Những chuyện hỗn tạp như thế
này 40 năm trước không bao giờ xảy ra. Vậy kết quả từ đâu mà ra. Hỏi là đã tự
trả lời. ??
DO ĐẠI SỨ QUÁN VC GÂY RA
Hỗn chiến ở chợ Đồng
Xuân – Berlin (ĐứcQuốc) trước thềm kỷ niệm 40 năm QUỐC HẬN
|
Cổng vào chợ Đồng Xuân của người Việt ở
Berlin, Đức
Hôm thứ bảy sang Berlin chơi
nhà bà cô, hôm sau bà cô bảo chở ra chợ Đồng Xuân mua đồ. Vừa mới đậu xe bên
đường nhà hàng Đồng Xuân Quán đã thấy tiếng hò hét, đập phá vang trời. Mình
biết ngay là có đánh nhau, vội chốt cửa xe lại không cho bà cô ra.
Toàn choai choai đầu xanh, đầu
đỏ người miền Trung các bác ạ. Chả hiểu tụi này ăn nhạu cùng bàn với nhau,
đến mấy chục đứa nhân dịp gì tụ tập ăn nhâu, cuối cùng chia hai phe
choảng nhau. Còn kinh hơn phim hành động. Vác ghế, vác đồ đuổi đánh nhau từ
nhà hàng Đồng Xuân Quán ra khắp quanh chợ. Mấy chục thằng thanh niên hỗn
chiến thì các bác hiểu kinh hoàng, ầm ĩ đến mức nào rồi.
Kết cục là xe cứu thương đến chở hai hay ba thằng đi viện, máu me
nhoe nhoét.
Lần trước mình sang, mới vào
cổng chợ thấy một tốp 7 thằng choai choai người miền Trung như là Quảng Bình,
Nghệ An gì đó, thằng tóc dựng, tóc trọc, tóc xiên xẹo đủ kiểu đi thành
đoàn ra chỗ đợi tàu điện trước cửa chợ. Bọn nó nói năng , chửi tục ầm ĩ ngoài
đường. Mình nhìn mà cứ ngỡ đang ở Việt Nam chứ chả phải ở Châu Âu.
Còn một đống người Di Gan đứng bán điện thoại ở cửa chợ, cứ khách
nào vào là dí cái Samsung hay iphone6 của Tàu Khựa ra mời.
Bây giờ nói lại vụ đánh nhau
kia, dân tình xa như mình nhìn thấy thì vỡ hết mật. Còn dân chợ hay người
Việt ở Berlin thì chắc quen rồi hay sao, thấy dửng dưng như không. Mình
lân la hỏi bà cô. Bà ấy bảo bọn này toàn đứa mới trốn sang đây qua đường du
lịch bên Nga, rồi băng rừng qua Lát Vi A hay U Cờ Rai Na qua Ba Lan vào Đức.
Mày ở Ba Lan thì lạ gì, chúng mày chuyên chở từ bên đó sang đây biết quá bọn
này còn hỏi. Giờ bọn nó đầy nhan nhản ở Berlin, giấy tờ không có, đi làm
chui, bán thuốc lá, đồ ăn cắp, đồ giả. Bọn nó cứ chục đứa thuê một cái nhà
trải đệm ra ở. Sống bất cần đời, chả có gì để mất nên chúng chẳng ngại gì cả.
Mình hỏi ông bán hàng ở chợ. sao bảo vệ chợ đâu mà không ngăn, nghe
nói chủ chợ Hiền Đồng Xuân máu mặt lắm mà.
Ông bán hàng nói bảo vệ chợ chả là cái đinh, thuê bảo vệ người Đức
đấy. Thế mà có lần bọn nó đánh cho cả bảo vệ Đức toét đầu, bây giờ bọn bảo vệ
Đức cũng chờn.
Mình thắc mắc thế cảnh sát Đức không bắt được à, ông bán hàng nói
đến người Đức bị đánh còn chả tìm được ra đứa nào đánh, nói chi bọn Việt Nam
đánh nhau.
Quay về nhà hỏi chồng bà cô, ông này phán.
- Chúng nó bỏ mười mấy ngàn oi
rô sang đây, luồn lách bờ bụi, vượt rừng, sông suối. Tưởng đến thiên đường.
Nào ngờ vào đây nghiêm, có giấy tờ, biết tiếng làm còn mửa mật ra. Huống chi
toàn thanh niên lêu lổng ở quê, nghề ngỗng tiếng tăm chả có. Thằng nào lành
thì đi làm lậu cho người Việt tích cóp tiền rồi nhận bố. Nhận bố thế mất vài
chục ngàn. Thằng nào thiếu kiên nhẫn thì sống bất cần, trộm cắp, bán thuốc lá
giả…đủ kiểu.
Mình hỏi nhận bố là thế nào. Ông chồng bà cô giải thích.
- Là có một con nào đấy, nó có
giấy tờ hợp pháp, nó có con với mày, nó cho mày nhận làm bố, thế là mày được
ăn theo con. Có giấy tờ, mất vài chục ngàn. Cứ vào các chỗ dịch vụ có biển
treo đầy chợ này hỏi là có chi tiết đầy đủ hết.
Mình hỏi thế còn phụ nữ thì sao, ông ấy nói.
- Bọn con gái cũng thế, trốn
sang đây toàn trẻ ranh. Nó kiếm thằng nào có giấy tờ để đẻ đứa con, thằng kia
nhận bố, con mẹ và đứa con được giấy tờ, mất vài chục nghìn cho thằng nhận bố
. Thời gian sau đứa con gái đấy là đẻ đứa nữa, cho thằng khác nhân làm bố.
Kiếm lại số tiền trước kia. Dư ra hai đứa con, nhà nước Đức trợ cấp cho 3 mẹ
con, sống khoẻ re. Mỗi tội con cái tùm lum không biết đứa nào con bố nào.
À, thế thì mình hiểu vì sao mấy
lần trước qua chợ Đồng Xuân bên này, thấy các bà mẹ trẻ đi nườm nượp, đứa thì
dắt tay, đứa thì nằm xe nôi mẹ đẩy. Ít thấy bà mẹ nào có chồng đi cùng. Người
ta còn bảo đi quá chợ Đồng Xuân một tí, có cả khu phụ nữ Việt Nam ở, chả ai
có chồng cả. Người Việt ở Berlin gọi đó là Bến Không Chồng.
Mình hỏi thấy quảng cáo chợ Đồng
Xuân sắp làm kỷ niệm 40 năm người Việt hội nhập ở Đức. Các đoàn thể, sứ quán,
hội hè đông đảo lắm. Tại sao họ không hướng dẫn cho các bạn trẻ kia có cách
sống tốt hơn. Ông chú nói.
- Ở đây nó thế, thằng thì buôn
cứ buôn lo kiếm tiền. Thằng nào thích làm chủ tịch hội lấy oai với họ hàng
quê nhà thì cứ làm lấy oai. Thằng nào sống bất hợp pháp thì cứ sống kiểu bất
hợp pháo. Chả thằng đéo nào bảo được thằng nào cả, xứ tự do mà. Hội hè, đoàn
thể để lấy mẽ chụp ảnh phô trương. Bố thằng đoàn hội nào dám gặp bọn bất hợp
pháp để mà hướng dẫn, khuyên bảo cái gì. Ngay cả các hội đoàn còn chửi nhau
như mổ bò, kiện cáo nhau quanh năm. Đủ thứ kiện, kiện xúc phạm danh dự, kiện
quỵt tiền hội, kiện cướp hợp đồng này nọ. Mày bên đó đọc báo thì tưởng bên
này gắn bó, đoàn kết, sống tốt. Chứ thực ra thì mày tận mắt thấy đấy, dân vô học
thì đánh nhau toé máu. Dân có học tí thì kiện tụng nhau ra toà, thuê luật sư
tới tấp.
Mình hỏi thế thì kỷ niệm hội nhập cái gì.?
Ông chú bảo.
- Thì cũng có một số ít người ta sang khi xưa, có học hành, tri thức
họ đi làm công sở cho Đức hay mở nhà hàng kinh doanh cũng được. Nhưng chả đáng
là bao so với cộng đồng, nhất là giờ thêm bọn trẻ nó trốn sang từ Nga nữa.
Nói về hội nhập thành công may ra có bọn thuyền nhân tị nạn. Bọn đấy thì gần như
chúng nó toàn bộ có học hành, làm trong công sở người Đức. Bọn đấy thì
chả bao giờ chúng nó dây dưa đến mấy cái hội đoàn Berlin này. Hội đoàn ở đây
làm cái gì cũng hỏi ý kiến sứ quán, họp hành gì cũng mời sứ quán đến dự. Bọn
tị nạn thì nó còn biểu tình phản đối nhà nước mình, làm sao mà chúng nó tham
gia ba cái hội đoàn như vậy được.
Đến bữa cơm, bà cô dặn ông chồng.
- Đấy, ở chợ bây giờ sợ lắm anh ạ. Đi ra đó là phải cẩn thân, nhìn
thấy bọn choai choai là phải tránh ra xa không thì phải đầu, phải tai. Chả ai
làm gì được chúng nó đâu.
Ông chồng lẩm bẩm chửi thề.
- Mẹ nó chứ, đi cả nước Đức này
ở đâu cũng thấy an toàn. Thế mà đến chợ người Việt của mình, toàn người dân
tộc mình lại phải sợ mới nhục cơ chứ.
Tác giả: Handlarz Wiatrem
(Đàn Chim Việt)
.
|
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment