Monday, January 11, 2016

Trung Quốc ‘bay lén’ vào không phận do Việt Nam quản lý?


Chó Bắc Kinh. Tranh Babui.https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEipbxcvq4ajqeRg-XdZV6snHfgVu-1sOp7j9uEHefHwcvA59IDIygNnrtP-HeWDqajtwMKD-C-5W1isNRuoz-MDvXl4Y4C3pHdw_TXyoW0ahny_XOU8diGAFDJCCU_V03jC9S45MrmYw44Y/s1600/Babui-bon+ban+nuoc+ba+dinh-danlambao-s.jpghttp://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/babui_062011_13.jpg?w=500&h=448

Trung Quốc ‘bay lén’ vào không phận do Việt Nam quản lý

Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên bãi đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên bãi đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Yếu tố Trung Quốc và ‘cuộc đua’ Tổng bí thư Việt Nam

Nhiều ý kiến 'lề trái' cho rằng TQ đang tìm cách tác động tới đại hội 12, buộc quan chức trong nước phải lên tiếng bác bỏ, khẳng định Đảng 'đủ bản lĩnh giữ vững độc lập'
10.01.2016
Hà Nội hôm 8/1 đã gửi đơn lên Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO), tố cáo máy bay Trung Quốc không thông báo cho phía Việt Nam khi thực hiện hàng chục chuyến bay qua vùng bay do Việt Nam quản lý để tới một hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Báo chí trong nước dẫn lời Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết rằng từ ngày 1 tới 8/1, Trung Quốc đã thực hiện gần 50 chuyến bay không báo trước vào vùng bay Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý để tới đảo nhân tạo nước này xây dựng trên bãi đá Chữ Thập ở Trường Sa.
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm quy định của ICAO liên quan đến hoạt động bay như không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.
Một ngày trước đó, hôm 7/1, Cục hàng không Việt Nam đã thông báo cho ICAO về “máy bay lạ” xâm nhập vùng bay Hồ Chí Minh, nhưng sau đó đã xác định đó là máy bay của Trung Quốc.
Trung Quốc chưa có phản hồi trước các tố cáo của Việt Nam về “những hoạt động bay uy hiếp an toàn đến hoạt động hàng không quốc tế và khu vực”.
Dù vấp phải phản đối của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, sau khi thực hiện một chuyến bay thử nghiệm ra hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 4/1, Bắc Kinh hôm 6/1 tiếp tục thực hiện hai chuyến bay thử nghiệm khác và Hà Nội lại lên tiếng chỉ trích.
Tin tức về các chuyến “bay lén” của Trung Quốc được đưa ra cùng thời gian Việt Nam tố cáo tàu trinh sát giả dạng tàu cá của Trung Quốc “vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để nắm tình hình”.
Báo chí trong nước dẫn lời Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, trong năm 2015, cơ quan này đã phát hiện 264 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam.
Theo VnExpress, Dan Tri, Reuters, AP



Trung Quốc vi phạm FIR Việt Nam nhiều lần

  • 9 tháng 1 2016
Trung Quốc đã thực hiện hai vụ hạ cánh của máy bay dân sự lên Đá Chữ thập hôm 6/1
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam nói từ 1-8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR) mà không báo trước.
Cục trưởng Lại Xuân Thanh nói với báo chí trong nước chiều thứ Sáu 8/1 rằng riêng trong hôm thứ Sáu, máy bay Trung Quốc đã có bốn chuyến bay (2 chuyến bay vào, 2 chuyến bay ra) qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh mà không thông báo để tới Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Hầu hết gần 50 chuyến bay không thông báo qua FIR của Việt Nam đều là để tới khu vực biển đang tranh chấp mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo.
Trung Quốc chính thức công bố đã hạ cánh thử nghiệm hôm 2/1 và hai chuyến hôm 6/1 lên Đá Chữ thập, dẫn đến phản đối từ Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Bắc Kinh nói các chuyến bay thử nghiệm của máy bay dân sự chỉ nhằm kiểm tra xem đường băng họ xây trên Đá Chữ thập, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, có đạt chất lượng hay không.

Khiếu nại lên ICAO

Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (màu xanh) và Hà Nội (màu vàng) do Việt Nam quản lý
Theo Cục Hàng không Dân dụng, máy bay Trung Quốc đã vi phạm quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay.
ICAO yêu cầu các hãng bay nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, đồng thời liên lạc thoại với Trung tâm Kiểm soát của các nước mà họ bay qua.
Phía Việt Nam cho hay các chuyến bay của Trung Quốc đã cắt ngang một số đường hàng không với mực bay từ FL135 đến FL460 và mực bay từ FL250 đến FL460, từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS.
Cơ quan quản lý hàng không của Việt Nam gọi hành động của Trung Quốc là "uy hiếp hoạt động bay trong khu vực".
Ông Thanh cho biết Cục Hàng không Dân dụng đã gửi thư thông báo vi phạm lên văn phòng ICAO Châu Á-Thái Bình Dương nhưng chưa được phản hồi.
Ông cũng nói Việt Nam sẽ kêu gọi các nước xung quanh cùng lên tiếng phản đối hành động uy hiếp an toàn hàng không của máy bay Trung Quốc.
BBC cũng đã liên lạc với văn phòng ICAO ở Thái Lan nhưng chưa được trả lời.
Theo luật quốc tế, bay qua vùng thông báo bay mà không liên lạc và báo trước bị cho là vi phạm và máy bay nếu vi phạm không phận có thể bị ngăn chặn, áp tải ra khỏi vùng bay thậm chí bị bắt buộc phải hạ cánh để điều tra.
Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng không phận, máy bay nước ngoài vi phạm và phi hành đoàn có thể bị bắt giữ.
Tuy nhiên luật không cho phép sử dụng vũ khí đe dọa máy bay dân sự.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link