Wednesday, April 3, 2013

Tố cáo những hành vi tội ác của Việt cộng qua báo chí Thụy Sĩ và truyền thông thế giới


 

BẢN TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM Ở THỤY SĨ

 Tố cáo những hành vi tội ác của Việt cộng qua báo chí Thụy Sĩ và truyền thông thế giới

 

          Một bài viết bằng tiếng Pháp của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, kèm theo bản dịch tiếng Anh của nữ văn hữu Mavis Guinard, đã được đăng nơi trang đầu Bản Tin của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại số đặc biệt Ngày Đoàn kết với các Nhà Văn bị Cầm Tù.
 
Trong hai tháng 11 và tháng 12 năm 2012, bài viết được đăng trên một số nhựt báo Thụy Sĩ, Âu châu và Phi châu, đồng thời được phổ biến trên một số điện báo và đài phát thanh quốc tế*. Bài viết bắt đầu bằng một sự khẳng định rằng : Không thể có một mùa xuân văn chương nở hoa, một nền văn hóa hòa bình đích thực và công bình xã hội nếu quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm không được tôn trọng và bảo vệ. Thế nhưng, cái quyền ấy rất mong manh và đang bị hiểm nguy lớn tại nhiều nước.
 
Những nhà cầm quyền độc tài, tha hóa vì nhũng lạm hay các nhóm xã hội đen có võ khí đã gây ra nhiều tội ác đối với quyền tự do căn bản hàng đầu đó. Chúng cấm đoán, bịt miệng, che mắt, nhốt tù, tra tấn, bắt đi biệt tích hoặc ám sát. Để chống cự lại bạo lực phi nghĩa, những nhà văn và nhà báo chỉ có tiếng nói hay từ ngữ.

          Tác giả bài báo ‘’La Journée de l’Ecrivain en prison et la Tragédie des Naufragés de la Liberté d’Expression’’ đã tưởng niệm những nhà cầm bút bị giết hại. Nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu, như nhà văn Ken Sara Wiva nước Nigéria, nhà báo nữ Anna Politkovkaya nước Nga cùng nhà báo kiêm nhà văn Hrant Dink, nước Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 12 tháng qua, theo phúc trình của Ủy ban Văn Bút Quốc tế bênh vực Nhà Văn bị Cầm tù, hơn 30 vụ thảm sát và 678 vụ hành hung, trấn áp.
 
Gần 300 nhà văn, phóng viên và tác giả nhựt ký điện tử bị bắt giữ, tra tấn, câu lưu hoặc lưu đày. Danh sách các nạn nhân không thể kể ra hết. Xin chúng ta rán mà nhớ lại, thí dụ tại Mễ Tây Cơ, nhà thơ Guillermo Fernandez Garcia và nữ phóng viên Regina Martinez (bị ám sát); Ethiopie, nhà báoEskinder Nega (18 năm tù giam); Syrie, nữ thi sĩ Tal Al-Mallouhi, (5 năm tù giam); Trung Cộng, nhà thơ Lưu Hiểu Ba, Giải Nobel Hòa Bình (11 năm tù giam); Việt Nam Cộng sản, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, (tù chung thân đến mù mắt), nhà báo Điếu Cày (12 năm tù giam) và nhà báo Tạ Phong Tần (10 năm tù giam); Ba Tư, nữ văn sĩ Shiva Nazar Ahari (4 năm tù giam); Tây Tạng bị Trung cộng chiếm đóng, ba nhà văn Dhongkho,Bouddha và Khelsang, (3 đến 4 năm tù giam); Nga, hai nữ nghệ sĩ Maria Alekhina và Nadejda Tolokonnikova, thuộc nhóm Pussy Riot (2 năm tù giam); Thổ Nhĩ Kỳ, nhà văn Muharrem Erbey (câu lưu từ tháng 12 năm 2009) và tại Phi Luật Tân, nhà thơ và nhạc sĩ Ericson Acosta, (câu lưu từ tháng 2 năm 2011).
 
 Trong năm 2012, Văn Bút Quốc Tế đã mở một cuộc vận động lớn chống lại quyền không bị xử phạt dành cho những kẻ phạm tội đại hình và bọn đồng lõa vì là thủ phạm giết hại các nhà văn và nhà báo ở châu Mỹ la tinh.
 
 Cũng cần nhắc lại, Đại hội Văn Bút Quốc tế tổ chức hồi tháng 9 năm 2012 ở Gyeongju, Cộng Hòa Hàn Quốc, đã thông qua nhiều Quyết Nghị tố cáo và lên án tình trạng đàn áp hoặc hành hung, đe dọa các nhà cầm bút tại một số nước trên thế giới. Những chế độ bị hài tội gồm có Trung Cộng, Việt Cộng, Cuba, Syrie, Ba Tư, Bahreïn,Erythrée, Ethiopie, Nga, v.v.

          Sau khi nói lên tấn thảm kịch của các nhà cầm bút trên thế giới bị trấn áp và ngược đãi, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt xác quyết rằng chế độ cộng sản Hà Nội vẫn là một mối quan tâm lớn.
 
Có nghĩa là bản chất độc tài tàn bạo và đảng trị của Việt cộng hầu như còn nguyên vẹn mặc dù thỉnh thoảng chúng ta thấy vài dấu hiệu, cử chỉ nhân nhượng nhứt thời vì áp lực quốc tế. Và phải kể nhứt là vì lòng dân yêu nước bị bức hiếp ngày càng phẩn nộ, can đảm ra mặt chống đối.
 
Mối quan tâm vừa nói không chỉ là thường trực đối với Hiệp hội các Nhà Văn thế giới và các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền khác. Bà Navi Pillay, Cao ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền và bà Catherine Ashton, Ủy viên Ngoại giao của Liên Hiệp Âu châu, cũng đã nhiều lần điểm mặt chế độ tội phạm đó.
 
 Nhà thơ Việt Nam lưu vong tố cáo nhà cầm quyền Việt cộng tiếp tục đàn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Cộng sản cho áp dụng các điều luật hình sự nhằm hủy diệt các quyền tự do căn bản của con người. Phải kể trước nhứt là điều 88 ‘’Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCHVN’’ và điều 258 ’’Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.
 
Bị cáo buộc bởi điều 88, người vô tội có thể bị kết án đến 20 năm tù giam; với điều 258, có thể bị tuyên phạt đến 7 năm tù giam. Các tòa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền hình), mạng lưới Internet và các cơ sở xuất bản bị công an văn hóa kềm kẹp chặt chẽ và chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc hạn chế tùy tiện trắng trợn vẫn còn hiệu lực đối với quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và trao đổi tin tức, nhứt là các tin tức nhằm xác định trách nhiệm đối với các hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công xã hội.

          Nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực nhân quyền Việt Nam là nạn nhân của những hành vi sách nhiễu, những trận đánh đập tàn nhẫn, những vụ bắt giữ độc đoán, những sự đối xử võ phu, hung bạo của công an cùng những đòn tra tấn hiểm độc được bao che. Những người vô tội bị trù dập, kỳ thị tư tưởng và lòng tin tôn giáo, phân biệt đối xử vì thuộc sắc tộc thiểu số, thường phải trải qua những tháng năm kéo dài thời gian giam cứu trước khi bị đưa ra xét xử tại những phiên tòa thiếu công minh.
 
Cuối cùng chỉ để nhận lấy những bản án tù nặng nề bất công. Trong các trại lao động cưỡng bức, tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm nào từ chối nhận tội hoặc tuyệt thực để phản đối các điều kiện giam cầm vô nhân đạo đều bị biệt giam hoặc bị nhốt kín ở một nơi không ai biết. Tù nhân mắc bệnh nặng bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và được gặp gia đình tới thăm nom. Một số nhà dân chủ đối kháng đã bị tù thường phạm hành hung. Những tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm ngay sau khi ra khỏi trại giam tập trung còn phải bị tù quản chế tại nhà hoặc lưu đày đến 5 năm.

          Lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Việt Nam vừa trải qua một tấn bi thảm kịch chưa từng thấy. Thân mẫu của nhà báo viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng (64 tuổi) đã qua đời ngày 30 tháng 7 năm 2012 sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm độc đoán con gái mình từ tháng 9 năm 2011. Sau cái chết đau thương của bà mẹ, nhà dân chủ đối kháng Tạ Phong Tần vẫn bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 24 tháng 9 năm 2012. Bà bị trừng phạt về tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN''.
 
 Đó là một bản án tù bất công và vô nhân đạo trước công luận và các tổ chức quốc tế. Đến ngày 30 tháng 10 năm 2012, thêm một trò hề nhạo báng công lý nữa của Việt cộng. Hai nhạc sĩ viết nhựt ký điện tử, ông Trần Vũ Anh Bình(bút hiệu Hoàng Nhật Thông) bị phạt 6 năm tù giam kèm theo 2 năm tù quản chế và ông Võ Minh Trí (bút hiệu Việt Khang và Minh Trí) 4 năm tù giam kèm theo 2 năm tù quản chế.
 
 Hai ông Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đều bị guồng máy trấn áp và bịt miệng bằng ‘’pháp luật’’ của cộng sản kết tội là tác giả của một số ca khúc yêu nước phổ biến trên Internet. Bên cạnh những ca khúc mà chế độ kiểm duyệt hà khắc không thể khuất phục và ngăn chận, còn có những bài viết bênh vực nhân quyền, công bình xã hội và đòi hỏi thực thi các quyền tự do dân chủ. Hai văn nghệ sĩ chỉ bày tỏ thái độ của người Việt Nam khao khát được thật sự sống tự do và phục hồi nhân phẩm trước nạn ngoại xâm và quốc nhục, trước bạo lực phi nhân nghĩa và tham ô nhũng lạm.

          Ở phần cuối bài báo, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt muốn nói cho các bạn Pháp thoại biết rằng nhà nước cộng sản Việt Nam là một hội viên bất xứng của tổ chức Cộng đồng Pháp thoại (Francophonie). Các đại diện Việt cộng tìm cách vận động, chiêu dụ một số nước Pháp thoại để mong được giao phó tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp thoại lần thứ hai tại Hà Nội.
 
Họ chỉ nhằm vào sự trục lợi, làm giàu thêm cho từng lớp lãnh đạo đảng. Phải nói cho các bạn Pháp thoại biết rằng tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm Việt Nam bị cộng sản biệt giam không bao giờ được quyền ngâm nga bài thơ Tự do của thi sĩ Paul Eluard, ca tụng nguồn Hy vọng của nhà văn André Malraux, nói lên lời Tán dương, cất tiếng hát Lưu đày với Mưa, Tuyết, Gió...của nhà thơ Saint-John Perse, khôi nguyên Nobel Văn chương năm 1960.

          Và chúng ta phải tiếp tục nói lên sự thật để công luận thế giới nhìn rõ mặt một chế độ vi phạm Nhân Quyền và chà đạp Nhân Phẩm một cách trắng trợn và nghiêm trọng từ mấy thập niên qua. Vậy mà chế độ tội phạm đó vẫn còn dùng thủ đoạn tuyên truyền xảo trá, chạy chọt, kéo bè kết đảng, để tìm hậu thuẫn cho lá đơn xin làm một hội viên ‘’thật bất xứng’’ của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Genève ngày 10 tháng 3 năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam  Thy Sĩ

 

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu

 

Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu chiều ngày 28 tháng 3 năm 2013, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá đổi suy yếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục giam nhốt một nhà thơ, một nghệ sĩ và một nhà tranh đấu cho Nhân Quyền.

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế nêu lên lý do nhân đạo vì ông Nguyễn Hữu Cầu có cơ nguy lớn sẽ chết trong trại giam nếu không được khẩn cấp trị bệnh và được tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng khi giam nhốt ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết.

          Người cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu, biệt hiệu Quảng Kiên, sinh năm 1945, nguyên quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông vốn là một nhà thơ, soạn nhạc cùng viết lời ca tiếng hát. Tháng tư năm1975, ông bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh cho đến năm 1980. Ông trở về quê hương bị chiếm đóng, sống qua ngày. Ông chứng kiến xã hội thời cộng sản đi dần lên đỉnh cao của bất công, áp bức, vong thân, nhũng lạm...
 
Ông tiếp tục sáng tác, làm thơ và viết nhiều bài hát để bày tỏ tâm tư, ghi lại những chứng tích của bạo lực và tội ác. Đã là ngụy quyền, nhứt là cộng sản, thì không bao giờ chấp nhận những ngòi bút chân chính, liêm sĩ và bất khuất. Năm 1981, ông Nguyễn Hữu Cầu viết đơn, làm thơ tố cáo nhiều hành vi tội ác của viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tháng 10 năm 1982, theo lệnh của hai kẻ tội phạm, công an cộng sản làm chứng cớ giả mạo để bắt ông Nguyễn Hữu Cầu.
 
Ông bị đánh đập, tra tấn, bỏ đói để buộc phải nhận tội. Ngày 19 tháng 5 năm 1983, tòa sơ thẩm Kiên Giang tuyên án tử hình ông về tội ‘’phá hoại’’. Cần nhắc lại, sau tháng tư năm 1975, cộng sản Bắc Việt cho áp dụng tại miền Nam bộ ‘’luật rừng’’ của cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người dân sống trong một nước không có điều luật hợp pháp nào, trên nguyên tắc (thôi), đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Bộ hình luật CHXHCNVN chỉ mới được đưa ra năm 1986, dưới áp lực quốc tế, tiếp theo cuộc sụp đổ của ý thức hệ cộng sản Âu châu và hậu quả Liên Sô ngưng viện trợ các nước chư hầu. Nhưng trong thực tế, vẫn chỉ có luật của đảng cộng sản cốt để bảo vệ chế độ độc tài tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của người dân, bịt miệng Công lý và chà đạp Tự do và Nhân quyền.
 
 Điều luật ‘’còng số 8’’ là một thí dụ điễn hình quái dị và ghê tởm. Trở lại vụ án tù tử hình của ông Nguyễn Hữu Cầu, gia đình ông, nhứt là bà mẹ ông, cương quyết kháng án. Cuối cùng, ngày 25 tháng 5 năm 1985, tòa phúc thẩm cộng sản cải án tử hình thành tù giam chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu bị lưu đày, hành hạ, đối xử khắc nghiệt tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Bị nhốt mấy chục năm, nhứt là biệt giam, nhà thơ tù chung thân mắc nhiều thứ bệnh. Đau dạ dày, áp huyết cao, tim suy yếu. Mắt mờ, tai điếc, răng rụng gần hết.
 
Thế giới đều biết dưới chế độ Việt cộng, một khi bị kết án, hầu hết các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Họ bị giam kín hoặc bị nhốt chồng chất trong những phòng giam bẩn thỉu, cùng với các tù nhân đại hình có thái độ hiềm thù hung dữ khác.
 
Họ sẽ phải chịu đựng tra tấn, nhục hình, đối xử dã man, vô nhân tính hoặc làm hạ thấp phẩm giá con người. Tình trạng sức khỏe của phần đông những người tù chính trị hoặc ngôn luận và lương tâm đều rất xấu tệ. Trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu và một số bạn tù từng trải qua thì sự kiện người tù chung thân còn sống sót để chờ ngày về với gia đình phải là một phép lạ mới được.

          Ba mươi năm qua, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết hàng trăm đơn khiếu nại về bản án tù bất công và vô nhân đạo. Từng bị bạo lực phi nhân nghĩa bắt làm tù binh, trải qua ba thập niên hành trình vạn lý tận cùng khốn khổ, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu vẫn luôn luôn là một kẻ sĩ.
 
Cho nên ông không nhận có tội và không xin khoan hồng, ân xá. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới sẽ ghi chép rằng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của tân đế quốc bành trướng Bắc Kinh, chỉ muốn nhà thơ nhân bản, yêu nước, thương đồng bào, dấn thân và bất khuất đó – nhà thơ lớn và nhà nghệ sĩ tài hoa, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng xã hội Nguyễn Hữu Cầu –  phải chết trong lao tù tối tăm, giữa rừng sâu nước độc, vì tàn tạ, kiệt sức, với đôi mắt mù lòa nhìn đời quên lãng ông. 
 
Không, guồng máy trấn áp khổng lồ và kinh khiếp của cộng sản sẽ không bao giờ khuất phục được Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu với bản án tù chung thân áp đặt bằng bạo lực.Hỡi những cai tù, chủ ngục goulag Việt Nam và những ủy viên bộ chính trị cộng sản nào còn một chút điểm sáng trong lương tâm mỗi con người. Hãy vận động trả lại tự do cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, tức khắc và vô điều kiện. Mong rằng Khổ nạn ông đang gách vác, cũng như những bạn tù tử hình đã gục ngã trước hay sau ông, xuyên qua hai thế kỷ đau thương của dân tộc, với hàng ngàn câu thơ và tiếng hát viết trong ngục tù sẽ trở thành một di sản văn hóa trân quý cho quê hương trong trí nhớ và cho bạn bè, văn thi hữu ở khắp năm châu. ‘’Bạn hỡi bè ơi ! hồi sinh đời lên men’’ (thơ Nguyễn Hữu Cầu). *

          Trong mấy ngày vừa qua, người con gái của nhà thơ tù chung thân, bà Nguyễn Thị Anh Thư cũng như em trai của bà là ông Trần Ngọc Bích, cả hai chị em đồng thanh lên tiếng báo động với bà con, thân hữu về tình trạng sức khỏe kiệt quệ nguy kịch của người cha thân yêu của mình. Đi thăm hồi đầu tháng, bà Nguyễn Thị Anh Thư được người cha cho biết ông đau tim nặng, máu không lên não, ông bị xỉu nhiều lần. Ông nói ít và thở nhiều, đi đứng rất mệt mỏi.
 
Đôi mắt ông hầu như không còn nhìn thấy rõ gì nữa. Ông có thể sẽ chết trong trại tù cộng sản, như người tù thế kỷ Trương Văn Sương hay là người bạn tù nhân giam 15 năm Nguyễn Văn Trại và còn nhiều người nữa...Trừ phi ông Nguyễn Hữu Cầu được ra khỏi trại tù tức khắc để được chữa trị tại một bệnh viện tim chuyên khoa, có sự chăm sóc của thân nhân.

 

Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để

* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà thơ và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Nguyễn Hữu Cầu, đồng thời đòi cho ông được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;

* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân vì lý do nhân đạo và viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.

 

                    Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

và Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.

 

Genève ngày 28 tháng 3 năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

 

* * * Ghi chú theo Thông cáo/Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế

Đính kèm để giới thiệu vài bài thơ và ca khúc của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu

viết trong trại tù (NHBV Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại)

-----------------------------------

Thơ Nguyễn Hữu Cầu

 

Khỏe re như con bò kéo xe 

 

Khỏe re như con bò kéo xe

Mai mốt ta về ta mua một con bò

Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao

Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài

Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau.

Khỏe re như con bò kéo xe

Khỏe re như con bò kéo xe....

 

Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát

Rừng xanh hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát

Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát

Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát

Đón gió bát ngát ta ca vang vang

Từng khúc nhạc vang

Bò ơi đừng lo, vừa đi vừa ăn cỏ.

Hỏi thăm bò ơi, mệt không thì ta nghỉ

Ta không bắt bò làm việc gấp hai

Ta không bắt bò phải vượt chỉ tiêu

Với ta bò sẽ tự do     

Với ta bò sẽ thật sự tự do...

 

Ta hát tình ca, ta hát tù ca

 

Ta đi lên trên non cao trăng thanh gió mát

Hương hoa bát ngát

Ta hát tình ca cho quê hương cho bạn bè

Một thời tù đày bên nhau

Một thời tù đày gian lao

Một thời cộng xiềng thương đau

Một thời cộng xiềng thương đau...

 

Ta hát những khúc tù ca

Núi ứa lệ ra

Ta hát về bạn tù ta

Lá hoa trên rừng

Nghe qua ngậm ngùi

Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra

Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.

 

Mai mốt ta về...

 

Ta sẽ nói về những người tử tù Kiên Giang

Ta sẽ nói về những người tử tù xứ Huế

Những người tử tù Quảng Nam

Những người tử tù Phương Bắc

Những người tử tù Phương Nam

Những người tử tù Tiền Giang

Những người tử tù Long Xuyên

Tử hình vô số ba miền

AK cướp mạng Nhân quyền rác rơm ...

 

Mai mốt ta về

Ta mua một con bò

Rồi ta sẽ tìm tranh tìm tre

Rồi che nhà bên suối

Bò à từ từ  gần nhà nhiều cỏ lắm

Cỏ ngon lành cứ tự nhiên

Rồi ta nằm mơ

Từ căn nhà bên suối

Hòa bình về rồi

Hòa bình đã về tới

Tới nơi rồi chú bò ơi !

 

Mừng vui gặp cha gặp mẹ gặp thôn xóm

Bạn hỡi bè ơi hồi sinh đời lên men

Hòa bình rồi Hòa bình rồi thật đó nhé

Thằng bé đứng cười nhe hàm răng sún

Bụng lồi rún đen

Hỡi quê hương ta đã quay về

Bạn ơi bè ơi rồi Nhân quyền sẽ có

Bò ơi đừng lo rồi Ngưu quyền cũng có

 

Với ta bò sẽ tự do

Với ta bò sẽ thật sự tự do...

 

Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu

 

                                       (Trích Thơ Người Tử Tù Kiên Giang)

 

 

  Thông cáo/Kháng Nghị thư bằng tiếng Anh của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế

                                      Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN International CODEP/WIPC).

PEN_INTERNATIONAL_LOGO_BLACK

RAPID ACTION NETWORK

28 March 2013

RAN 14/13

VIETNAM: Fears for the health of imprisoned writer and activist.

PEN International is seriously concerned for the health of writer and activist Nguyen Huu Cau, who is seriously ill and denied adequate medical care in the prison camp where he is serving a life-time sentence for his critical writings. PEN International protests his imprisonment, and demands his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.

 

According to PEN’s information, Nguyen Huu Cau, 67, is a poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist. He was arrested by public security police on 9 October 1982 for having authored an ‘incriminating’ manuscript of songs and poems. Nguyen Huu Cau had reportedly noted allegations of rape and bribery committed by the two high level officers on the back of the pages of the original manuscript.

 

Nguyen Huu Cau was accused of committing ‘destructive acts’ that were supposedly ‘damaging’ to the government’s image and on 23 May 1983, he was sentenced to death. His mother submitted an appeal on his behalf and a year later, on 24 May 1985, the Court of Appeals commuted his capital sentence into life imprisonment. The manuscript was reportedly not used as evidence in the trial against him, in order to protect the two officers concerned.

 

In the many years since, Nguyen Huu Cau has reportedly been held in harsh solitary confinement. He has apparently now lost most of his vision and is almost completely deaf. Nguyen Huu Cau suffers from a serious heart condition, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions. He was recently reported to be in very poor health, according to his daughter returning from an authorized periodical visit to the camp deep in the jungle. Concerns for his well-being are acute. Nguyen Huu Cau is being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan Loc, Dong Nai province, Vietnam.

 

Samples of Nguyen Huu Cau’s poems and songs are attached (...) from Nguyen Hoang Bao Viet of Suisse Romande PEN.

 

Please send appeals:

* Expressing serious concern for the health of imprisoned writer and activist Nguyen Huu Cau and urging that he is given full access to all necessary medical care as a matter of urgency;

* Calling for his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is signatory.

 

(...)  PEN International Writers in Prison Committee

Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.

Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org .

 

Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).

   ***************************************************************

Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

***************************************************************


 

 


 


 


 


 

                      ***************************************************************

                 Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ

                 Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

                 Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-31/10/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link