Tuesday, April 2, 2013

Vấn đề: NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA DANH CHÁNH và DANH DỰ


Kính chuyển ;
.Muôn biết Nguyễn Đạc Thành trí trá ra sao và hiện nay NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA CÒN HAY KHÔNG !?Kính mời Đồng Hương đọc bài phân tích Vấn đề: NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA DANH CHÁNH và DANH DỰ của Duyên Lãng Hà Tiến Nhất.

Vấn đề: NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

                     DANH CHÁNH DANH DỰ

 

 

                                                                      Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

          Tôi không nhớ rõ lắm, năm 1973 thì phải, tôi được đơn vị cắt cử vào ban tiếp tân buổi lễ Chiến Sĩ Trận Vong (?) tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nhiệm Vụ của tôi là đón các quan khách VIP từ xe hơi xuống, đưa khách lội hàng mấy chục bậc tam cấp lên Đền Tử Sĩ, chỗ hành lễ, giao khách cho một sĩ quan tiếp tân khác để mời khách vào đúng chỗ của mình. Tôi và một vị trung tá đón cụ Trần Văn Hương, Phó Tổng Thống. Lội những bậc tam cấp, thấy cụ mệt, tôi phải đỡ cụ chậm rãi leo từng bước. Có lẽ vì nhận thấy tôi vất vả, cụ thương tình ban cho mấy lời nhắn nhủ để khích lệ: “Em phải sống xứng đáng để đền đáp công ơn của các chiến sĩ đã hy sinh.” Tôi cảm động muốn rơi nước mắt, thoáng mơ thấy một ngày kia khi nằm xuống, mình cũng được yên nghỉ nơi đây, cảnh trí thật hùng vĩ bên cạnh những người đồng đội.

 

          Nhưng điều mơ ước đó nay xem ra chỉ còn còn là một ước mơ. Các anh hùng tử sĩ, đồng đội  của tôi vần còn yên nghỉ ở đó, nhưng tôi cách biệt phương trời xa đến nửa vòng trái đất với cái tên chẳng hay ho gì: kẻ thua cuộc.  Vào cuối năm 1989, trước khi đi Mỹ, tôi có dịp đi ngang qua Nghĩa Trang, tính ghé để chào từ biệt vong linh một tử sĩ bạn thân. Tuy đã có nghe Nghĩa Trang Quân Đội bị cấm không cho vào, nhưng tôi cũng cứ đánh liều để thử xem. Dừng xe. Từ ngoài xa lộ đi vào, mới được một quãng ngắn, tôi đụng phải ba tên bộ đội. Chúng quát hỏi: “Đi đâu?” Tôi trả lời: “Tôi vào thăm mộ người quen.” Một tên trong bọn sừng sộ: “Không thăm nom gì sất, đi ra ngay.” Tôi biết là gặp xui, chuyện chẳng lành nếu tôi không tuân lệnh của chúng. Tôi lui gót đi ra và trở về.

 

          Quang cảnh khu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa từ 1973 đến cuối năm 1989 đã thay đổi quá nhiều. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi chỉ kịp nhận định, đây đúng là một nơi hoang phế, hay đúng hơn là một khu rừng thưa, cỏ mọc từ ngoài vào trong có chỗ cao hơn đầu người. Ở xa xa cuối tầm mắt hình như là có lưa thưa mấy cái chòi phên lúp xúp. Chắc là dân đến cắm dùi - tôi nghĩ thế - nhưng không thấy người ở. Tận ngoài đường cận xa lộ có túp lều bán đồ giải khát và trái cây địa phương, tuềnh toàng và nhếch nhác. Dọc xa lộ Biên Hòa, quán cóc moc lên thế này không thiếu. Và dĩ nhiên không còn thấy pho tượng Thương Tiếc đâu nữa. Bức tượng nghe nói đã bị những toán bộ đội xả súng bắn vào vô tội vạ mỗi khi chúng ngồi trên xe cam nhông trên xa lộ chạy lướt qua ngày miền Nam mới được “giải phóng.” Và sau cùng, công trình điêu khắc nổi tiếng này bị cột giây kéo đổ sập bên lề đường trước khi bị đem đi thủ tiêu mất tích.

 

          Đó là cách trả thù người chết mà chính sách man rợ mang tên là “giải phóng” của bọn xâm lược Hànội dậy cho đám binh lính vô giáo dục của chúng. Tôi không được vào bên trong Nghĩa Trang, nhưng cũng còn được biết, bọn lính tráng Bắc Việt dùng lưỡi lê và cuốc xẻng đập tan tành hình ảnh, và những dòng chữ khắc ghi lý lịch của người chết trên các bia mộ, mục đích để thân nhân tử sĩ không còn tìm ra được dấu tích của người thân. Ngôi mộ vì thế sẽ trở thành nấm mồ hoang, mồ vô chủ. Có thể Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nằm trên đường xa lộ chính vào Saigon nên chính sách trả thù đê tiện này của VGCS tuy thế vẫn còn đôi chút e dè, không quá lộ liễu và tàn bạo như chúng đã làm đối với hàng chục nghĩa trang quân đội khác rải rác khắp miền Nam. Mục đích của bọn xâm luợc Hànội là xóa sạch mọi vết tích của chế độ VNCH: kẻ sống phải đi tù cho suốt kiếp. Người chết phải tước bỏ danh hiệu Tử Sĩ, trở thành cô hồn các đẳng.

 

          Chính sách trả thù người chết của bọn xâm lược VGCS còn đi xa hơn nữa, tới mức thần sầu quỉ khốc không thể tưởng tượng nổi. Chúng cho trồng cây Bạch Đàn kín trong khu Nghĩa Trang với mục đích độc ác là phá sạch mọi vết tích của các ngôi mộ nhờ rễ của loại cây này. Rễ cây bạch đàn có tác dụng xuyên phá bất cứ vật cản nào trên hướng bò của chúng, chỉ trừ đá cứng. Việc trả thù người chết bằng cách này vẫn chưa đủ. VGCS còn tiến thêm một bước nữa là đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà thành nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An. Như thế có nghĩa là chúng xóa sổ luôn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, một công trình quốc gia, một di tích lịch sử, nơi an nghỉ cuối cùng của những người con yêu quí của Tổ Quốc không còn nữa. Biện pháp này tương tự như biện pháp đổi tên Saigon, thủ đô VNCH thành thành phố Hồ Chí Minh.

 

          Với chủ trương ác độc và đê hèn như thế, bây giờ tại sao tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại thân hành đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa? Có phải VGCS ngày nay đã thay đổi không? Nếu có ai nghĩ như thế thì thật là điều tai hại và đáng tiếc. Nông cạn quá! Xin hiểu cho rằng, Nguyễn Thanh Sơn đến là nó đến nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An của nó, chứ không phải đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của chúng ta. Và nếu nó có tin vào hồn thiêng của những người đã chết, thì nó thắp nhang cho những người dân và bộ đôị của nó chôn tại đây, chứ không phải thắp cho anh linh tử sĩ QLVNCH.
 
Xin chớ lầm. Bởi vì thực tế đối với hắn, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không còn nữa. Có ai không chịu thì xin nhớ lại chuyện VGCS kêu gọi các quân nhân QLVNCH  đi cải tạo mang theo lương thực 10 ngày cho sĩ quan cấp úy, và một tháng cho sĩ quan cấp tá để mà học kinh nghiệm. Chỉ có người miền Nam ngây thơ và khù khờ, chứ VGCS không ngây thơ và khù khờ trong các tiểu xảo chính trị đâu.

 

          Suốt 38 năm qua, VGCS ngăn cấm thân nhân tử sĩ của chúng ta đến đốt nhang. Nay đột nhiên chúng cho trùng tu nghĩa trang, há không phải là một điều đáng nghi ngờ sao? Nếu chúng muốn trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội coi đó như một cử chỉ làm hòa với “bên thua cuộc”, thì tại sao chúng không trả cái tên cũ “Quân Đội Biên Hòa” cho nghĩa trang? Tại sao chúng không trả lại bức tượng Thương Tiếc, không sửa sang lại Đền Tử Sĩ, không tu bổ lại Nghĩa Dũng Đài, không chặt bỏ rừng cây bạch đàn, không làm sạch cỏ dại, không di dời những nhà cửa trên những khu đất bị chiếm cất nhà, không sơn phết lại những ngôi mộ bị đập phá v.v. nghĩa là trả lại nguyên trạng như ngày chúng chiếm cứ? Công việc trùng tu nằm trong tay một tên CS khác thì họa may còn có thể tin được một phần nào.
 
Nhưng việc này lại giao cho tên thứ trưởng xếp sòng của cái gọi là Nghị Quyết 36 thì chuyện này hẳn là phải có dụng ý? Có cả hàng trăm chữ NẾU đặt ra, câu trả lời nào cũng dẫn đến kết luận: rõ ràng là một mưu đồ bất chánh. Chưa nói đến cung cách vô giáo dục của tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khi hắn tiếp ông Nguyễn Đạc Thành tại Nghĩa Trang và đốt nhang trước bàn thờ liệt sĩ. Lối ăn mặc và phong thái của tên này rõ ràng coi Nguyễn Đạc Thành như một tên đầy tớ, coi việc thắp nhang trước anh linh tử sĩ như một trò đùa. Những chiến sĩ can trường ngày nào đã vì Tổ Quốc mà hy sinh, nay lại bị đồng đội rước kẻ thù bán nước đến thắp nhang trước mộ, liệu các anh có cảm thấy phẫn nộ với chút khói hương giả nhân giả nghĩa kia không?

 

          Cần khẳng định điều này là chính sách của VGCS không bao giờ thay đổi. Có thay đổi là thay đổi đường lối áp dụng chính sách mà thôi. Tiêu diệt người quốc gia và mọi xu hướng chính trị đối kháng với chế độ là chính sách tuyệt đối trước sau kiên định. Dẹp tan mọi mầm mống chống đối lại chính sách của đảng bên trong hay ngoài nước là quan tâm hàng đầu của VGCS. Chúng không bao giờ nhân nhượng điều này.
 
Ngày trước  chúng cấm thân nhân của tử sĩ của chúng ta đến thắp nhang, nhưng bây giờ chính tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang là một thí dụ điển hình cho việc thay đổi đường lối của VGCS. Cái tài tình của VGCS là chúng nhìn ra và hiểu rất thấu đáo tâm lý của người Việt Tỵ Nạn. Tình yêu quê hương tha thiết, lòng thương nhớ thân nhân còn ở lại quê nhà là trên hết.
 
Được thỏa mãn tình cảm đó, đối với đa số người tỵ nạn thì cái gì cũng xong. VGCS đã đáp ứng và thỏa mãn các đòi hỏi tình cảm đó cho người tỵ nạn. Đổi lại, chúng hầu như đã lấy được của chúng ta tất cả những gì mà chúng muốn: tiền bạc nhận về, văn hóa văn nghệ tuyên truyền tự do gởi ra, trí thức ngả theo hàng loạt, tự nguyện làm tay sai không thiếu… ! VGCS chỉ còn lại điều mơ ước cuối cùng chưa thực hiện được  là cắm lá cờ máu giữa cộng đồng người tỵ nạn nữa là xong. Thành phần gây cản trở này đại đa số lại là quân nhân. VGCS  ra chiêu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là để cố vượt qua cái trở ngại này. Nếu thắng được, thì coi như VGCS đã bình định xong cộng đồng tỵ nạn của chúng ta.

 

           Trước cảnh tan hoang của khu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, người dân miền Nam, nhất là những quân nhân QLVNCH ai mà không đau lòng xót dạ? Do đó việc trùng tu  luôn luôn là một vấn đề cần thiết và chính đáng đối với họ. Nhưng vấn đề không phải là cứ chính đáng thì việc gì cũng phải làm cho bằng được, bất kể nguyên nhân, và cũng không cần lường hậu quả.  Trước đây đã có các ông tướng Nguyễn Cao Kỳ và ông đại tá Vũ Văn Lộc xướng xuất công việc, nhưng không thành, vì tư cách cá nhân và mưu đồ thầm kín của mấy ông tướng tá này tự nó đã làm cho các ông thất bại. Vải thưa của các ông không che nổi mắt thánh của người dân tỵ nạn. Nay đến ông thiếu tá Nguyễn Đạc Thành, sự thể chắc cũng thế mà thôi chẳng khác gì ông Kỳ và ông Lộc ngày trước.

 

          Nhìn vào công việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành, chúng ta thấy ông thiếu các điều kiện quyết định là hai yếu tố Chính Danh và Danh Dự. Việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội là việc chung trên tầm mức quốc gia chứ không phải việc cá nhân. Mặc dầu không còn chính quyền, nhưng ít nhất chúng ta cũng còn các đoàn thể quân đội, và nhiều vị tướng, tá tài đức, có tư cách. Ông Nguyễn Đạc Thành trước khi quyết định làm, đã không lấy ý kiến chung cuả các đồng đội của ông. Nếu được mọi người ủy thác cho ông làm, thì việc mới chính danh.
 
