Quân đội
Bắc Triều Tiên "được lệnh đánh Mỹ" (theo lệnh của thằng khùng con nít
Kim Yong Ỉn, con của Kim Jong Ủn, biểu tượng khôi hài thật rõ nét của xả hội
chủ nghĩa)
Lính Hàn Quốc tại Paju,
gần khu vực phi quân sự sát biên giới BTT. Ảnh chụp ngày 04/04/2013
Reuters
Tú
Anh
Bình Nhưỡng tuyên bố chiến tranh sẽ xảy ra «
ngay trong ngày hôm nay hoặc ngày mai ». Bản tin của hãng thông tấn chính thức
KCNA ngày 04/04/2013 cho biết bộ Tổng tham mưu quân đội Bắc Triều Tiên đã bật
đèn xanh cho kế hoạch « tàn phá Hoa Kỳ bằng phương tiện hạt nhân ». Mỹ loan báo
bố trí hệ thống phi đạn chống tên lửa THAAD tại đảo Guam, nơi đặt căn cứ pháo
đài bay B52.
Theo AFP, Bình Nhưỡng tiến
thêm một bước trong động thái leo thang khiêu khích. Bộ Tổng tham mưu quân đội
Bắc Triều Tiên loan báo « chiến dịch khốc liệt đã được rà soát và thông
qua vĩnh viễn » , Hoa Kỳ sẽ bị « tiêu diệt trong ngày hôm nay
hoặc ngày mai bằng phương tiện hạt nhân ».
Tuy tên lửa của Bắc
Triều Tiên không đủ khả năng bay đến lãnh thổ Hoa Kỳ nhưng Bình Nhưỡng đe dọa sẽ
tấn công vào hai đảo Guam và Hawai tại Thái Bình Dương cũng như các căn cứ quân
sự tại Hàn Quốc và Nhật Bản nơi trấn đóng của 28.500 và 50.000 quân nhân Mỹ.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap
và báo Nhật Asahi đồng loạt đưa tin Bắc Triều Tiên đặt tên lửa Musudan có tầm
trung tại bờ biển phía đông.
Tuy nhiên, người dân Hàn
Quốc không tin Bắc Triều Tiên dám ra tay trừ phi Kim Jong Un muốn tự sát. Từ
Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích:
« Bắc Triều Tiên đã đặt
một dàn tên lửa tầm trung tại bờ biển đông nhìn ra biển Nhật Bản, theo như xác
nhận của bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin.
Các tên lửa này có tầm
bắn lý thuyết là 4000 km và như vậy có thể bay đến đảo Guam. Có lẽ vì thế mà Hoa
Kỳ đã bố trí hệ thống lá chắn tối tân chống tên lửa để bảo vệ căn cứ không quân
tại đảo Guam.
Cũng theo nhận định của
bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, thì mục tiêu của tên lửa Musudan không phải là
nhắm đến lãnh thổ Hoa Kỳ. Loại tên lửa này chưa từng được bắn thử và có lẽ Bắc
Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm lần đầu trong mục đích khiêu khích. Thời
điểm lý tưởng nhất là ngày 15/04/2013 sắp tới, ngày sinh nhật của cố lãnh đạo
sáng lập chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn
Quốc khẳng định là không thấy có dấu hiệu động binh chuẩn bị khai chiến ở bên
kia vĩ tuyến 38 nhưng ông không loại trừ các hành động khiêu khích có giới hạn
xảy ra tại biên giới. Chỉ có thị trường chứng khoán Seoul bị giao động. Chỉ số
Kospi ngày 04/04/2013 bị giảm 1,2%"
Trong khi Bình Nhưỡng
leo thang khiêu khích thì Washington bắt đầu tỏ dấu hiệu không thể tiếp tục kiên
nhẫn. Tổng thống Obama triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia vào đêm ngày 03/04/2013.
Bản tuyên bố sau cuộc họp kêu gọi Bắc Triều Tiên chấm dứt tức khắc hành động
khiêu khích.
Điện đàm với đồng nhiệm
Trung Quốc Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh là thái
độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên đặt thành “vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm
thật sự”.
Hải quân Hoa Kỳ đã tăng
cường hai trục hạm chống tên lửa vào vùng tây Thái Bình Dương.
