Tuesday, May 15, 2012

Tây Tạng: Hy Sinh Là Vũ Khí

Tây Tạng: Hy Sinh Là Vũ Khí

 

 Vi Anh

Anh Jamphel Yeshi, 27 tuổi, một người Tây Tạng ở Ấn Độ tự thiêu, anh chạy trên đường phố New Delhi như ngọn đuốc sống vào ngày 26 tháng 3

Vì tự do, vì phục quốc, vì bảo tồn bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ,vì quyền tự do hành đạo, hơn ba mươi tăng ni Phật Tử đã tự thiêu. Kẻ thù xâm lược, thực dân TC gọi những người hy sinh mạng sống mình cho đạo pháp và dân tộc Tây Tạng là «quân khủng bố» tuyệt vọng. Nhưng người dân Tây Tạng, quốc gia dân tộc Tây Tạng trên nóc nhà của Trái Đất, diện tích bằng ba lần nước Pháp, coi Phật Giáo là quốc giáo, tôn vinh tăng ni, Phật tử chọn hy sinh làm vũ khí đấu tranh giải trừ quốc nạn và pháp nạn do CS Trung Quốc đang thống trị quốc gia dân tộc mình – là những anh hùng dân tộc, tử vì đạo, chết vì Tổ Quốc.

Ba mươi ba tăng ni, Phật tử đã tự thiêu. Ba mươi ba trường hợp hy sinh vì quốc gia dân tộc và Phật giáo hầu như giống nhau. Người tự thiêu thường ngồi kiết già, có người trong hòan cảnh ngọn lửa thiêng đang cháy biến tấm thân ngũ uẩn của cõi ta bà này thành ngọn đuốc người, cánh tay còn cố giơ cao lên, miệng còn kêu lên lời chót, yêu cầu để Đức Đạt Lai Lạt Ma về với quốc gia dân tộc và Phật Giáo Tây Tạng.

Và sau đó tăng ni, Phật tử, thường là hàng trăm, hàng ngàn người, tập trung lại dưới sự điều khiển của vị sư già làm lễ hộ niệm, làm lễ tang theo nghi thức cỗ truyền, hết sức trang nghiêm và thành khẩn.

Nhiều khi công an, cảnh sát, và du đãng do công an tổ chức ùa tới, giành xác chết của người tự thiêu, đem đi giấu, không cho tăng ni, Phật tử làm lễ, tránh gây náo động, tập trung đông người. Nhưng vô ích công an càng trấn áp, giành giựt, tăng ni, Phật tử càng quyết tâm chống lại. Công an không đủ sức và đủ người giải tán vì tăng ni, Phật tử đông hơn, kiên quyết hơn. Như vụ tự thiêu của một Phật tử Sonam Dargye ở Rebkong ngày 14 tháng Ba, tăng ni, Phật tử đến để hộ niệm và làm đám tang có tới 8000 trong một thành phố chỉ có 80,000 cư dân.

Công an CS vô tình tạo điều kiện cho qui luật sau thành hiện thực: sức ép càng nhiều, sức bật càng cao và bạo lực kêu gọi bạo lực. Nhứt là trong thời đại tin học, với tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học, các vụ tự thiêu ở Tây Tạng được phổ biến tổng quát, CS không đủ sức ngăn chận, bưng bít.

Sự hy sinh cao cả và quí báu đó trên phương diện đối nội phát huy lòng yêu nước, trọng đạo của tòan dân Tây Tạng ở trong nước và ở hải ngọai, từ già đến trẻ. Trên phương diện đối ngọai lương tâm Nhân Lọai bị đánh động, vấn đề TC cưỡng chế, cưỡng chiếm quốc gia dân tộc Tây Tạng, vấn đề TC quốc đàn áp, bách hại tôn giáo, cào bằng văn hóa Tây Tạng, cưỡng bức, bức bách Hán hóa Tây Tạng -- trở thành vấn đề lương tâm của nhiều nhân dân và chánh quyền trên thế giới.

Trung Cộng càng ngăn cấm, càng bưng bít càng bị phanh phui. TC lập vòng vây cấm không cho báo chí ngọai quốc, người ngọai quốc đến những vùng đất của người Tây Tạng bị TC sáp nhập là tỉnh của TC như Tứ Xuyên trên không gian thực. Nhưng TC không thể làm việc ấy trên không gian ão nhưng rất thực qua truyền thông kỹ thuật số với Internet chuyển đi hình ảnh, thông tin, nghị luận bằng nhiều cách. Chỉ cấn một cái bấm trên điện thọai cầm tay tân thời có thể sữ dụng như máy chụp hình, máy computer chuyển thông tin, nghị luận bằng một cái bấm, tốc độ tranh với ánh sáng.

Trừ TC cáo gian quí vị tự thiêu là khủng bố, là thất vọng, là bắt chước, hầu hết lòai người chánh trực nhìn quí vị này là những vị tử vì đạo. Quí vị này tự thiêu không phải vì thất vọng, vì uất hận, vì bắt chước. Quí vị này tự nguyện một cách đầy ý thức hy sinh thân xác mình cho quốc gia dân tộc Tây Tạng và Phật Giáo Tây Tạng. Sư hy sinh, hành động cảm tử này là vũ khí đấu tranh, là sự tự giác để giác tha, đánh động lương tâm đồng bào Tây Tạng, đồng dạo Phật Giáo Tây Tạng, đồng lọai Con Người, về quốc nạn và pháp nạn mà quốc gia dân tộc Tây Tạng, thành tố của cộng dồng thế giới, Lòai Người đang phải chịu dưới ách thực dân kiểu mới của TC ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ lớn hiếp nhỏ.

Hy sinh, vũ khí thiêng liêng này làm cho TC bị động, mất sáng kiến, mất khôn ngoan, buộc tội và rêu rao những vụ tự thiêu này là hành động khủng bố. Một lọai tuyên truyền khiến người nghe cảm thấy bị khinh thường. Tăng ni, Phật tử Tây Tạng tự thiêu có làm hại mạng sống người nào đâu.

Trái lại ai cũng thấy người gieo tiếng ác cho quí vị tu hành hy sinh vì quốc gia dân tộc và Phật Giáo này, là cán bộ, đảng viên, công an CS và bọn du đảng do CS tổ chức trấn áp tăng ni, Phật tử và người Tây Tạng mới chính là quân khủng bố - một lọai khủng bố của nhà nước chống lại người dân, chống lại sắc tộc thiểu số gọi là state terrorists theo danh tứ chánh trị bây giờ.

Rõ rệt mười vụ như một, chính công an cảnh sát và du đảng của CS đi cướp xác người chết tự thiêu đem đi giấu và bắt bớ, đàn áp, đánh đập người thân, người dân, người đồng đạo đến hộ niệm đưa hương linh ngưới quá cố lên niết bàn.

Chính TC tạo cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt càng ngày càng bung ra vô phương gỡ rối, cho thấy tương lai của phong trào tự thiêu của Tây Tạng sẽ đau thương, phát triễn hơn.

Chính CS Bắc Kinh là nhà nước khủng bố. Phương pháp khủng bố của nhà nước TC không thành công mà thúc đẩy phong trào tự thiêu phát triển thêm. TC bưng bít tin tức, TC trấn áp thẳng tay, TC thiết quân luật, phong tỏa những vùng có đông người Tây Tạng ở. Càng làm thế những tỉnh của TQ có cộng đồng Tây Tạng ở như Tứ Xuyên, Thanh Hải càng trở thành như ốc đảo trong nội địa TQ.

Việc làm đó của TC làm cho người Tây Tạng nhận thức rõ tự do có cái giá của nó, phải tranh đấu, phải chiến đấu mới có, mới được. Không thể chờ,không thể xin mà có.

Liên Hiệp Quốc hứa can thiệp khi số tự thiêu lên 15 nguời, rồi hứa khi lên 30 người tự thiêu, và bây giờ hơn 30 người, đã 33 người tự thiêu mà LHQ cũng không thấy động tịnh gì.

Người Tây Tạng nghĩ nếu cần tăng ni Phật tử sẽ hy sinh một hai ngàn người đề giải trừ quốc nạn và pháp nạn. Đó là chuyện của người Tây Tạng, người Tây Tạng không làm thì ai làm cho người Tây Tạng.

Tự thiêu trở thành vũ khí đấu tranh của người Tây Tạng. Nhứt là đối với người tử vì đạo pháp và dân tộc tin ở luật luân hồi, làm việc tốt sẽ được thăng hoa ở kiếp sau.

Người Tây Tang ở trong nước cũng như ở hải ngọai tin rằng sức mạnh tinh thần luôn luôn thắng sức mạnh vật chất. Và người Tây Tạng vẫn lạc quan với niềm tin ấy, với lý tưởng hy sinh thân xác đề giải trừ pháp nạn và quốc nạn. 33 tăng ni Phật tử đã tự thiêu, từ đầu năm 2012 đến giờ, mà đã có 12 vị tự thiêu; đa số là những người trẻ, học đạo và kiến thức cao.

Về vật chất so với Tây Tạng,TC lớn mạnh lắm. Nhưng trong đấu tranh hay chiến tranh vì chánh nghĩa, vì đức tin lòng hy sinh, giá trị tinh thần còn mạnh hơn vũ khí vật chất nữa. Khi thành phần ưu tú như quí vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng quyết hy sinh cho Tổ Quốc và tôn giáo sống còn, thì sức mạnh của dân chúng sẽ phát huy thành nội lực dân tộc, tinh thần quốc gia, niềm tinh siêu hình. Lúc đó không có sức mạnh vật chất ngọai lai nào khống chế nổi. Ky tô giáo trưởng thành và phát triễn trên tro tàn của Đế quốc La Mã là một bằng cớ./.

Vi Anh

 

2 comments:

  1. Bái Phục.
    Ngày xưa mình cũng có những người tự thiêu vì lý tưởng...
    nay có gì là lý tưởng nơi cái gọi là đáng tự thiêu nữa..
    Chả ai dại
    thà tự xử coàn hơn.

    ReplyDelete
  2. BH nói Đúng..KHông cần phải tự thiêu ,,TT không phải là cách hay....Ôm lựu đạn hay hơn...hỉ

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link