Dù các đoàn thể có chia rẽ, nhưng chúng tôi tin rằng không ai nỡ phản bác lại trên nguyên tắc công việc trùng tu lại Nghĩa Trang. Chỉ có việc làm thế nào và làm vào lúc nào, đó mới là vấn đề. Ý kiến của tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn của một cá nhân. Ông Nguyễn Đạc Thành một thân một mình với tư cách cá nhân, thậm thà thậm thụt với tên thứ trưởng VGCS để làm việc này là sai, hoàn toàn sai. Ông không đủ tư cách làm việc này. Ông làm theo cung cách van xin bọn VGCS như thế là chà đạp lên danh dự của QLVNCH mà ông là thành viên. Tập thể quân đội dù mang tiếng là thua cuộc, cũng không thể để mất danh dự được. Anh linh các tử sĩ của chúng ta nhất quyết cũng không thể để bị kẻ thù khinh khi. Giấy rách còn phải giữ lề kia mà.
 
Nếu ông Nguyễn Đạc Thành nói ông trùng tu lại nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An thì chắc chắn không có ai nói gì ông. Danh xưng chính thức của nó là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, ông lại trí trá nói lấp lửng là Nghĩa Trang Biên Hòa để lừa bịp mọi người. Đó là cái dã tâm không nhỏ của ông. Ông che giấu sự bịp bợm của ông bằng những từ ngữ thật cao cả, nào là nhân đạo, nào là tình đồng đội v.v… Cái chiêu bài làm từ thiện của ông lại cũng là một chuyện bịp bợm nữa. Ông không phân biệt nổi ý nghĩa từ ngữ này của người VN và của người Mỹ. Người VN ta làm từ thiện là họ tự bỏ công sức, thời giờ, và tiền bạc ra để mưu cầu lợi ích cho người khác. Điều cầu mong của người VN làm từ thiện thường là để lại cái đức cho con cháu sau này.
 
Còn người Mỹ làm từ thiện, họ dựng lên cái bảng hiệu, xin fund của chính phủ và quyên góp của người khác để làm. Họ lãnh lương tháng từ cái bảng hiệu đó, nhận công tác phí cho mọi việc đi lại, ăn ở, tiêu pha v. v... cũng từ các bảng hiệu đó. Nếu ông Nguyễn Đạc Thành làm từ thiện theo lối của người Mỹ, nghĩa là ông dựng lên cái bảng hiệu VAF, rồi xin Fund, rồi quyên góp hay làm, rồi lấy công, ăn lương của VAF, hưởng mọi chi phí công tác cũng của VAF, thì  đối với người VN, việc làm của ông chỉ đáng kể là một dịch vụ chuyên trách rời mồ đắp mả mà thôi. Thôi cứ gọi cho văn vẻ là “nghề từ thiện” cũng chẳng sao.

 

          Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là mấy lời gởi đến quí ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon. Chúng tôi đọc tin và thấy cả hình ảnh trên internet, ông cũng đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cùng với ông Nguyễn Đạc Thành. Việc làm này của ông rất đáng trân trọng nếu ông đến với tư cách cá nhân là một người gốc Việt miền Nam. Nhưng nếu ông đến thắp nhang với tư cách là đại diện của chính quyền Mỹ, thì e rằng ông đã làm quấy rồi. Việc làm này là không nên. Chúng tôi không dám nói nhiều, ông là người hiểu biết, nếu ông đọc lại lịch sử cuộc chiến chống cộng tại VN, tức khắc ông sẽ thấy ông quấy ở chỗ nào.
 
Chính quyền Mỹ đã ra tay bức tử chế độ VNCH như thế nào, nay ông lại với tư cách một nhà ngoại giao của chính quyền đó đến thắp nhang cho những người đã chết do sự phản bội của nước Mỹ, liệu có hợp lý không? Hơn nữa ông là nhà ngoại giao, hẳn ông phải biết bọn cầm quyền Hànội muốn gì khi chúng cho một tên thứ trưởng đến đốt nhang tại Nghĩa Trang chôn cất những kẻ thù của chế độ. Nếu ông đã hiểu việc làm của Nguyễn Thanh Sơn, thì hành động của ông có khác gì ông tiếp tay cho hắn. Dân Tộc Việt Nam đã bị các chính quyền Mỹ bán đứng một lần rồi, các anh hồn tử sĩ của chúng tôi chắc hẳn không muốn đồng đội của họ bị bán một lần nữa vào tay bọn VGCS.

 

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link