Mặt khác, theo AFP, ngày
04/04/2013 an ninh biên phòng Bình Nhưỡng tiếp tục ngăn cản hàng trăm nhân viên
Hàn Quốc sang làm việc tại đặc khu kinh tế Kaesong biểu tượng của nỗ lực “hòa
giải”. Bình Nhưỡng dọa sẽ rút hết 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên ra khỏi khu
công nghiệp để gọi là “trả đũa” một phương án khẩn cấp của Seoul sử dụng quân
đội bảo vệ nhân viên Hàn Quốc khi cần thiết”.
Những hành động leo
thang hù dọa liên tục của Bình Nhưỡng gây lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế.
Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo Bình Nhưỡng coi chừng phản ứng “nhất quyết ” của quốc
tế. Chính phủ Nga tuyên bố rất lo ngại “tình thế như lò thuốc súng” sát cạnh
biên giới. Những lời thúc giục Bắc Kinh kềm chế Bình Nhưỡng cũng gia tăng trong
những ngày qua. Paris cũng như Berlin kêu gọi Trung Quốc can thiệp “hạ hỏa” Kim
Jong Un.
--
From: Patrick Willay <
To:
Sent: Friday, 5 April 2013 2:05 AM
Subject: Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương
To:
Sent: Friday, 5 April 2013 2:05 AM
Subject: Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương
Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương
Guam là căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ, được
cả hải quân và không quân Mỹ sử dụng, với số lượng binh sĩ khổng lồ và những
thiết bị, vũ khí hiện đại. Nó có vai trò không khác gì một "tàu sân bay
khổng lồ".
Guam là căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách
Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về
phía đông và phía nam. Guam cách Hàn Quốc và cả Triều Tiên vài giờ bay. Đây
là lãnh thổ của Mỹ và có khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây. Đồ họa: Globalresearch
|
Guam là căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế
chiến II, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong
nhiều thập niên. Guam chẳng khác nào một "tàu sân bay khổng lồ" của
Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Ảnh: Cnic.navy.mil
|
Mỹ đặt căn cứ hải quân tại cảng Apra ở Guam với 3 tàu ngầm lớp
Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo. Ảnh: Parsons
|
Đây cũng là "nhà" của những máy bay ném bom chiến
lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy
bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng. Ảnh: Popularmilitary
|
Guam là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ
cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội
5 của Mỹ. Căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh
hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy ở tây Thái Bình Dương và Đông Á, hỗ trợ trong
cả các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài. Ảnh: Popularmilitary
|
Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Mỹ xếp hàng dài tại
căn cứ. Guam là nơi mà trong Thế chiến II, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh
bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo
quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng
8/1945. Ảnh: Popularmilitary
|
Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một siêu căn cứ quân sự tại đây
với tổng chi phí lên đến 11 tỷ USD gồm các công trình bến cho tàu sân bay
năng lượng hạt nhân, hệ thống tên lửa phòng thủ, các thao trường tập huấn bắn
đạn thật. Căn cứ quân sự trên đảo cũng sẽ được mở rộng. Trong ảnh là tàu
chiến Mỹ USS New Jersey BB-62 cập cảng Apra. Ảnh: Militarybases
|
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Cheynne lớp 6681 tiến vào lối vào
phía bắc của căn cứ hải quân ở Guam. Ảnh: Jteagueenterprises
|
Trong tương lai, Guam dự kiến sẽ có sự hiện diện của lực lượng
lính thủy đánh bộ Mỹ được di chuyển về từ căn cứ của Mỹ tại Okinawa, Nhật
Bản. Đồ họa: Heritage.org
|
Về mặt chiến lược, căn cứ Andersen rất quan trọng với không
quân Mỹ, bởi nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung
Quốc. Ngoài ra, Guam cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất
phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản
và Hàn Quốc đều nằm trong vòng "nguy hiểm". Ảnh: Popularmilitary
|
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bộ Quốc
phòng Mỹ hôm qua cho biết sẽ triển khai hệ thống tên lửa THAAD cũng như các
máy bay đánh chặn trên mặt đất tại căn cứ quân sự ở đảo Guam, để đối phó với
nguy cơ tấn công từ Triều Tiên. Ảnh: Wbez
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment