốc đã đề-nghị Bắc-Hàn ngưng ngay các đe dọa sau khi nước này tiếp tục gia tăng luận điệu hiếu chiến bằng cách nói quân đội Bắc Hàn sẵn sàng để có thể tung ra một cuộc tấn công nguyên tử chống lại Hoa Kỳ. Theo Caitlin Hayden, phát-ngôn-viên của Hội Đồng An-Ninh Quốc-Gia, "Bắc-Hàn phải chấm dứt ngay các đe dọa khiêu khích và nên thử tuân theo các nghĩa vụ quốc tế của nó".

Bên cạnh các đe dọa quân sự, Bắc Hàn đã cho  làm việc để chạy lại lò phản ứng nguyên-tử của trung tâm Yongbyon, như thế việc đe dọa của Bắc Hàn không hẳn đã là các luận điệu hiếu chiến bịp bợm. Theo học viện Mỹ-Hàn của viện đại-học John Hopkins, một không ảnh vệ tinh vào ngày 27.03 cho thấy những hoạt động gần lò phản ứng nguyên tử thuộc trung tâm Yongbyon. Lò này đã đóng cửa từ năm 2007 trong khuôn khổ một thoả hiệp quốc-tế với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.Bắc Hàn cũng đã chánh-thức loan báo việc cho chạy lại lò nguyên tử này vào ngày thứ ba 02.04.2013. Theo các chuyên gia Mỹ, căn cứ theo không ảnh, nhiều công trình xây dựng đang được làm dọc theo một con đường gần trung tâm, cũng như ở đằng sau toà nhà chứa lò phản ứng, nhiều hoạt động có lẽ nhằm cho chạy lại hệ thống làm nguội lò phản ứng, có thể một hệ thống làm nguội phụ cũng đã được mắc vào lò phản ứng; năm 2008, Bắc Hàn để chứng tỏ thiện-chí về việc  bỏ chương trình nguyên tử, đã cho phá hệ thống làm nguội!

Một khi cho chạy lại, Bắc Hàn có thể sản xuất 6 kilo uranium mỗi năm, theo các chuyên gia Nick Hansen và Jeffrey Lewis.

Ngày thứ năm 04.04, Bắc Hàn đã leo thang trong luận điệu khiêu khích khi loan báo dự án chiến dịch quân sự chống Hoa Kỳ đã được phê chuẩn! Mặc dù những đe dọa hung hăng như thế, liệu Bắc Hàn có khả năng tấn công đến lãnh thổ Hoa Kỳ không (không kể các đảo Hawaï, Guam đã nằm trong tầm của hoả tiễn Bắc Hàn!)
> Theo lượng định của chánh quyền Obama vào đầu năm 2011, hoả tiễn của Bắc Hàn có thể  đến được lục địa Mỹ. Điều này buộc Hoa Kỳ phải lựa chọn giải pháp: hoặc thương thuyết với Bắc Hàn và dành cho Bắc Hàn những thuận lợi kể cả việc chấp nhận chương trình nguyên tử 'không phục vụ chiến tranh' của Bắc Hàn; hoặc từ chối thương thuyết với hiểm tai gia tăng căng thẳng trong vùng. Cuối cùng, xem chừng Hoa Kỳ lựa chọn giải pháp trung dung, thương thuyết để Bắc Hàn chấm dứt chương trình nguyên tử nhưng không có nhượng bộ nào đáng kể...

Cho đến giữa tháng ba 2013, tình hình trở nên căng thẳng với việc thao diễn quân sự chung Hàn-Mỹ. Bình Nhưỡng đe dọa sẽ biến Séoul và Washington thành một biển lửa. Hiện tình hình vẫn còn trong tình trạng 'đánh võ mồm' nhưng Bắc Hàn cũng có một số chuẩn bị như ra lệnh đặt pháo binh ( trong số có các đơn vị hoả tiễn) trong tình trạng báo động, các xe cộ di chuyển được nguỵ trang như đang có chiến-tranh...

Cũng như Iran,chương trình nguyên tử của Bắc Hàn đã là điều bị các quốc gia tây phương,Hoa Kỳ và Nhật Bản chống đối mạnh mẽ. Bình Nhưỡng khó lòng bỏ chương trình nguyên tử của nó, ít nhất là do ba lý do.

Trước tiên là lý do uy tín quốc gia. Một nước nhỏ như Bắc Hàn,kinh tế hãy còn ở trên đường phát triển (một cách nói khác của tình trạng kém mở mang) lại được chơi ở sân chơi các nước lớn. Ít ra trong cuộc họp về giải trừ nguyên tử của Bắc Hàn,đã có sự hiện diện của ba siêu cường nguyên tử là Mỹ,Nga và Trung Hoa! Bắc Hàn được nằm trong danh sách 10 nước có bom nguyên tử và có hoả tiễn tầm xa!

Lý do thứ hai để duy trì chương trình nguyên tử là tính cách răn đe. Với các hoả tiễn tầm xa và tầm trung có thể gắn đầu đạn nguyên tử, các nước khác sẽ không dám gây hấn với Bắc Hàn.

Lý do thứ ba, như đã thấy, với các đe dọa xử dụng bom nguyên tử, Bắc Hàn đang áp dụng chánh sách ngoại giao 'làm khó dể'.

Bên cạnh lý do an ninh quốc gia, còn có vấn đề uy tín nội bộ. Kim Jong-un, mới nhiệm chức  được hai năm, chưa từng trải qua chiến trận đã được vinh thăng cấp tướng, cần phải chứng tỏ khả năng điều động quân đội và đủ sức áp đặt với các tướng lãnh.

Sau các đe dọa mạnh mẽ, nếu Kim Jong-un đạt tới một thoả thuận với Hoa Kỳ mà không phải nhượng bộ nhiều,uy tín  nội bộ của ông sẽ gia tăng. Có thể vì lý do uy tín nội bộ này mà Kim Jong-un đã có những tuyên bố nảy lửa kể từ khi thay thế cho ông ta.

Từ tháng 4 năm 2012,Kim Jong-un, trong tư cách tư lệnh quân đội, đã tuyên bố sẽ đưa ra một chiến dịch chống lại Séoul để Nam Hàn biết thế nào là khả năng của Bắc Hàn. Nhưng, 'gươm chưa rút ra, đã lại tra vào vỏ'.

Nhân dịp Noël 2012, Bắc Hàn đã phản kháng mạnh mẽ việc các tín đồ Tin Lành Nam Hàn dựng một cây thông giáng sinh sát cạnh biên giới Bắc Hàn,coi đó là một hành vi gây hấn bằng chiến tranh tâm lý. Cuối cùng, 'mưa tạnh,mây tan'.

Nhưng không phải lúc nào "chó sủa là chó không cắn" cũng đúng. Tháng 11.2018,đảo Teonpyeong của Nam Hàn đã bị Bắc Hàn pháo kích. Chưa kể việc một quân hạm Nam Hàn bị chìm vì thuỷ lôi trong vùng biển giáp ranh hai nước Cho nên, không nên xem thường các đe dọa của Bắc Hàn.

Ngày thứ năm 04.04, Bắc Hàn loan báo việc chấp thuận dự án cho phép mở chiến dịch quân sự chống lại Mỹ, kể cả việc đánh bằng nguyên tử. Theo thông tấn xã KCNA,bộ TTM quân lực Bắc Hàn tuyên bố đã chánh thức thông báo cho Washington rằng Hoa Kỳ sẽ bị nghiền nát bởi các phương tiện tấn công nguyên tửKCNA còn cho biết chiến tranh có thể xảy ra trong nay maiBắc Hàn coi rằng các chuyến bay của B-52 và B-2 của Mỹ là đầu mối của việc làm khủng hoảng nặng lên!

Trước sự đe dọa của Bắc Hàn, Mỹ đã cho tăng cường một dàn phóng hoả tiễn chống hoả tiễn THAAd ở Guam, nơi xuất phát oanh tạc cơ B-52 bay sang Nam Hàn.. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói với bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa Chang Wạn Quan rằng các khiêu khích của Bắc Hàn tạo ra một nguy hiểm nghiêm trọng và thực sự. Nhiều nước đã kêu gọi Trung Hoa làm dịu Bắc Hàn như  Pháp,Đức. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết sẽ sanh Trung Hoa trong tuần tới trong khi Hoa Kỳ dự định sẽ gửi một tướng lảnh cao cấp, Martin Demsey, đến Bắc Kinh vào cuối tháng.

Trong ngày thứ năm 04.04, Liên Âu cũng kêu gọi Bình Những đừng gây thêm căng thẳng và tái cam kết về hoà bình và an ninh bằng cách từ bỏ việc cho chạy lại lò phản ứng nguyên tử thuộc trung tâm Yongbyon 'Đây rõ ràng là một vi phạm các quyết nghị của HĐBA LHQ, cũng như các cam kết vào năm 2007 trong khuôn khổ thảo luận sáu nước".

Cùng lúc,trong chuyến viếng thăm Monaco,TTK LHQ Ban Ki Moon đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình hình ở bán đảo Cao Ly và kêu gọi Bắc Hàn nhanh chóng bỏ các cấm đoán với dân Nam Hàn làm việc ở trung tâm kỹ nghệ Kaesong!

Có thể nào nghĩ các căng thẳng gây ra là do sự giựt dây của Trung Hoa nhằm nhân cơ hội gặp gỡ các đại diện các đại cường để 'bên lề' giải quyết cuộc khủng hoảng biển Đông?

Nhữ Đình Hùng/ tổng hợp/ 04.04.2013

Nguồn: báo chí bằng tiếng Pháp ở Pháp và Bỉ.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link