Tiếng
nói người thương binh
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thương binh Lê Thị Ngọc Đa, người Long An
Files photos/blog eva
Nhiều người tại Việt Nam vì chịu cảnh bất công
phải đi khiếu nại rồi bị tù tội. Thế nhưng những biện pháp đó không làm họ nhụt
chí chiến đấu.
Tham gia đóng góp cho
cách mạng
Trong số gần 15500
phạm nhân được đặc xá vừa qua có một người bị kết án 3 năm rưỡi tù giam theo
điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức công dân’ là bà Lê thị Ngọc Đa người
Long An. Bà được trả tự do trước hạn một năm.
Bà này là một thương
binh từng theo cách mạng từ năm lên 9 tuổi cho đến năm 26 tuổi được cho về vì
thương tật không thể nào tiếp tục hoạt động đóng góp cho công cuộc của đàng
Cộng sản Việt Nam.
Bà Lê thị Ngọc Đa cho biết
lý tưởng của cách mạng mà bà được tuyên truyền khi lên 9 tuổi để tham gia các
hoạt động của đảng cộng sản tại quê nhà Long An của bà như sau:
Hồi trước tôi đi theo
lý tưởng cộng sản là sau này không còn có kẻ giàu người nghèo, không có ai bóc
lột ai. Vì lý tưởng đó mà tôi thích tôi đi theo.
Người dân An Giang khiếu
nại đất đai ở TPHCM. Files photos
Trở thành dân oan mất
đất
Khi trở về trong vị
thế của một thương binh hy sinh xương máu cho đất nước, bà Lê thị Ngọc Đa được
cơ quan chức năng bán đất để sinh sống. Tuy nhiên bà lại rơi vào tình cảnh tiền
mất tật mang, tức trả tiền mà rồi đất không có. Trước tình cảnh bất công như thế
bà phải đi khiếu kiện; tuy nhiên việc khiếu kiện không được giải quyết:
Vì tôi là thương binh
tôi đi cống hiến cho cộng sản từ hồi 9 tuổi đến 26 tuổi mới về. Không phải tôi
tự về mà vì bị thương không còn sức khỏe để bảo đảm công tác nữa nên cho tôi về.
Sau đó đến năm 96, Cơ quan Trung ương hội Nông dân Việt Nam có bán cho tôi 4
héc ta đất với giá lúc đó 8 chỉ vàng. Nhưng bán rồi mà lừa đảo không giao đất
cho tôi. Tôi là thương binh nghèo khổ, phải đi mót từng bông lúa mới sắm được 4
chỉ vàng, còn bao nhiêu tôi phải đi hỏi vay nhưng cơ quan lừa đảo tôi, tôi tức
quá đi kiện từ năm 96. Đến năm 2007, họ nói tôi mua bán trái phép, chủ tịch
tỉnh Long An ra quyết định thu hồi đất đó; nhưng tôi không đồng ý với lý do
không phải một mình tôi mua mà có 45 héc ta được mua, thế mà chỉ thu hồi có 4
héc ta của tôi còn của những người khác không thu.
Vì tôi là thương binh
tôi đi cống hiến cho cộng sản từ hồi 9 tuổi đến 26 tuổi mới về. Không phải tôi
tự về mà vì bị thương không còn sức khỏe để bảo đảm công tác nữa nên cho tôi
về...là một thương binh, đúng ra nhà nước phải ưu đãi cho tôi, lo đời sống cho
tôi. Họ không lo mà còn ‘ăn giựt’ của tôi nữa
Bà Lê thị Ngọc Đa
Tôi nghĩ tôi là một
thương binh, đúng ra nhà nước phải ưu đãi cho tôi, lo đời sống cho tôi. Họ
không lo mà còn ‘ăn giựt’ của tôi nữa.
Khiếu kiện/tập trung
người cùng khiếu kiện
Tại các nơi ở Việt Nam
hầu như đâu đâu cũng có trường hợp đất đai, nhà cửa, tài sản bị thu hồi không
đúng qui định của pháp luật. Những nạn nhân phải khiếu kiện từ cấp địa phương
đến trung ương từ năm này qua năm khác. Tại những văn phòng tiếp dân, những
người dân oan ngày càng nhiều và họ trở nên quen mặt nhau.
Bà Lê thị Ngọc Đa cũng
làm quen với nhiều người đồng cảnh ngộ.
Bản thân bà Lê thị
Ngọc Đa lại thấy cần tập hợp những người phải khiếu kiện như thế lại để có được
tiếng nói mạnh mẽ hơn thông qua một hội đoàn như lời bà cho biết như sau:
Tôi có ý định thành
lập một hội đoàn Thân Hữu Tương Trợ Việt Nam, tức theo tôi nghĩ làm gì cũng
phải có tổ chức để có người lãnh đạo như thế mới có kết quả; chứ để rời rạc
không thể làm được. Làm gì cũng phải có đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh; nên từ
chỗ đó tôi mới thành lập hội.
Tù tội
Với vai trò chủ xướng
như thế bà Lê Thị Ngọc Đa sau những lần tổ chức cho người dân khiếu kiện tại
các văn phòng tiếp dân của các cơ quan Đảng và chính phủ, quốc hội ở Hà Nội
cũng như Sài gòn, bà đã bị cơ quan chức năng bắt giam và đưa ra tòa buộc tội
theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Bà kể lại thời gian từ khi bị bắt hồi
ngày 26 tháng 4 năm 2011 cho đến khi ra khỏi nhà tù hồi ngày 31 tháng 8 vừa
qua:
Bà Lê Thị Ngọc Đa.
Radiochantroimoi
Họ nhốt tôi trong
phòng biệt giam đến khi còn ba ngày nữa đúng bảy tháng, tôi ra không thấy đường
nữa. Khi đưa lên trường cải tạo họ để tôi sống với những người Sida thời kỳ
cuối gần chết, rồi bệnh tật gì cũng có, nằm trong một buồng giam 70-80 người đủ
chứng bệnh hết. Tôi chịu khổ 30 tháng. Bản thân tôi là thương binh mà vào họ
bắt tôi phải lao động. Không lao động bị cho là chống đối. Tôi biết tôi không
có tội, họ ghép tôi thứ nhất tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và
lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích công dân…
Họ nhốt tôi trong
phòng biệt giam đến khi còn ba ngày nữa đúng bảy tháng, tôi ra không thấy đường
nữa. Khi đưa lên trường cải tạo họ để tôi sống với những người Sida thời kỳ
cuối gần chết, rồi bệnh tật gì cũng có, nằm trong một buồng giam 70-80 người đủ
chứng bệnh hết
Bà Lê thị Ngọc Đa
Lên tiếng cho hạnh
phúc người cùng khổ
Bà Lê thị Ngọc Đa cho
biết một điều kiện mà cán bộ trại giam buộc bà phải cam kết là khi ra khỏi tù
không được đi biểu tình khiếu kiện nữa. Bà chấp nhận ký. Tuy nhiên theo bà nay
cần phải lên tiếng với thế giới dù phải chịu những hình phạt tiếp nữa từ nhà
cầm quyền Việt Nam. Bà nói:
Khi ra họ nói với tôi
tiếng nói của tôi nói lên bằng 100 người bình thường nói, nên họ ghim tôi dữ
vậy. Tôi theo cộng sản từ năm 9 tuổi đến năm 26 tuổi mới được giải quyết về
sống với gia đình. Lúc đó bản thân tôi rất cần sự sống vì tôi còn trẻ thế mà
vẫn vì nước, vì dân chiến đấu; bây giờ tôi già rồi tôi đâu cần sự sống nữa.
Nhưng trong cuộc đời của tôi tôi đã cống hiến cho nhân dân, suốt đời tôi cũng
cống hiến cho nhân dân. Hạnh phúc của toàn nhân loại là hạnh phúc của tôi, nếu
họ có hạnh phúc tôi cũng có hạnh phúc.
Hạnh phúc của tôi nằm
trong hạnh phúc của dân tộc. Tôi nghĩ như vậy mà không có tiếc thương, nếu họ
có còng tôi, hành hạ tôi cỡ nào thì tôi càng tự hào vì tôi làm đúng nghĩa. Việt
Nam hiện nay hội nhập quốc tế, nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp
với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng
phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có
quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống.
Có thể nói ở Việt nam
ngày càng có nhiều tiếng nói như của bà Lê thị Ngọc Đa dù rằng các biện pháp
trấn áp của cơ quan chức năng mỗi lúc một mạnh mẽ, tinh vi hơn.
Tin, bài liên quan
- Dân oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?
- Dân oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?
- Dân khiếu kiện bị tống lên xe buýt, đưa trở về tỉnh
- Giọt nước tràn ly
- Giọt nước tràn ly
- Luật đất đai: Tu từ, nhóm lợi ích, hay súng nổ?
- Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng
- Bốn cán bộ giải phóng mặt bằng bị bắn tại Trụ sở Ủy
ban
- Dẹp cả trường mầm non để lấy đất ?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment