Wednesday, September 30, 2015

Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng



Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng

28/09/2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài

Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng
Trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/9. ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này.

Tại sao lại như vậy?
Chế độ cộng sản duy trì ba hệ thống tồn tại dựa vào tiền thuế của Nhân dân, đó là: Hệ thống chính quyền và hệ thống đảng và hàng trăm các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba hệ thống này đều được thiết lập từ trung ương đến địa phương, có tới 3 cấp địa ở địa phương: tỉnh, huyện, xã. Và có mặt ở đủ 63 tỉnh, thành. Tất cả những người làm việc cho 3 hệ thống và 4 cấp này đều được gọi là công chức, viên chức. Và được hưởng lương từ tiền thuế của Nhân dân.

Trong khi đó ở các quốc gia dân chủ văn minh, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội không được phép sử dụng tiền thuế của người dân. Các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội chỉ được sử dụng tiền từ việc đóng góp của các thành viên và sự ủng hộ tự nguyện của dân chúng.
Nước Mỹ với hơn 300 triệu dân đóng thuế, họ chỉ phải nuôi 2,7 triệu nhân viên Nhà nước. Việt Nam với 90 triệu dân, phải nuôi hơn 2,1 triệu nhân viên Nhà nước và quan chức đảng cộng sản.

Ngân sách hàng năm của đảng cộng sản chưa bao giờ được công khai cho những người dân đóng thuế được biết. Trong khi đó ở nhiều nơi trụ sở, trang thiết bị làm việc của các cơ quan đảng còn to lớn, hoành tráng hơn cả trụ sở của các cơ quan chính quyền.
Nguoibanhangrong
Đa số người dân Việt Nam còn nghèo, chỉ đủ ăn, mặc, chưa được chăm sóc đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,….. và càng chưa có được các điều kiện để hưởng thụ các thành quả phát triển. Trong khi đó, hàng phải nộp cả trăm loại thuế, phí, quĩ,… khác nhau.

Ngân sách được thu từ tiền thuế, phí,… của người dân còn hạn chế, nhưng việc quản lý, chi tiêu nguồn tiền này còn lãng phí được xếp hàng đầu của thế giới.
Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2013 đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 102 về chỉ số về lãng phí trong chi ngân sách. Tức là phần chi ngân sách và lãnh phí ngân sách của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá là nghiêm trọng rất nhiều.
Ngày 13 tháng 6 năm 2015, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá có tới 30% cán bộ công chức không làm được việc. Tức là Nhân dân phải nuôi tới 700.000 cán bộ công chức, viên chức một cách lãng phí.

Thời thực dân phong kiến, người dân Việt Nam phải một cổ hai tròng đã không chịu nổi. Đất nước có độc lập, người dân lại phải một ba tròng.

Phải nuôi ba hệ thống với bốn cấp chính quyền, đảng cộng sản và các tổ chức chính trị xã hội với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khổng lồ, cộng với nạn lãng phí, tham nhũng ngân sách thì đúng là KHÔNG DÂN NÀO NUÔI NỔI BỘ MÁY NÀY.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2015

mediaPhong trào dân chủ Hồng Kông đòi Bắc Kinh trả tự do cho những người ủng hộ phong trào đã bị bắt giam ở Trung Quốc. Ảnh ngày 27/09/2015.Reuters
Amnesty International nhân kỷ niệm một năm phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông hôm nay 28/09/2015 đã kêu gọi trả tự do cho tám nhà đấu tranh Trung Quốc, đang có nguy cơ phải lãnh những bản án tù nặng nề vì đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ Hồng Kông.

Sáu người trong số đó bị cáo buộc « xúi giục nổi dậy chống chính quyền » vì đã giơ cao các biểu ngữ ủng hộ « cuộc chiến đấu cho tự do » của người dân Hồng Kông, có thể bị tuyên án đến 15 năm tù giam. Hai người còn lại có nguy cơ lãnh 10 năm và 5 năm tù, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.

Phong trào « Chiếm đóng Trung Hoàn » (Occupy Central) đã được đưa ra vào ngày 28 tháng Chín năm 2014, với hàng chục ngàn người xuống đường tại Hồng Kông để đòi hỏi được tự do chọn lựa người đứng đầu đặc khu trong kỳ bầu cử năm 2017, chứ không bị buộc phải chọn lựa trong một danh sách đã được Bắc Kinh thông qua.
Phong trào phản kháng kéo dài 79 ngày, tuy không đạt được những nhượng bộ của Trung Quốc, nhưng « cải cách » về bầu cử của Bắc Kinh đã bị Quốc hội Hồng Kông bác bỏ vào tháng Sáu.
Được đảm bảo quy chế « một đất nước, hai chế độ » khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, người dân Hồng Kông có được nhiều quyền tự do hơn hẳn ở Hoa lục.

mediaHồng Kông : biểu tình trước trụ sở chính quyền kỷ niệm một năm phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn hay "Cách mạng Dù vàng". Ảnh 28/09/2015.Reuters

Người dân Hồng Kông xuống đường hôm nay 28/05/2015 kỷ niệm một năm phong trào đòi dân chủ đã làm tê liệt một phần thành phố trong suốt hai tháng mùa thu năm 2014. Cuộc biểu tình diễn ra trong căng thằng khi cảnh sát đối đầu với hàng người muốn tiếp nối « Cuộc cách mạng Dù vàng ».

Các lãnh tụ của phong trào biểu tình - mà cuối cùng đã bị khựng lại do chủ trương không khoan nhượng của Bắc Kinh - từ chối ước lượng số người sẽ tham gia. Khác với những cuộc biểu tình rầm rộ năm ngoái, cuộc xuống đường hôm nay dự định sẽ là dịp để suy ngẫm, nhằm triển khai các chiến lược mới.
Cách đây một năm, người biểu tình đòi hỏi tổ chức phổ thông đầu phiếu thực sự cho kỳ bầu Trưởng đại diện Hồng Kông năm 2017. 

Nhưng Bắc Kinh không nhường bước một ly nào, khiến những người tham gia phong trào « Cách mạng Dù vàng » - tên gọi có được do người biểu tình giương dù ra che chắn trước hơi cay của cảnh sát - dần dà nản chí.

Vào trưa nay, cuộc tập họp đầu tiên diễn ra gần « Bức tường Lennon » tại khu Admiralty (Kim Chung), khu vực chính bị chiếm đóng năm ngoái. Cầu thang bên ngoài được dán hàng ngàn tờ giấy nhiều màu sắc với những dòng chữ ủng hộ phong trào phản kháng.

Cũng tại khu trung tâm tài chính này, gần các trụ sở chính quyền, chiều nay cuộc biểu tình quan trọng nhất được tổ chức. Mọi người dành một phút im lặng vào lúc 5 giờ 58 (9 giờ 58 GMT), đây là thời điểm lực lượng an ninh sử dụng hơi cay tấn công người biểu tình năm ngoái. Mấy chục chiếc dù màu vàng, biểu tượng cho cuộc cách mạng được bung ra. Các nhóm ủng hộ ở Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường trong ngày.

Những ngày gần đây, các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã diễn ra nhưng số người tham dự không đông đảo. Catherine Shek, nữ sinh viên 21 tuổi nói với AFP : « Hoạt động này không chỉ nhằm kỷ niệm một năm phong trào biểu tình, mà còn để chứng tỏ người Hồng Kông không buông xuôi ». Đối với anh sinh viên 18 tuổi Law Kin Wai, phong trào « Chiếm đóng Trung Hoàn » (Occupy Central) ít nhất đã đóng vai trò ngòi nổ, « gợi lên cho sinh viên và nhiều người khác ý muốn can dự » để thay đổi.

Giáo sư Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào « Chiếm lĩnh Trung Hoàn » nhận định năm 2014 là « một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông ».

Là cựu thuộc địa Anh được quyền tự trị rộng rãi, Hồng Kông vào mùa thu 2014 đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất kể từ khi bị trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh đồng ý cho bầu Trưởng đại diện bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên phải do một ủy ban gồm những đại cử tri thân Trung Quốc lựa chọn trước.
Dự luật bầu cử được Bắc Kinh ủng hộ rốt cuộc đã bị các dân biểu ủng hộ dân chủ bác bỏ hồi tháng Sáu, và nay thì trở lại tình trạng cũ : Trưởng đại diện Hồng Kông sẽ do một ủy ban thân Bắc Kinh chỉ định.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link