Xin chuyển đến Qúy Vị, Quý NT và CH...
Hai bài viết mới của nhà báo Phạm Trần...
1.- Bài viết về nhà báo Lê Thiệp và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông.....
2.- Bài viết thời sự : ĐẢNG THẮNG-DÂN THUA-NƯỚC MẤT AI KHÓC ?
Xin mời Qúy vị đọc hai bài viết , để tường...
Hai bài viết mới của nhà báo Phạm Trần...
1.- Bài viết về nhà báo Lê Thiệp và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông.....
2.- Bài viết thời sự : ĐẢNG THẮNG-DÂN THUA-NƯỚC MẤT AI KHÓC ?
Xin mời Qúy vị đọc hai bài viết , để tường...
BMH
Washington,
D.C
Lê Thiệp
LÊ THIỆP, CON NGƯỜI VÀ NHÀ BÁO
Phạm Trần
“Điều đầu tiên xin được khai báo là tôi vừa được chẩn trị và
bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận tôi bị ung thư gan tới thời kỳ
cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta
không ai thoát khỏi.”
Một người mắc chứng bệnh chết người mà còn can đảm nói với đám
đông như thế không phải ai cũng muốn làm hay ai cũng làm được.
Nhưng Lê Thiệp, 69 tuổi, một Nhà báo và một Nhà văn đã làm như thế vào tối ngày Chúa Nhật, 24 tháng 3 năm 2013 tại buổi sinh họat giới thiệu những Tác phẩm mới của Nhà xuất bản Tủ sách Tiếng Quê Hương (TSTQH) do Nhà văn Uyên Thao điều hành.
Nhưng Lê Thiệp, 69 tuổi, một Nhà báo và một Nhà văn đã làm như thế vào tối ngày Chúa Nhật, 24 tháng 3 năm 2013 tại buổi sinh họat giới thiệu những Tác phẩm mới của Nhà xuất bản Tủ sách Tiếng Quê Hương (TSTQH) do Nhà văn Uyên Thao điều hành.
Ngót 200 người yêu chuộng văn chương chữ nghĩa vùng Hoa Thịnh Đốn
và 2 khách phương xa, Nhà văn Trần Phong Vũ (California), người có Sách ra mắt
(Tuyển tập Trần Phong Vũ), và Ký gỉa Truyền thanh Nguyễn Thiên Ân (Oaklahoma)
đã chăm chú nghe Lê Thiệp nói tiếp : “Điều thứ nhì ai cũng biết là
người thành lập và điều hành nuôi sống TSTQH cũng là một Cancer Survivor. Ông
Uyên Thao bị bệnh và đã kiên cường chiến đấu để tồn tại đến ngày hôm nay. Tôi
có lần đùa với ông rằng: “Cả đời tranh đấu, cả đời viết lách, nhưng nay anh mới
được bà con biết đến và nổi danh như cồn nhờ uống lá đu đủ mà thoát tay của tế
bào ung thư.”
Như bản tính của Lê Thiệp, người coi mọi chuyện trên đời “không
có chó gì mà phải quan trọng hóa cả” đã thú nhận với mọi người : “Khi
biết mình bị ung thư, tôi gặp ông Thao báo tin. Chị Hàng Ngọc Hân (bà
Uyên Thao) đưa tôi lá đu đủ và biết tính tôi, chị bắt tôi thề sẽ uống thứ
thuốc kỳ diệu này.
Tôi xin chị Hân đừng giận. Cho đến nay, sau hơn cả tháng tôi chưa mở gói lá khô đó ra. Nhưng hôm đó tôi có hứa với ông Uyên Thao: “Thôi được, ba tháng nữa tôi sẽ giao bản thảo cho TSTQH.”
Thời gian 3 tháng đối người khoẻ không nghĩa lý gì, nhưng với một
bệnh nhân mang chứng ung thư gan nguy hiểm của “thời kỳ cuối” như Lê Thiệp thì
thử thách không nhẹ chút nào.
Nhưng Lê Thiệp là như thế. “Có gì cứ nói ra, giấu làm chó gì,
trước sau ai mà chả biết…mẹ kiếp !”, như anh từng lẩm bẩm, càu nhàu
với bạn bè trong một bữa ăn.
Nhưng ở đời sống, chết –như Lê Thiệp đã biết và ai cũng biết--có do con người quyết định đâu nên “ cứ tới đâu hay tới đó, lo lắm cũng vậy”, như anh thường nói.
Cái tính “lè phè”, đôi khi “bất cần đời” của Lê Thiệp, tuy vậy, cũng đã có lúc làm anh anh “khựng lại” như lái xe gặp đèn đỏ để nghĩ lại xem những gì mình “cho là đúng có đúng không” ?
Nhưng ở đời sống, chết –như Lê Thiệp đã biết và ai cũng biết--có do con người quyết định đâu nên “ cứ tới đâu hay tới đó, lo lắm cũng vậy”, như anh thường nói.
Cái tính “lè phè”, đôi khi “bất cần đời” của Lê Thiệp, tuy vậy, cũng đã có lúc làm anh anh “khựng lại” như lái xe gặp đèn đỏ để nghĩ lại xem những gì mình “cho là đúng có đúng không” ?
Vì vậy, sau thời gian không tin Nhà văn Uyên Thao đủ sức và tài
lực để phiêu lưu làm Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương trước tình trạng “người đọc
ít hơn đầu sách in ra” ở hải ngọai, cuối cùng Nhà báo thương gia Lê Thiệp cũng
đành phải ngưng “ phè phỡn, uống rượu, mạt chược, tán dóc”,
như lời mắng mỏ của Uyên Thao để cầm bút trở lại.
Kết qủa từ 2003 anh đã hòan tất cho TSTQH xuất bản 3 Tác phẩm ký sự-tiểu thuyết : Chân Ướt Chân Ráo, Lang Thang Giữa Đời và Đỗ Lệnh Dũng.
Vì vậy, hôm 24/03 (2013) vừa rồi, mọi người có mặt đã không khỏi ngạc nhiên thấy anh vẫn còn lạc quan cười nói giữa cơn đau như bản tính của Lê Thiệp : “ Đánh nhau với ông Thao không thắng thì tôi chọn giải pháp theo ông với ý nghĩ giản dị rằng ông Thao hơn tôi một giáp, đánh nhau với TSTQH và bệnh ung thư cả thập niên mà nay vẫn hăng như thuở đầu.’’
Rồi người ta nghe anh thao thức: “Tôi đang cố gắng hoàn tất bản thảo của cuốn sách thì ung thư ập tới. Ung thư thời kỳ chót. Nhìn sang phía các vị niên trưởng thì đã có dăm ba vị giã từ chúng ta, không hẳn chỉ là cuộc sống và hơi thở mà còn kiệt quệ vì tuổi già sức yếu. Hôm nay chúng ta nên có một khoảnh khắc nho nhỏ để nhớ đến Vương Đức Lệ, đến Mai Trung Tĩnh, đến tác giả Tần Trung Tác. Hoặc xin cùng hướng về ông Minh Võ cầu xin ông còn đủ sức để mai mốt lại cầm viết trở lại.”
Kết qủa từ 2003 anh đã hòan tất cho TSTQH xuất bản 3 Tác phẩm ký sự-tiểu thuyết : Chân Ướt Chân Ráo, Lang Thang Giữa Đời và Đỗ Lệnh Dũng.
Vì vậy, hôm 24/03 (2013) vừa rồi, mọi người có mặt đã không khỏi ngạc nhiên thấy anh vẫn còn lạc quan cười nói giữa cơn đau như bản tính của Lê Thiệp : “ Đánh nhau với ông Thao không thắng thì tôi chọn giải pháp theo ông với ý nghĩ giản dị rằng ông Thao hơn tôi một giáp, đánh nhau với TSTQH và bệnh ung thư cả thập niên mà nay vẫn hăng như thuở đầu.’’
Rồi người ta nghe anh thao thức: “Tôi đang cố gắng hoàn tất bản thảo của cuốn sách thì ung thư ập tới. Ung thư thời kỳ chót. Nhìn sang phía các vị niên trưởng thì đã có dăm ba vị giã từ chúng ta, không hẳn chỉ là cuộc sống và hơi thở mà còn kiệt quệ vì tuổi già sức yếu. Hôm nay chúng ta nên có một khoảnh khắc nho nhỏ để nhớ đến Vương Đức Lệ, đến Mai Trung Tĩnh, đến tác giả Tần Trung Tác. Hoặc xin cùng hướng về ông Minh Võ cầu xin ông còn đủ sức để mai mốt lại cầm viết trở lại.”
Lạ không ? “Ung thư thời kỳ chót” mà Lê Thiệp vẫn không muốn mọi người phải quan tâm đến mình mà cầu nguyện cho anh được “tai qua nạn khỏi” mà anh còn muốn những người còn sống hãy cùng anh “nhớ đến” những Nhà văn, Nhà Thơ đã có Tác phẩm xuất bản bởi TSTQH đã ra đi, hay như Nhà nghiên cứu Minh Võ (Tác gỉa Hồ Chí Minh-Nhận định Tổng hợp) đang trên giường bệnh thì qủa là anh đã “coi trời bằng vung” với cá tính biết “kính lão đắc thọ” của Lê Thiệp.
Thế rồi như không mảy may sợ hãi trước những con vi khuẩn đang phá họai buồng gan, Lê Thiệp đã trải hết lòng mình đến một tương lai, có thể sẽ đến với nhiều người còn sống hôm nay không còn nữa:’’Lời cuối là lời kêu gọi thống thiết : Xin tất cả quí vị hiện diện hôm nay ở đây hoặc vì hoàn cảnh không dự được nhưng nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TSTQH, xin quý vị hãy tiếp tay với ông Uyên Thao và TSTQH với cái ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả vài ngàn cuốn sách để anh em, đồng bào có dịp nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra.’’
Con người của Lê Thiệp là thế. Dù vật chất anh không thiếu và hơn nhiều người, nhưng anh vẫn là con người của “thế hệ tàng tàng’’, đôi khi như “bất cần đời, tới đâu hay đó”nhưng lại là người rất “hiếu bạn” và thích làm được những việc cho nhiều người.
Tôi biết Lê Thiệp từ khi anh mới “chân ướt chân ráo” sa chân vào
Làng báo Sài Gòn, sau khi tốt nghiệp Khoá Báo chí chuyên nghiệp đầu tiên của
Việt Nam Thống Tấn Xã thời Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Linh năm 1965.
Hồi ấy, những người làm báo và Phóng viên trước và thế hệ tôi
không được học hành về Báo chí cho có bài bản, nhưng vì sống trong nghề lâu năm
nên nhiều người trong chúng tôi thường có cái nhìn “không mấy quan tâm” tới lớp
đến sau có học hành theo tiêu chuẩn của Báo chí Âu-Mỹ.
Nói theo lời Nhà văn qúa cố Vũ Bằng viết trong “40 Năm Nói Láo”, tác phẩm nói về cuộc đời làm báo “ba chìm bẩy nổi” của ông từ thời xa xưa, thì lớp Nhà báo trẻ của thập niên 60 ở Sài Gòn hồi đó là “thế hệ thèo đảnh”, thích nói tiếng Ăng-Lê hơn tiếng Việt và luôn luôn coi mình có học hơn lớp cha chú nên “chẳng coi ai ra gì” !
Nói theo lời Nhà văn qúa cố Vũ Bằng viết trong “40 Năm Nói Láo”, tác phẩm nói về cuộc đời làm báo “ba chìm bẩy nổi” của ông từ thời xa xưa, thì lớp Nhà báo trẻ của thập niên 60 ở Sài Gòn hồi đó là “thế hệ thèo đảnh”, thích nói tiếng Ăng-Lê hơn tiếng Việt và luôn luôn coi mình có học hơn lớp cha chú nên “chẳng coi ai ra gì” !
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều người trong lớp
chúng tôi mới nhận ra là một đám “lạc hậu” cả về nội dung lẫn hình thức
viết và làm báo !
Chính những người như Lê Thiệp, Trần Trọng Thức, Trương Lộc, Lê
Phú Nhuận, Vũ Ánh, Dương Phục, Bình Minh, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đại, Bảo Hòang,
Phan Thanh Tâm, Nguyễn Thiên Ân, Tiến Sơn v.v…đã “lột xác” Làng báo miền
Nam với lối viết mới, ngắn gọn và hấp dẫn hơn lối “cà kê, dê ngỗng” lòng thòng
cổ điển của lớp người đi trước.
Hình ảnh một Lê Thiệp, Phóng viên báo Chính Luận, mặc quần Jean,
áo sơ-mi lệch lạc, tóc dài, chân đi xăng-đan bước vào Tòa nhà Hạ Nghị viện
ở Sài Gòn trước 1975 đã đập vào mắt tôi ngày ấy.
Anh là người xuề xòa, ai cũng có thể quen được và rất bén
nhậy trong cách viết tin và thu thập tin tức ở Nghị trường. Nhưng nổi trội hơn,
theo tôi là lối viết Phóng sự và Ký sự hấp dẫn của Lê Thiệp. Hình ảnh trong chữ
nghĩa và cách bố cục câu chuyện kể của Lê Thiệp về loại văn này đọc lên rất
“bắt mắt” và hấp dẫn.
Chẳng thế mà đã có một thời, nhóm “Việt Nam
Ký Sự” của anh và một nhóm Nhà báo trẻ thành lập đã cống hiến cho Làng bào
miền Nam trước 1975 nhiều bài Ký sự “ăn trùm” và “ăn khách” trên
nhiều Nhật báo.
Hãy nghe Nhà Thơ Du Tử Lê nhận xét về lối viết của Lê Thiệp : “Với
thời gian, khi ông cầm bút lại, nhiều năm sau biến cố tháng 4, 1975, với tập
bút ký nhan đề “Chân Ướt Chân Ráo” (CƯCR) do Tủ sách Tiếng Quê Hương của Uyên
Thao, ở Virginia, xuất bản năm 2003, tôi mới có dịp nhìn rõ hơn, thấy rõ hơn
tính chất nhà văn, nơi con người nhà báo này.
Ở đây, tôi không muốn nói tới vốn sống ngồn ngộn rói tươi của ông.
Tôi cũng không muốn nhắc tới cái kiến thức sâu rộng của ông về nhiều phương
diện, từ văn học tới chính trị, lịch sử, xã hội... Tôi chỉ muốn nói tới khía
cạnh văn chương như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để
hình thành chân dung một nhân vật, một sự kiện.
Ðiển hình như khi viết về cha xứ Nguyễn Thanh Long ở vùng Hoa
Thịnh Ðốn, mở đầu bài “Giấc Mơ Việt Nam,” ông viết:“Ông cha xứ viên điếu thuốc
đặt vào nõ chiếc điếu cổ, ngón tay cái hơi miết nhấn những sợi thuốc nâu sậm
xuống và châm lửa. Ông rít một hơi ròn tan, dụi bỏ que diêm, rồi thở ra rất chậm
rãi. Khói thuốc lào đậm xanh, như quánh lại không tan nổi trong cái không khí
oi bức của một buổi chiều mùa hạ.
“Ông ngồi đó dưới gốc cây mơ màng nhìn xuyên qua làn khói. Những
thanh sắt làm khung trơ trọi, những mảnh tường chưa dụng kín, những chiếc mái
cong vút vẫn còn phải có cái chống, cái kê nhưng ông biết chắc giấc mơ mà ông
gọi là Giấc Mơ Việt Nam của ông nay đã thành.” (CƯCR, trang 214).
Đó là khi Lê Thiệp viết về Cha Long với ngôi Thánh đường Mẹ Việt Nam ở Silver Spring, Maryland, được xây cất theo kiểu mẫu cổ truyền đình làng Việt Nam với mái ngói cong, khởi công từ 1992 và hòan tất năm 1999.
Đó là khi Lê Thiệp viết về Cha Long với ngôi Thánh đường Mẹ Việt Nam ở Silver Spring, Maryland, được xây cất theo kiểu mẫu cổ truyền đình làng Việt Nam với mái ngói cong, khởi công từ 1992 và hòan tất năm 1999.
Khi viết “Những Quả Ổi Cuối Mùa” , Lê Thiệp kể chuyện như một ông
gìa thư thái, đủng đỉnh khi thưởng thức: “Tôi cắn vào trái ổi, cắn một cách
từ tốn chậm rãi, gặm phần vỏ nhai thật kỹ. Nó hơi đắng chát, cái đắng chát dịu
dàng. Tôi ăn đến phần cùi. Giòn, sần sật, nước ngọt ứa ra thấm vào tận chân
răng. Tôi nhai phần ruột có hột. Hột ổi to nhưng không cứng lắm, nhai vỡ ra kẹt
vào kẽ răng. Tôi vừa đi vừa hít hà để những hột ổi bong ra.” (Chân Ướt Chân
Ráo)
Lối hành văn của Lê Thiệp đã phản ảnh cuộc sống thấm kín trong con
người Phóng viên sôi nổi và nhiều khi “rất liều lĩnh” của anh.
Chàng Nhà báo kiêm Văn sỹ này ăn chơi cũng thả dàn, xoa mạt chược cũng chẳng thua ai, uống rượu cũng hơn nhiều người nhưng khi làm việc thì cũng rất chi tiết và biết tính toán lời lỗ như anh đã thành công trong thương trường vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn với hệ thống “Phở 75 -Danh Bất Hư Truyền”.
Thật vậy, cái tên Phở 75 đã gói ghém không những chỉ có mùi thơm
của món ăn “quốc hồn quốc túy Việt Nam” đã thành danh Quốc tế mà còn chứa đựng
cả một bầu trời thương nhớ và kỷ niệm của người Việt đã bỏ nước ra
đi tìm tự do sau ngày 30/4/1975.
Vì vậy mà ta không lạ khi thấy nhiều người đã gọi Lê Thiệp là “ông Phở 75” , hay “Thiệp 75” là vì thế.
Là một trong những “thuyền nhân” vượt biển tìm tự do đầu tiên được tầu buôn Nhật Bản cứu vớt trên Biển Đông, Lê Thiệp, cũng như nhiều người miền Nam khác cùng cảnh ngộ phải bỏ nước ra đi, anh đã trả qua nhiều cay đắng trên chặng đường “thập tử nhất sinh ấy”.
Giờ đây, dù chưa biết chứng Ung thư gan “ở thời kỳ cuối cùng” sẽ đưa anh về đầu, nhưng Lê Thiệp vẫn mơ sẽ có ngày ở Việt Nam độc gỉa sẽ nhìn thấy những Tác phẩm của anh và của Tủ sách Tiếng Quê hương được bầy bán ở khắp cõi Quê hương không còn Cộng sản nữa./-
Phạm Trần
Vì vậy mà ta không lạ khi thấy nhiều người đã gọi Lê Thiệp là “ông Phở 75” , hay “Thiệp 75” là vì thế.
Là một trong những “thuyền nhân” vượt biển tìm tự do đầu tiên được tầu buôn Nhật Bản cứu vớt trên Biển Đông, Lê Thiệp, cũng như nhiều người miền Nam khác cùng cảnh ngộ phải bỏ nước ra đi, anh đã trả qua nhiều cay đắng trên chặng đường “thập tử nhất sinh ấy”.
Giờ đây, dù chưa biết chứng Ung thư gan “ở thời kỳ cuối cùng” sẽ đưa anh về đầu, nhưng Lê Thiệp vẫn mơ sẽ có ngày ở Việt Nam độc gỉa sẽ nhìn thấy những Tác phẩm của anh và của Tủ sách Tiếng Quê hương được bầy bán ở khắp cõi Quê hương không còn Cộng sản nữa./-
Phạm Trần
(03/013)
**********************************
ĐẢNG THẮNG-DÂN THUA-
NƯỚC MẤT AI KHÓC ?
Phạm Trần
Đợt 1 lấy ý kiến tòan dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 của đảng Cộng
sản Việt Nam (CSVN) chốt lại ngày 31/03 (2013), và đợt thứ 2 sẽ nối tiếp
cho đến ngày 30/09 (2013) để cho Quốc hội thảo luận hòan tất Hiến pháp mới vào
cuối năm.
Lịch trình này xem ra suôn sẻ nếu không có những đợt sóng người
dân trong xã hội nổi lên chống đảng và chống Bản Hiến pháp vì quyền làm chủ đất
nước của họ đã bị đảng tiếp tục xoá đi để cai trị đất nước không ai đồng
ý bằng lá phiếu.
Nhưng đảng không quan tâm lắm vì dân có chống đến đâu đảng
vẫn tìm thắng bằng mọi cách. Tuy không “cưỡng chế” hay “áp đặt”, nhưng
chỉ cần có sự hiện diện của cán bộ phường, khóm và Công an khu vực cũng đã bảo
đảm cho đảng có được hai chữ “đồng ý” của người dân, nếu họ không muốn bị phiền
hà, xách nhiễu sau này.
Ngay cả tại các buổi gọi văn chương cho sang là “thảo luận”, “tọa
đàm”, hay “hội thảo khoa học” về Hiến pháp sửa đổi thì “đố” ai dám đòi bỏ Điều
4 Hiến pháp loại đảng ra khỏi vai trò “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” ?
Thế cho nên đảng sẽ thắng lớn và người dân thì nhất định
phải thua, có chạy đi đâu cũng không “thoát khỏi lưới” nhà nước.
Bằng chứng như lời tuyên bố của Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ thì đến ngày 25/03 (2013) “Bộ Tư pháp đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến các bộ, ngành; 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của địa phương với tổng số 88 báo cáo, ước tính khoảng 5.000 trang. Kết quả tổng hợp cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.”
Thống tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết tiếp : “Đa số các ý kiến góp ý cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại các Nghị quyết của Đảng; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Dự thảo đã ghi nhận rõ một số nguyên tắc, nền tảng; định danh rõ các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể hiện tư duy mới trong các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bổ sung các thiết chế hiến định độc lập.”
Bằng chứng như lời tuyên bố của Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ thì đến ngày 25/03 (2013) “Bộ Tư pháp đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến các bộ, ngành; 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của địa phương với tổng số 88 báo cáo, ước tính khoảng 5.000 trang. Kết quả tổng hợp cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.”
Thống tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết tiếp : “Đa số các ý kiến góp ý cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại các Nghị quyết của Đảng; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Dự thảo đã ghi nhận rõ một số nguyên tắc, nền tảng; định danh rõ các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể hiện tư duy mới trong các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bổ sung các thiết chế hiến định độc lập.”
Như vậy thì Hiến pháp là của dân hay của đảng ? Văn kiện này chỉ
nhằm “hiến pháp hóa” Cương lĩnh và các Nghị quyết của đảng thì đầu phải là Hiến
pháp mà là Quy chế của đảng viên mới đúng chứ ?
Tại sao đảng lại tham lam qúa như thế ? Ngòai Cương lĩnh, đảng còn
có Điều lệ đảng và hàng trăm văn kiện khác như Quy định số 47-QĐ/TW ấn định “19
Điều đảng viên không được làm” và Quy định kê khai tài sản có từ 2007 (Số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007), sau được
sửa đổi theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP mà có dẹp
nổi tham nhũng đâu ?
Bây giờ đảng lại bầy ra Hiến pháp để bắt dân phải coi đảng như nhà nước và nhà nước là của riêng đảng thì dân là “bù nhìn”, là “thứ bung xung” cho đảng sử dụng cho quyền lợi của đảng chứ dân có “cái khố” gì mà “làm chủ” như đảng tuyên truyền để bịp người nước ngoài ?
Bây giờ đảng lại bầy ra Hiến pháp để bắt dân phải coi đảng như nhà nước và nhà nước là của riêng đảng thì dân là “bù nhìn”, là “thứ bung xung” cho đảng sử dụng cho quyền lợi của đảng chứ dân có “cái khố” gì mà “làm chủ” như đảng tuyên truyền để bịp người nước ngoài ?
Nhưng tại sao lại chỉ mới có 15 triệu lượt người góp ý sửa đổi
Hiến pháp trong khi riêng số công chức “chính quy” đã có khỏang 2.8 triệu. Vậy
số người ăn lương dân đông như kiến “không có biên chế” trong các
cơ quan “phụ diễn” hay “ngọai vi” từ trung ương xuống cơ sở còn lại chiếm bao
nhiêu phần trăm trong số dân cả nước đã vượt trên 90 triệu người, tính
đến năm nay (2013) ?
Con số 15 triệu có phản ảnh trung thực đồi với công tác lấy ý kiến
Hiến pháp không hay đã có tình trạng lơ là, không tha thiết trong hàng ngũ cán
bộ, đảng viên với việc sửa đổi Hiến pháp vì ai cũng biết có đóng góp hay
không cũng không thay đổi được kết qủa theo ý muốn của đảng ?
Tình trạng thờ ơ còn thấy cả trong đội ngũ những người làm báo của đảng CSVN, căn cứ theo báo cáo tại cuộc họp tại Hà Nội ngày 26/03 (2013) của Hội Nhà báo.
Tình trạng thờ ơ còn thấy cả trong đội ngũ những người làm báo của đảng CSVN, căn cứ theo báo cáo tại cuộc họp tại Hà Nội ngày 26/03 (2013) của Hội Nhà báo.
Báo điện tử của Trung ương đảng viết : “Theo Phó Chủ tịch Thường
trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ, trong các ý kiến được gửi đến
Hội, có 411 ý kiến trực tiếp góp ý vào các Chương, Điều, Khoản cụ thể. Tổng hợp
các ý kiến đóng góp cho thấy, các cấp Hội, hội viên nhà báo cơ bản nhất trí với
nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc sửa đổi Hiến pháp là để
phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi
sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhằm
xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.”
Tại sao lại chỉ có 411 ý kiến trong khi Hội Nhà báo có đến 17,000 hội viên ? Sự chênh lệch qúa đáng này đã nói lên điều gì trong khi những người làm báo đảng cũng là cán bộ đảng ?
Tại sao lại chỉ có 411 ý kiến trong khi Hội Nhà báo có đến 17,000 hội viên ? Sự chênh lệch qúa đáng này đã nói lên điều gì trong khi những người làm báo đảng cũng là cán bộ đảng ?
Chẳng nhẽ những người có bổn phận phải tuyên truyền cho chủ
trương, đường lối của đảng mà cũng lãnh đạm với công tác chính trị quan trọng
này sao ?
Nhưng theo báo đảng thì: “Đại đa số ý kiến nhất trí với quy định đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Các ý kiến cho rằng đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn trong việc quản lý đất đai.”
Như thế là cán bộ báo chí đã “bảo hòang hơn vua rồi”. Khi Hiến pháp viết “đất đai thuộc về tòan dân” là đã lấy mất quyền “tư hữu” của người dân rồi, nhưng khi Nhà nước lại cho mình quyền “đại diện sở hữu” tức là “qủan lý” giúp dân thì dân đầu còn quyền làm chủ đất đai nữa ?
Nhưng theo báo đảng thì: “Đại đa số ý kiến nhất trí với quy định đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Các ý kiến cho rằng đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn trong việc quản lý đất đai.”
Như thế là cán bộ báo chí đã “bảo hòang hơn vua rồi”. Khi Hiến pháp viết “đất đai thuộc về tòan dân” là đã lấy mất quyền “tư hữu” của người dân rồi, nhưng khi Nhà nước lại cho mình quyền “đại diện sở hữu” tức là “qủan lý” giúp dân thì dân đầu còn quyền làm chủ đất đai nữa ?
Nhưng ai cho phép Nhà nước được quyền “quản lý” thay dân mới được
chứ ? Nhà nước vừa “đá bóng vừa thổi còi” y như đảng tự cho mình
quyền lãnh đạo “nhà nước và xã hội”, có phải không ?
Bằng chứng hai-năm-rõ-mười như thế mà đảng cứ lôi lời ông Hồ Chí
Minh ra mà tuyên truyền ra rả ngày đêm rằng “ Ngoài lợi ích của nhân dân
Đảng ta không có lợi ích nào khác” thì nghe có lọt lỗ tai
không ?
“Liên quan đến Điều 70 của Chương IV (Bảo vệ Tổ quốc) quy định
“Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tổ quốc và nhân dân…”, Hội Nhà báo báo cáo tiếp, “ Đa số các ý kiến
thống nhất với điều này và không tán thành việc phi chính trị lực lượng vũ
trang. Bởi thực tế cách mạng Việt Nam suốt từ ngày thành lập Đảng đến nay cho
thấy, không thể tách rời lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng.”
Đúng là cái Hội nhà báo “không được tự do viết” này đã làm theo mọi điều đảng muốn. Sự thể bắt Quân đội phải “tuyệt đối trung thành với đảng” trên cả Tổ quốc và nhân dân là hòan tòan sai trái với 4 Hiến pháp trước đây (1946,1959,1980 và 1992). Việc Hiến pháp sửa đổi đặt Quân đội dưới quyền đặc quyền sử dụng như một công cụ của đảng đã biến đảng như “một hội kín”, “một băng đảng có vũ trang” để cho đảng lũng đọan quốc gia.
Nhưng Hội Nhà báo không lẻ loi trong lý luận “cối chầy” này mà hội còn được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 “tát nước theo mưa” trong cuộc thảo luận trực tuyến với người dân sáng ngày 26/03 (2013) trên báo điện tử đảng.
Đúng là cái Hội nhà báo “không được tự do viết” này đã làm theo mọi điều đảng muốn. Sự thể bắt Quân đội phải “tuyệt đối trung thành với đảng” trên cả Tổ quốc và nhân dân là hòan tòan sai trái với 4 Hiến pháp trước đây (1946,1959,1980 và 1992). Việc Hiến pháp sửa đổi đặt Quân đội dưới quyền đặc quyền sử dụng như một công cụ của đảng đã biến đảng như “một hội kín”, “một băng đảng có vũ trang” để cho đảng lũng đọan quốc gia.
Nhưng Hội Nhà báo không lẻ loi trong lý luận “cối chầy” này mà hội còn được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 “tát nước theo mưa” trong cuộc thảo luận trực tuyến với người dân sáng ngày 26/03 (2013) trên báo điện tử đảng.
Ông Thông nói : “Một trong những điểm làm rõ hơn trong vấn đề
này là tiếp tục khẳng định: lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, Tổ quốc,
Nhà nước và nhân dân. Điều này xuất phát từ thực tế, Đảng ta là người sáng lập
lực lượng vũ trang, lãnh đạo lực lượng vũ trang. Đó là một sự thật lịch sử và
tiếp tục sẽ là như vậy. Cho nên, việc khẳng định lực lượng vũ trang trung thành
với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng là một điều đương nhiên. Lực lượng vũ trang
phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc và Đảng ta không có lợi ích riêng. Việc
lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, với nhân dân là thống nhất với nhau.”
Nghe ông Thông nói mà lùng bùng cả lỗi tai,chóng cả mặt. Quanh đi quẩn lại vẫn “Đảng ta không có lợi ích riêng “, nhưng dân đâu muốn đảng lấy “cái chung của đất nước” làm “của riêng cho đảng” đâu” ? Có giỏi thì đảng “nhả” cái Điều 4 ra coi ?
Nghe ông Thông nói mà lùng bùng cả lỗi tai,chóng cả mặt. Quanh đi quẩn lại vẫn “Đảng ta không có lợi ích riêng “, nhưng dân đâu muốn đảng lấy “cái chung của đất nước” làm “của riêng cho đảng” đâu” ? Có giỏi thì đảng “nhả” cái Điều 4 ra coi ?
Ông Thông đã trả lời cho thách đố này rằng : ‘’Về cơ bản,
Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã kế thừa và giữ nguyên nhiều nội dung
đã được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp hiện hành. Việc Hiến pháp khẳng định
vai trò lãnh đạo của Đảng là nội dung mang tính nguyên tắc. Đó là sự lựa chọn
của lịch sử và của dân tộc ta. Mấy chục năm qua, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với tiến trình cách mạng nước ta đã và đang là một tất yếu lịch
sử, tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo ấy vừa có cơ sở đạo lý, vừa có cơ sở pháp
lý. Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1980 trước đây của Nhà nước ta đều
khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Điều này cho thấy sự phù hợp với lịch sử đấu tranh giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như thực tiễn đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 cho thấy, quy
định về vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vẫn giữ
nguyên giá trị.’’
Cái ‘’vớ vẩn’’ của lý luận quyết bám cho bằng được ghế lãnh đạo độc quyền của đảng vẫn cứ quanh quẩn ở cái mỏ con vẹt hót mãi ‘’ Đó là sự lựa chọn của lịch sử và của dân tộc ta’’, nhưng ‘’lịch sử nào’’ và ‘’dân tộc’’ nào mới được chứ , hay đảng đã ‘’tự biên tự diễn’’ rồi nhét chữ vào tai dân bắt họ phải nghe ?
Cái ‘’vớ vẩn’’ của lý luận quyết bám cho bằng được ghế lãnh đạo độc quyền của đảng vẫn cứ quanh quẩn ở cái mỏ con vẹt hót mãi ‘’ Đó là sự lựa chọn của lịch sử và của dân tộc ta’’, nhưng ‘’lịch sử nào’’ và ‘’dân tộc’’ nào mới được chứ , hay đảng đã ‘’tự biên tự diễn’’ rồi nhét chữ vào tai dân bắt họ phải nghe ?
Nhưng liệu dân còn nghe đảng bao lâu nữa, hay trên 7 triệu người
Công giáo, 20 triệu tín đồ Phật giáo của Giáo hội Việt Nam Thống nhất, 3 triệu
môn đồ của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo thuần túy (Cụ Lê Quang Liêm) và hàng chục
ngàn ‘’công dân tự do’’ và Trí thức, đảng viên, cựu đảng viên, cán bộ và công
nhân viên đã dứt khoát bỏ đảng qua các Tuyên bố tẩy chay đảng và bác bỏ Hiến
pháp của Nhà nước đang lan rộng trên cả nước ?
Như thế thì dù đảng có thắng trong ‘’cuộc cờ chính trị Hiến
pháp’’, nhưng lỡ khi Trung Cộng chiếm mất Biển Đông như quân Trung Cộng đang tự
do hòanh hành ở đó từ mấy tháng qua thì ai là người sẽ khóc ?
E rằng đến lúc đó sẽ có ‘’một bộ phận không nhỏ’’
người dân sẽ lôi đảng ra mà lột xác chứ chẳng nói đùa đâu./-
Phạm Trần
(03/013)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment