MOT Y CHI CHONG CONG
MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG
__._,_.___
“Huyền thoại thời đại”: Chim bồ
câu sống giữa hang cáo
Đặng Nguyễn
&1&
Cho đến giờ phút này của thế kỷ 21 mà vẫn còn những người “tin
tưởng”, thậm chí biện bạch rằng có thể có sự liêm khiết giữa lòng một hệ thống
quyền lực độc tôn. Có khác nào vẽ ra một bức tranh chim bồ câu sống giữa hang
cáo, rồi bảo đó là chuyện có thật!
Ai đó tự dối mình, tùy, thích thì cứ việc sống trong ảo mộng riêng
tư gì đó. Nhưng, tại sao lại đem huyền thoại để dối người?
Dối dân, nếu còn chút lòng tự trọng, không thấy ngượng hay sao?
&2&
Liêm khiết, trong ý nghĩa truyền thống của danh từ này, bắt buộc
phải gắn liền với CÔNG TÂM CHÍNH TRỰC. Liêm khiết trở thành vô nghĩa hoàn toàn,
thậm chí vô tích sự, nếu không đi đôi với lòng chính trực!
Sự chính trực đòi hỏi, trước hết, là không thiên vị. Nhưng, liệu
có chính trực nổi không, trong hệ thống gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa” do
đảng lãnh đạo?
Những thông tin trên báo chí trong nước thời gian qua cho thấy một
sự thật rõ mười mươi (chẳng phải “xuyên tạc”): Viện Kiểm sát, thậm chí ngay cả
công an cũng không thể “bắt” đảng viên nếu chưa được sự cho phép của đảng.
Nói
cách khác, luật pháp trên đất nước CHXHCN VN không hề có được tư thế chững chạc
để buộc các tổ chức đảng và đảng viên phải “sống và làm việc theo pháp luật”,
mà chỉ khi nào đảng bật đèn xanh thì luật pháp mới rón rén từng bước để đưa ra
ánh sáng.
Dựa vào quan điểm/lập trường/thành tích của đảng viên đối với đảng
mà luật pháp co giãn trong xét xử. Dẫn chứng về sự thiên vị có đầy trên các mặt
báo trong nước, dân chúng đều biết.
Đã không công tâm chính trực thì đừng nói đến hai chữ “liêm
khiết”, trừ phi chữ nghĩa cũng bị lũng đoạn, bị trấn áp để buộc định nghĩa
“liêm khiết” theo một cách bí hiểm nào đó.
Liêm khiết (gắn với công tâm chính trực), vâng, là ai trong một hệ
thống mà cương lĩnh của đảng được nhấn mạnh là quan trọng hơn Hiến pháp của đất
nước?
&3&
Không thể gọi ai đó là “liêm khiết” nếu họ không chút mảy may
thương người, không động lòng thương dân.
Thương dân là phải biết giúp dân thoát khỏi cảnh bị tước đoạt đất
đai, nhà cửa, môi trường bị ô nhiễm. Thương dân là phải hiểu và tôn trọng các
nhu cầu/quyền lợi chính đáng của dân. Cấm cản dân thực hiện quyền tự do ngôn
luận sao có thể gọi là tôn trọng, “thương dân”?
Ngăn trở dân tự do lập hội, tự
do biểu tình, lại càng không thể gọi là tôn trọng, “thương dân”.
Tư cách đạo đức nào để nói đến sự liêm khiết, một khi vô cảm trước
dân quyền, nhân quyền?
Cách đây vài năm, bà Lê Hiền Đức trong cuộc trả lời phỏng vấn của
ông Dominique Foulon, giám đốc phát hành tạp chí Carnets du Vietnam đưa ra sự
phân tích: “Sự tham nhũng chính trị khiến người dân Việt Nam không chỉ bị tước
đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản, mà còn bị xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng
của con người như tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình,tự do báo
chí, tự do tín ngưỡng…”.
Tham những về chính trị, hay còn gọi là THAM NHŨNG QUYỀN LỰC, do
vậy là tệ hại nhất trong mọi tệ hại, là gốc rễ của mọi thảm trạng xã hội!
&4&
Trong cuộc sống, hàng chục năm qua, không phải không có một số
người – ngay trong chốn quan trường ở một số địa phương – day dứt để sống làm
người liêm khiết. Xin được phép nhắc lại, LIÊM KHIẾT được hiểu là gắn với sự
CÔNG TÂM CHÍNH TRỰC, gắn với sự cảm thông và TÔN TRỌNG QUYỀN SỐNG của dân.
Nhưng, rốt cuộc, nhiều người đã phải thúc thủ, rũ áo từ quan. Thậm
chí, có người đã phải mượn lời thơ của Bùi Minh Quốc thay cho tâm trạng của họ:
“Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.
Những cánh chim bồ câu ấy không thể nào bay cao hơn. Sống giữa
hang cáo không chết là may lắm rồi.
Ngoại trừ những kẻ cứ muốn dân tộc VN hôm nay tin vào huyền thoại,
cứ muốn đày đọa dân tộc Việt Nam trong vũng lầy u mê.
Bà Lê Hiền Đức
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hà Tĩnh nhưng không đả động
gì đến thảm họa Formosa.
Đ. N.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment