Tuesday, July 26, 2016

Chuyện Formosa và chuyện quan xã tiêu hoang


vanquang.jpg
     Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 25.7.2016

Chuyện Formosa và chuyện quan xã tiêu hoang

êCơ quan chức năng Hà Tĩnh phát hiện hơn 100 tấn chất thải của Formosa được chôn lấp trái phép tại trang trại của giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Trang trại nơi chôn chất thải gần khe nước Tò Vò. Khe này chảy về hồ Mộc Hương, nơi cung cấp nước sản xuất cho người dân phường Kỳ Trinh và các vùng lân cận.
Chất thải đổ ở nhà ông Giám đốc môi trường thì chắc ăn quá chẳng anh nào dám hó hé. Nhưng dân biết rồi cả nước cùng biết, lan ra đến cả thế giới cùng biết.

01- (2)
Phát hiện khoảng 100 tấn chất thải của Formosa chôn tai nhà ông Giám đốc môi trường.

Ngoài ra Formosa còn đổ trộm rác thải tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh bị chính quyền bắt quả tang, lập biên bản. Lại có tin mới nhất cho biết Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khai nhận với công an là ngoài việc chôn lấp bùn thải Formosa Hà Tĩnh trong trang trại, còn "lén lút" chôn lấp chất thải Formosa trong Công viên Môi trường. Người dân lại phát hiện Formosa còn đổ rác thải tại xóm Trại, phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh, tại trang trại của ông Cao Nhân nằm dưới chân dãy núi Hoành Sơn, bên cạnh nghĩa trang của phường Kỳ Long, cách trung tâm thị xã Kỳ Anh khoảng 15 km, cách khu công nghiệp Formosa khoảng 3 km. UBND thị xã Kỳ Anh cho tổng rà soát trên toàn địa bàn thì phát hiện 10 điểm có rác thải sinh hoạt và rác xây dựng từ dự án Formosa đổ ra môi trường.
Và tất cả đang được “điều tra xử lý”!

01- (3)
Trang trại nơi chôn chất thải gần khe nước Tò Vò về hồ Mộc Hương, nơi cung cấp nước
sản xuất cho người dân phường Kỳ Trinh và các vùng lân cận

Chắc bạn đọc ở nước ngoài đã đọc những tin này. Đến nay lại điều tra xem có phải chất thải độc hại không hay chỉ là bùn. Chẳng biết điều tra đến bao giờ mới có kết quả đây. Còn đang bàn, đang họp, đang ý kiến lu bù, hai bên đang đổ lỗi cho nhau, chắc hơi lâu và biện pháp “xử lý” như thế nào vẫn chưa rõ. Mong rằng nó sẽ không chìm xuồng như những vụ khác.

Trong tuần này VN sao lắm chuyện “kỳ” quá cho nên mới có bài hát “đất nước mình kỳ quá phải không anh”. Lại còn chuyện “cỏn con” là cái biển số xe trắng - xanh lẫn lộn, giờ đây, sau điều tra của báo chí và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người dân mới “ngã ngửa” với con đường thăng tiến của vị nguyên Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.


Cơ quan chức năng lại phải đào đất để di dời 100 tấn thải Formosa đi đổ nơi khác

01- (5)
Bùn thải của Formosa được chôn ở bãi rác Thiên Cầm sai phép

01- (6)
Bùn của Forrmosa chôn lấp ở bãi rác Thiên Cầm được đào lên đen ngòm

Con đường “kỳ ảo” đưa một ông làm thua lỗ hàng chục tỷ bay cao hơn

Nhìn lại hành trình của Trịnh Xuân Thanh, mới thấy con đường công danh vô cùng kỳ ảo. Chỉ tính thời điểm làm Phó bí thư Đảng uỷ, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), chỉ một thời gian ngắn, ông Thanh lên chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty này. Trong thời gian “trị vì”, ông Thanh đã để lại một “thảm trạng không thể xấu hơn cho PVC - lời tác giả Hà Nguyễn”. Đó là khoản thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (Ba ngàn hai trăm chín mươi tám tỷ đồng VN) và có thời điểm, gần mất hết vốn nhà nước.

01- (4)
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang vừa bị xóa tên là đại biểu Quốc Hội

Trong khi nhiều cá nhân, đơn vị trong PVC thời kỳ đó bị khởi tố hình sự thì không hiểu sao, ông Thanh lại… thoát hiểm một cách bình an và ngoạn mục để đi tìm được bến đỗ mới. Đó là chức Phó chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng đại diện miền Trung của Bộ Công Thương tại Đà Nẵng.
Đáng lý ra, với “thành tích” tai tiếng sờ sờ như thế, ông Điền phải bị truất chức ngay bởi còn làm lãnh đạo ngày nào còn “gây dư luận xấu” ngày ấy, nhưng thật bất ngờ, ông lại được đảng bộ, chính quyền và cấp trên tín nhiệm đặt vào vị trí cao nhất, quyền lực nhất của Hải Phòng, Bí thư Thành ủy.

Rồi cũng chỉ một thời gian ngắn sau, ông Thanh lại được lãnh đạo Bộ Công Thương tín nhiệm, bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng phụ trách của Bộ, sau đó là Vụ trưởng, Trưởng ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp... Cuối cùng, ông Thanh được luân chuyển về làm tới chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tham gia ứng cử và được bầu làm Đại biểu Quốc hội.


Ông Lê Quang Hòa – Giám đốc Công ty Môi trường và đô thị thị xã Kỳ Anh

Câu hỏi đặt ra, vì sao con đường công danh của ông Thanh lại “ngoạn mục” như vậy? Dư luận cho rằng đó là có kẻ “chống lưng” theo kiểu “con quan thì lại làm quan, con anh sãi chùa vẫn quét lá đa”. Bởi ai cũng biết ông Vũ Quang Hải, 28 tuổi, con trai Nguyên Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Qua kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã thấy rõ những dấu hiệu của chạy chức, chạy “tội”, chạy chức của ông Thanh. Một hiện tượng thường thấy trong xã hội làm quan thời nay, đây là bằng chứng rõ nhất không thể che đậy được nữa.
Bởi thế ngày 15 tháng 7 vừa qua, chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết, tất cả thành viên của Hội đồng có mặt trong phiên họp sáng 15/7 đã bỏ phiếu tán thành việc không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). 

Và theo Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo kết luận 146 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

Ông này bay nhanh quá và cao quá nên ngã lộn cổ xuông bùn đen lá đáng đời, số phận những tay quan có ô dù khi bị bại lộ chắc cũng thế thôi. Nhưng còn biết bao nhiêu ông như Trịnh Xuân Thanh khác chưa bị bại lộ? Chỉ có Trời biết.
Đó là hai chuyện lớn chưa có hồi kết nên đến đây tôi chỉ xin kể một chuyện nhỏ thôi. Đó là chuyện quan tham ăn đúng nghĩa đen mà báo Nông nghiệp Việt Nam vừa đưa tin.

Quan xã ăn chơi mắc nợ nhà hàng đến tận cơ quan làm rùm beng

Trong bài viết tác giả nêu rõ: “Quan xã tiêu hoang, nợ chồng chất lên đến hàng chục tỷ” thì hình như một số lãnh đạo của xã Đồng Thái không làm việc gì ngoài thời gian để…. ăn và ngân sách của xã không biết lấy gì mà trả.
Song, đáng chú ý là những khoản chi ăn uống, lễ hội, du lịch, đình đám… bị chủ nhà hàng đến làm rùm beng ngay tại trụ sở. Có 3 nhà hàng mà lãnh đạo xã hay tổ chức ăn uống là Tư Lùn, Phượng Ớt và Nga Nguyên. Không chỉ ủy ban nợ mà các ban, ngành, đoàn thể cũng nợ. Dù ai nợ thì cũng nhìn vào túi ngân sách xã mà thôi… Sau mỗi sự kiện hay ăn uống xong là lại kéo nhau đi hát…

Đọc những dòng này, không khỏi nhớ lại sự kiện Thái Bình cách đây 20 năm (1996). Khi đó, tại một số địa phương trong tỉnh, đã hình thành một lớp cường hào mới. Kiểu ăn chơi đó của cán bộ xã thời đó là chiều chiều, từng đoàn xe máy lũ lượt kéo nhau lên thị xã hoặc các trung tâm lớn để ăn tiêu, đập phá.

Cách để “nhận diện” họ khá dễ bởi mùa đông thì áo lông, quần ka ki, đầu đội “nồi cơm điện”, đi dép lê loẹt xoẹt. Mùa hè, trang phục thay đổi đôi chút, áo lông được thay bằng áo bay.
Họ ăn uống xô bồ, bặm trợn và nói năng thường là rất thô lỗ…

Tất nhiên, tiền thì ở đâu ra ngoài tham ô, tham nhũng và hậu quả những việc làm của họ là hàng vạn nông dân đứng lên biểu tình để rồi hàng ngàn cán bộ đảng viên bị xử lý kỉ luật, trong đó không ít người dính tù đày. Một bài học đau xót vẫn còn nguyên giá trị.
Trở lại với sự việc ở Đồng Thái, khó có thể nói khác, những “ông vua con” ở đây đã
không chỉ “ăn không từ một thứ gì” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã vạch rõ và cũng không chỉ “ăn không còn một thứ gì” mà còn để nợ cho tương lai.

Đi thị sát chỉ là cái cớ

Làm quan ở xã thôi mà chơi sang dữ. Đi tận Sầm Sơn thị sát. Ba Vì thì toàn rừng núi, đi ra biển thì học tập được cái gì? Chẳng qua đó chỉ là cách để các quan có cớ đi ăn nhậu và chơi bời thỏa thích mà thôi. Đi chơi nhưng không chịu bỏ tiền túi trả, bắt ngân sách xã phải “gánh nợ”.
Được biết, khoản tiền 3.5 tỷ trên có từ thời ông chủ tịch tiền nhiệm Phùng Trần Anh. Ông Anh tại vị chưa trọn nhiệm kỳ thì bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức làm Trưởng Công an xã. Sau đó, khoản nợ do “ăn nợ, hát chịu” này được "bàn giao" cho người hậu nhiệm là Chủ tịch Phùng Trần Ngọ.

Kế toán chỉ thẳng mặt phó Bí thư do văn phòng thành ủy Bạc Liêu vì hết tiền, nợ nần:
“Thế này thì phải cắt điện nước của thành ủy à?
Chỗ thì thừa mấy ngàn tỷ đem xây tượng đài, chỗ thì không có tiền để hoạt động”.

Chủ quán xông tới uỷ ban đòi nợ quan xã “ăn nợ, hát chịu” 3.5 tỷ

Đồng Thái là xã nằm ở phía tây bắc huyện Ba Vì (TP Hà Nội). Trong số 3.126 gia đình dân thì có 411 gia đình nghèo (13,1%) và 67 gia đình cận nghèo (0,02%). Tính đến tháng 6/2016, dư nợ tín dụng ở hai ngân hàng trên địa bàn xã lên đến gần 34 tỷ đồng.
Một nhân viên ở xã chia sẻ, 38 tỷ đồng này chủ yếu là nợ xây dựng cơ bản, xây dựng “Nông Thôn Mới”, ngoài ra còn 3,5 tỷ đồng là những khoản nợ mà hiện nay vẫn đang treo lơ lửng, khoanh trong sổ kế toán. Việc chi tiêu chẳng có kế hoạch, dự toán gì cả. Đáng chú ý là những khoản chi ăn uống, lễ hội, du lịch, đình đám… bị chủ nhà hàng đến làm rùm beng ở trụ sở để đòi nợ. Thế mới xấu mặt, dân chỉ há hốc mồm nhìn.

Không chỉ ủy ban nợ mà các ban, ngành, đoàn thể cũng nợ. Dù ai nợ thì cũng nhìn vào túi ngân sách xã mà thôi. Ngân sách ấy ai đóng? Tất nhiên là anh dân đen rồi.

Không chỉ có nợ ăn nhậu mà còn nợ cả bảo hiểm và nhiều thứ khác

Một nhân viên cho biết: “Từ năm 2015 trở về trước anh em thấy tủi thân vì đến kỳ lĩnh lương mà không có tiền. Có dạo, xã nợ lương đến 3 tháng liền. Không chỉ nợ lương mà còn nợ bảo hiểm. Đặc biệt, có nhiều người được tăng lương nhưng không hề hay biết, trong đó có cả Chủ tịch HĐND xã”.

Sau cuộc bàn giao Chủ tịch xã, đến tháng 9, UBND huyện cho kiểm tra tài chính tại xã Đồng Thái. Lúc này, toàn thể cán bộ, nhân viên mới tóa hỏa biết rằng, không những xã nợ lương mà còn “ém” cả bảo hiểm, chính sách nâng lương của họ.
Ăn cả đến đồng lương và tiền bảo hiểm của chính nhân viên mình thì còn gì của dân mà các quan không dám ăn.
Hết năm 2014, UBND xã còn nợ 3.587.766.300 đồng, tất cả là nợ chi tiêu thường xuyên và các khoản thủ tục giấy tờ không đầy đủ từ năm 2014 và 2013 trở về trước.

Các khoản nợ mà người ta gọi là nợ “ông Chằng bà Chuộc” này rồi người dân xã Đồng Thái phài nai lưng ra làm để trả thôi, làm sao mà quỵt được. Quỵt nợ nhà hàng là có bọn xã hội đen vác mã tấu đến đòi, làm sao không trả. Lại “mượn tạm” tiền dân.
Nhiều làng xã vẫn còn những loại quan khốn nạn như thế thì chỉ chết anh dân đen. Chúng ta chỉ còn biết ngậm ngùi thương xót cho số phận người dân VN bây giờ.
Văn Quang  
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hàng nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước nguy cơ mất trắng

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm 2015 cho thấy bức tranh về khối doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục có nhiều mảng tối bởi tình trạng thua lỗ, mất vốn lên đến nhiều nghìn tỷ đồng.
Số liệu nêu trên được Kiểm toán Nhà nước đưa ra sau khi xem xét báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2014 tại 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước (tổng cộng 234 doanh nghiệp).
Nguy cơ giải thể, mất trắng hàng nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước
Kết quả kiểm toán cho thấy trong số 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty nêu trên, có 5 đơn vị thua lỗ (Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty 15, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp, Tổng công ty mía đường II và Công ty In Đắk Lắk). Trong đó khoản lỗ tại Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) lên tới 3.478 tỷ đồng, Tổng công ty 15 là 471 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) lỗ 131 tỷ đồng... 33 doanh nghiệp còn lại đã có lãi và bảo toàn được vốn.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt, dẫn đến thất thu, quá hạn, nợ khó đòi... Một số đơn vị xoá nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng chưa đúng quy định, nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi... Chẳng hạn, Mobifone có khoản nợ khó đòi 312 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng 65,8 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia 53,8 tỷ đồng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc 49,8 tỷ đồng…
Bên cạnh một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, nhiều nơi vẫn góp vốn vào doanh nghiệp có tình trạng tài chính xấu, nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể như Vận tải Viễn dương Vinashin, Vận tải Biển Đông, Vận tải Biển Bắc, Vận tải Dầu khí Việt Nam, Xi măng Hạ Long...
Một số doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu lớn
(Đơn vị: tỷ đồng)

Doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin
                    -8.481
Công ty Vận tải Biển Đông
                    -3.403
Công ty Vận tải Biển Bắc
                    -2.219
Công ty Vận tải dầu khí Việt Nam 
                    -2.114
Công ty Xi măng Hạ Long
                    -1.655
Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất 
                    -1.108
Công ty Cảng Quốc tế Cái Mép
                    -1.075
Công ty Xi măng Quang Sơn
                    -665
Công ty Cảng Quốc tế SP-PSA 
                    -539
Công ty Cổ phần Hàng Hải Đông Đô 
                    -317
Công ty Cổ phần Thủy sản Đông Nam 
                    -156
Công ty Cổ phần Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế
                    -124
Công ty Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI)
                    -71

Một số doanh nghiệp khác thì ghi nhận lỗ lớn như Công ty Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (lỗ 1.473 tỷ đồng), Công ty TCT Miền Trung (lỗ 725 tỷ đồng), Công ty Phát triển Phú Mỹ (421 tỷ đồng)...
Tại Tổng công ty Lâm nghiệp, 5 công ty con lỗ lũy kế 19 tỷ đồng, 6 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 54,7 tỷ đồng và 657.218 USD. Tại Hapro có 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69 tỷ đồng...
Tình trang lỗ lũy kế lớn hơn vốn đầu tư của chủ sở hữu cũng xảy ra tại hàng loạt đơn vị như Công ty Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc lỗ 852 tỷ đồng trong khi vốn đầu tư 210 tỷ đồng; Công ty Vận tải biển Viship lỗ 749 tỷ đồng trên vốn góp 32 tỷ, Công ty Tiếp vận Biển Đông lỗ 53 tỷ đồng trên phần góp 10 tỷ...
Một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định. Tại Vinalines, 51 đơn vị có vốn đầu tư của công ty mẹ thua lỗ hoặc hiệu quả thấp. Còn tại Tập đoàn Dầu khí, khoản đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceanbank mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông. Tổng công ty Dầu Việt Nam, năm 2014 cũng phải trích lập dự phòng 1.915 tỷ đồng đối với 14 doanh nghiệp có lỗ lũy kế...

Những ông lớn nặng nợ cho Nhà nước

Hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng... dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao. Tính đến cuối năm 2015, Chính phủ đã phải bảo lãnh vay vốn hơn 26 tỷ USD cho các doanh nghiệp thuộc khối này.
Dẫn đầu trong số doanh nghiệp có nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao là các công ty thuộc Vinalines như Công ty Công nghiệp tàu thủy Cà Mau (154 lần), Công ty Phát triển Hàng hải (55 lần), Cảng Năm Căn (17 lần), Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô (40 lần), Cảng Cái Lân (27 lần)... Công ty mẹ COMA cũng có số nợ gấp 12 lần vốn chủ sở hữu...
Một số đơn vị lỗ và đã tính đến phương án giải thể như Công ty Bất động sản Bến Thành Đức Khải, Công ty liên doanh Trung tâm thương mại chợ Ngã Tư Sở ngừng hoạt động từ tháng 8/2013, Công ty Đầu tư xây dựng phát triển thương mại ngừng hoạt động từ năm 2009...
Ngoài ra, kiểm toán còn chỉ ra nhiều vấn đề khác như hầu hết các tập đoàn, tổng công ty hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản đều còn dự án chậm tiến độ. Một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư. Việc triển khai dự án còn tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả...
Các doanh nghiệp phản ánh không đúng doanh thu, chi phí như Mobifone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông. Tổng công ty Dầu Việt Nam kinh doanh xăng dầu chưa đúng quy định. Đặc biệt, có công ty còn chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, sử dụng không đúng mục đích và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất. Tình trạng cử người đại diện doanh nghiệp quản lý phần vốn cũng còn nhiều hạn chế.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~






Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link