Biễn xanh chết là người Việt chết đói: Nạn Đói sắp xãy ra trên Đất Nước Thân Yêu cũa chúng ta.
From: Quyet Nong <
To: 1 DĐKT < VN-Share-News <>
Sent: Wednesday, May 4, 2016 9:03 AM
Subject: 1 DĐKTTG Cô ấy tên Vy
Cô ấy tên Vy. Cô ấy
xinh. Cô ấy yêu môi trường, đất nước.
Cô ấy không ngồi yên
nhìn biển chết.
Cô ấy muốn mình là một
công dân có trách nhiệm. Cô ấy xuống đường thực hiện quyền biểu tình ôn hoà của
công dân.
Và...
Cô ấy bị đánh đập tơi
bời!
Tại sao?!
Không kíp thì chầy:
nạn đói sẽ xãy ra tại nước CHXGCNVN !!!
Vì sao chưa công bố nguyên nhân cá chết?
Vì sao chưa công bố nguyên nhân cá chết?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-05-03
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan phá hoại môi
trường Việt Nam hôm 1/5/2016 tại Hà Nội.
Đến hôm nay là đúng 4 tuần lễ từ khi xảy ra tình trạng cá, hải
sản chết hằng loạt tấp vào bờ biển từ Hà Tĩnh xuống đến Thừa Thiên- Huế và cả
Đà Nẵng; tuy nhiên cơ quan chức năng Nhà nước chưa chính thức công bố nguyên
nhân dẫn đến tình trạng được thừa nhận là thảm họa môi trường như thế.
Lý do nhạy cảm?
Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào đầu tháng 5
vừa qua đến Hà Tĩnh làm việc với những địa phương bị nạn cá chết hằng loạt gây
hại đến cuộc sống ngư dân và gia đình của họ suốt dọc bờ biển bốn tỉnh miền
Trung.
Chỉ đạo của thủ tướng là phải tìm cho ra nguyên nhân để xử lý
thích đáng cũng như trợ giúp người dân bị ảnh hưởng do nguồn sinh kế gần bờ cạn
kiệt.
Tuy nhiên theo Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện
Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một
số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người
đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền trung vừa rồi.
Ông đồng ý với ý kiến cho rằng nếu để càng lâu thì việc xác định
nguyên nhân càng khó nên và ông trình bày:
“Vấn đề sự cố môi trường mà để càng lâu thì càng khó xác định,
càng khó nói lên bản chất, tính khoa học của vấn đề.
Nhưng thực tế không đúng như vậy ở Vũng Áng. Ở Vũng Áng sau khi
xảy ra sự cố như thế thì (các) nhà khoa học đã ra rất nhiều phương án để tiến
hành và những phương án đều thu được những kết quả. Nhưng ở Việt Nam ‘nhạy cảm’
do đó để công bố tất cả những điều mà khoa học làm ra, kể cả mô hình hóa, kể cả
sử dụng ảnh viễn thám đều đặt lên bàn! Cáo nào được công bố ra, cái nào từ từ.
Điều này là do Nhà nước quyết định.
Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và
người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh
thái trong tương lai ra sao.
- Giáo sư Nguyễn Tác An
- Giáo sư Nguyễn Tác An
Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và
người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh
thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó
ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.
Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn
đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”
Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng
cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra
thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong
đợi:
“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm
ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2
tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra.
Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm
cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được
ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được
phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì
thôi!”
Nhận định về nguyên nhân
Theo Giáo sư Nguyễn Tác An thì các nhà khoa học trong cũng như
ngoài nước và cơ quan chức năng Việt Nam đã có một thống nhất với nhau về nguồn
gây ra tình trạng cá, hải sản chết hằng loạt như vừa qua từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên-Huế:
Người dân biểu tình tại Hà Nội hôm 1/5/2016 phản đối tập đoàn
Đài Loan Formosa xả chất thải độc hại ra biển. AFP photo
“Mọi người đều thống nhất, chắc tôi nghĩ Nhà nước cũng phải
thống nhất: sự cố xảy ra là do tác động nguồn thải từ trong bờ ra và người ta
cũng định hướng được nguồn thải từ đâu. Nhưng việc công bố tên tuổi như thế nào
là việc của Nhà nước.
Còn thải ra như thế nào, hàm lượng ra sao, gây độc hại bao nhiêu
thì khoa học người ta tính toán hết. Cần phải phối hợp, rồi người ta lấy ảnh
viễn thám từ ngày 6 tháng tư đến 20 tháng tư giúp cho nhìn nhận khoa học của
các nhà khoa học Việt Nam có cơ sở hơn.
Các nhà khoa học Việt Nam đo trực tiếp, rồi dung phương pháp mô
hình hóa, trên đó dung ảnh viễn thám cung cấp làm cho kết quả càng khách quan
hơn.
Nhất là bây giờ có chuyên gia Mỹ, Đức, Israel qua và chúng tôi
có cơ hội thảo luận tất cả mọi vấn đề ra. Thế nhưng không có nghĩa các chuyên
gia công bố ngay ra đâu. Có thể người ta công bố ở các tạp chí khoa học của
người ta. Nhưng tôi nghĩ theo trong thỏa thuận chắc họ muốn công bố phải được
sự ‘thỏa thuận’ của Việt Nam.
Nên hiểu rằng khoa học người ta làm vì Trời, vì chúng tôi cũng
được đào tạo bài bản, trình độ khoa học rất cao và khi làm gì thì chúng tôi làm
ngay. Nhưng có điểm khác biệt: đối với những công trình khoa học thông thường
thì chúng tôi có thể công bố ngay tất cả; còn đây là vấn đề quản lý của Nhà
nước nên chúng tôi chỉ trình bày những báo cáo đó cho Nhà nước thôi, không công
bố rộng rãi ra.
Về khoa học tôi có thể nói rằng trình độ khoa học của Việt Nam
cũng không phải phát triển lắm so với các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nga,
Pháp nhưng cũng đủ trình độ, năng lực để xác nhận và có những số liệu cụ thể (
để cho) ra những cái gì. ”
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng có ý kiến về hoạt động của những nhà
khoa học trong vụ việc xảy ra ở ven biển các tỉnh bắc trung bộ:
“Có một số đơn vị tham gia nhưng không thấy công bố gì cả nên
không biết thế nào!”
Tác hại lâu dài
Hai nhà khoa học hải dương Nguyễn Tác An và Nguyễn Hữu Đại đều
cho biết những độc chất thải ra khiến cho sinh vật biển chết hằng loạt như vừa
qua nay hẳn đã lắng xuống và nằm ở lớp trầm tích dưới biển. Đây là một mối nguy
mà có thể trở lại gây tác hại khi có một tác nhân nào đó.
Giáo sư Nguyễn Tác An trình bày:
“Vừa rồi list những chất mà công ty Formosa nhập vào thì người
ra có cả và có công bố ra. Nguyên tắc là không thể thu lại (những chất thải
ra).
Nếu đúng là kim loại nặng thì tồn tại lâu và
điều đáng sợ là sinh vật ăn tích lũy dần và con người ăn vào tích lũy dần.
- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại
- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại
Biển là môi trường liên tục nên (chất thải) sẽ di chuyển nhưng
đặc biệt sẽ trầm lắng xuống lớp trầm tích. Do đó để lâu thì khó có bằng chứng,
nhưng thực ra trầm lắng xuống trầm tích và người ta có thể lấy mẫu ở trầm tích
thì có thể biết toàn bộ sự tích lũy đó như thế nào. Nhưng khi (chất thải) nó đã
ra biển thì không chỉ tác động cho Hà Tĩnh, các tỉnh miền trung mà cả khu vực
Biển Đông.Tác động tức thời, độc chất thì tác động rất nhanh và nay có lo ngại
khi mà chúng ở lớp trầm tích thì khi có sự cố gì như bão tố hoặc con người tác
động ở đó thì làm chất độc ‘tái sinh’ ra thứ cấp và lại gây đợt chết sinh học
nữa. Vấn đề là nguy cơ cho vùng biển và sinh thái có khả năng sẽ lâu dài vì nhà
máy đâu bị ngừng sản xuất đâu, nó vẫn sản xuất và thải ra liên tục.”
Ông cũng nói đến khả năng ‘tự làm sạch’ của vùng biển nơi bị ô
nhiễm bởi độc chất gây hại cho sinh vật biển:
“Thông thường ở Việt Nam tốc độ tự làm sạch rất lớn. Vùng biển
Việt Nam là vùng biển nhiệt đới và nằm trên hệ thống hoàn lưu tương đối đặc thù
do đó khả năng tự làm sạch rất lớn. Thông thường, ô nhiễm hữu cơ như tràn dầu
thì chừng 20 ngày nó đều xử lý được. Nhưng chất thải công nghiệp là chất thải
tích lũy, không phải chỉ thải ra một lần mà công nghiệp sản xuất liên tục nên
thải ra liên tục. Nói nôm na ra tác động hôm sau sẽ hơn hôm trước vì tích lũy
mà.”
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại có ý kiến về tình trạng này:
“Chắc chắn nó (chất thải) nằm đó và từ từ phát tán ra, nhưng
phát tán trong thời gian bao lâu thì không biết. Nếu đúng là kim loại nặng thì
tồn tại lâu và điều đáng sợ là sinh vật ăn tích lũy dần và con người ăn vào
tích lũy dần. Các nhà khoa học nước ngoài cho chắc chắn là như vậy.
Còn người ta công bố như thế nào chúng tôi vẫn chờ nhưng tôi là
nhà khoa học tôi đoán biết như vậy; còn khổ chỉ là khổ người dân!”
Biện pháp
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa ở Hà Nội
vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Trên mạng xã hội xuất hiện lá thư của tiến sĩ Tô Văn Trường gửi
cho bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Lá thư đề ngày 1 tháng
5, trong đó tiến sĩ khoa học Tô Văn Trường sau khi nêu ra bức xúc và lo lắng
trước thảm họa cá chết dọc bãi biển miền Trung mà đến khi ông này viết lá thư
ngỏ theo ông thì cả chính phủ và giới chuyên môn các cấp đều chưa khẳng định
hoặc bác bỏ những điều cơ bản làm căn cứ để lên án ai đó và đề xuất biện pháp
xử lý.
Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng nêu ra câu hỏi vì sao lại phải kêu
gọi đầu tư nhà máy thép. Ông nhắc lại chi tiết vào ngày 15 tháng giêng năm
2008, Formosa mới có thư trình thủ tướng về dự án thép thì ngay ngày hôm sau 16
tháng giêng , vị quan chức hang đầu của Hà Tĩnh lúc bấy giờ là ông Võ Kim Cự có
thư trình thủ tướng ‘cho phép’ mặc dù Formosa không hề gửi thư đó cho ông
Cự.
Về thẩm quyền cấp phép thời hạn cho thuê đất thì Hà Tĩnh chỉ có
thể cho thuê tối đa 50 năm thôi, thế nhưng tỉnh này vượt quyền cho Formosa thuê
đất đến 70 năm.
Tiến sĩ Tô Văn Trường nêu rõ “Sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ và
thực sự khoa học sẽ giúp giải quyết tận gốc những vấn nạn và lùng nhùng lâu nay
về môi trường. Có thể nói vụ cá chết ở ven biển miền Trung là điển hình, là
phép thử sức mạnh hệ thống chính trị- xã hội của chúng ta trước các mối đe dọa
không chỉ về môi trường mà còn về chủ quyền đất nước nữa.”
Giáo sư Nguyễn Tác An cũng nêu ra những biện pháp và công việc
cần phải thực hiện đối với vụ việc sinh vật biển mà đặc biệt là cá chết hằng
loạt tấp vào bờ các tỉnh miền trung kể từ ngày 6 tháng tư vừa qua:
“Thứ nhất rà soát lại các nhà máy có vi phạm những điều theo
đánh giá tá động môi trường hay không; nếu có thì ở mức độ nào. Điều này đòi
hỏi do các nhà quản lý thực hiện.
Thứ hai là ý kiến do cả xã hội đưa ra là phải tăng cường quản lý
các nhà máy sản xuất. Chuyện sản xuất là của họ, còn chuyện kiểm soát là của
mình.”
‘Tuyên bố về Tội ác Đầu độc Biển Miền Trung Việt Nam’ đăng trên
trang mạng Bauxite Việt Nam nêu rõ vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề
mà chứng cứ là hằng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng tư
được ví như giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai họ do các dự án khai khoáng như
bauxite Tây Nguyên đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan trên khắp đất
nước bất chấp mọi cảnh báo của giới trí thức và người dân.
From: Nguyen bac ninh
<
Sent: Monday, May 2, 2016 10:42 AM
To: CHINH NGHIA VIET
Subject: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...?
Sent: Monday, May 2, 2016 10:42 AM
To: CHINH NGHIA VIET
Subject: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...?
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...?
Nhạc Lời - Trình bày : Vợ Chồng Ngô Tín
Thơ: Trần Thị Lam (Hà Tỉnh )
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...? Nhạc Lời - Trình bày
: Vợ Chồng Ngô Tín Thơ: Trần Thị Lam (Hà Tỉnh ) Đất nước mình ...
|
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúc biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyển nằm nhớ sóng khơi xa
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra, đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết, em làm sao biết được
Câu hỏi gởi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời giùm… Đất nước sẽ về đâu…?
--
bacninh
__._,_.___
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment