Một nhà ngoại giao Việt Nam xin
tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ
Vạch
trần bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam
Tin liên hệ
- Sôi nổi các cuộc vận động tại LHQ trước
khi VN báo cáo nhân quyền UPR
- Người trẻ chia
sẻ cảm nghĩ về năm 2013
- Người dân và không khí Tết Giáp Ngọ ở
Việt Nam
- 'Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 nhất
định sẽ khá hơn'
- 'LHQ cần lắng nghe khát vọng nhân quyền
của người dân Việt'
- ‘Năm Rắn sắp
qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’
Hình ảnh/Video
Video
HRW kêu gọi quốc tế hối thúc VN cải thiện nhân quyền
Video
'Tình hình nhân quyền VN 2014 nhất định sẽ khá hơn'
CỠ
CHỮ
Cập nhật: 03.02.2014 14:27
Một nhà ngoại giao từng là lãnh sự của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Geneva công bố quyết định xin tị nạn chính
trị tại Thụy Sĩ chỉ vài ngày trước khi phái đoàn của Hà Nội sang đây báo cáo
thành tích nhân quyền tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR vào ngày 5/2.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 3/2, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ (2008-2012), nói quyết định của ông là một sự lựa chọn ‘khôn ngoan’ trong cuộc đấu tranh lâu dài vì dân chủ-nhân quyền Việt Nam.
Ông Đặng Xương Hùng: Người Việt nào cũng đau đáu trong tim về lý do Việt Nam rơi vào hoàn cảnh hiện nay: tụt hậu với thế giới, tất cả các mặt trong xã hội đều đi xuống trầm trọng, kinh tế khủng hoảng, tham nhũng, đạo đức xã hội đi xuống. Đó cũng là tất cả những tâm tư của tôi trước khi đi đến quyết định này. Tuy nhiên, đỉnh điểm của nó phải kể đến việc quốc hội vẫn thông qua điều 4 trong bản Hiến pháp sửa đổi, quy định đảng giữ quyền độc tôn lãnh đạo, vốn là nguyên nhân của tất cả các khủng hoảng ở Việt Nam hiện nay. Tôi chọn việc ly khai để thể hiện một thái độ dứt khoát để, thứ nhất, có thể nói lên tiếng nói của mình, và kế đến, cũng có thể là một sự cảnh báo đối với sự lãnh đạo của đảng, để mọi người thấy ngay cả những người trong bộ máy hưởng lợi đấy bây giờ cũng bắt đầu nghĩ đến việc phải nói lên tiếng nói của chính mình, vượt qua nỗi sợ.
VOA: Vì sao ông phải xin tị nạn chính trị sau khi thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình trong khi ngay tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều những tiếng nói thẳng thắn như vậy vẫn ở lại trong nước?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi nghĩ phải nhìn vào mục tiêu và hiệu quả chứ không phải chỉ để chứng tỏ thái độ của mình. Hiện nay trong nước phong trào đấu tranh dân chủ gặp rất nhiều khó khăn vì sự đàn áp, đe dọa, bắt bớ. Tôi từng nghĩ đến việc tỏ thái độ ở trong nước bằng cách xin về hưu hay về ở ẩn. Tuy nhiên việc đó cũng chỉ dừng lại ở một tiếng nói rất nhỏ. Tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho cuộc đấu tranh chung vì một đất nước Việt Nam dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Tôi chọn cách xin tị nạn chính trị vì ví dụ tôi lên tiếng ở Việt Nam, tôi bị bắt. Cách đó không khôn ngoan bằng cách mình tìm một chỗ nấp an toàn để cuộc đấu tranh của mình được lâu dài và có hiệu quả hơn.
VOA: Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam sẽ tiến bộ hơn, đi nhanh hơn nếu nó xuất phát từ chính những người trong nước, những tiếng nói trong nước mới là những tiếng nói có hiệu quả nhất, mạnh mẽ nhất với quốc tế.
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho rằng mỗi cuộc đấu tranh dân chủ cần 2 yếu tố. Một là sự trỗi dậy từ trong nước, đó là phong trào hiện nay đang mạnh lên. Thứ hai là sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ cộng đồng quốc tế. Tình trạng hiện nay Việt Nam bưng bít thông tin, do đó các thông tin ra nước ngoài cũng rất hạn chế. Thế thì tại sao tôi không đóng vai trò làm cầu nối giữa bên trong với bên ngoài. Tôi muốn truyền đạt các thông tin từ thế giới bên ngoài cho đồng bào trong nước biết nhân quyền trên thế giới như thế nào, chúng ta phải được hưởng những quyền như thế nào. Ở ngay nước sở tại, tôi cũng có thể thông tin cho phía bên ngoài biết tình hình hiện nay ở Việt Nam, lấy những thông tin mà nhà nước che dấu đưa ra nước ngoài. Tôi nghĩ tôi có vai trò đó.
VOA: Gần đây ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp như ông đây, những đảng viên cao cấp lâu năm lần lượt chia tay với đảng cộng sản, kêu gọi dân chủ cho Việt Nam. Có người nhận xét đây là một hiện tượng đáng chú ý nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là vài trường hợp số lẻ trong hàng triệu đảng viên trong hàng ngũ đảng hiện nay. Ý kiến ông thế nào?
Ông Đặng Xương Hùng: Những người trong chính quyền đại loại như tôi, bạn bè của tôi cách nghĩ của họ chả khác tôi, có khi còn hơn tôi. Cái chính là vượt qua được nỗi sợ hoặc hoàn cảnh của mình. Ví dụ hoàn cảnh của tôi có thể thuận lợi hơn trong quyết định đó vì vợ con tôi đang ở Thụy Sĩ này. Thế còn một người bạn của tôi trong nước có tư tưởng như tôi thì hầu như sẽ mất hết chứ không được một cái gì cả. Thật ra phải xác định cho mình một giới hạn xấu nhất của hành động của mình. Nếu mình vượt qua được cái đó thì mới chiến thắng được chính mình. Thật ra phải đúng thời điểm nữa, nhiều yếu tố hội tụ cùng một lúc nào đó thì nó mới thúc đẩy anh đi được. Không phải tự tử là dễ đâu. Tự tử phải có một thời điểm nào đó, chứ còn quá thời điểm đó không tự tử được.
VOA: Một giới chức Việt Nam xin tị nạn tại một nước phương Tây. Qua trường hợp của mình, ông muốn nói gì với quốc tế và với chính phủ Việt Nam?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi muốn thế giới biết rằng đó như một lời cảnh báo. Ví dụ ở Campuchea, phải có người chạy ra khỏi chế độ diệt chủng và tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng “Chúng tôi đang bị diệt chủng” thì thế giới mới bắt đầu biết đến. Tôi muốn nói với thế giới: “Đấy tình hình Việt Nam hiện giờ là như vậy đấy. Hãy quan tâm hơn nữa để đưa Việt Nam trở lại với cộng đồng quốc tế, với thế giới văn minh, với tương lai tươi sáng hơn.”
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 3/2, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ (2008-2012), nói quyết định của ông là một sự lựa chọn ‘khôn ngoan’ trong cuộc đấu tranh lâu dài vì dân chủ-nhân quyền Việt Nam.
Ông Đặng Xương Hùng: Người Việt nào cũng đau đáu trong tim về lý do Việt Nam rơi vào hoàn cảnh hiện nay: tụt hậu với thế giới, tất cả các mặt trong xã hội đều đi xuống trầm trọng, kinh tế khủng hoảng, tham nhũng, đạo đức xã hội đi xuống. Đó cũng là tất cả những tâm tư của tôi trước khi đi đến quyết định này. Tuy nhiên, đỉnh điểm của nó phải kể đến việc quốc hội vẫn thông qua điều 4 trong bản Hiến pháp sửa đổi, quy định đảng giữ quyền độc tôn lãnh đạo, vốn là nguyên nhân của tất cả các khủng hoảng ở Việt Nam hiện nay. Tôi chọn việc ly khai để thể hiện một thái độ dứt khoát để, thứ nhất, có thể nói lên tiếng nói của mình, và kế đến, cũng có thể là một sự cảnh báo đối với sự lãnh đạo của đảng, để mọi người thấy ngay cả những người trong bộ máy hưởng lợi đấy bây giờ cũng bắt đầu nghĩ đến việc phải nói lên tiếng nói của chính mình, vượt qua nỗi sợ.
VOA: Vì sao ông phải xin tị nạn chính trị sau khi thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình trong khi ngay tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều những tiếng nói thẳng thắn như vậy vẫn ở lại trong nước?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi nghĩ phải nhìn vào mục tiêu và hiệu quả chứ không phải chỉ để chứng tỏ thái độ của mình. Hiện nay trong nước phong trào đấu tranh dân chủ gặp rất nhiều khó khăn vì sự đàn áp, đe dọa, bắt bớ. Tôi từng nghĩ đến việc tỏ thái độ ở trong nước bằng cách xin về hưu hay về ở ẩn. Tuy nhiên việc đó cũng chỉ dừng lại ở một tiếng nói rất nhỏ. Tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho cuộc đấu tranh chung vì một đất nước Việt Nam dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Tôi chọn cách xin tị nạn chính trị vì ví dụ tôi lên tiếng ở Việt Nam, tôi bị bắt. Cách đó không khôn ngoan bằng cách mình tìm một chỗ nấp an toàn để cuộc đấu tranh của mình được lâu dài và có hiệu quả hơn.
VOA: Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam sẽ tiến bộ hơn, đi nhanh hơn nếu nó xuất phát từ chính những người trong nước, những tiếng nói trong nước mới là những tiếng nói có hiệu quả nhất, mạnh mẽ nhất với quốc tế.
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho rằng mỗi cuộc đấu tranh dân chủ cần 2 yếu tố. Một là sự trỗi dậy từ trong nước, đó là phong trào hiện nay đang mạnh lên. Thứ hai là sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ cộng đồng quốc tế. Tình trạng hiện nay Việt Nam bưng bít thông tin, do đó các thông tin ra nước ngoài cũng rất hạn chế. Thế thì tại sao tôi không đóng vai trò làm cầu nối giữa bên trong với bên ngoài. Tôi muốn truyền đạt các thông tin từ thế giới bên ngoài cho đồng bào trong nước biết nhân quyền trên thế giới như thế nào, chúng ta phải được hưởng những quyền như thế nào. Ở ngay nước sở tại, tôi cũng có thể thông tin cho phía bên ngoài biết tình hình hiện nay ở Việt Nam, lấy những thông tin mà nhà nước che dấu đưa ra nước ngoài. Tôi nghĩ tôi có vai trò đó.
VOA: Gần đây ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp như ông đây, những đảng viên cao cấp lâu năm lần lượt chia tay với đảng cộng sản, kêu gọi dân chủ cho Việt Nam. Có người nhận xét đây là một hiện tượng đáng chú ý nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là vài trường hợp số lẻ trong hàng triệu đảng viên trong hàng ngũ đảng hiện nay. Ý kiến ông thế nào?
Ông Đặng Xương Hùng: Những người trong chính quyền đại loại như tôi, bạn bè của tôi cách nghĩ của họ chả khác tôi, có khi còn hơn tôi. Cái chính là vượt qua được nỗi sợ hoặc hoàn cảnh của mình. Ví dụ hoàn cảnh của tôi có thể thuận lợi hơn trong quyết định đó vì vợ con tôi đang ở Thụy Sĩ này. Thế còn một người bạn của tôi trong nước có tư tưởng như tôi thì hầu như sẽ mất hết chứ không được một cái gì cả. Thật ra phải xác định cho mình một giới hạn xấu nhất của hành động của mình. Nếu mình vượt qua được cái đó thì mới chiến thắng được chính mình. Thật ra phải đúng thời điểm nữa, nhiều yếu tố hội tụ cùng một lúc nào đó thì nó mới thúc đẩy anh đi được. Không phải tự tử là dễ đâu. Tự tử phải có một thời điểm nào đó, chứ còn quá thời điểm đó không tự tử được.
VOA: Một giới chức Việt Nam xin tị nạn tại một nước phương Tây. Qua trường hợp của mình, ông muốn nói gì với quốc tế và với chính phủ Việt Nam?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi muốn thế giới biết rằng đó như một lời cảnh báo. Ví dụ ở Campuchea, phải có người chạy ra khỏi chế độ diệt chủng và tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng “Chúng tôi đang bị diệt chủng” thì thế giới mới bắt đầu biết đến. Tôi muốn nói với thế giới: “Đấy tình hình Việt Nam hiện giờ là như vậy đấy. Hãy quan tâm hơn nữa để đưa Việt Nam trở lại với cộng đồng quốc tế, với thế giới văn minh, với tương lai tươi sáng hơn.”
Một nhà ngoại giao
Việt Nam xin tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ
- Danh mục
- Tải
Ông Đặng Xương Hùng bắt đầu làm việc cho Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983. Ông cho biết đi đến quyết định xin tị nạn chính trị từ tháng 10 năm ngoái khi ông chính thức tuyên bố ly khai khỏi đảng cộng sản Việt Nam.
Trước khi công bố quyết định xin tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ, ông Hùng đã gửi một lá thư ngỏ tới phái đoàn báo cáo UPR của Hà Nội kêu gọi họ thừa nhận sự thật về những vi phạm nhân quyền tệ hại tại Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm các nước và cải thiện.
UN Watch phản
đối Việt Nam cấm
nhà báo Phạm Chí Dũng đi
Genève
Thụy My
UN Watch, tổ
chức phi chính phủ có trụ
sở tại Genève với
nhiệm vụ giám sát các vấn
đề nhân quyền và dân chủ
thuộc Liên Hiệp Quốc, ra
thông cáo ngày 02/02/2014 phản
đối chính quyền Việt
Nam ngăn chận nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève tham dự hội
thảo về nhân quyền
với tư cách diễn
giả.
Thông cáo nêu ra sự kiện, ông Phạm Chí Dũng là một nhà báo độc lập có uy tín và là
người ủng hộ cho xã hội dân sự, sở hữu một hộ chiếu Việt Nam hợp lệ và đã có visa vào
Thụy Sĩ, tối 1/2 đã bị công an ngăn chặn tại sân bay không cho xuất cảnh đi Genève.
Được biết nhà báo Phạm Chí Dũng là diễn giả chính trong cuộc hội thảo diễn ra bên lề cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Việt Nam, đến tham dự theo lời mời của UN Watch.
Ông Hillel Neuer, giám đốc điều hành của UN Watch tuyên bố : « Chúng tôi lo
lắng trước việc chính phủ Hà Nội nỗ lực dập tắt tiếng nói của ông Phạm Chí Dũng. Việt Nam đang vi phạm một trong các nguyên
tắc đã nêu ra trong tiến trình kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc, đó là đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan,
trong đó có các tổ chức phi chính phủ. Vì vậy chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay lên
tiếng phản đối sự vi phạm thô bạo này, và bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm của Việt Nam ».
Cho dù nhà báo Phạm Chí Dũng không thể đến tham dự, các nhà tổ chức sự kiện bên lề cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát sẽ sắp xếp để thông điệp của ông được đọc lên tại cuộc họp ở trụ sở Liên Hiệp Quốc lần này. Theo một số nhà quan sát, đã
ba năm qua UN Watch mới ra một thông cáo liên
quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, với lời lẽ mạnh mẽ như thế. UN Watch là tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền và tư vấn cho Hội đồng Kinh tế Xã hội của tổ chức quốc tế này.
Thông cáo của UN Watch cũng nhắc lại, Phạm Chí Dũng là nhà
báo và nhà nghiên cứu độc lập, có nhiều bài viết chất lượng đăng trên các
đài phát thanh quốc tế. Ông còn là một nhà văn sung sức và cây bút bình
luận chính trị sâu sắc, đồng thời là tiến sĩ kinh tế. Là đảng viên cộng sản từ 20 năm qua, Phạm Chí Dũng đã gây
chấn động khi công bố bức « Tâm thư từ bỏ đảng » vào tháng 12/2013,
và kêu gọi đa đảng.
Trong lá thư gởi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, UN Watch, Ban tổ chức hội thảo và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là những cơ quan đã đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ cho chuyến đi, nhà báo Phạm Chí Dũng khẳng định với tư cách công dân, ông không vi
phạm bất cứ quy định pháp luật nào và cũng chưa từng được cơ quan an ninh thông
báo về việc ông không được xuất cảnh.
Lá thư viết, tuy việc xuất ngoại của cá nhân ông là nhỏ bé, nhưng sự kiện này lại được lồng trong khung cảnh quyền con người ở Việt Nam vẫn còn thụt lùi sâu sắc, bất chấp nhiều hứa hẹn sẽ cải thiện. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng nhiều công dân Việt Nam như ông đang khắc khoải mong đợi những tác động đủ mạnh từ cộng đồng quốc tế đặc biệt là kỳ UPR sắp tới, hầu phần nào cải thiện não trạng cũng như cách hành xử của Nhà nước và các cơ quan an ninh Việt Nam.
Cựu lãnh sự VN ở Geneva xin tị nạn
Cập nhật: 11:06 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Ông Đặng Xương Hùng nói ông ra
khỏi Đảng Cộng sản tháng 10/2013
Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012, đã lên
kênh truyền hình địa phương Leman Bleu hôm
Chủ nhật, cho biết ông xin tị nạn tháng 10 năm
ngoái.
“Bức tường Berlin đã đổ 25 năm trước, nhưng Việt Nam vẫn dưới chế độ cộng sản,” ông nói.
“Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tiếp tục chế độ độc tài, chế độ độc đảng.”
Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm 3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.
Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình trạng “khủng hoảng” cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế.
Trước đó, trên các mạng xã hội của người Việt, ông Hùng đã công bố thư ngỏ cho biết ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10 năm ngoái.
“Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”
"Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam"
Đặng Xương Hùng
“Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi
đang sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có tên là đảng cộng sản Việt Nam,” ông cáo buộc.
Lá thư của ông viết: “Một nước Việt Nam không cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.”
Trong một bài viết khác về việc kiểm điểm nhân quyền tại Geneva, ông Hùng
kêu gọi nhắm đến “đội ngũ cán bộ cấp trung”.
“Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân
tích thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển chiều hướng tình hình tại Việt Nam.”
Ông viết “cần tập trung vào phân
tích cho họ thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh được những phê phán của cộng đồng quốc tế.”
“Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc,” ông viết.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment