Wednesday, April 3, 2013

Fw: Hậu quả của Khủng bố...


From: My Lan Quan <
To: ngonngu_Viet <
Sent: Monday, April 1, 2013 12:05 PM
Subject: [ngonngu_Viet] Fw: Hậu quả của Khủng bố...

 

 

Thưa các thành viên của diễn đàn Ngôn Ngữ Việt.

 

Xin gửi đến quý vị đọc để ngậm ngùi.

 

Ngôn ngữ nào để nói cho hết những đau thương cùng cực của người Việt Nam?

Quý vị là những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... quý vị hãy viết lên, hãy nói lên, hãy 

hát lên những lời bi ai để khóc cho những người đã nằm xuống, những người

đang sống trong cái nhà tù giam hãm linh hồn hay cả thể xác và linh hồn những

con người Việt Nam nhỏ bé trước cái ác, cái dã man của những người cùng mang

dòng máu Việt Nam.

Sau gần 40 năm tại Miền Nam hay hơn 60 năm tại Miền Bắc người trí thức VN đã

làm gì trước những thống khổ chồng chất của dân mình? 

 

Quản Mỹ Lan

 

_______________________________ 

 

 

 

 

 

Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng


 

Cuốn sách “A reporter's love for a wounded people” của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết “foreword” và endorsements.  Bản dịch cũng đã xong.  Ðược phép của tác giả, chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động. Ðoạn kết:  “Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng”.

Tác giả là người Ðức, hiện cư ngụ tại USA. Là phóng viên, ông có mặt tại VN khoảng 5 năm, và là chứng nhân việc thảm sát Mậu Thân, và việc tìm tử thi  4 vị giáo sư Ðức của Ðại học Y Khoa Huế bị thảm sát.  

 

 

 

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam (VN). Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng Sản VN và nhiều nguời sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”.

 

1972, ga xe lửa Huế  – nơi khởi hành chuyến tầu tượng trưng mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ  –  đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng.  Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại, chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui?  

 

Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng Sản bên Đông và Dân Chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?


Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển; những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ.

 

Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt.

 

Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như  các vị Tổng Thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ Tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Xô Viết.

 

Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù, và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.


Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng Sản chiếm miền Nam VN như  là một cuộc “giải phóng”.   Điều này đặt ra một câu hỏi: Giải phóng cái gì, và cho ai?

 

Có phải miền Nam VN đã được giải phóng khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí?

 

Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3-4 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975; và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc; và làm từ 200,000 đến 400,000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?


Có phải là hành động giải phóng không; khi xử tử 100,000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ?

 

Đây đã là một màn trình diễn nhân đạo sao (?) khi bên thắng cuộc lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165,000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn?  (theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế, do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu).


Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân”.  Cũng đúng thôi, nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ  Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì “chiến tranh nhân dân” phải được hiểu là “cuộc chiến tranh của nhân dân”.

 

Thực tế không phải như  vậy. Đã có khoảng 3.8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164,000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng Sản VN trong cùng thời kỳ (theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của Đại học Hawaii). Ngũ Giác Đài ước tính khoảng 950,000 lính Bắc Việt và hơn 200,000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58,000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.


Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, một câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu.  Câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng Sản hay không?

 

-        Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư  vào Nam năm 1954, trong khi chỉ có khoảng130,000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?

-        Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không?Không.

-        Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những ngư ời trưởng làng thân Cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không.

-        Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không.

-        Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.

 

Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này. Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng – và vẫn còn – đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương.

 

Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó (chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng Sản); hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như  ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng.

 

Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng Sản nữa để mà trốn.

 

Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.


Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).


Khi tôi viết đoạn kết này, một ký  giả đồng nghiệp và một loại học giả (sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ) đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết.

Tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như  dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.


Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam, nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?

 

Với tư  cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: Tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà “tội ác” duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội?

 

Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư  trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?


Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây ĐứcMonika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như  là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó, và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ.

 

Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất.

 

Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich: Heinrich Himmler. Oxford: 2012).

 

Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ra  ý  kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.


Trong một cuốn sách gây chú ý  về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại Tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère: Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng Sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như  sau:

 

Giáp:                     Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại Tá!

Charton:              Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại Tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố.


Võ  Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật.

 

Cái nửa kia là các nền dân chủ như  Hoa Kỳ, đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ  Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.


Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là:

 

Khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ.

Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận.

Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam.

Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ, vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.


Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu, tôi biết ai là Chúa của lịch sử.

 

Chiến thắng của Cộng Sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội.

 

Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa.

 

Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.


Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link