On Friday, October 2, 2015 7:13 PM, Elvis Nguyen Tran <> wrote:
MỘT TÍN ĐỒ HỒI GIÁO
CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT CÔNG DÂN TỐT
CỦA HOA KỲ HAY KHÔNG?
Câu hỏi trên đây đã được một người bạn của tác gỉa, người này đã
sống ở Saudi Arabia trong 20 năm trả lời như sau:
Về phương diện Thần Học : KHÔNG.
Vì họ chỉ trung thành với một mình đấng Allah mà thôi.
Về phương diện Tôn giáo : KHÔNG.
Vì Đấng Allah chỉ chấp nhận một tôn giáo duy nhất là Hồi Giáo mà
thôi. (Kinh Koran 2:256)
Về phương diện truyền thống :KHÔNG
Vì họ chỉ trung thành với Năm trụ cột của Hồi Giáo và Kinh Koran
mà thôi.
Về phương diện địa lý: KHÔNG.
Vì họ chỉ trung thành với Mecca, nơi mà họ đều phải hướng về đó
mà cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
Về phương diện xã hội :KHÔNG.
Vì lòng trung thành với Hồi Giáo đã ngăn cấm tín đồ làm bạn với
Người Thiên Chúa giáo và Người Do Thái giáo.
Về phương diên chính trị: KHÔNG.
Vì họ phải tùng phục các vị lãnh đạo tinh thần của họ, những
người này luôn luôn truyền dậy cho họ rằng Do Thái và Mỹ là một lũ qủi Satan.
Về phương diện gia đình : KHÔNG.
Vì họ thường được dậy bảo là hãy lấy 4 vợvà hãy đánh đập, trừng
phạt vợ nếu vợ không biết vâng lời và không biết phục tùng (Koran:
4.34).
Về phương diện lý trí: KHÔNG.
Vì họ không thể chấp nhận bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, một Bản Hiến
Pháp đặt nền tảng trên Thánh Kinh, một cuốn sách bị họ coi là đồi trụy.
Về phương diện triết học: KHÔNG.
Vì Đạo Hồi, Đức Ma Hô Mét và Kinh Coran không cho phép việc thực
hiện tự do tôn giáo và tự do biểu lộ nìêm tin tôn giáo. Nền Tự Do Dân Chủ và
Hồi Giáo không thể sống chung hòa thuận vì tất cả các chính quyền Hồi Giáo đều
là độc tài toàn trị.
Về phương diện tinh thần : KHÔNG.
Vì tại Hoa Kỳ, chúng ta luôn luôn tuyên xưng “ One
Nation under God”. Thiên Chúa của Thiên Chúa Giáo là đấng hiền hậu và
nhân từ. Trong khi Chúa Allah không hề được xưng tụng như là một người Cha hiền
lành hay được gọi là Đấng Từ Bi qua suốt 99 danh xưng trong kinh Coran.
Do vậy, sau khi nghiên cứu và khảo sát, có lẽ chúng ta nên nghi
ngờ TẤT CẢ mọi người Hồi Giáo đang sống trên quốc
gia này. Rõ ràng là họ không thể vừa là một tín đồ Hồi Giáo Tốt vừa là một
người công dân Mỹ tốt. Bạn muốn gọi điều đó là gì thì tùy bạn, nhưng đó là sự thật.
Và bạn nên tin như vậy. Càng hiểu biết tường tận điều này thì càng có lợi cho
đất nước và tương lai của chúng ta hơn. Chiến tranh tôn giáo là một cái gì to
lớn hơn sự hiểu biết của chúng ta.
Xin lưu ý, chính người Hồi Giáo đã thường tuyên bố là họ sẽ tiêu
diệt chúng ta từ trong nội bộ của chúng ta.
Do đó
TỰ DO KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ.
THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN ƯỚC MONG THÔNG ĐIỆP NÀY SẼ ĐƯỢC PHỔ BIẾN
TRÊN KHẮP HOA KỲ.
Mỹ, Nga, và Syria
Nguyễn Văn Khanh
“Chuyện này sẽ kéo dài chưa biết bao giờ mới dứt,” Thượng Nghị Sĩ John McCain nói
với báo chí trong cuộc họp báo bỏtúi ngay trước cửa văn phòng Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, được các đài truyền hình chiếu đi chiếu đi chiếu lại suốt sáng hôm qua.
“Từ ngày đầu,” ông McCain nói tiếp, “tôi đã nhiều lần lên tiếng nói phải có kế hoạch toán diện chứ không thể áp dụng chiến lược nửa vời (mà Tổng Thống Barack Obama đang thực hiện),” kể lại kế hoạch của ông là giúp võ khí cho lực lượng nhân dân nổi dậy chống chính quyền Bashar Al-Assad, sẵn sàng can thiệp bằng không quân, lập khu vực cấm bay để bảo đảm an toàn cho những người cầm súng chiến đấu chống lại một chế độ độc tài. “Rất tiếc những gì tôi để nghị không được Tòa Bạch Ốc lắng nghe, đã thế họ còn đặt ra điều này, điều nọ, dọa dẫm nếu Al-Assad vượt lằn ranh đỏ là nước Mỹ sẽ có biện pháp cứng rắn trả đũa ngay” Kết quả: “Al-Assad vượt lằn đỏ, chính phủ Hoa Kỳ chẳng nói gì, bây giờ tới phiên Putin cũng vượt lằn đỏ luật pháp quốc tế, và tôi không tin Tòa Bạch Ốc sẽ có phảnứng.”
Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa McCain đưa ra lời tuyên bố như trên giữa lúc tin tức cho thấy tình hình Syria ngày một trở nên rối ren hơn. Tin từ Lebanon cho biết hàng trăm binh sĩ có võ trang Iran đã có mặt ở Syria để giúp chính quyền Al-Assad, những cuộc oanh kích do Không
Quân Nga thực hiện cũng bước sang ngày thứ nhì, mục tiêu vẫn là “những căn cứ của dân quân chống chính quyền, kể cả những đơn vị được CIA huấn luyện,” theo lời một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với báo chí. Viên chức yêu cầu không nêu danh tánh
này cũng đưa ra nhận định cho rằng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến giờ, “chưa bao giờ quan hệ giữa Washington và Moscow lại căng thẳng như bây giờ.”
Theo tin từ Ngũ Giác Ðài,
trong ngày Thứ Năm (mùng 1 Tháng Mười 2015) không lực Nga thực hiện hàng chục phi vụ gần 2 thành phố Hama và Homs ở miền Tây Syria, ở những địa điểm ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter
nói rõ “không có quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS” đi kèm với chỉ trích gọi hành động của Nga là hành động “đổ dầu vàolửa,” khiến cuộc nội chiến Syria trở thành khó giải quyết hơn. Ông Hassan Haj Ali, lãnh đạo lực lượng kháng chiến Liwa Suqour al-Jabal , kể trong những đơn vị trúng bom của Nga “có đơn vị của chúng tôi, gồm những tay súng được CIA huấn luyện để vừa đánh binh sĩ của Al-Assad vừa đánh khủng bố ISIS.” Ông Ali
cũng cho rằng “Nga cố tình thử thách mọi người, hành động họ làm ngụ ý muốn nói không có giải pháp nào cho Syria mà không có mặt Al-Assad.”
Những cáo buộc của Hoa Kỳ và của lực lượng dân quân nổi dậy không khiến cho Nga chùn bước. Trong cuộc họp báo ởNew York, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định những địa điểm bị giội bom “đều là những cứ điểm của ISIS,” kèm theo lời giải thích “(những kẻ bị giết là) những đứa có vóc dáng khủng bố, đi đứng như quân khủng bố, hành động như bọn khủng bố, như thế chắc chắn chúng là khủng bố.” Cố vấn Sergei Ivanov của ông Putin nói rằng mọi hoạt động của Nga đều “hợp pháp, đáp ứng theo yêu cầu của chính phủ Syria,” và gọi kế hoạch oanh kích Hoa Kỳ đang
thực hiện tại Syria là “những hành động phạm pháp, không theo đúng luật pháp quốc tế.”
Theo bà Genevievi Casagrande, chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (Institute of the Study of War), những phi vụ oanh kích của Nga “không tiêu diệt được một tên khủng bố ISIS nào, chỉ giết hại một số đông dân chúng.” Bà nghĩ “Nga không chỉ muốn yểm trợ cho chính quyền al-Assad mà còn muốn sử dụng Syria làm cửa ngõ để họ đặt chân vào Trung Ðông.” Bà Julianne Smith, cựu cố vấn đối ngoại của Phó Tổng Thống Joseph Biden thì tin rằng quyết định can dựvào Sirya “mang ý nghĩa một lời nhắn gửi từ ông Putin” với nội dung “ông ta không chỉ là một nhân vật quan trọng của thế giới, mà còn là người đang nắm một phần quyết định vận mạng chính trị của Syria” hay nói cách khác “không có Putin,
không thể giải quyết cuộc chiến Syria“
Như vậy, Hoa Kỳ phải làm gì?
Cho đến chiều Thứ Năm, vẫn chưa thấy Tòa Bạch Ốc động tĩnh gì về cách đối phó với Nga. Trong những cuộc tiếp xúc khác nhau, các viên chức Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đều đưa ra cùng một lập luận, cho rằng “Tổng Thống Putin sai lầm khi đưa quân can dự vào Syria” có thể điều này “sẽ dấy lên làn sóng chống đối từ những phần tử Hồi Giáo cực đoan ngay trong lòng
lãnh thổ Nga.” Ông phát ngôn viên Josh Earnest vừa cười vừa bảo chuyện Nga mở các cuộc oanh kích để ủng hộ Bashar Al-Assad “chứng tỏ điều chúng tôi đã nói từ lâu là chính phủ Al-Assad
đang ở thế yếu,” hứa hẹn Tòa Bạch Ốc “sẽ có phản ứng” nếu tình trạng chiến tranh leo thang.
Bên lập pháp thì sao? “Hành động của Putin là hành động điên rồ của một kẻ độc tài đi yểm trợ cho một tên độc tài khác,” Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton, thành viên Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện nói. “Putin làm được điều này vì chúng ta không có chiến lược hành động ở Syria, cách giải quyết duy nhất là Hoa Kỳ phải thật cứng rắn, phản đối sự can dự của Nga vào Syria, đồng thời vận động đồng minh của chúng ta cùng tham
gia.”
Cùng không kích IS, Nga - Mỹ có nguy cơ đụng độ ở Syria
Ngoài việc khiến căng
thẳng Nga - Mỹ tiếp tục leo thang thì các cuộc không kích mà Moscow đang thực
hiện ở Syria còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới những tình huống chạm trán bất ngờ.
Ngay trước cuộc không kích đầu tiên của Nga, mọi chuyện diễn ra
chớp nhoáng như một thước phim hành động, theo Reuters. Một đại
diện của Moscow xuất hiện vào khoảng 9h ngày 30/9 tại đại sứ quán Mỹ ở Baghdad,
thông báo rằng Nga sẽ "ném bom trong vòng một giờ" và yêu cầu
"tất cả máy bay Mỹ không hoạt động trên không phận Syria". Sau đó
không lâu, chiến đấu cơ Nga ồ ạt cất cánh.
Căng thẳng gia tăng
Theo Washington Post, việc Nga điều động không quân
can thiệp sâu vào tình hình ở Syria có nguy cơ gây ảnh hưởng tới những chiến
lược mà Mỹ đang theo đuổi tại đây, giữa lúc các quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố
họ bước đầu đạt được tiến triển trong cuộc chiến chống IS.
Động thái của Moscow đồng thời còn làm sâu sắc hơn mối bất đồng
quan điểm giữa Nga và Mỹ về tương lai của Syria. Ông chủ Điện Kremlin hồi đầu
tuần tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhấn mạnh sự ổn định của
chính quyền Syria là chìa khóa giải quyết khủng hoảng kéo dài suốt 4 năm qua ở
quốc gia này. Song, người đứng đầu Nhà Trắng phản bác rằng "thế cân
bằng" mà ông Putin nhắc tới không thể đứng vững.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết máy bay chiến đấu nước này đã
thực hiện khoảng 20 đợt tấn công nhằm vào các địa điểm mà IS kiểm soát. Các
cơ quan truyền thông nhà nước Syria cũng nói phi cơ Nga xới tung nhiều
"sào huyệt" của IS ở Rastan, Talbiseh và Homs.
Nhưng giới chức Mỹ lại tỏ ra nghi ngờ trước các thông báo từ
phía Nga và Syria bởi theo thông tin của Washington thì những khu vực xung
quanh Homs không phải là thành trì của quân khủng bố. Họ cho rằng mục tiêu
của các đợt dội bom của Nga là những lực lượng nổi dậy chống chính quyền Tổng
thống Syria Bashar al-Assad mà Mỹ và phương Tây đang huấn luyện.
Charles Lister, chuyên gia từ Trung tâm Brookings Doha, đánh giá
những cuộc tấn công này dường như là một phần của nỗ lực nhằm làm suy yếu các
thế lực chống đối chính quyền Assad chứ không phải IS.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn khẳng định những
mục tiêu Moscow hướng tới hoàn toàn giống với "các nhóm khủng bố" mà
liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công bấy lâu nay.
Đồ họa: ISW
|
Nguy cơ đụng độ
Theo giới phân tích, ngoài việc khiến căng thẳng Nga - Mỹ tiếp
tục leo thang thì các cuộc không kích của Moscow còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới
những tình huống chạm trán bất ngờ trên thực địa mà không bên nào mong muốn xảy
ra.
Trong tương lai, nếu cả hai siêu cường vẫn tiếp tục thực hiện
các chiến dịch không kích của riêng mình và những mối bất đồng khiến họ ngừng
việc liên lạc, thông báo cho nhau về kế hoạch dội bom thì khả năng xảy ra rủi
ro là không tránh khỏi.
"Bạn không có thời gian để báo cáo sự việc lên tới cấp tổng
thống khi mà hai phi cơ đang lao vào nhau với vận tốc 32 km/h", Reuters dẫn
lời một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Việc Nga hành động quá gấp gáp và báo tin cho phía Mỹ chóng
vánh, chỉ một giờ trước khi tiến hành không kích, cũng khiến các chuyên gia
phải lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ đụng độ trên không có thể xảy ra bất cứ
lúc nào.
"Đó không phải là cách mà những nước có trách nhiệm thường
làm", một quan chức Mỹ giấu tên bình luận.
Thái độ cứng rắn của Mỹ cũng là một yếu tố khiến rủi ro tăng
cao. Cáo buộc Nga đang "đổ thêm dầu vào lửa", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ashton Carter hôm 30/9 tuyên bố phi công Washington vẫn sẽ tiếp tục các chiến
dịch không kích nhằm vào IS ở Syria, bất chấp việc Moscow yêu cầu máy bay Mỹ
tránh xa khỏi khu vực chiến đấu cơ Nga hoạt động.
Theo National Post, Washington cùng ngày đã thực
hiện một số đợt dội bom gần thành phố Aleppo của Syria nhưng không thông báo
cho Moscow biết về địa điểm cũng như thời gian hành động.
"Không, chúng tôi không báo", một quan chức Mỹ nói.
"Việc không kích này đòi hỏi tính bất ngờ", ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, trái ngược với sự lo ngại của nhiều người, quan sát
viên Emma Ashford lại cho rằng nguy cơ xảy ra đụng độ Nga - Mỹ ở Syria là không
đáng lo ngại. Thay vào đó, các nhà lập pháp Mỹ nên nhìn vào những khía cạnh
tích cực của bước phát triển mới này.
Sự đóng góp của Nga vào tình hình tại Syria sẽ giúp giải tỏa một
số sức ép mà Mỹ đang phải gánh liên quan đến việc giải quyết tình trạng hỗn
loạn ở khu vực này. Dù Nga từ trước đến nay đều lên tiếng ủng hộ chính quyền
ông Assad, trái ngược với Mỹ, nhưng đề nghị thành lập một liên minh mới chống
IS của Tổng thống Putin là hoàn toàn chính đáng.
Thực tế, cái bắt tay giữa Mỹ với các lực lượng do Nga và Iran
hậu thuẫn ở Syria có thể là cách hữu hiệu nhất để làm suy giảm sức mạnh của IS
trong dài hạn.
Mặt khác, số lượng máy bay chiến đấu mà Nga cam kết điều động
tới Syria khá ít ỏi, chỉ vỏn vẹn 32 chiếc, kết hợp với việc nước này hiện phải
đối mặt với khá nhiều khó khăn như tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine, lệnh
phong tỏa, cấm vận của phương Tây khiến kinh tế lao dốc... nên khả năng Nga duy
trì hiện diện lâu dài ở Syria là không cao, Ashford nhận định.
Theo ông Dave Deptula, trung tướng về hưu thuộc không quân Mỹ,
mức độ rủi ro cũng được giảm thiểu bởi các giới hạn đặt ra đối với năng lực
triển khai của quân đội Mỹ ở Syria.
"Hoạt động của không quân Mỹ ở Syria không quá mạnh
mẽ", ông Deptula, hiện là giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Vũ trụ
Mitchell, nhận xét.
Paul Schwartz, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS), nói nguy cơ xảy ra một cuộc không chiến giữa Mỹ và Nga
trên bầu trời Syria là rất hãn hữu.
"Đôi bên đang cố gắng hết sức để tránh những xung đột kiểu
như vậy", Schwartz nói.
Theo ABC News, các quan chức cấp cao của Nga và Mỹ
hôm qua đã kịp tổ chức một phiên thảo luận bàn về cách thức để né tránh kịch
bản va chạm trên không ở Syria khi mà đôi bên cùng tiến hành không kích.
Peter Cook, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, miêu tả cuộc họp qua
mạng này diễn ra trong không khí "thân tình và chuyên nghiệp". Mỗi
nước đều đưa ra nhiều đề xuất khác nhau nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể
xảy đến với các phi công của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Hai nước cũng đàm phán để thống nhất một tần số quốc tế dành cho
các cuộc gọi khẩn cấp cũng như ngôn ngữ sử dụng khi liên lạc qua điện đàm.
"Mục tiêu của những cuộc đối thoại này là nhằm tìm ra cách
hiệu quả và chuyên nghiệp nhất để các phi đội của chúng tôi không phạm sai lầm
hoặc đưa ra những tính toán thiếu chính xác", ông Cook nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment