Saturday, June 2, 2012

KÍNH GỞI ĐỒNG BÀO CỰU THUYỀN NHÂN TRẠI TỴ NẠN PANATNIKHOM

KÍNH GỞI ĐỒNG BÀO CỰU THUYỀN NHÂN TRẠI

TỴ NẠN PANATNIKHOM CÙNG QÚY LIỆT VỊ QUAN TÂM

http://farm2.static.flickr.com/1074/1249353060_8ed32ca0a4.jpg

 

Kính thưa qúy Tôn Trưởng,tôi tr li Panatnikhom Chonbury sau 22 năm đnh cư ti min Tây Bc nước Pháp. 22 năm dài qua đi nhưng trong ký c vn còn nguyên vn, con đường si đá xuyên qua các Block Khu Transit, Khu C và sau này tr thành khu F.

 Nơi này còn in đậm vết tích đau thương quằn quại của đồng bào đặc biệt từ sau năm 1999 Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn  phải bó tay vì các quốc gia đã không còn nhận người Tỵ nan Việt Nam .

Chính sách thanh lọc thuyền nhân tỵ nan chính trị được Cao ủy áp đặt khắt khao và cưỡng bức hồi hương những người rớt Thanh Lọc.

( Tuy nhiên trong cuộc thanh lọc khắt khe đó không tránh khỏi sự nhầm lẫn và bất công )

 

Thời gian này đồng bào tỵ nạn thảm thương đã chít khăn tang kêu gào cùng thế giới. Có nhiều người trong tận cùng tuyệt vọng đã tự mình treo cổ, uống thuốc độc ,mổ bụng, tự thiêu quyên sinh tuẫn tiết chớ không chấp nhận quay trở lại với chế đô Cộng sản phi nhân bản, phi dân tộc.

 

 

Cả một vùng trời u ám những đám mây đen dầy đặc phủ kín nơi này, nơi có những mảnh đời Việt Nam tan tác của đồng bào tôi .

Hôm nay trở lại đây hồn tôi như tuôn trào máu lệ, tiềm thức chìm trong qúa khứ những ngày vượt biển, sóng gió trùng dương, những mảnh đời  thảm thương, những chiếc lá rơi trước cơn bão xoáy.

 

 “ Tự do ơi ! Tư do anh đổi bằng nước mắt ,

  Tự do hỡi ! Tự do em trả bằng xác thân.”

 

             Giờ đây trại tỵ nạn Panat nikhom là một cánh rừng mì và khuynh diệp .

 Nghe trong gió đong đưa có tiếng rên xiết của đồng bào, những oan hồn u khuất còn quấn quít đâu đây . Trước cổng trại có một ngôi miếu hoang do người Thái dựng lên . Dò hỏi người dân địa phương là một người phụ nữ Thái bán hàng bên cạnh trại . Bà cho biết sau khi giải tán Người Tỵ Nan trại Panatnikhom bị hủy bỏ san bằng .Người dân quanh đây đêm đêm thường nghe tiếng kêu khóc của những oan hồn, nên lập ngôi miếu này để những oan hồn kia có nơi nương tựa.

 

  Bên kia đường là khu Ô  nay là Trại Lính . Hai người lính Thái bồng súng chào chúng tôi khi chúng tôi tiến đến Trại trình bày nguyện vọng thăm lại Trại Tỵ Nạn nơi mình đã sống qua. Sư thông cảm chứa chan tình người, và chúng tôi chụp những tấm hình lưu niệm nơi đây .

Đứng bên tôi là 2 người lính Thái, tôi nghe thấm thía câu "đứng giữa ơn và oán ".

 

Đất Thái này đã và đang là nơi tạm dung ,lánh nạn của những thân phận Việt Nam cùng đường . Có gần 800.000 người Việt Nam từ TháiLan đi định cư tại các Quốc gia văn minh trên thế giới . 

Thái Lan cũng là nơi có nhiều ổ Cướp, Hải Tặc, đã banh xé thảm sát đẫm máu đồng bào chúng ta .

 

Đứng giữa hai người lính Thái tôi nguyện với lòng  ân oán chấm dứt hôm nay . Vì xét cho cùng trong xã hội nào cũng có kẻ gian người ngay, kẻ thiện người ác. Bọn cướp Thái  chỉ đại diện cho sự ác, là những băng đảng cướp sống ngoài vòng pháp luật chớ không phải là chính sách của Chính Phủ và nhân dân Thái Lan, trong khi  tập đoàn chớp bu Hà Nội đảng Csvn đang lãnh đạo đất nước nắm trọn trong tay toàn quyền pháp luật, đã cướp chính quyền . Bọn chúng dùng bạo lực, tắm máu đồng bào hằng cả  hơn nửa Thế kỷ qua .  

 

Hiện tại trước ánh sáng văn minh của nhân loại , đảng Csvn vẫn giữ nguyên bản chất rừng rú dã man trong chính sách cai trị người dân dùng bạo lực chiếm giữ quyền lực. Khúm nún với  kẻ thù," hèn với giặc, ác với dân ". Chính chính sách trả thù dân tộc của tập đoàn đảng Csvn đã xua đồng bào Việt Nam nạn nhân ra biển  muợn tay hải tặc thảm sát. Kẻ thù của tập đoàn đảng Cộng sản Việt nam chính là dân tộc Việt Nam.

 

 37 năm qua  đồng bào ta đã nhận diện ra kẻ thù  thật sự của dân tộc, ai là kẻ cướp đất, cướp nhà, kẻ lột trần truồng thân mệnh Mẹ Việt nam qua hình ảnh 2 Mẹ con nạn nhân ở Cần Thơ.

 

Chúng ta không thể vì hận hải tặc Thái là nuôi mang mối hận với cả chính phủ và nhân dânThái Lan.

 

N

con đường vào trại tị nạn Panat Nikhom ngày nay

 Người Việt Tỵ Nan tại Thái Lan Xưa và Nay.

20 năm về trước người Việt Tỵ nạn phần đông được được cứu vớt trên biển nhưng cũng có số người vượt thoát  bằng đường bộ băng rừng Cam bốt đến đất Thái,

 

Ngày 27 tháng 12 năm 1987, con thuyền bé nhỏ của chúng tôi sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, cuộc sống mong manh, đối diện với sóng gíó, tử thần đã được người dân Thái cứu giúp và đưa về một trại ven biển  Leam Ngop,

 

Sau 2 tuần lễ, Cao Ủy Tỵ Nan đưa chúng tôi về Trại Tỵ nan Panat NiKhom thuộc tỉnh Chonbury. Thời điểm này được gọi là cao điểm.Trại Tỵ nan Panat Nikhom diện tích khoảng một cây số chiều dài  mỗi khu chứa hơn 28,000 người tỵ nạn . Tuy cùng cảnh ngộ, nhưng mỗi người mỗi số phận khác nhau. Chổ ở của chúng tôi mỗi đầu người chỉ có 6 tấc bề ngang, nằm ngồi khít khao. Người có tiền may mắn lắm chỉ có thể mua được vài tấm nylon hoặc thùng giấy để tự  ngăn riêng khu vực cho gia đình mình . Quy chế giới hạn là 20 lít nước mỗi ngày cho một đầu người .

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/138525-DP_PST%20lanh%20nuoc%20H21_400.jpg

Ðứng lãnh nước trong trại tị nạn

 Người tỵ nạn không được quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài . Họ sống trong bốn bức tường tôle nóng bức có lính Thái canh gác chung quanh như một nhà tù tập thể . Có một vài ngọn đèn điện đường nhưng không có đèn điện trong trại . Chúng tôi phải tự mua đèn dầu, đèn cầy để thắp lên khi cần đến ánh sáng . Sau 10 giờ đêm tất cả mọi người phải tắt đèn yên lặng . Chỉ cần thấy một ngọn  đèn le lói hoặc một tiếng động nhỏ là bị Lính Thái, trật tự của Bộ Nội Vụ Thái bắt bỏ tù và đánh đập rất dã man. Cùng sinh tồn trong hoàn cảnh cùng khổ, nghiệt ngã tận cùng này nên đa số đồng bào biết thương yêu, đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau.

Bên cạnh đó cũng có những tên Việt gian làm tay sai cho Bộ Nội Vụ Thái bức hại đồng bào. Đám người này được liệt kê là côn đồ bị đồng bào tẩy chay, rẻ khinh xa lánh.

 

 Người Việt Tỵ nạn ở Thái Lan  ngày nay có may mắn hơn  là được tiếp xúc với thế giới bên ngoài và được sống giữa Thủ đô Bangkok  nguy nga không thua gì Paris, New York . Nhưng  trong cái may mắn đó nỗi bất hạnh chính là con đường tỵ nạn tối tăm, bên cạnh Thủ Đô Bangkok phù hoa vật chất là những mảnh đời Việt Nam rách nát lầm lũi trong bóng tối giữa ánh sáng nguy nga  .

 

Xin mượn lời hát trong bài ca " Mặt Trời Đen " mà người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu thường hát lên để mô tà nỗi oan khiên, nghiệt ngã của đời anh và thân phận của con người Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư Đen tang tóc .

  " Mặt Trời đen qúa đen, đen như đời ta,

Đời lang thang như con Chó hoang trong màn đêm...."

Những con chó hoang lang thang trong màn đêm tĩnh mịch đó chính là đồng bào ruột thịt của tôi . Tủi nhục thay cha ông  chúng ta từng vẫy vùng trong thiên hạ, uy linh vang dội góc trời Đông, trong tim ta cuồn cuộn máu Lạc Long . Làm sao chúng ta có thể chấp nhận thản nhiên nhìn Dân Tộc, lang thang trong bóng tối, điển hình là những đứa trẻ Việt Nam phải cúi đầu bước đi lầm lũi, ánh mắt đầy mặc cảm, tập nói tiếng Thái để che dấu nguồn cội mình là người Việt Nam ! Những lớp trẻ Thanh Niên có học nhưng  không có chỗ đứng trên chính Quê hương mình vì không có thân phận là " con Ông cháu Cha "  không có tiền hối lộ cho bọn mua quan bán chức. Giới trẻ tủi nhục này phải làm kẻ lạc loài bất lực trên chính quê hương của mình để  rồi quyết định  bỏ nước ra đi sống kiếp đời tỵ nạn cuối mùa tối tăm nơi đất Thái.

 

Kính thưa Qúy Liệt vị,

Trên đường bôn ba tôi dừng lại nơi này,

Trước là đốt một nén hương lòng kính cẩn cúi đầu tiếc thương Đồng bào đã bỏ mình và tuẫn tiết vì Lý tưởng Tự Do, sau là thăm viếng một vài người chiến hữu đang âm thầm trong bóng tối giữa ánh đèn nguy nga của Thủ Đô Bangkok . Nói tóm lại đối với đồng bào người Sống lẩn người Chết, tôi vẫn chưa làm tròn bổn phận . 

 

Trước ngôi miếu hoang tàn, tôi chỉ thể hiện được một việc làm hết sức bé nhỏ đơn sơ . Nguyện vọng của tôi là được trở lại nơi này tu sửa Ngôi Miếu và dựng tấm Bia Tưởng niệm đồng bào qúa cố ..

  Còn với người sống, tôi lại càng thiếu bổn phận vì với thời gian vượt suối băng rừng, đến nơi này tôi may mắn còn được tấm thân nhưng tàn tạ. Sức lực và phương tiện đâu tôi đùm bọc, chia xẻ nổi đau khổ cùng đồng bào .

Đồng bào như chiếc lá giữa giòng đời nhưng tôi cũng chỉ là chiếc lá tả tơi .

 

 

 Hai mảnh đời, hai thế hệ cùng số phận nổi trôi, cùng mang nổi lòng cho đất nước em Hàng Tấn Phát và tôi như một cơ duyên định mệnh hội ngộ nơi đây. Tôi biết tên tuổi em là một nhà Dân chủ trẻ trong Quốc nội với 6 năm tù vì bày tỏ sự phẫn nộ với chế độ Cộng  sản bán nước hại dân .

 

Sau khi ra tù em đến đất Thái tìm đường  thoát thân lánh nạn với ước vọng có nhiều cơ hội để tiếp tục con đường Đấu tranh . Em đang sống những tháng ngày vô cùng hoạn nạn, nhưng trong em vẫn giữ vẹn khí tiết của người chiến sĩ đấu tranh vì Tự Do Dân Chủ. Em chính là Tuổi Trẻ Tinh Hoa Việt bị dập vùi tan tác.

 

Gặp em nơi đây, lòng tôi trăn trở cảm thương nhưng làm sao em ơi tôi đang trên con đường xốc tới, và thực tế đề tài tỵ nan Thuyền Nhân đã nguội lạnh ở trái tim nhân loại Những biến cố thời sự trong nước và thế giới là sự quan tâm chung của mọi người. Tôi nhắc nhở em theo kinh nghiệm bản thân trong nguyên tắc cứu độ hay cứu rổi đều phải bắt đầu bằng sự tự cứu . 

 

Trở lại Paris sau môt thời gian dài vắng bóng.

Tôi mang theo mình tâm sự ngổn ngang, hình bóng gầy gò xác xơ của đồng bào bất hạnh, ánh mắt tuyệt vọng của các cháu, các em, đang  sống khắc khoải đau thương từng phút từng giây trên đất Thái.

 

Tìm giải pháp giúp đồng bào thật vô cùng nan giải

Tôi gỏ cửa khắp nơi và nhận đựợc những câu trả lời chỉ giáo như sau :

 Việc này vô tình cổ vũ cho làn sóng người ào ạt ra đi, cũng đồng nghĩa là nhường đất cho bọn xâm lăng Tàu Cộng .

Trong làn thác người tỵ nạn có 3 thành phần như sau.

 1-Đồng bào tỵ nạn chính trị bị đuổi giết cùng đường .

 2-Thành phần " thời cơ " tạo thành đường dây móc nối đưa người vượt biên để trục lợi .3- Gián điệp tình báo Việt Cộng gài vào hàng ngũ người tỵ nạn .

 Chúng ta phải dồn mọi nỗ lực cho Quốc nội vì chấm dứt sự cai trị của đảng Cộng sản là chấm dứt mọi vấn nạn của  Xã hội và Đất nước.

Vâng, tôi cũng đồng quan điểm với qúy vị. Tôi luôn quan niệm thời điểm này phải đứng trên Quê hương mình chiến đấu. vì giặc đang mưu đồ thôn tính nước ta qua bọn tay sai thái thú tại Ba Đình bán nước cầu vinh.Tàu Cộng đổ xô vào Việt Nam để đồng hóa dân ta . Người yêu nước phải đứng lại trong lòng đất nước của chính mình để cùng toàn dân xô ngã bạo quyền giữ gìn Tổ Quốc. Đội ngũ chí nguyện ở Hải Ngoại cũng phải trở về nhập cuộc với đồng bào.

 

Nhưng khi đến đây tôi thấy ra một SỰ THẬT ! 

 

 Không một người nào muốn bỏ nước ra đi, ra đi cũng không phải vì bất tri, mà chỉ vì thiếu thông tin lại lâm cảnh cùng đường bí lối, giữa bóng tối bao trùm không tìm ra ánh sáng, giữa đường cùng phải tìm nẻo thoát thân.hầu bảo toàn lực lượng. Có người đến nơi này với sứ mệnh làm đầu cầu nối kết giữa lực lượng trong và ngoài nước và cũng không thiếu người sẳn sàng trở về  quê nhà khi có tín hiệu bốc khói . Tất nhiên trong làn sóng này cũng có  kẻ thời cơ, và nằm trong đường dây buôn người của tập đoàn Mafia Cộng sản . 

 

Đó là chưa nói đến bọn Việt Cộng gài người vào.hàng ngũ người Tỵ Nạn với nhiều âm mưu đê tiện .

 

Để tạo nên một chiến trường đấu đá khốc liệt giữa người Việt cùng tỵ nạn ở Thái Lan làm Cao Ủy Tỵ Nạn không còn mặn nồng với số phận thật của người Tỵ nạn Chính trị , vì bất đồng ngôn ngữ và vì đồng bào đa số không hiểu rõ về Pháp lý hồ sơ xin Tỵ nạn, thiếu người hướng dẫn tận tình nên có những trường hợp bị Cao ủy tỵ nạn từ chối quyền Tỵ Nan một cách bất công và có phần tàn nhẫn như trường hợp của Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Trần Văn Long, người Chiến sỹ với 20 năm Tù dưới chế độ Cộng sản bị đuổi giết cùng đường nay lại là nạn nhân của những thế lực đen tối đang đe dọa lên số phận của đồng bào nạn nhân bất hạnh tại Thái Lan .

 

Panatnikhom Chobury 22 năm về trước Linh Muc Oliver nay vẫn còn tận tụy với đồng bào Tỵ nạn . Cha đã sống trọn lòng thánh thiện bên cạnh những con người cùng khổ . Cha Robert - người Mỹ có lần lòn chôn tên lính Thái đến 50 lần để được mang tiền vào cứu gíúp người Tỵ Nạn ở các trại đường bộ ! Ôi những tấm gương hy sinh cao cả ngút Trời ! Vì vậy chúng ta cần phải đồng lòng góp nhiều bàn tay nhân áí để cứu giúp đồng bào chúng ta.


Panatnikhom Chobury 22 năm về trước Linh Muc Oliver nay vẫn còn tận tụy với đồng bào Tỵ nạn . Cha đã sống trọn lòng thánh thiện bên cạnh những con người cùng khổ . Cha Robert - người Mỹ có lần lòn chôn tên lính Thái đến 50 lần để được mang tiền vào cứu gíúp người Tỵ Nạn ở các trại đường bộ ! Ôi những tấm gương hy sinh cao cả ngút Trời ! Vì vậy chúng ta cần phải đồng lòng góp nhiều bàn tay nhân áí để cứu giúp đồng bào chúng ta.

 

Hỡi Anh Em Tỵ Nạn những chiến sĩ dân chủ đang lánh nạn trên đất Thái ! Xin  Anh Em đừng qúa tuyệt vọng, bi thương .

Người Mỹ có câu " Khi Chúa đóng cánh cửa này là Chúa sẽ  mở ra cửa sổ khác "

Mục đích của chúng ta là giải thể tập đoàn mafia Cs là đánh đuổi Tàu Cộng ra khỏi Tổ Quốc thân yêu, là đấu tranh vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho mọi người dân Việt Nam. vì vậy bất cứ ở đâu , ở cùng trời cuối đất nào ngay cả trong lao tù, chúng ta cũng tận dụng môi trường để chiến đấu.

 

Xin Anh Em hãy mạnh dạn tự tin là đồng bào luôn ở bên cạnh những tấm lòng sắt son với Đất Nước . Hãy quy tụ những con người chí nguyện để cùng toàn dân gầy lại cuộc chiến cuối cùng . Anh Em hãy vững tin rằng giờ phút quyết định đó chúng tôi luôn luôn có mặt nơi tuyến đầu. luôn ở bên cạnh Anh Em.

 

Hỡi đồng bào Người Việt Tỵ nạn Cộng Sản Hải Ngoại ! Xin hãy hỗ trợ đồng bào chúng ta trong mật trận pháp lý ở Thái Lan, để giảm bớt nỗi oan khiên mà đồng bào chúng ta đang gánh chịu.

Chúng tôi thiết tha kêu gọi đồng bào Ủng hộ Luật sư An Phong vì hiện tại rất cần một Văn phòng Luật sư  cố vấn đặt tại Bangkok , Thái Lan mà Nữ Ls trẻ An Phong đang dấn thân để giúp đỡ về thủ tục và Pháp Lý hầu bảo vệ đồng bào . Xin hãy tiếp sức cho người trí thức trẻ này -  Nữ Ls An Phong ,.xin góp một bàn tay cứu giúp đồng bào chúng ta cũng là khuyến khích tinh thần tuổi trẻ trí thức dấn thân.

 

 Muôn vàn đa tạ

Paris ngày 01 tháng 06 , 2012

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link