Wednesday, April 3, 2013

Re:1975: Việt Nam có thắng Mỹ? Nguyễn Hưng Quốc


Fro
Subject: [exryu-ww-vannghe] Re:1975: Việt Nam có thắng Mỹ? Nguyễn Hưng Quốc

 

 


Thứ Tư, 03/04/2013


Blog / Nguyễn Hưng Quốc


1975: Việt Nam có thắng Mỹ?



 

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ


02.04.2013

Trong bài “Thắng và bại”, từ kinh nghiệm chiến tranh ở Iraq, tôi nêu lên nhận định: Thắng và bại là một vấn đề phức tạp, gắn liền với một chu cảnh (context) nhất định. Có khi người ta thắng một trận đánh nhưng lại thua một cuộc chiến tranh; có khi thắng một cuộc chiến tranh nhỏ nhưng lại thua một cuộc chiến tranh lớn. Hoặc ngược lại. Cũng có khi người ta thua hẳn một cuộc chiến tranh nhưng lại thắng trong hòa bình, sau đó.

Từ chuyện thắng và bại, nhân tháng Tư, thử nhìn lại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-75.

Liên quan đến cuộc chiến tranh ấy, cho đến nay, hầu như mọi người đều khẳng định: Việt Nam (hiểu theo nghĩa là miền Bắc Việt Nam) đã thắng Mỹ. Bộ máy tuyên truyền Việt Nam lúc nào cũng ra rả điều đó. Ngay người Mỹ cũng tự nhận là họ thua: Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà họ thua trận! Điều đó đã trở thành một chấn thương dữ dội đối với một siêu cường quốc số một thế giới như Mỹ khiến nhiều người trong họ không ngừng trăn trở. Chiến tranh Việt Nam, do đó, với họ, trở thành một cuộc-chiến-chưa-kết-thúc (unfinished war) hoặc một chiến tranh vô tận (endless war) theo cách gọi của các học giả.

Dĩ nhiên, nhiều người nghĩ khác. Họ không chấp nhận họ thua trận với một trong ba lý do chính.

Một, một số người cho, về phương diện quân sự, quân đội Mỹ hầu như luôn luôn chiến thắng, hơn nữa, tính trên tổng số thương vong, họ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương: trong khi Mỹ chỉ có 50.000 người chết, phía miền Bắc, có khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi người bị giết (từ phía người Việt Nam, chúng ta biết rõ điều này: Trong đó có rất nhiều dân sự ở cả hai miền!) Những người này cho họ chỉ thua trên mặt trận chính trị; và trong chính trị, họ không thua Bắc Việt, họ chỉ thua… những màn ảnh tivi hằng ngày chiếu những cảnh chết chóc ghê rợn ở Việt Nam trước mắt hàng trăm triệu người Mỹ, từ đó, làm dấy lên phong trào phản chiến ở khắp nơi. Nói cách khác, Mỹ không thua Bắc Việt: Họ chỉ thua chính họ, nghĩa là họ không thể tiếp tục kéo dài chiến tranh trước sự thiếu kiên nhẫn của quần chúng, trước quyền tự do ngôn luận và phát biểu của quần chúng, trước nhu cầu phát triển kinh tế trong nước.

Hai, một số người khác lại lý luận: Mặc dù Mỹ thua trận năm 1975, nhưng nhìn toàn cục, họ lại là người chiến thắng. Một người Mỹ gốc Việt, Viet D. Dinh, giáo sư Luật tại Đại học Georgetown University, trên tạp chí Policy Review số tháng 12/2000 và 1/2001, quan niệm như vậy, trong một bài viết có nhan đề “How We Won in Vietnam” (tr. 51-61): “Chúng ta thắng như thế nào tại Việt Nam.” Ông lý luận: Mỹ và lực lượng đồng minh có thể thua trận tại Việt Nam nhưng họ lại thắng trên một mặt trận khác lớn hơn và cũng quan trọng hơn: Cuộc chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới (tr. 53). Hơn nữa, cùng với phong trào đổi mới tại Việt Nam cũng như việc Việt Nam tha thiết muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, Mỹ cũng đã thắng trên mặt trận lý tưởng và thiết chế: Cuối cùng thì Việt Nam cũng đã theo Mỹ ít nhất một nửa: tự do hóa thị trường (Còn nửa kia, dân chủ hóa thì chưa!) (tr. 61).

Một số người khác lại cho, sau khi rút quân khỏi Việt Nam, nhìn lại, người Mỹ thấy Việt Nam đang lủi thủi chạy theo sau mình trên con đường tư bản hóa. Họ khẳng định:  “Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tại Việt Nam bằng cách rút quân ra khỏi nơi đó.”


Ba, một số người khẳng định dứt khoát: Mỹ không hề thua Bắc Việt. Chiến thắng của miền Bắc vào tháng Tư 1975 là chiến thắng đối với miền Nam chứ không phải đối với Mỹ. Lý do đơn giản: Lúc ấy, hầu hết lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Trước, ở đỉnh cao của cuộc chiến, Mỹ có khoảng nửa triệu lính ở Việt Nam. Sau Tết Mậu Thân, thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, lính Mỹ dần dần rút khỏi Việt Nam: Tháng 8/1969, rút 25.000 lính; cuối năm, rút thêm 45.000 người nữa. Đến giữa năm 1972, lính Mỹ ở Việt Nam chỉ còn 27.000. Tháng 3/1973, 2.500 người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam.
 
Từ đó, ở Việt Nam, Mỹ chỉ còn khoảng 800 lính trong lực lượng giám sát đình chiến và khoảng gần 200 lính Thủy quân lục chiến bảo vệ Tòa Đại sứ ở Sài Gòn. Trong trận chiến cuối cùng vào đầu năm 1975, lúc Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, không có cuộc giao tranh nào giữa Việt Nam và Mỹ cả. Chính vì vậy, một số người Mỹ đặt câu hỏi: Tại sao có thể nói là chúng ta thua trận khi chúng ta đã thực sự chấm dứt cuộc chiến đấu cả hơn hai năm trước đó?

Có thể tóm tắt lập luận thứ ba ở trên như sau: Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chỉ bỏ cuộc chứ không thua cuộc.

Một số người phản bác lập luận ấy. Họ cho: bỏ cuộc tức là không hoàn thành được mục tiêu mình đặt ra lúc khai chiến; không hoàn thành mục tiêu ấy cũng có nghĩa là thua cuộc. Không có gì khác nhau cả.

Nhưng ở đây lại nảy ra một vấn đề: Mục tiêu Mỹ đặt ra lúc tham gia vào chiến tranh Việt Nam là gì?

Có hai mục tiêu chính:

Một, giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam trong cuộc đối đầu với chế độ Cộng sản ở miền Bắc.

Hai, ngăn chận làn sóng Cộng sản từ Trung Quốc đổ xuống Việt Nam, và từ đó, toàn bộ vùng Đông Nam Á.

Tập trung vào mục tiêu thứ nhất, nhiều người cho Mỹ thua trận ở Việt Nam. Đó là điều không thể chối cãi được: cuối cùng, vào ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ.

Tuy nhiên, xin lưu ý: trong hai mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai mới là quan trọng nhất. Khi lính Mỹ mới được điều sang Việt Nam, họ luôn luôn được nhắc nhở đến mục tiêu thứ hai: “Nếu chúng ta không đến đây để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, chúng ta có thể sẽ phải chiến đấu chống lại nó ở San Francisco sau này.” Mục tiêu đầu, nhằm xây dựng một chế độ dân chủ không Cộng sản ở miền Nam, chỉ thỉnh thoảng mới được nhắc đến.

Có thể nói mục tiêu thứ nhất được đặt ra để cụ thể hóa mục tiêu thứ hai. Nói cách khác, chính vì muốn ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Mỹ mới nhảy vào giúp chính quyền miền Nam. Mục tiêu thứ nhất, như vậy, chỉ là hệ luận của mục tiêu thứ hai. Nó chỉ là mục tiêu phụ.

Liên quan đến mục tiêu thứ hai, nên nhớ đến thuyết Domino vốn xuất hiện từ năm 1951, thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, và được xem là nền tảng lý thuyết cho các chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ đầu thập niên 1960 trở đi. Dựa trên thuyết Domino, chính phủ Mỹ tin là: Nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, Miến Điện và Thái Lan sẽ bị Cộng sản chiếm gần như ngay tức khắc.
 
Sau đó, sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, để cho Indonesia, Ấn Độ và các nước khác tiếp tục nằm ngoài quỹ đạo thống trị của Cộng sản Xô Viết.” Nghĩ như thế, chính phủ Mỹ đã xem Miền Nam như một tiền đồn để ngăn chận hiểm họa cộng sản.

Nếu chỉ nhìn vào mục tiêu thứ hai này - mục tiêu ngăn chận làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á - không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại. Ngược lại. Năm 1972, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon, Mỹ đã thành công ở ba điểm: Một, bước đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước để, tuy chưa hẳn là bạn, họ cũng không còn thù nghịch với nhau như trước nữa; hai, khoét sâu mối mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô để hai nước đứng đầu khối Cộng sản này không còn thống nhất với nhau; và ba, làm giảm bớt sự ủng hộ và trợ giúp của Trung Quốc đối với Bắc Việt.

Với ba sự thành công ấy, Mỹ an tâm được ba điều: Một, khi Trung Quốc và Liên Xô đã bị phân hóa, khối Cộng sản không còn mạnh và do đó, cũng không còn quá nguy hiểm như trước. Hai, khi khối Cộng sản không còn mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc đang rất cần duy trì quan hệ hòa bình với Mỹ để phát triển kinh tế và tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, Trung Quốc sẽ không còn tích cực “xuất cảng cách mạng” ở các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Và ba, như là hệ quả của hai điều trên, Mỹ tin chắc: ngay cả khi miền Bắc chiếm được miền Nam và ngay cả khi cả Campuchia và Lào đều rơi vào tay Cộng sản thì chủ nghĩa Cộng sản cũng không thể phát triển sang các nước khác như điều họ từng lo sợ trước đó.

Với ba sự an tâm trên, Mỹ quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam. Với họ, mục tiêu thứ hai, tức mục tiêu quan trọng nhất, đã hoàn tất thì mục tiêu thứ nhất trở thành vô nghĩa. Miền Nam chỉ còn là một nước cờ chứ không phải là một ván cờ. Họ thua một nước cờ nhưng lại thắng cả một ván cờ.

Thắng ở ba điểm:

Một, sau năm 1975, chủ nghĩa Cộng sản không hề phát triển ra khỏi biên giới Lào và Campuchia. Các nước láng giềng của Đông Dương vẫn hoàn toàn bình an trước hiểm họa Cộng sản.

Hai, sau khi chiếm miền Nam, chủ nghĩa Cộng sản ở Á châu không những không mạnh hơn, mà ngược lại, còn yếu hơn hẳn. Yếu ở rất nhiều phương diện. Về kinh tế, họ hoàn toàn kiệt quệ. Về quân sự, họ liên tục đánh nhau. Về đối nội, họ hoàn toàn đánh mất niềm tin của dân chúng, từ đó, dẫn đến phong trào vượt biên và vượt biển rầm rộ làm chấn động cả thế giới. Về đối ngoại, họ hoàn toàn bị cô lập trước thế giới với những hình ảnh rất xấu: Ở Khmer Đỏ là hình ảnh của sự diệt chủng; ở Việt Nam là hình ảnh của sự độc tài và tàn bạo; ở Trung Quốc, sự chuyên chế và lạc hậu.
 
Cuối cùng, về ý thức hệ, ở khắp nơi, từ trí thức đến dân chúng, người ta bắt đầu hoang mang hoài nghi những giá trị và những tín lý của chủ nghĩa xã hội: Tầng lớp trí thức khuynh tả Tây phương, trước, một mực khăng khăng bênh vực chủ nghĩa xã hội; sau, bắt đầu lên tiếng phê phán sự độc tài và tàn bạo của nó. Một số trí thức hàng đầu, như Jean-Paul Sartre, trở thành những người nhiệt tình giúp đỡ những người Việt Nam vượt biên.

Ba, vào năm 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, của bức tường Berlin và của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mỹ toàn thắng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Ván cờ kéo dài nửa thế kỷ giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã kết thúc.

Nhìn vào ba sự thành công ấy, khó có thể nói Mỹ đã thua trận ở Việt Nam. Lại càng không thể nói là miền Bắc Việt Nam đã thắng Mỹ.

Cũng cần lưu ý đến những sự thay đổi trong bản chất của chiến tranh. Từ giữa thế kỷ 20 trở về trước, hầu hết các chiến lược gia, khi nghĩ về chiến tranh, đều cho cái đích cuối cùng là phải chiến thắng một cách tuyệt đối. Tiêu biểu nhất cho kiểu chiến thắng tuyệt đối ấy là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai.
 
Ở cả hai lần, những kẻ thù của phe Đồng minh đều tuyên bố đầu hàng. Ranh giới giữa thắng và bại rất rõ. Rõ nhất là ở Nhật Bản. Sức tàn phá kinh hồn của hai trái bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã chứng tỏ sức mạnh vô địch không thể chối cãi được của người chiến thắng.

Tuy nhiên, sau hai quả bom ấy, bản chất chiến tranh và cùng với nó, ý nghĩa của chiến thắng, hoàn toàn thay đổi. Trong chiến tranh lạnh, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều có bom nguyên tử. Lúc nào cũng muốn tiêu diệt nhau nhưng cả hai đều biết rất rõ cái điều Albert Einstein từng cảnh cáo: “Tôi không biết trong chiến tranh thế giới lần thứ ba người ta đánh bằng gì, nhưng trong chiến tranh thế giới lần thư tư, người ta sẽ chỉ có thể đánh nhau bằng gậy và đá.” Thành ra, người ta vừa chạy đua chế tạo thật nhiều, thật nhiều vũ khi nguyên tử vừa biết trước là chúng sẽ không được sử dụng.
 
Không nên được sử dụng. Không thể được sử dụng. Để tránh điều đó, chiến tranh toàn diện (total war) biến thành chiến tranh giới hạn (limited war); chiến tranh thế giới biến thành chiến tranh khu vực, ở một số điểm nóng nào đó. Ý nghĩa của cái gọi là chiến thắng, do đó, cũng đổi khác: bên cạnh cái thắng/bại về quân sự có cái thắng/bại về chính trị và bên cạnh cái thắng/bại có tính chiến thuật có cái thắng/bại có tính chiến lược.

Với những thay đổi ấy, chuyện thắng hay bại lại càng trở thành phức tạp hơn.

Phần kết luận, có hai điểm tôi xin nói cho rõ:

Thứ nhất, tôi chỉ muốn tìm hiểu một sự thật lịch sử chứ không hề muốn bênh vực cho Mỹ.

Thứ hai, dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.

Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ý kiến

     

bởi: Quốc Thái từ: VN

02.04.2013 21:57

Trả lời

Tôi đòng quan điểm trên của tác giả, ta phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan,hợp lý, không thiên vị thì mới tìm thấy ánh sáng đúng của nó!CS VN ra rả là Mỹ thua, nhưng họ chính là kẻ thua trên đất nước VN, dù họ là kẻ thắng chế độ VNCH, hơn 30 năm sau ngày chiến thắng đó VN được gì ? dân chúng VN được gì? một chế độ thối nát, bị nước lớn dắt mũi, đè nén nhưng không dám hó hé(TQ) chửi Mỹ ra rả nhưng lại thèm khát được chính sách và quốc hội Mỹ xem xét giúp đỡ này kia!!! rồi còn chơi trò láu cá của kẻ tiểu nhân, kiểu chơi nước đôi! thật là lố bịch! còn Mỹ thua CS VN ư? chưa hẳn là như vậy , hiệp định Paris 1973 mà Mỹ đã ký để chính trị nước Mỹ dịu xuống, họ khôn khéo rút chân ra khỏi vũng lầy mà dân chúng Mỹ ít hiểu được lý do, họ đang bị(lúc đó) kéo căng tư tưởng về chính nghĩa và phi nghĩa, vì thế họ lên án này kia, và ví là một nước tự do nên chính phủ Mỹ phải làm một động tác ngừng tham chiến, để 1 là xoa dịu dư luận và 2 là thoát nợ , có thể tôi chưa nói đúng lắm vấn đề , nhưng tôi sau mấy mươi năm suy nghĩ tôi thấy rất có lý! Ngừoi Mỹ thua ai 1 thì kẻ đó sẽ thua Mỹ tới 10 lần, một bộ máy quân sự năng động, biết hay biết dở, thì thua ít mà thắng nhiều! đó là điều những kẻ chiến thắng như CS VN phải học hỏi nhiều hơn nữa! năm 1975 là chế độ VNCH thua, chứ người Mỹ có gì mà thua!nghỉ cuộc chơi sớm để lo nhiều cái to tát hơn thì chưa phải là thua, trên thế giới này chẳng có nước nào , chính phủ nào như chính phủ Mỹ cả, một tay bảo bọc cho hơn nửa thế giới này!!!



bởi: Sự thật mất lòng đảng từ: Hải Phòng

02.04.2013 21:52

Trả lời

Cũng nhờ miền bắc chiến thắng mà ngày nay 90 triệu người VN đặc biệt là dân miền Bắc biết được một sự thật là: Khi lảnh đạo đảng cs lên án, hoạc ngợi khen một điều gì thì người dân phải hiểu Ngược Lại. ví dụ: lảnh đạo đảng khen thanh niên địa phương nào đó Trúng tuyển nghịa vụ quân sự thì ta hiểu la thanh niên bị cưởng chế phải đi nghĩa vụ quân sư, đảng lên án ai đó đi xâm lược thì đảng ta đã Xâm lược Căm bôt, Lào.Đảng nói dân miền Nam sống dưới chế độ kềm kẹp thì sự thật dân miền Bắc mới sống dưới chệ độ Kềm Kẹp [ dân miền Nam muốn ở đâu thì ở đâu có phai đến công an xin phép tạm trú , tạm vắng như dân miền Bắc......] đảng nói chế độ tư bản bóc lột đén tận xương tủy thì ta hiểu Ngược lại.......



bởi: Ba từ: Viet

02.04.2013 21:40

Trả lời

Tôi thấy mấu chốt của vấn đề chủ yếu tập trung ở hai câu này ".....Miền Nam chỉ còn là một nước cờ chứ không phải là một ván cờ. Họ thua một nước cờ nhưng lại thắng cả một ván cờ..". Và xin nói thêm: trên cơ sở, căn cứ thực tế những gì diễn ra giai đoan hậu chiến tại Viêt Nam (thời gian từ sau 75 đến nay), có thể đi đến phát biểu ( tương tự ý kiến của Ts NHQ ví von NUOC CỜ & VÁN CỜ): Viêt Nam với tuy thắng Mỹ ở tầm VI MÔ (micro), ngắn hạn nhưng hoàn toàn thua Mỹ ở tầm VĨ MÔ (macro), dài hạn



bởi: Bình sọ não từ: Trái tim hồng

02.04.2013 21:27

Trả lời

Việt nam có thắng Mỹ không ?
Giờ này mà TS Quốc còn mê ngủ đặt ra câu hỏi thậm ngớ ngẩn.
Ở "tác phẩm" trước :Thắng và bại, ông Quốc đưa ra bối cảnh TOÀN CỤC. Ở cái "TIỂU CỤC" này, Mỹ đại bại cho nó nét !
Cũng như cuộc chiến Nga xô xâm lược Ápganistan, thủ đô thất thủ, tổng thống bù nhòm bị treo cổ lủng lẳng tại Cabun. Một chế độ mới lên thay thế.
Ai dám bảo Nga xô không đại bại tại Ápga ?
Cuộc chiến này Mỹ thua Việt Nam tuyệt đối, sau đó Mỹ thắng ở đâu không cần biết. Ông đừng bao biện, lật lại vấn đề rồi thòng lại một câu:
...Thứ nhất, tôi chỉ muốn tìm hiểu một sự thật lịch sử chứ không hề muốn bênh vực cho Mỹ.
Đá bóng bị sút thủng lưới, thua đậm thì cứ công nhận thua, trở thành nhà vô địch trong trận Chung kết rồi tuyên bố đánh bại đối thủ cụ thể ở vòng loại thì chỉ có ông Quốc mới có ý tưởng ngược ngạo như vầy. Ngay chính nước Mỹ còn chưa dám vỗ ngực tự sướng, ông Quốc lấy lòng Mỹ sao ?
Chính vì thua đậm, thua đau trong chiến tranh Việt Nam nên những cuộc chiến tranh chinh phạt sau này, Mỹ không còn là ngoáo ộp.
Họ bị trả giá cao hơn, đối thủ dám đánh lại dai dẳng cũng là vì cảm hứng từ cuộc chiến VN trước đó.
I rắc, Ápga là ví dụ, trước đó là Xomali, Mỹ đã phải chuồn êm cho đỡ bẽ mặt.
Cứ theo lập luận hoặc suy luận của ngài TS Quốc thì ta phải hiểu thế này:
Mỹ đã thắng khối Nga xô. Trong bối cảnh TOÀN CỤC, Mỹ vẫn chưa thắng . TQ chính là sản phẩm phụ của Mỹ trong quá trình tiến hành chiến tranh Lạnh. Chú Sam còn gian nan vất vả nhiều để tiến hành triệt tiêu nốt chú Ba này.
Chỉ khi nào Mỹ đánh bại được Trung quốc thì chúng ta mới cho rằng Mỹ đã thắng hầu như tuyệt đối trên bàn cờ TOÀN CỤC.



bởi: Giáo Viên từ: Saigon

02.04.2013 21:26

Trả lời

Tìm hiểu một Sự Thật của lịch sử sau khi đảng Cướp csVN chiếm được miền Nam 1975 Sự Thật sau đây được Phơi bày:hồ chí minh thất học, trình độ Bồi Bếp nên đã không nhìn xa thấy rộng, làm Tay Sai Nga, Tàu. Dười thời đệ nhất cọng hòa Tổng Thống Ngô đình Diệm không có một quân nhân đồng minh, không có một căn cứ quân sự của quốc gia đồng minh nào có mặt trên lảnh thổ miền Nam thế mà hồ chí minh Dại Dột vâng lệnh Nga, Tàu .hồ chí minh đã Vu khống Lừa Bịp nhân dân miền Bắc là Mỹ Xâm lược miên Nam VN rồi Cưởng Chế hàng Vàn thanh niên miền Bắc ôm bom , đạn Nga, Tàu vào Nam Khủng bố, Bắn giết đồng bào Ruột thịt làm cho trên 5 triệu người VN bỏ mạng, máu chảy thành sông, xương chất thành núi....mời hôm qua báo đảng đưa tin mổi ngày trung bình có 4 người dân Việt Nam chết, 6 người bị tàn phế do bom, đạn, mìn của Nga, Tàu , Mỹ còn sót lại và phải 300 năm nửa mời hi vọng thoat khỏi cảnh tang tóc nầy.......Sao hồ chí minh không Thông minh, Khôn khéo như lảnh tụ Kim nhật Thành của Hàn Quốc ........Dân tộc VN còn mang nổi Bất hạnh nầy đến bao giờ?Người dân VN ngày hôm nay khi ra nước ngoài Phải Gục Mặt, Cúi đầu khi cầm trên tay tấm hộ chiếu VN thủ phạm chính là do lảnh tụ Thất Học.



bởi: Trung

02.04.2013 21:16

Trả lời

Trong lịch sử nước Mỷ, chỉ có người Việt, campuchia, Lào được chính phủ Mỷ đưa vào MỶ và quốc hội đồng tình qua đạo luật "Indochina refugee act" trong suốt nhiều năm liền sau chiến tranh; Không nhửng thế chính phủ Mỷ còn khuyến khích "áp lực" các nước khác nhận người tị nạn Đông Dương đa phần là người Việt ở miền nam và bắc việt "ăn theo" rồi H.O, ODP về sau nửa điều đó củng cho thấy sự suy nghỉ và lòng nhân đạo của ng Mỷ về hậu quả của cuộc chiến . Chỉ có người Việt nào trải quan mới cảm nhận được ; Hai mươi năm qua từ ngày sô viết quy tiên ng Mỷ củng ngầm hổ trợ k tế vncs tạo điều kiện cho xuất khẩu sản phẩm sang MỶ hầu phát triển ktế, cho du sinh, du côn dể dàng sang Mỷ du học , du lịch với ngụ ý giúp cho vn may ra thoát khỏi gọng kiềm Trung Cộng . Nhưng 20 năm một thế hệ hoang phí lại trôi qua chẳng làm nên tích sự gì, lại nuôi lòng hận thù da cam, da gà, lể hội chống Mỷ chống ngụy với trống phèn la hoành tráng . Yêu đô la hận thù Mỷ , lúc này là trể cho kẻ muốn sám hối .



bởi: Long từ: Sài Gòn

02.04.2013 20:43

Trả lời

Người CSVN trả giá đắt cho một cuộc chiến lâu dài. Khi chiến thắng trở về với hai bàn tay trắng, cùng với tuổi tác cao đã tìm cách chiếm đoạt tài sản, và nhà cửa qua cái gọi là cải tạo tư sản, mại bản. Ho đuổi các gia đình giàu có về vùng kinh tế mới để lấy nhà. Các nhà cửa này giúp họ trở thành triệu phú dollar sau này.

Trong cái rủi, cũng có cái may mắn. Chúng ta có một cộng đồng lớn mạnh ở khắp năm châu.

Là một tấm gương sáng để người Việt "nội địa" học hỏi. Tại sao cùng một nòi giống, người Việt ở hải ngoại lại thành công hơn người Việt Nam.

Đừng đổ thừa chiến tranh làm chậm tiến. Nhật Bản bị hai trái bom nguyên tử ở đệ nhị thế chiến, mà chỉ khoảng 30 năm sau đã trở thành cường quốc kinh tế.

Người Việt hải ngoại cần 15 năm để xây dựng cuộc sống ổn định.

Còn VN trong 38 năm qua vẫn chưa tiến bộ là bao.



bởi: Hoàng

02.04.2013 20:40

Trả lời

Tôi thấy gs N.H.Q không nhửng giỏi về văn chương, lý luận chính trị mà còn lại có một tài ngầm "hidden talent" là tạo công ăn việc làm cho các dư luận viên trong thời kỳ kinh tế suy trầm, giống như bài này có sức thu hút mạnh; các dư luận viên thế nào củng nhao nhao đưa lên cả trăm ý kiến để đạt tiêu chỉ đặt ra giống như công an phải phạt hàng tuần con số nhất định phiếu phạt để đem tiền vào ngân quỷ nhà nước .



bởi: Khao khat Chan Thien My từ: Trai Dat

02.04.2013 20:18

Trả lời

Theo phan tich cua anh Quoc thi nguoi Viet chung ta that dang gian! Chung ta da mat qua nhieu thoi gian, tien cua, nhan luc de tuong tan lan nhau. Chung ta, vi qua tham danh vong ca nhan, da chay theo ngoai bang, "cong ran can ga nha," de ho loi dung, de chung ta tro thanh nhung ke doc ac, bat nhan, bat nghia... Buon lam thay!



bởi: Song Đao từ: Paris

02.04.2013 19:51

Trả lời

Sau 20 năm chiến tranh, Mỹ nhận thấy họ không có lợi lộc gì kéo dài cuộc chiến ở VN nên họ quyết định rút ra khỏi cuộc chiến. Sau khi tính toán, họ thấy thà bỏ hết những chi phí quân sự như hỏa tiễn "Toma Hawk", súng ống, đạn dược, xe tăng, đại bác...họ còn lời hơn là tiếp tục vùi đầu vào cuộc chiến không thấy ngày chấm dứt. Vì không thấy ngày chấm dứt nên họ bỏ cuộc chứ không thua ván cờ. ĐCSVN thấy họ bỏ cuộc bèn reo hò đắc chí đuổi theo rỉa chân họ như những đám cá lòng tong. Đắc chí vì dù sao rỉa được những mảnh vụn da chân thừa thải của Mỹ còn hơn không nên họ vênh váo là thắng Mỹ. Nhưng khi Mỹ đi rồi thì hỡi ôi! CSVN bơ vơ như bé mồ côi không nơi nương tựa vì Liên Xô và Đông Âu tan rã và CSVN chỉ còn có nước là phải bám Tàu để sống xót. Chẳng những Đông Âu tan rã mà còn quay ngược lại chống Nga và theo Mỹ. Trong khi Mỹ rút chân được ra khỏi VN thì họ phẻ re như bò kéo xe. Đấy, cái thảm hại của CSBV trong việc đánh thắng Mỹ là thế!



bởi: Người có đuôi

02.04.2013 19:14

Trả lời

Cộng Nô chỉ la toang cái mồm "thắng đế quốc sừng sỏ thế giới" cho vui làng vui xóm. Nầy nhé:
1. Súng đạn sử dụng trong chiến tranh VN là loài phế thải, không nơi tiêu hủy, mang qua VN tha hồ liệng.
2. VNCH chiến đấu chống cộng, nhưng người Mỹ đâu có cho chống mạnh. Vừa đủ để nhử mồi 2 tên Cộng Sản Liên Xô, Tàu Phù.
3. Lòng nhân đạo của Mỹ, VNCH quá cao, nếu như muốn đánh Bắc Việt, chỉ trong 1giờ, Hà Nội sống trong biển nước! Đê sông Hồng chỉ cần liệng vài trái bom, cha con HCM lội bì bỏm.
4. Người Mỹ đã hưởng lợi gần nửa thế kỷ với nhân công rẻ mạt Tàu phù
5. Liên Xô tan tành xí quách, trong khi Tàu Phù, Cộng Nô VN quỳ bò theo tư bản chủ nghĩa!



From: Dzung T <Subject: [ :ĐÃ CÓ 46’624 NGƯỜI KÝ TÊN THAM GIA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

 

 

 

 




Sent: Tuesday, 2 April 2013 8:14 PM
Subject: [VN-TD] :ĐÃ CÓ 46’624 NGƯỜI KÝ TÊN THAM GIA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

 

 

 

 

31.03.2013:

ĐÃ CÓ 46’624 NGƯỜI KÝ TÊN THAM GIA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

 

  THAM GIA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

===============================================================

TÍCH CỰC KÝ TÊN:

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ CÓ TỰ DO DÂN CHỦ

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ CÓ CÔNG LÝ & HÒA BÌNH XÃ HỘI

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ CÓ TƯ HỮU & TỰ DO KINH DOANH

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ KHÔNG BỊ CƯỠNG CHIẾM NHÀ ĐẤT

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ CÔNG NHÂN CÓ NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DO DÂN & CHO DÂN

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ CHÍNH DÂN DIỆT THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ TOÀN DÂN BẢO TOÀN LÃNH THỔ & LÃNH HẢI

BỎ ĐIỀU 4 ĐỂ DÂN CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TỪ TRUNG QUỐC

 

CẬP NHẬT 31.03.2013:

 

NHÓM KHỞI XƯỚNG BỞI 72 NHÀ TRÍ THỨC

Nhóm 72 Trí thức đứng lên kêu gọi từ ngày 19.01.2013 và tính cho đến ngày 31.03.2013, lúc 17 giờ 30 (Giờ Thụy sĩ), đã có 11’688 người ký tên. Xin quý vị tiếp tục ký tên gửi về Địa chỉ Điện thư sau đây:


Xin vào Diễn Đàn BOXITVN dưới đây để thấy Danh sách Ký tên :


 

NHÓM “LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO“

Nhóm đứng lên kêu gọi từ ngày 28.02.2013 và tính cho đến ngày 31.03.2013, lúc 17 giờ 30 (Giờ Thụy sĩ), đã có 8’600 người ký tên. Xin quý vị tiếp tục ký tên gửi về Địa chỉ Điện thư sau đây:


Xin vào Diễn Đàn DÂN LÀM BÁO dưới đây để thấy Danh sách Ký tên http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/loi-tuyen-bo-cua-cac-cong-dan-tu-do.html#more

 

NHÓM ỦNG HỘ LÁ THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN

Các Giám mục gốc VN vào Truyền Thông Công Giáo ở Hải ngoại kêu gọi từ ngày 03.03.2013 và tính cho đến ngày 31.03.2013, lúc 17 giờ 30 (Giờ Thụy sĩ),  đã có 26’336người ký tên. Xin quý vị tiếp tục ký tên bằng Bấm vào hàng chữ dưới đây để ký trực tiếp:

Quý vị và anh chị em có thể ký tên ủng hộ tại đây

Xin vào Diễn Đàn VIETCATHOLIC dưới đây để thấy Danh sách Ký tên :


 

Tổng cộng của 3 Danh sách : 46’624 NGƯỜI ĐÃ KÝ TÊN

===============================================================

Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI

 

Bài 06:

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

VÀ TƯƠNG LAI ĐẤU TRANH

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.03.13


 

Trong tuần này, Tác giả PHẠM NHẬT BÌNH viết một bài dài phân tích tỉ mỉ cao trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP tại Quốc nội với đầu đề: NẾU CSVN CỨ GIỮ HIẾN PHÁP NHƯ CŨ THÌ LÀM GÌ ?

         Chúng tôi viết về cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đã từ ngày 07.02.2013 với đầu đề GÓP Ý HIẾN PHÁP: CSVN TUNG PHÁO HỎA MÙ, THÌ DÂN HÃY BẮN BẰNG ĐẠN THIỆT. Thực vậy, sau Hội Nghị Trung ương 6 CSVN, đảng đứng trước cảnh phá sản Kinh tế do chính những nhóm lợi ích mà đảng bất lực không thể cải cách tận căn nguyên. Dân chúng không còn tin tưởng vào đảng nữa. Tuyên bố sửa đổi Hiến Pháp chỉ là tung pháo hỏa mù để đánh lạc hướng việc bất lực cải cách mô hình Kinh tế tận căn nguyên mà những nhà đầu tư quốc tế và Ngân Hàng Thế giới họp tại Hà Nội nhất thiết đòi hỏi. Kêu gọi dân chúng góp ý chỉ là mỵ dân  trong lúc dân không còn tin tưởng vào đảng. PHAN TRUNG LÝ, Chủ nhiệm Uûy Ban Pháp Luật của Quốc Hội, đã hồ hởi tưng bừng tuyên bố: "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả."

Dân đang lo lắng về tình trạng phá sản Kinh tế và biết thỏm rằng lời kêu gọi trên chỉ là mỵ dân với pháo hỏa mù sửa đổi Hiến Pháp, nên dân sẵn có gậy mà đảng giơ ra, đã cầm chính gậy đó mà đập đảng. “Gậy ông đập lưng ông “ là như vậy ! Lời mỵ dân đã thoát ra khỏi miệng Phan Trung Lý, thì có 4 ngựa của đảng cũng không ghìm lại được nữa. NGUYỄN PHÚ TRỌNG và NGUYỄN SINH HÙNG, trước Phong trào Dân chúng ào ào đứng lên đập vào chính TỬ HUYỆT của đảng là ĐIỀU 4, đã tuyên bố lung tung, vô trật tự nhằm đe dọa cao trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP.

Nhận thấy cao trào Dân dùng gậy ông đập lưng ông như vậy, chúng tôi đã chuyển sang chủ đề PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI kể từ ngày 14.02.2013 để khai triển một loạt bài về CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP:

*        Bài 01, ngày 21.02.2013: QUẦN CHÚNG HÓA NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ HIẾN PHÁP.

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng CSVN đã mặt dầy mày dạn luôn luôn bỏ những Kiến Nghị xây dựng của giới Trí thức vào sọt rác. Vì vậy cuộc Cách Mạng bất bạo động, chỉ bằng Văn Bản của giới Trí thức sẽ bị bỏ vào sọt rác. Người đi cầy, nói hoài mà con trâu cứ ngoảnh cổ làm ngơ không đi, thì phải dùng roi mà quất. Ý thức như vậy, nên tôi viết bài này nhằm  kêu gọi giới Trí thức hãy quần chúng hóa cuộc CÁCH MẠNG, nhất là đến Nông dân và Công nhân để hai giới này sẵn sàng dúng liềm và búa mà cắt cổ và bửa vào đầu những tên chai lì điên cuồng khiinh khi Dân. Đó là sửa soạn một Lực lượng quần chúng có sức mạnh BẠO ĐỘNG KHẢ THỂ khi cần tới.

*        Bài 02 ngày 28.02.2013: ĐÃ BẮT ĐẦU CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

Lời kêu gọi ký tên của 72 Trí thức đã được nhanh chóng quần chúng hóa. Số người ký tên tham gia CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP tăng lên rất mau, trong số đó phần lớn là những bà nội trợ, những nông dân và công nhân từ Hà Nội dọc vào Thanh, Nghệ, Tĩnh. Trong số những người ký tên này, có cả một số Giám mục như Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT, Giám mục NGUYỄN CHÍ LINH, Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP… Đây là những Vị có hậu thuẫn quần chúng Giáo dân Công giáo. Vì vậy mà tôi thấy ĐÃ BẮT ĐẦU CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP.        

*        Bài 03 ngày 07.03.2013: CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP NHẤT THIẾT ĐÒI BỎ ĐIỀU 4

Ngày 01.03.2013, LÁ THƯ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khẳng định nhập cuộc minh nhiên và dứt khoát của toàn thể các Giám mục Việt Nam cho CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Lá thư này phân tích rất tỉ mỉ nội dung của Hiến Pháp, dù nó có đẹp đẽ đến đâu mà còn giữ lại ĐIỀU 4 thì Hiến Pháp đó tự nó nghịch lý trên nguyên tắc và ĐIỀU 4 sẽ biến Hiến Pháp thành một bản văn trên thực tế bắt Dân phải XIN thì đảng mới CHO hay không cho tùy tiện. Hiểu tinh thần ấy của LÁ THƯ, nên tôi viết một bài tóm gọn những ý cốt lõi của lá thư với đầu đề: ĐIỀU 4: NGHỊCH LÝ NGUYÊN TẮC & LOẠN QUYỀN THỰC TẾ, trong đó tôi chứng minh 3 điều: (i) Nghịch lý Nguyên tắc bởi vì Điều 4 tự nó chửi cha những Điều khác dành cho dân được viết cho đẹp trong văn bản; (ii) Loạn quyền Thực te ávì điều 4 khi đưa Hiến Pháp ra áp dụng thì đảng tùy tiện dùng quyền độc tài từ Trung ương đến Địa phương; (iii) Thủ phạm của Nghịc lý Nguyên tắc và Loạn quyền Thực tế chính là ĐIỀU 4 vậy. Do đó mà tôi kết luận CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP NHẤT THIẾT PHẢI ĐÒI BỎ ĐIỀU 4.

*        Bài 04 ngày 14.03.2013: ĐIỀU 4: CĂN NGUYÊN THA HÓA CON NGƯỜI, XÃ HỘI VÀ LÀ LÝ DO PHÁ SẢN KINH TẾ QUỐC GIA

Chúng tôi khai triển những Hệ quả nếu giữ lại ĐIỀU 4 đối với Cá nhân, đối với Xã hội và cho nền Kinh tế Quốc gia. Nhữnng Hệ quả này được thấy rõ trong những chục năm trường dưới quyền đảng CSVN với Điều 4. Cá nhân mất quyền tự do, mất quyền ăn nói, không dược giáo dục triển nở để đến nỗi thoái hóa thành đàn khỉ câm miệng cúi đầu làm theo chỉ thị của đảng. Xã hội không còn quyền lập Hội để bảo vệ, bênh đỡ những khả năng sống chung. Điều thoái hóa to lớn là không có Dân chủ, nghĩa là Dân không có quyền quyết định lựa chọn những người trách nhiệm điều hành Xã hội. Khi còn Điều 4 thì Nhà nước nắm chủ đạo Kinh tế để quyền lực độc tài chính trị nắm trọn Kinh tế để từ đó THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn làm phá sản Kinh tế quốc gia.

*        Bài 05 ngày 21.03.2013: ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP.       

Với việc nhập cuộc của Phong trào “LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÔNG DÂN TỰ DO “ bắt đầu từ ngày 28.02.2013, số người Ký tên trong 3 Nhóm mỗi ngày mỗi đông. Con số tổng cộng tính đến ngày 20.03.2013 là 33’149 người ký tên. Chúng tôi thấy cần phải đi đến một sự nhất thống bắt đầu bằng truyền thông sự ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂM. Khi nghĩ đến liên kết điều hợp hành động, nhất là việc đi đến một Phong trào có Tổ chức, cần phải thống nhất QUAN ĐIỂM đấu tranh trước đã.Viết bài này, chúng tôi nhằm đi tới một Lực Lượng đấu tranh có TỔ CHỨC.

 

Trở lại bài viết của Tác giả PHẠM NHẬT BÌNH mà chúng tôi nói khi mở đầu bài viết hôm nay. Tác giả nghĩ tới một tương lai đấu tranh với câu hỏi làm đề tài: NẾU CSVN CỨ GIỮ HIẾN PHÁP NHƯ CŨ THÌ PHẢI LÀM GÌ ?

Ngay từ đầu và nhất là trong Bài 05 ngày 21.03.2013 tuần vừa rồi, chúng tôi cũng có những ưu tư như Tác giả PHẠM NHẬT BÌNH và tự trả lời rằng CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP phải tăng cường đấu tranh hơn nữa. Khi nghĩ rằng nếu để CSVN vẫn giữ ĐIỀU 4 trong Hiến Pháp để độc quyền cai trị, thì Dân tộc còn phải gánh chịu tình trạng nô lệ từng những chục năm tới nữa. Ý tưởng này buộc cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đòi bỏ ĐIỀU 4 phải tiếp tục để dân chúng thoát khỏi cảnh nô lệ, bóc lột.

Khi nghĩ đến việc tiếp tục cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, chúng tôi nghĩ đến những điểm sau đây về: (i) Cuộc đấu tranh không thể lùi; (ii) Con đường đấu tranh theo từng chặng; (iii) Chiến thuật đấu tranh ở Hải ngoại hỗ trợ Cách Mạng

 

(i)    Cuộc đấu tranh không thể lùi

Ngày 03.03.2013, ngay sau khi nhận được LÁ THƯ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dứt khoát nhập cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, chúng tôi đã viết một bài với đề tài HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM NGỒI TRÊN LƯNG NGỰA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, mà ngồi trên lưng ngựa thì phải tiến tới chứ không lùi được nữa. Cũng vậy, khi những Giám mục như Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT, Giám mục NGUYỄN CHÍ LINH, Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP đã ký nhập cuộc, thì các Ngài không thể lùi được, mà phải tiến tới. Những Giám mục gở Hải ngoại gốc Việt Nam đã long trọng kêu gọi ký tên, cũng không thể lùi được. Con số 33’149 người ký trong 3 danh sách cũng buộc phải tiếp tục tiến tới.

         Cuộc CÁCH MẠNG chỉ có con đường đi tới, chứ lùi không được vì những lý do sau đây:

*        Lùi không được bởi vì nếu lùi thì sẽ bị CSVN tìm mọi cách tách lẻ ra mà đàn áp.

*        Đồng thời con số 33’149 người đã ký tên sẵn sàng hy sinh đấu tranh không cho phép những vị khởi xướng lùi bước.

*        Việc lùi bước của những Nhóm khởi xướng còn làm mất niềm tin sau này khi phải tái khởi xướng một cuộc đấu tranh trong tương lai.

 

(ii)   Con đường đấu tranh theo từng chặng

Con số người ký tên nhập cuộc phải nghĩ đến một TỔ CHỨC cho những chặng đường đấu tranh tương lai:

1)      LỰC LƯỢNG HẬU THUẪN TÍCH CỰC

Những chữ ký sẽ còn tăng mạnh. Nếu chỉ là những Bản Văn đòi hỏi của Trí thức, thì CSVN dễ bỏ sọt rác. Chính vì vậy chặng lấy chữ ký hiện nay là tạo một Lực lượng Hậu thuẫn của Quần chúng. Đây là khối quần chúng có Sức mạnh sẵn sàng bạo động. Chính lực lượng Hậu thuẫn này làm cho CSVN phải nể sợ mà không dám bỏ những Văn Kiện đòi hỏi vào sọt rác. Khi Lá Thư của Hàng Giám Mục Việt Nam bị CSVN khinh khi mà bỏ sọt rác, thì khối Giáo dân các Xứ đạo có thể đứng lên để bênh đỡ Chủ chăn của mình.

2)      Từ Lực lượng Hậu thuẫn tiến lên LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP CÓ TỔ CHỨC

Con số người ký tên đã lên tới 33’149 người. Hệ thống các Xứ đạo đã có sẵn một Tổ chức. Nhóm 72 Trí thức và Nhóm Tuyên Bố Công Dân Tự do gồm những người biết cách tổ chức. Chúng tôi nghĩ đã đến lúc các Nhóm phải nghĩ đến việc liên hệ với nhau để cùng hoà nhịp những đợt đấu tranh đối kháng như một MỘT LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP mà mục đích tối hệ trọng và then chốt là BỎ ĐIỀU 4.

3)      Từ Lực Lượng Đối Lập tiến lên ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Từ một LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG ĐỐI LẬP, chúng ta dễ dàng tiến lên thành lập một ĐẢNG CHÍNH TRỊ. Chúng ta đòi hỏi đa nguyên đa đảng, mà phía ta chưa có một đảng Chính trị, mà chỉ có một lực lượng quần chúng hậu thuẫn ô hợp, thì đó là để lỗ hổng cho đảng CSVN thắng. Cũng vậy, nếu đòi cuộc Trưng cầu Dân ý mà chúng ta chưa có một ĐẢNG CHÍNH TRỊ, đó là việc đòi hỏi bị cụt giò. ĐẢNG CHÍNH TRỊ phải từ khối quần chúng hậu thuẫn mà sinh ra. Đảng đó phải tổ chức tại Quốc nội và do Quốc nội điều hành. Không thể lấy một đảng thành lập tại Hải ngoại ở những Xa-lông uống xâm banh, rồi rủ nhau đi ăn phở bỏ…, rồi về điều hành cuộc đấu tranh ở Quốc nội được. Quần chúng sẽ không bao giờ tin. Việc lập những Chính phủ lưu vong, lưu bị, lưu manh ở nước ngoài để về chụp lên đầu quần chúng quốc nội, thì đó chỉ là trò hề mà quần chúng quốc nội sẽ bực mình chửi cho thậm tệ.

 

(iii)  Chiến thuật đấu tranh ở Hải ngoại hỗ trợ Cách Mạng

Hiến Pháp không phải là của đảng CSVN mà là của toàn dân của một nước. Nguyễn Phú Trọng,  Trương Tấn Sang và tất cả những đảng viên CSVN, khi nói đến Hiến Pháp, cũng chỉ với tư cách là những người dân. Phía quần chúng góp ý cho Hiến Pháp, dù là Trí thức, Nông dân, Công nhân, Giám mục, Thượng Tọa… cũng đứng ở vị trí người dân đóng góp xây dựng Hiến Pháp.  Những người dân này tranh luận về ĐIỀU 4 cho một đảng Chính trị với tên rõ rệt, như đảng Cộng sản Việt Nam chẳng hạn, vào trong Hiến Pháp để giữ đặc quyền cai trị “tiền định“ hay không. Không một công dân nào có quyền dùng sức mạnh võ lực bắt ép công dân khác phải chấp nhận một Điều khoản trong Hiến Pháp theo ý riêng của nhóm đảng của mình.

         Ý định của đảng CSVN lúc này là muốn dùng võ lực đàn áp những công dân khác để giữ ĐIỀU 4 dành đặc quyền “tiền định” cho nhóm đảng của mình.

         Để phòng ngừa việc lạm quyền làm ẩu của đảng CSVN, chúng tôi thấy rằng tại nước ngoài, có những Luật sư chuyên môn về Hiến Pháp, nên lập một ỦY BAN nhằm tạo ảnh hưởng Quốc tế NGĂN CHẶN VIỆC ĐẢNG CSVN MUỐN DÙNG VÕ LỰC SỨC MẠNH ĐỂ BẮT ÉP NHỮNG CÔNG DÂN KHÁC PHẢI CHẤP NHẬN ĐIỀU 4 HIỆN HÀNH. Uûy Ban này cũng có thể mời những nhà Làm Luật nước ngoài làm cố vấn hay dự thính để tăng ảnh hưởng Quốc tế ngăn chặn việc lạm quyền của đảng CSVN. Chúng ta không cần nói nhiều về nhân quyền, tự do, dân chủ trong những phạm trù trừu tượng, mà chỉ nói thực tế là đảng CSVN muốn dùng võ lực đàn áp để cho vào Hiến Pháp ĐIỀU 4 nhằm giữ quyền lực cho riêng đảng. 

        

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.03.13


 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link