Friday, April 5, 2013

Nguyễn Thành Trung - Phía sau ánh hào quang


 

 

Phần thưởng quý báu cho những người phản phúc, trở cờ, bưng bô, làm việc cho CS (bên dưới là một bài báo trong nước).

 

 

 

Nguyễn Thành Trung - Phía sau ánh hào quang


Thứ Năm, 26/04/2007 01:06

 

Nguyễn Thành Trung trở thành nhân vật lịch sử bởi trận ném 4 quả bom MK-81 xuống Dinh Độc Lập và chỉ huy phi đội Quyết Thắng tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh cách đây 32 năm. Song, ít người biết phía sau ánh hào quang đó, ông đã gặp những thời điểm khó khăn, nghiệt ngã.


Tôi quen biết Nguyễn Thành Trung đã lâu, do nghề nghiệp và cũng vì ngưỡng mộ. Sĩ quan không quân- phi công, tự nó đã có sức hút với nhiều người, hơn nữa khi Nguyễn Thành Trung gắn với những chiến công lịch sử của dân tộc. Tôi muốn dành những dòng này để nói về những điều làm nên phẩm chất anh hùng của ông.

 

Thử thách nghiệt ngã

Sau khi Sài Gòn giải phóng, Nguyễn Thành Trung chưa kịp tìm lại gia đình thì quân Pol Pot chiếm nhiều đảo của ta, trong đó có đảo Ông. Hải quân liền xin chi viện. Được lệnh, cùng các phi công đã được bay tập trên A-37, Nguyễn Thành Trung xuất kích liên tục. Chỉ trong 1 ngày, nhờ sự chi viện hiệu quả của không quân, quân ta giải phóng được đảo Ông, đánh bật bọn Pol Pot ra khỏi đảo Bà.

Những ngày sau giải phóng, máy bay ngổn ngang. Các sân bay có A-37 đều được sửa chữa và Nguyễn Thành Trung bay thử hàng chục chiếc. Ông đã góp phần rất lớn cho sự ra đời Trung đoàn 937 không quân.

Lúc này, tại căn cứ Biên Hòa, những chiếc F-5 quân ngụy bỏ lại khá nhiều, hầu hết không có lý lịch, hư hỏng, phải sửa chữa và bay thử. Phi công bay được F-5 duy nhất chỉ có Nguyễn Thành Trung và ông được điều về phi trường Biên Hòa bay thử. Việc bay thử những máy bay hư hỏng, mới sửa chữa là vô cùng nguy hiểm. Ở các nước tiên tiến, đối với máy bay mới, có kỹ thuật hoàn chỉnh, phi công bay thử là những người có bảo hiểm cao nhất. Họ chỉ bay một lần trên một chiếc vừa sản xuất trong điều kiện bảo đảm tốt nhất. Còn ở ta, không ai bảo đảm hàng chục chiếc máy bay kia an toàn hay không.

Nguyễn Thành Trung đứng trước thử thách nghiệt ngã. Ông nhớ rất rõ hôm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm sân bay Biên Hòa. Đại tướng chỉ thị: “Phải làm chủ máy bay F-5 của Mỹ. Chiến trường của các đồng chí sắp tới là ở phía Tây Nam. Chúng ta phải sử dụng F-5 để bảo vệ Tổ quốc”. Đầy quyết tâm, Nguyễn Thành Trung bước lên máy bay, cất cánh. Những ngày căng thẳng rồi cũng qua, tất cả 47 lần bay thử đều thành công. Tiếp đó là những chuyến bay giáo viên, bay kèm cho trên chục phi công của trung đoàn, bay vòng kín xung quanh sân bay, bay tập ném bom... Những phi công do ông đào tạo đã có đủ số lượng, đủ sức để xây dựng thêm một trung đoàn F-5 của không quân nhân dân VN - Trung đoàn 935 anh hùng trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam.

 

Nghịch cảnh éo le

Nếu cuộc đời cứ bình lặng thì với những chiến công, thời gian hoạt động trong lòng địch, lấy máy bay địch đánh Dinh Độc Lập của ngụy quyền, chỉ huy phi đội A-37 tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất làm rúng động Sài Gòn, góp phần làm tan rã mau chóng ngụy quân..., Nguyễn Thành Trung đã xứng đáng nhận danh hiệu anh hùng. Nhưng, người sĩ quan tình báo thường gặp những nghịch cảnh éo le. Có điều, nghịch cảnh lần này lại không phải do địch gây ra.

Đó là vào những ngày cuối năm 1977, đầu năm 1978, bọn Pol Pot đêm đêm tàn sát đồng bào ta ở vùng biên giới Tây Nam rất dã man. Một hôm, Chính ủy Trung đoàn gọi Nguyễn Thành Trung, nói: “Tình hình biên giới Tây Nam đang rất căng thẳng, chiến tranh có thể xảy ra. Chúng ta phải chuẩn bị để đánh”. Với trách nhiệm của một sĩ quan không quân, Nguyễn Thành Trung đề nghị: “Nếu phải xuất kích, cho phép tôi đánh trận đầu”. Cả trung đoàn lao vào chuẩn bị cho những trận chiến đấu sắp tới. Mờ sáng hôm sau, ông cùng đồng đội ra phi đạo, đang chuẩn bị cho một ngày huấn luyện thì có lệnh: “Không cho Nguyễn Thành Trung cất cánh, chờ lệnh”... Những ngày sau đó, ông tiếp tục đi cùng với các phi công của trung đoàn ra tuyến hạ cất cánh, nhưng không được bay.

Sau này tôi biết được, một chiếc C-47 của Trung đoàn Không quân Vận tải trong khi bay huấn luyện tuyến Tân Sơn Nhất- Cà Mau - Rạch Giá - Tân Sơn Nhất đã trốn chạy sang Singapore, sau đó qua Mỹ, đã khiến Nguyễn Thành Trung bị nghi ngờ. Trên chiếc C-47 này, phi công Đinh Công Giểng - một đảng viên, được một trung tá phi công chế độ cũ bay kèm. Giểng bị viên trung tá mua chuộc và phản bội, đào ngũ cùng với ông ta, sau khi hạ cánh ở Cà Mau.

 


 

Anh hùng không quân Nguyễn Thành Trung (giữa) và Anh hùng không quân Trần Hanh (trái). Ảnh: T.CHÂU

 

 

Sáng tỏ quá khứ

Nguyễn Thành Trung nhớ lại, hồi sống trong lòng địch, có người đến báo cho ông biết, địch nghi ngờ trong không quân có người của ta và đang theo dõi gắt gao. Chẳng hiểu sao ông không hề lo lắng. Đời người sĩ quan tình báo, một khi đã dấn thân tự nguyện phụng sự cho Tổ quốc thì xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Còn bây giờ, đang sống trong lòng đồng đội, sự nghi ngờ làm ông đau đớn. Ông quyết định viết thư về TPHCM...

Nhiều ngày đêm một mình nằm trong căn phòng không tiện nghi, đến bữa cơm ngồi ăn như nhai cỏ khô, sức khỏe giảm sút..., Nguyễn Thành Trung vẫn không hề nao núng. Ông tin ở sự thật, tin chính mình, tin cấp trên và tin vào sự sáng suốt của Đảng. Lòng tin trong ông mạnh mẽ và trong sáng đến độ, có người khuyên trở về Nam, song ông kiên quyết ở lại. Ông phải chứng minh sự trong sáng của mình.

Những lá thư Nguyễn Thành Trung gởi về TPHCM đều được trả lời. Những người kết nạp ông vào Đảng vẫn còn sống. Tổ công tác của Trung ương Cục liên lạc với ông trước đây vẫn còn. Đặc biệt, ông nhận được thư động viên của Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Văn Kiệt, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Võ Danh, Bí thư Quận ủy quận Tân Bình Tư Chí... Nhưng, cho dù quá khứ được sáng tỏ, bóng đen nghi ngờ vẫn còn...

 

Bị nghi ngờ, cô lập
Một thời gian dài, Nguyễn Thành Trung phải rời sân bay đi học chính trị. Người ta khơi lại thời gian đi học ở Mỹ của ông và cho rằng ông không thể trung thành. Điều đau khổ nhất của Nguyễn Thành Trung chính là bị nghi ngờ không phải là đảng viên Đảng Cộng sản... Nhiều sĩ quan thông cảm nhưng không dám liên hệ với ông. Nguyễn Thành Trung bị cô lập trong lòng đồng đội. Ông đã chịu đựng một áp lực ghê gớm. Cứ thế, mãi đến khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra...

 

 

Lê Thành Chơn

 


 

1 comment:

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-31/10/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link