Tổng
thống Myanmar Thein Sein: "Gorbachev
và tôi không giống nhau"
Thành
công của kinh tế Myanmar và cuộc bầu cử 2015 có dấu ấn sâu đậm của Tổng thống
Thein Sein - vị tướng cởi bỏ quân phục để tiến hành cải cách.
Tổng thống Thein Sein của Myanmar, một cựu tướng của nước này, có lẽ
sẽ đi vào lịch sử với tư cách một nhà lãnh đạo của công cuộc đổi mới không thể
đảo ngược ở quốc gia Đông Nam Á này.
Tổng thống Thein Sein (trái) và nhân vật đối lập San Suu Kyi.
Ông Thein
Sein cam kết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào
năm 2012 rằng Myanmar (còn gọi là Miến Điện) đang đi trên con đường mà nó không
thể lùi bước. Chuyến thăm của ông tới Mỹ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh
đạo Myanmar trong suốt gần nửa thế kỷ.
Ông Thein Sein, sinh năm 1945, nhậm chức Tổng thống vào tháng
3/2011 sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2010 – cuộc bầu cử đầu tiên ở quốc gia này trong
khoảng 20 năm (kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1988). Kể từ đó, ông
trở thành người tiên phong trong tiến trình cải cách ở Myanmar. Trước đó
quân đội nắm toàn quyền ở Myanmar trong nhiều thập kỷ. Giai đoạn quân đội chấp
chính, ông Thein Sein là một trong các nhân vật chủ chốt trong chính quyền quân
sự.
Dưới chính thể do ông lãnh đạo, Myanmar đã trả tự do cho hàng trăm
tù nhân, kể cả tù chính trị. Chính phủ Myanmar cũng ký kết các thỏa thuận hòa
bình với các nhóm dân tộc thiểu số, đồng thời giảm bớt mức độ kiểm duyệt đối
với truyền thông.
Tổng thống Thein Sein đã góp phần quan trọng vào việc dỡ bỏ các
lệnh cấm vận của phương Tây đối với Myanmar, đồng thời thu hút đáng kể đầu tư của
nước ngoài. Hơn 500 doanh nghiệp đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào Myanmar kể từ khi
nước này tiến hành tự do hóa kinh tế vào năm 2011. Cả Coca-Cola, MasterCard,
Ford và Hilton đều đã đổ xô vào thị trường tiềm năng hơn 50 triệu dân này.
Trên trường quốc tế, ông Thein Sein được hoan nghênh, dù rằng giới
phê bình vẫn cảnh báo rằng tiến trình cải cách của Myanmar vẫn còn phải trải
qua nhiều cuộc kiểm nghiệm.
Lãnh đạo phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đã gióng lên lời cảnh
báo đó một lần nữa vào tháng 11/2014 khi bà cho rằng tiến trình cải cách đã ngưng
trệ.
“Nhân vật hiền lành”
Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở vùng châu thổ sông Irrawaddy, ở
thị trấn Ngapudaw, Thein
Sein xuất thân hết sức bình thường. Theo lời của chính ông thì
cha mẹ ông làm nghề nông.
Tổng thống Myanmar Thein Sein hội kiến với Tổng thống Mỹ Obama.
Thein Sein tốt nghiệp học viện quân sự Myanmar vào năm 1968. Ông
đều đặn thăng tiến trong sự nghiệp 40 năm của mình.
Ông bắt đầu tham gia giới lãnh đạo vào thập niên 1990 khi ông trở thành
thành viên của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia, theo cách gọi của
chính quyền quân sự lúc đó.
Thein Sein được chỉ định làm Thư ký thứ nhất của Hội đồng này sau
khi cựu trùm tình báo Myanmar Tướng Khin Nyunt rời bỏ chức vụ này vào năm 2004.
Thein Sein cũng là chủ tịch Hội nghị Quốc gia – chuyên về soạn thảo Hiến pháp
mới của Myanmar.
Khi vị Thủ tướng tiền nhiệm, Soe Win, đổ bệnh, Thein Sein đã trở
thành quyền Thủ tướng vào tháng 5/2007.
Chính thức thành Thủ tướng vào tháng 10 năm đó, Thein Sein trở
thành gương mặt đối ngoại của chế độ - ông xuất hiện và đại diện cho Myanmar tại
các hội nghị của ASEAN và Liên Hợp Quốc. Ông làm Thủ tướng trong 4 năm.
Đến tháng 4/2010, như nhiều quan chức hàng đầu khác trong chính
quyền quân sự, ông cởi bỏ quân phục để chuyển sang khối dân sự và lập ra một chính
đảng.
Chính Thein Sein đã nộp đơn xin đăng ký lập Đảng Liên minh Đoàn
kết và Phát triển (USDP). Đảng này chiếm thế áp đảo trong các cuộc bầu cử vào
tháng 11/2010 và kiểm soát được quốc hội nước này.
Giới phân tích tại thời điểm đó cho rằng việc bổ nhiệm ông Thein
Sein là do lãnh đạo chính quyền quân sự Than Shwe dàn dựng, vì ông Than Shwe muốn
có một gương mặt được các bên chấp nhận trong quá trình chuyển tiếp.
Aung Zaw, biên tập viên của tạp chí Irrawaddy có trụ sở ở Thái Lan
phát biểu vào thời điểm Thein Sein nhậm chức: “Ông ấy sẽ không phá bỏ thông
lệ... Ông ấy không phải con rồng phun lửa, vì thế ông không tạo ra mối đe dọa
nào đối với tướng Than Shwe, người tiếp tục thực thi quyền lực tuyệt đối”.
“Lặng lẽ nhưng đầy quyết tâm”
Nhưng khi Thein Sein lên nhậm chức, chính quyền của ông đã bắt đầu
một tiến trình thay đổi khiến những người chỉ trích ông cũng phải ngạc nhiên.
Thein Sein đã gặp lãnh đạo phong trào dân chủ, bà Aung San Suu
Kyi, người sau đó quyết định đưa đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) quay
trở lại tiến trình chính trị sau khi đã tẩy chay các cuộc bỏ phiếu vào tháng
11/2014.
Hồi đó NLD phản đối các cuộc bầu cử phụ mà giới quan sát cho là tự
do và công bằng.
Trong các năm sau khi bà San Suu Kyi được trả tự do, có vẻ như ông
Thein Sein
đã phát triển được một mối quan hệ công việc tốt đẹp với bà này. Truyền thông
phản ánh nhiều về thực tế ông đã gặp bà, chúc mừng bà khi bà được trao tặng
Huân chương Danh dự
“Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng
tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ
thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”- Thein Sein
của Quốc hội Mỹ. Ông cũng công khai nhắc đến việc bà đoạt giải
Nobel Hòa bình.
Vốn là một người trầm tính, ông Thein Sein trên thực tế lại tiếp
xúc nhiều với truyền thông quốc tế. Ông bắt đầu hối thúc phương Tây dỡ bỏ lệnh
trừng phạt – điều ông coi là cần thiết cho nền dân chủ và cho việc nâng cao mức
sống của người dân Myanmar.
Vijay Nambiar, cố vấn cao cấp của Liên Hợp Quốc về Myanmar, nói
với hãng tin Bloomberg: “Ông ấy trầm tính, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng trong sự lặng
lẽ đó ẩn chứa một lòng quyết tâm – ông ấy không lùi bước trước bất cứ vấn đề
nào mà ông gặp phải”.
Trong một cuộc phỏng vấn, BBC có hỏi ông rằng liệu ông có sợ bị
các cơn gió cải tổ cuốn đi giống như sau sự sụp đổ của Liên Xô hay không, Thein
Sein đã trả lời: “Tôi muốn nói với quý vị rằng Gorbachev và tôi không giống nhau”.
Ông Thein Sein nói tiếp: “Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải
cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do
vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ.”
Nhưng mặt khác, Tổng thống Thein Sein cũng chỉ rõ rằng quân đội Myanmar
sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị nước này. Ông không đưa ra
lời xin lỗi về các hành động trong quá khứ của quân đội, như là cầm tù các nhà
hoạt động và những người bất đồng chính kiến.
Tổng thống Thein Sein nói: “Họ hành động theo niềm tin của họ, còn
chúng tôi theo niềm tin của chúng tôi. Mỗi người đều hành động vì đất nước theo
cách của riêng mình”./.
BBC,
HuffingtonPost
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment