Friday, April 5, 2013

Nhiều công an bị tố 'bạo hành'


 

 

Nhiều công an bị tố 'bạo hành'

Cập nhật: 16:15 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013
Thi thể ông Hoàng Văn Ngài
Gia đình ông Hoàng Văn Ngài nói ông chết sau khi bị công an Đắk Nông hành hung
Năm 2013 hiện mới chỉ ở tháng thứ ba nhưng đã có một loạt các vụ công an bị tố cáo hành hung người dân.
Trong vụ việc mới nhất, công an ở Gia Lai đã dùng tới súng tiểu liên trong một vụ đuổi theo người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Các bài liên quan

Báo Lao Động dẫn lời Trung tá Lê Trọng Thủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Pleiku của tỉnh nói việc xuất súng dùng để chống bạo động và những tình huống nguy cấp đã được thực hiện không đúng quy trình.
Bấm Lao Động nói ngoài việc bắn súng phá cửa phòng ở trụ sở công ty mà những người không đeo mũ bảo hiểm chạy vào, lực lượng công an còn hành hung những người này gây nhiều thương tích.
Ông Nguyễn Đình Thức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trà Đa, nơi xảy ra vụ việc, được báo Bấm dẫn lời nói: "Lực lượng của chúng tôi chưa được chính quy, quá trình xử lý còn nóng nảy, chứ nếu là người được đào tạo qua trường lớp thì làm gì có chuyện như thế xảy ra".
Thành phố Pleiku cũng là nơi hồi tháng 12 năm ngoái cảnh sát đã Bấm đánh nát đùi người dân trong khi xét hỏi.
Cũng tại Tây Nguyên nhưng trong vụ việc nghiêm trọng hơn, công an Đắk Nông bị tố cáo hành hung và dẫn tới cái chết của người đàn ông dân tộc H'Mong Hoàng Văn Ngài, 40 tuổi.
Cho tới nay báo chí Việt Nam vẫn không đề cập tới vụ chết người sau khi bị công an bắt vì tội "phá rừng", điều em của người chết đã phản bác và nói rằng họ mua rẫy lại từ một người khác.
"Ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu."
Chủ tịch Tỉnh Đắk Nông Lê Diễn
Nói chuyện với BBC hôm 24/3, Chủ tịch tỉnh, ông Lê Diễn nói:
"Cái ông này ông ấy đi phá rừng, anh em mới có mời lên thôi.
""Rồi ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu."
Câu trả lời của ông Diễn đã khiến độc giả Hồ Quang bình luận trên Facebook của BBC:
"Cái xứ gì mà dân cứ đâm đầu vô đồn công an chết là sao?
"Cái ông Chủ tịch một tỉnh như thế kia mà nói chuyện cứ như không ăn muối iốt lâu ngày."

'Tự gây thương tích'

Trong cùng ngày anh Ngài chết tại đồn công an ở Đắk Nông, những hình ảnh video từ cuộc mang quan tài diễu phố ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc hôm 17/3 cũng cho thấy cảnh sát đã sẵn sàng bẻ cổ cả người đeo khăn tang trắng đang tuần hành ôn hòa trên đường phố.
Cũng hôm 17/3, một cặp vợ chồng ở Thanh Hóa đã tố cáo công an xã đánh họ phải nhập viện sau khi gia đình cản trở việc đốt cây trước cửa nhà họ gây ô nhiễm.
Báo Bấm Lao Động "lực lượng công an nhảy vào túm tóc, đấm đá, thúc gối chân lên ngực" nạn nhân Nguyễn Thanh Hoa và đánh chồng chị gây ra vết thương 5cm ở đầu.
Trước đó 10 ngày, một Thiếu tá công an ở thành phố Vinh, Nghệ An dùng xô đựng đá đập vào đầu khiến ông "gục ngay tại chỗ" và phải nhập viện chữa trị vết thương trên đầu chỉ vì bất đồng trong lúc trò chuyện ở quán nhậu, theo tường thuật video của báo Bấm Tuổi Trẻ.
Vẫn trong tháng ba, ngày 14/3 ở Hà Nội, anh Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi, là nạn nhân của vụ mà người dân tố cảnh sát dùng dùi cui " Bấm đánh gãy xương gò má" và mất tới "một lít máu" vì không dừng xe theo yêu cầu của cảnh sát.
"Các nhân chứng này đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát cơ động 141 là hành vi đánh anh Hoàng"
Người Lao động thuật lại lời Tướng Trần Thùy
Băng nghi âm lời tố cáo của người dân cho thấy ít nhất ba cảnh sát đã dùng dùi cui vụt nạn nhân trong đó có cảnh sát đánh người tới " Bấm gãy dùi cui".
Những hình ảnh trên báo chí cho thấy anh Hoàng nhập viện trong tình trạng má rách một vết dài và máu dính quanh cổ, nhưng công an nói đây là vết thương do anh tự gây ra.
Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của Hà Nội được Người Lao động dẫn lời nói cho dù có hai nhân chứng nói cảnh sát đánh vào mặt nạn nhận nhưng "các nhân chứng này đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát cơ động 141 là hành vi đánh anh Hoàng".
Ông Thùy được dẫn lời Bấm nói thêm: "Trên cơ sở căn cứ kết quả giám định cơ chế hình thành dấu vết để lại trên gò má phải anh Hoàng, dấu vết để lại hiện trường, kết quả giám định trên gậy nhựa do do chiến sĩ trong Tổ Y5/141 sử dụng mà cơ quan điều tra thu giữ, các lời khai nhân chứng khác, đủ căn cứ xác định lời khai của hai nhân chứng này là không khách quan.
"...Đến giờ anh Hoàng vẫn chưa có đơn tố cáo lực lượng 141. Nếu kết luận cuối cùng cho thấy anh Hoàng tự gây ra thương tích cho mình thì với các lỗi như không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy giờ, bỏ chạy… sẽ bị xử lý hành chính, không thể bỏ qua được."

'Chỉ tiêu' xử phạt

Vẫn xung quanh chuyện kiểm soát giao thông nhưng liên quan tới việc trật tự đô thị có hành vi dùng dùi cui điều khiển giao thông gây nhiều bất bình cũng ở Hà Nội, ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Công an phường Thịnh Quang nói với Bấm Tiền Phong.
"Lỗi nặng nhất là ô tô, nhưng không xử phạt được vì toàn chỗ quen biết, quen ông nọ, ông kia… không làm được."
Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Công an phường Thịnh Quang, Hà Nội
"Thú thật do áp lực nặng quá, một tháng bị giao chỉ tiêu 50 triệu đồng, nên anh em mới đi lập chốt, đi phạt.
"Lỗi nặng nhất là ô tô, nhưng không xử phạt được vì toàn chỗ quen biết, quen ông nọ, ông kia… không làm được.
"Hiện tại Công an phường Thịnh Quang mới chỉ có một chiến sỹ cảnh sát trật tự, trong khi chỉ tiêu xử phạt được cấp trên giao là 50 triệu đồng/tháng, vì vậy cần có sự phối hợp của lực lượng trật tự đô thị để xử lý xe máy."
Việc cảnh sát nặng tay trước các lỗi vi phạm hành chính đã khiến đông đảo người dân bức xúc.
Thậm chí có người bình luận trên mạng xã hội: "Công an và xã hội đen bây giờ như anh em cùng cha khác mẹ."

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link