Friday, June 1, 2012

‘Cảnh giác trước sự chia rẽ Việt-Trung’

Ông nói gà bà nói vịt.

Bọ Chính Trị là cuả China.

‘Cảnh giác trước sự chia rẽ Việt-Trung’

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, đã nhắc nhở cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Bắc Kinh cẩn thận trước ‘âm mưu chia rẽ’ quan hệ Việt – Trung.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, vốn cũng là chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước

ngoài, đưa ra phát biểu này tại buổi gặp các Việt kiều, các doanh nghiệp và du học sinh

Việt Nam tại Bắc Kinh hôm thứ Bảy ngày 26/5.

>>> 

VN lo 'xung đột quân sự' ở Biển Đông

Cập nhật: 06:36 GMT - thứ tư, 30 tháng 5, 2012

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế"

“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.

Asean phải giữ vai trò chủ đạo

"Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean."

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015"

Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".

Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.

Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.

Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".

Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".

"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".

"Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay."

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.

"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."

Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".

Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.

Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".

Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120530_phungquangthanh_admm.shtml

 

 



http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQt1yDRfykpttZgfwKPedgbr6tjQafsQ40sDwFqDgtJEtvJmb_b4wI6iDRy
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn,
con bài cuả TQ?

‘Cảnh giác trước sự chia rẽ Việt-Trung’

Cập nhật: 14:03 GMT - chủ nhật, 27 tháng 5, 2012

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào mùa hè năm 2011

Tình cảm chống Trung Quốc đang gia tăng trong người dân Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, đã nhắc nhở cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Bắc Kinh cẩn thận trước ‘âm mưu chia rẽ’ quan hệ Việt – Trung.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, vốn cũng là chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đưa ra phát biểu này tại buổi gặp các Việt kiều, các doanh nghiệp và du học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh hôm thứ Bảy ngày 26/5.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông yêu cầu Việt kiều tại Trung Quốc phải ‘nâng cao tinh thần cảnh giác’ trước ‘các âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền và chống phá’ mối quan hệ giữa hai nước của ‘các thế lực phản động và thù địch’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

‘Hữu nghị truyền thống’

Ông cũng mô tả mối quan hệ Việt Trung là ‘hữu nghị’ và ‘gắn bó truyền thống’. Mối quan hệ được ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông dày công vun đắp’, theo ông Sơn, là ‘tài sản vô cùng quý báu của nhân dân hai nước’.

Về tình cảm của nhân dân Trung Quốc đối với Việt Nam, ông cho rằng ‘rất chân thành và gắn bó’.

Về những bất đồng giữa hai nước mà ông thừa nhận là đang tồn tại, ông Sơn cho rằng ‘sẽ kiên trì giải quyết bằng biện pháp đối thoại hòa bình’.

Cách giải quyết các bất đồng này, theo ông, là dựa trên cơ sở ‘thỏa thuận cấp cao của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước’.

Do đó, ông cảnh báo tránh để xảy ra ‘tình huống bất lợi’ làm ‘ảnh hưởng lợi ích cũng như tình cảm hữu nghị, gắn bó lâu dài giữa hai dân tộc’.

Thông tấn xã Việt Nam cũng dẫn lời ông Nguyễn Thiệu Quang thay mặt cho các Việt kiều ở Bắc Kinh cho biết ông và cộng đồng người Việt ở đây ‘sẽ tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương đường lối phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc’.

Ông Quang cũng hứa sẽ ‘không dao động trước các luận điệu tuyên truyền, lôi kéo và kích động gây chia rẽ quan hệ của các thế lực thù địch’.

Trong buổi gặp này, cộng đồng người Việt tại Bắc Kinh cũng kiến nghị với ông Sơn cho xây dựng một trung tâm văn hóa Việt Nam tại đây.

Chuyến thăm lần này đến Bắc Kinh của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn là để trao đổi về công tác lãnh sự và kinh nghiệm về công tác kiều dân cũng như tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư và du lịch Việt Nam – Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến 23/5, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.

Ông đã có cuộc hội đàm với người tương nhiệm Trung Quốc là Tạ Hằng Sinh vào hôm thứ Sáu 24/5 về công tác lãnh sự giữa hai nước.

Sau đó một ngày, ông đã hội kiến với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong một cuộc gặp mà tại đó hai ông ca ngợi mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Trao đổi với BBC, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (từ năm 1974 đến năm 1989), cho biết số lượng người Việt ở Trung Quốc rất ít ỏi, chủ yếu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Vân Nam và Quảng Châu.

Ông cho biết những căng thẳng gần đây trên Biển Đông không có ảnh hưởng gì nhiều đến Việt kiều và chính phủ Trung Quốc cũng ‘không gây khó khăn gì đối với họ’.

Tuy nhiên, ông cho biết trong thời gian ông làm đại sứ ở Trung Quốc, chính quyền sở tại không muốn ông gặp và tiếp xúc với cộng đồng người Việt vì sợ ông sẽ ‘nói sự thật cho họ biết’ về những căng thẳng giữa hai nước vào thời điểm đó, như xung đột quân sự hay sự xâm lấn của Pol Pot ở biên giới Tây Nam.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link