From: huyphuong le <
Sent: Saturday, January 16, 2016 12:49 AM
Subject: 1 DĐKTTG SAIGON VÀ HANOI
SAIGON VÀ HANOI
- Những sự thực đau lòng.
* Tạp ghi Huy
Phương
Sau khi đi tù về vài
năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường
Lý Thái Tổ, Sài Gòn.
Nhờ vậy, ở đây tôi có
dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là
dân miền Bắc, sau Tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam
sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất
hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ cộng sản.
Một ngày nọ, tôi gặp một
người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát,
làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe
giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin
ăn.
Tôi hỏi anh, “Tận ngoài
Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”
Không hề ngượng nghịu,
anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng
bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”
Ðó là điều tôi nhận ra,
như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội đại diện cho
miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc tính của miền Nam.
Cộng Sản vào không phải
làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành thị, nhưng thật tình đã “nông
thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm
cách đào giếng để kiếm nước và sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang
cải thiện, hay như ông bạn tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi
hai con heo nái trên sân thượng.
Sài Gòn sau thời gian
đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần
bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một
câu hát của Trịnh Công Sơn, với những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất
đốt thanh niên” mọc ra, cái cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong
“xe con,” nuôi heo, trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe
khác chiều dừng xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của
thiên hạ.
Mới thoạt nhìn, Sài Gòn
bỏ ngỏ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng sự thật trong gan ruột, hai
thành phố đối cực, đối đầu này đang có những điều khác biệt, một bên là “nơi
hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương
tri, phẩm giá con người!” Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người
ta còn đi tìm và thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt
vì cách đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt
về văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù dày!” Tuy
vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo, cục muối cho miền
Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa cặn!”
Nói về giáo dục, sau
Tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam hẳn đã biết loại văn hóa ăn
nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu
hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo trong các lớp tiểu học. Ngày ra Bắc, lên
tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết
bậy lên vách tường nhà trường tiểu học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ
của ngành công an và giáo dục: “Công An “đéo” Cô Giáo!”
Trên đường làng Cẩm
Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ của hợp tác xã, nghe tiếng
trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố mẹ chúng mày đéo cho lắm vào, để
chúng mày làm khổ thân bà!”
“Bà” đây là người giữ
trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì khỏi ra đồng như các
hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới sự chăm sóc của những người
này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?
Trên các blog và báo chí
trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữ Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một
đề tài hấp dẫn.
Tôi dẫn một vài ví dụ:
Giao tiếp:
- Ở Sài Gòn, bạn dửng
dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.
- Ở Hà Nội, bạn xúc
động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Hàng quán:
- Tô hủ tíu mì Sài Gòn
được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.
- Bát phở gà Hà Nội
được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê!
Ca ve:
- Khi bạn vừa thanh
toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: “Cho em
xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”
Cave Sài Gòn: “Em bớt
cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha!”
Nhà sách:
- Hà Nội: Nhân viên
hách dịch.
- Sài Gòn: Vào đọc
chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!
Trong quán ăn:
- Sài Gòn: “Vâng em
làm ngay đây.”
- Hà Nội: “Làm gì mà
cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”
Bạn bè:
- Hà Nội: Hay để bụng,
ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.
- Sài Gòn: Mau huề,
ghét là biến, không chạm mặt!
Sinh viên:
- Hà Nội: Nhiều em
cave trông như sinh viên.
- Sài Gòn: Nhiều em
sinh viên trông như cave.
Giao thông:
- Sài Gòn: Bạn có thể
vượt đèn đỏ thoải mái.
- Hà Nội: Bạn có thể
lượn lờ trước mũi xe hơi.
Nhưng liệu những sự khác
biệt này kéo dài được bao lâu nữa? Bây giờ, Sài Gòn và Hà Nội đã bắt đầu đầu
giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc
vô Nam càng ngày càng đông, như một người tên Jor Dan viết trên blog: “Mỗi
người có một cách suy nghĩ riêng. Nhưng đa phần chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại
thích được sống ở Sài Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn
gì!”
Sau gần 40 năm bây giờ
hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau. Ở đâu cũng kẹt xe kinh khủng,
và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố “bác” mà ở Hà... cũng lội!
Chúng ta không hy vọng
gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ
làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm
1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau.
Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh
Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà
Lội” ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử
đã hoàn toàn khác biệt.
Người Sài Gòn hôm nay sẽ
không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện
thời gian.
Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn
trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.
Chúng ta yêu Sài Gòn
chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng. Muốn Sài Gòn không đổi thay,
chính lòng mình phải không thay
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment