Saturday, June 2, 2012

Khủng hoảng kinh tế và các thể chế độc đoán chuyên quyền

 

Ket qua cua bai toan Khung hoang Kinh Te The Gioi
.Bat chien tu nhien thanh,Victory without war.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2905.asp

 

Khủng hoảng kinh tế và các thể chế độc đoán chuyên quyền

  Đức Tâm

Bài đăng ngày 19/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày  20/03/2009 13:01 TU

Một nữ công an Trung Quốc đang nghe những người biểu tình phản đối chính sách trưng thu nhà cừa, Bắc Kinh, ngày 19/03/2009Ảnh : Reuters

Một nữ công an Trung Quốc đang nghe những người biểu tình phản đối chính sách trưng thu nhà cừa, Bắc Kinh, ngày 19/03/2009


Ảnh : Reuters

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang gây điêu đứng cho các chính phủ. Thế nhưng, cuộc “Đại Suy Thoái” này có thể báo hiệu ngày tàn của các thể chế độc đoán. Đây là nội dung bài “Chiều tàn của những chế độ chuyên quyền”, của Joshua Kurlantzick, đăng trên tạp chí American Prospect, ngày 16/03/09

In bài

Gửi bài

Bình luận bài

 

Theo tác giả “suy thoái kinh tế đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các chế độ chuyên quyền độc đoán trên thế giới, từ Trung Quốc, Nga đến Venezuela và các nhà nước vùng Vịnh Ba Tư. Cảnh sát đã được đặt trong tình trạng báo động để trấn áp người biểu tình. Nhiều người trong số các nhà hoạt động vì nhân quyền có tên tuổi của Nga đã bị giết trong những tuần vừa qua. Những cuộc biểu tình, trước đây hiếm thấy, đã lan từ phía đông nước Nga tới chính trung tâm điện Kremlin.”

 

Lập luận của Kurlantzick là các chế độ độc đoán chuyên quyền hiện nay trên thế giới đều lấy tăng trưởng làm chỗ dựa chủ chốt, tạo tính chính đáng của đảng cầm quyền, nhưng cái giá phải trả là nền kinh tế bị mất cân đối, phụ thuộc xuất khẩu.

 

Do vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế làm lung lay nền móng của các thể chế này.

 

Trên thực tế, các thể chế độc đoán chuyên quyền tại Nga, Trung Quốc v.v. đều phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và đã đạt được những thành tích kinh tế ngoạn mục từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước cho đến trước khi có cuộc khủng hoảng hiện nay.

 

“Trong thập niên vừa qua, các nước tư bản chuyên quyền đã có được những kết quả kinh tế gây ấn tượng. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã có mức tăng trưởng hơn 10% và một vài thành phố lớn của Trung Quốc, như Thượng Hải, giờ đây có thu nhập tính theo đầu người cao hơn 7000 đô la/năm, cùng mức với quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Nước Nga bị phá sản hoàn toàn vào cuối những năm 1990, đã tạo ra được mức tăng trưởng đủ mạnh để giờ đây có thể tự hào là quốc gia có mức dự trữ vốn đứng hàng thứ ba trên thế giới và đã xây dựng các công ty khí đốt thành những tập đoàn năng lượng hiện đang thống trị các thị trường châu Âu.

 

 

Trên thực tế, các chế độ tư bản chuyên quyền đã có được những thành công mà một vài nước ở phương Tây bắt đầu tự hỏi phải chăng mô hình phát triển này đã vượt qua mô hình tư bản dân chủ tự do. Trên tạp chí Đối ngoại Foreign Affairs năm ngoái, chuyên gia chính trị Israel Azar Gat chỉ ra rằng thách thức đáng kể nhất đối với nền dân chủ tự do ngày nay đến từ sự trỗi dậy của các cường quốc lớn phi dân chủ : Đó là Trung Quốc và Nga, các đối thủ của phương Tây trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trước đây, các chế độ này giờ đây đang hoạt động với mô hình tư bản chuyên quyền hơn là cộng sản.”

 

Công an Trung Quốc ngăn cản phóng viên ngoại quốc tiếp cận những người biểu tình tại Bắc Kinh, ngày 19/03/2009Ảnh : Reuters

Công an Trung Quốc ngăn cản phóng viên ngoại quốc tiếp cận những người biểu tình tại Bắc Kinh, ngày 19/03/2009
Ảnh : Reuters

 

Có hai yếu tố cho phép các thể chế độc đoán chuyên quyền khai thác có hiệu quả lá bài kinh tế : cải thiện đời sống vật chất của người dân và ưu đãi tầng lớp trung lưu.

Hầu như các nước đang sống dưới thể chế độc đoán hiện nay đều thoát ra từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

 

Mong ước chính đáng của người dân là cải thiện cuộc sống thường ngày. Do vậy, giới lãnh đạo gần như “mặc cả” với dân chúng: Cải thiện đời sống vật chất đánh đổi lấy tự do cơ bản của con người.

 

Sự gắn bó, “đoàn kết” của tầng lớp trung lưu để bảo vệ những quyền lợi được hưởng, cho phép các thể chế độc đoán chuyên quyền thẳng tay trấn áp mọi tiếng nói đối lập.

Kurlantzick đưa ra ví dụ của nước Nga :

 

“Tăng trường liên tục đã giữ được sự im lặng của dân chúng. Tại Nga, Vladimir Putin đã cứu vớt đất nước từ đống đổ nát của những năm 1990, thời điểm mà người dân Nga có được một xã hội mở cửa nhiều hơn trong lúc các khoản thu nhập và đồng lương lại tụt giảm mạnh. Ông ta kín đáo gợi ý là một nền dân chủ thực sự có thể dẫn đến sự rối loạn trong một quốc gia rộng lớn và khó lãnh đạo; Và đổi lấy việc có tỷ lệ tăng trưởng cao, thu nhập nhiều hơn, người dân Nga cho phép ông Putin bóp nghẹt từ từ các quyền tự do của họ. Ông Dmitri Trenin, thuộc Trung Tâm Carnegie Matxcơva nói rằng Puntin tạo ra một sự ổn định giả hiệu mà giới trung lưu rất thiết tha, ngay cả những người Nga chống lại tư tưởng chuyên quyền độc đoán trên nguyên tắc, cũng lo ngại là có thể những giải pháp thay thế có thể còn tồi tệ hơn – như tình trạng hỗn loạn toàn bộ, chủ nghĩa dân tộc dân túy, tư tưởng độc đoán tệ hại, còn hơn cả những gì Putin làm”.

 

Còn ở Trung Quốc, các biện pháp ưu đãi của chính quyền đã làm “tê liệt” tầng lớp trung lưu. Họ thờ ơ với các vấn đề chính trị của đất nước : “Tại Trung Quốc, chế độ cũng đưa ra một sự mặc cả tương tự, nếu như không phải với đông đảo dân chúng, thì ít ra là với tầng lớp trung lưu thành thị. Các khoảng đầu tư và hào phóng của chế độ nhắm vào những thành phố lớn. Như Đặng Tiều Bình đã từng tuyên bố khi ông ta mở cửa nền kinh tế Trung Quốc : Một vài người sẽ giầu lên trước tiên – và những người mới giầu này đánh giá cao những ai đã trả tiền xe hơi, nhà cửa cho họ và cả những chiếc điện thoại di động mới lấp lánh. Theo ông Jonathan Unger, chuyên gia về Trung Quốc, trong những năm vừa qua, chính phủ đã chủ ý đưa ra chính sách ưu đãi đối với tầng lớp này.

 

Theo một cuộc thăm dò do Trung Tâm Nghiên Cứu Pew thực hiện, hơn 80% người Trung Quốc nói rằng họ hài lòng với những điều kiện của đất nước. Đây là một trong số những câu trả lời có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Ngay cả sau hai nhiệm kỳ, ông Vladimir Putin vẫn có tỷ lệ được lòng dân mà bất kỳ lãnh đạo phương Tây cũng thèm muốn. Khi tôi đi vào một khu đô thị ở phía đông Trung Quốc cách nay hai năm và hỏi những người trẻ Trung Quốc về nhãn quan của họ đối với chính phủ, tôi đã nhận thấy được mức độ thờ ơ về chính trị trong giới trẻ thật đáng gây ấn tượng. Một phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp trung lưu nói với tôi tại Thượng Hải : Chúng tôi không có một sự kiểm soát nào đối với những việc này, trước khi cô hỏi là tôi đã xem những tập mới nhất của bộ phim The Wire trên DVD chưa.”

 

Xếp hàng vào Hội Chợ Việc Làm tại St Petersbourg, ngày 18/03/2009 Ảnh : Reuters

Xếp hàng vào Hội Chợ Việc Làm tại St Petersbourg, ngày 18/03/2009
Ảnh : Reuters

 

Thế nhưng, Kurlantzick cho rằng cuộc trắc nghiệm thực sự đối với mọi chính thể không phải là lúc tình hình tốt đẹp mà trong bối cảnh khó khăn. Và “các chế độ chuyên quyền độc đoán không chuẩn bị tốt để đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bởi vì họ yếu kém trên các thị trường tiêu dùng nội địa và trông cậy vào xuất khẩu để tồn tại. Những chế độ độc đoán đầy quyền lực như Nga và các nước vùng Vịnh Ba Tư phụ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa hoặc một loại hàng duy nhất. Tại Venezuela, năng lượng chiếm khoảng 95% tổng thu nhập xuất khẩu. Tại Iran, năng lượng cung ứng khoảng 80% tổng thu nhập. Thế nhưng giá dầu lửa hạ xuống hơn một nửa trong sáu tháng qua. Còn Trung Quốc, quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng chế biến sang các nước giầu, cũng sẽ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính, vì mức chi cho tiêu dùng giảm tại Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản. Xuất khẩu chiếm gần 35% tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc- một con số quá cao để có thể coi đó là một nền kinh cân bằng. (Xuất khẩu của Mỹ chiếm khoảng 10 tổng sản phẩm nội địa trong những năm gần đây.)

 

Cho dù có những cố gắng đáng kể để trấn an người dân rằng không có gì tồi tệ cả, những chế độ chuyên quyền không thể che đậy những lỗ hổng về kinh tế. Tại Venezuela, ông Hugo Chavez trước đây chế diễu cuộc khủng hoảng tài chính như là mối nguy hiểm đối với phương Tây, thì giờ đây đã phải chấp nhận rằng sự suy giảm giá dầu lửa do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Venezuela. Tại Nga, khi mà thị trường chứng khoán bị tụt giảm khoảng 70% kể từ mùa xuân vừa qua và đồng Rúp mất giá do bị tấn công mạnh mẽ, Vladimir Putin vừa qua tuyên bố rằng ông có thể lại cắt giảm thuế vì nền kinh tế Nga tuột dốc.”

 

Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối dự án sửa đổi Hiến pháp của tổng thống Hugo Chavez, Caracas, 29/11/2007 Ảnh : Reuters

Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối dự án sửa đổi Hiến pháp của tổng thống Hugo Chavez, Caracas, 29/11/2007
Ảnh : Reuters

 

Các “giải pháp ưu đãi vật chất” của những thể chế độc đoán không tạo được lòng tin, sự ủng hộ bền vững của dân chúng. Khác với những nhà nước chuyên quyền trong những năm 50 – 60, sử dụng ý thức hệ để kìm hãm người dân trong cảnh đói nghèo, các thể chế độc đoán hiện nay không quan tâm đến vấn đề ý thức hệ và thường khai tác tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tồi tệ. Trong bối cảnh đó, họ không thể áp dụng biện pháp “tẩy não” người dân và thực thi chính sách sùng bái cá nhân theo kiểu Kim Jong-il ở Bắc Triều Tiên.

 

Do vậy, theo Kurlantzick, trong lúc giới lãnh đạo phương Tây lo lắng là nền kinh tế toàn cầu đang phải đương đầu với cuộc Đại Suy Thoái thứ nhì, thì một cuộc khủng hoảng kinh tế như vậy lại làm nẩy sinh mối đe doạ to lớn đối với một vài chế độ chuyên quyền dai dẳng nhất trên thế giới. Bởi vì các chế độ này chỉ có chỗ dựa duy nhất là “kinh tế mạnh”.

 

Giờ đây, thiếu vắng tăng trưởng, các thể chế chuyên quyền mất đi “tính chính đáng” để tiếp tục cầm quyền.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link