Tuesday, May 17, 2016

Diễn Hạnh - Nghệ An tiếp tục xuống đường.



Diễn Hạnh - Nghệ An tiếp tục xuống đường.
Tiếp lửa cho Quỳnh Ngọc và Hợp Thành, Diễn Hạnh lại xuống đường tuần hành ôn hoà, để kêu gọi quốc tế đồng hành và giúp đỡ Việt Nam về vấn đề ô nhiễm Biển miền Trung.
Chiều nay đúng 17 giờ ngày 16/5/2016, bà con Diễn Hạnh xuống đường toạ kháng ôn hoà yêu cầu chính quyền Hà Nội, phải minh bạch thông tin và đưa cá nhân hay tổ chức đã xả thải chất độc ra môi trường Biển. Để công lý được thực thi, pháp luật phải minh bạch, quyền con đường phải được tôn trọng.



Cùng hướng lòng mình đến với anh Trần Huỳnh Duy Thức.
(Xin chia sẻ cùng các bạn thông tin từ anh Lê Công Định)
"Thưa quý anh chị em,

Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.
Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.

Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau:
"Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước."

Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, "tuyệt thực cho đến chết mới thôi"! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.

Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm thứ bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc tế ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: "Đấu tranh này là trận cuối cùng!"

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.
Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!"

Các Linh mục đang sống chứng nhân

Paulus Lê Sơn - 16.05.2016 
Trong suốt chiểu dài lịch sử giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc tội lỗi và đi đến sự tự do đích thực, chúng ta thấy không thiếu những gương hi sinh hết sức lớn lao của từng cá nhân và từng dân tộc.
Không ai có thể đứng ngoài cuộc và dửng dưng với các thực tại xã hội đang hiện hữu, mỗi người có quyền và trách nhiệm liên đới để xây dựng và biến đổi cho xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Dù là người dân bình thường, lão phụ, trung niên, nam nữ hay các bậc chân tu.
Các cuộc biểu tình diễn ra gần đây phản đối công ty Formosa Vũng Áng tại Hà Tĩnh xả thải chất độc ra biển gây nên thảm họa cá chết và khiến cho môi sinh môi trường sống của người dân trở nên tồi tệ. Nhiều thành phần dân chúng đã xuống đường bày tỏ chính kiến của mình, trong đó có các bậc chân tu. Điều này là một điều đáng hoan nghênh chứ chưa nói đến là bình thường.
Nhiều Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và các Linh mục Giáo phận Vinh đã thực hiện quyền công dân của mình và làm chứng cho tình yêu Chúa đối với tha nhân và thực tại trần thế trong hành động quả quyết đồng hành cùng với nhân dân xuống đường đòi công lý phải được thực thi và tôn trọng.
Ngày nay người đời cần chứng nhân hơn thầy dạy. Xưa Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Như Phaolô đã viết: “Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, họan nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).

Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Paul Lộc, Giuse Nguyễn Văn Toản thuộc DCCT và các Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và cha Trần Đình Tề tại Giáo phận Vinh đã xuống đường cùng nhân dân cả nước chính là đang dìm mình trong hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo cùng với tha nhân.
Trong bức thư chung của Tòa TGM Xã Đoài về Thảm họa ô nhiễm Môi Trường Biển tại Miền Trung kêu gọi tín hữu “thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định, thể hiện cách ôn hòa quyền đòi hỏi minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.”

Thật vậy, như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhấn mạnh giá trị của đời sống chứng nhân trong việc loan báo Tin Mừng như sau: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Chỉ các hành động yêu thương kèm theo lời giảng mới có sức thuyết phục con người thời nay tin theo Đức Giêsu.

Giá trị thực sự nằm ở chỗ các Linh mục không chỉ đứng trên bục giảng diễn thuyết Lời Chúa, và Lời Chúa cũng không chỉ dừng lại trên các cuốn Thánh Kinh, mà Lời Chúa phải được diễn đạt bằng những hành động cụ thể thiết thực trong đời sống thực tại trần thế.
Giáo hội Công Giáo không mưu ích quyền bính chính trị thế quyền nhưng có trách nhiệm trước các vấn đề của xã hội về cả ba mặt; đối tượng, mục đích và nội dung.

“Hành động của Giáo Hội nhằm xây dựng công lý và tham gia vào việc biến đổi thế giới nên tốt hơn là một chiều kích cấu thành (a constitutive dimension) trong sứ mạng của Gíáo Hội nhằm cứu rỗi nhân loại và giải thoát họ khỏi mọi tình trạng áp bức”. Thực ra, đây không phải là điều gì mới mẻ nhưng là đòi hỏi cắm rễ sâu trong truyền thống lâu đời của Kitô giáo.
Giáo dân hay người ngoại đạo không chỉ lắng nghe Lời Chúa trên môi trên miệng mà cần được thể hiện sống động giữa cuộc đời trần thế. Ai cũng muốn được vác Thánh Giá theo chân Chúa, nhưng mà đến phút cuối bị đóng đinh trên thập tự thì lại sợ sệt. Ai cũng muốn lên tiếng về sự thật nhưng giá phải đổi là nhà tù thì mấy ai chấp nhận đây?
Theo Paulus Lê Sơn, GNsP
Thông Tin Đức Quốchttp://www.thongtinducquoc.de/node/2770

Cá chết dạt vào bờ tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hình: AFP
Trong vụ cá chết hàng loạt tại bờ biển miền Trung, chính quyền Việt Nam chẳng những đối diện với một tai hoạ về môi trường khốc liệt nhất từ trước đến nay  mà còn phải đương đầu với những bất ổn xã hội lan rộng.
Từ đầu tháng Tư vừa qua, hàng triệu cá chết trôi dạt vào bờ suốt dọc 200 km của bốn tỉnh trung phần. Theo con số của một viên chức đưa ra vào ngày 5 Tháng 5  thì thảm họa này đã giết ít nhất 100 tấn cá. Con số này dựa vào báo cáo từ bốn tỉnh bị thiệt hại là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế; chưa tính đến cá chết nằm trong lòng biển.
Những loại tôm cá, sò nuôi trong vùng miền Trung cũng chết hàng loạt. Cuộc sống của các gia đình ngư dân và người nuôi cá vốn đã khó khăn nay càng điêu đứng thêm sau thảm họa này.
Trước tình hình nghiêm trọng của sự việc, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường, Trần Hồng Hà, vào ngày 28 Tháng Tư, gọi vụ cá chết hàng loạt một “thảm họa môi trường nghiêm trọng khổng lồ”. Trong một tuyên bố khác cùng ngày, chính quyền nhìn nhận vụ cá chết gây thiệt hại về môi trường và kinh tế, công nghiệp cá, và gây hoang mang trong dân chúng. Trong cuộc gặp mặt với các bộ và bốn tỉnh gặp nạn vào ngày 1 Tháng 5 tại Hà Tĩnh, tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lại tầm nghiêm trọng của vụ cá chết và ra lệnh cho các cơ quan liên hệ điều tra và giải quyết vụ này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Hình: Dan Trí
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Hình: Dân Trí

Mặc dầu đây là một thảm họa nghiêm trọng với tác động lớn lao về môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam phản ứng rất lề mề. Họ chỉ bắt đầu đối phó ba tuần lễ sau khi thông tin về cá chết hàng loạt được loan tải rộng rãi và quần chúng nhao lên phản đối trên mạng xã hội.
Bất ổn xã hội lan rộng
Tầm nghiêm trọng của thảm họa và đặc biệt là phản ứng chậm chạp, thiếu hiệu quả của chính quyền đã không chỉ làm người dân hoang mang. Điều này, hơn thế nữa, đã gây phẫn nộ mạnh mẽ và lan rộng trong quần chúng.
Sự phẫn uất của người dân được bồi thêm bởi những chuyện khác cạnh đó.
Một trong những chuyện đó là lời phát biểu của Chu Xuân Phàm, Giám đốc quan hệ công chúng của công ty thép Formosa Hà Tĩnh vào ngày 25 tháng Tư, là Việt Nam phải chọn giữa việc bắt cá và xây một công nghệ sắt thép hiện đại với hàm ý không thể được cả hai.
Formosa Hà Tĩnh là một công ty sản xuất thép trị giá hàng tỉ đô la, với công ty mẹ là Formosa Plastics của Đài Loan, vốn có hồ sơ vi phạm môi trường rất tệ hại trên thế giới. Mặc dầu ông Chu bị sa thải và công ty lên tiếng xin lỗi, lời phát biểu của ông Chu đã tạo một làn sóng giận dữ trong quần chúng Việt Nam.

Nhiều người cho là công ty thép Formosa có một ống nước thải dài 1.5km chảy ra biển, chính là nguyên ủy của thảm họa mặc dầu chính quyền cho đến nay bảo là không có mối liên hệ trực tiếp giữa nước thải và cá chết.

Một chuyện khác là chính quyền đã không tìm ra điều gì hay ai đã gây ra thảm họa này. Đối với nhiều người, kể cả nhiều chuyên gia, chính quyền đã biết nguyên nhân và thủ phạm của thảm họa này nhưng không muốn cho người dân biết.

Tất cả những yếu tố này làm quần chúng phẫn nộ. Trong một quốc gia mà truyền thông nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ và biểu tình công cộng bị cấm đoán, người dân đã dùng mạng xã hội, nhất là Facebook, để bày tỏ sự tức giận và sửng sờ trước phản ứng chậm chạp, thiếu hiệu quả cũng như sự vô cảm, bất lực, thiếu minh bạch và vô trách nhiệm.
Người dần Hà Nội biểu tình trước Nhà Hát Lớn sáng ngày 1-5-2016. Hình: Internet
Người dần Hà Nội biểu tình trước Nhà Hát Lớn sáng ngày 1-5-2016. Hình: Internet

Vào ngày 1 và 8 Tháng Năm tại Hà Nội, Tp.HCM và một số nơi khác, tuy biết sẽ bị ngăn cản, hàng ngàn người ở nhiều lứa tuổi và thành phần khác nhau xuống đường để phản đối Formosa, đòi hỏi môi trường sạch và chính quyền minh bạch.
Khác với những cuộc biểu tình trước đó, lần này có đông người hơn. Một số người tham dự là ký giả và cựu ký giả báo nhà nước. Báo nhà nước không được phép đưa tin về các cuộc biểu tình này. Một trong những người này là bà Phan Thị Châu từng làm việc cho báo Phụ Nữ và chồng bà từng là phó biên tập báo Tuổi Trẻ.
Bà Châu là một trong những người biểu tình bị công an bắt giữ tại Sài Gòn vào ngày 8 Tháng Năm. Trong một bài đăng trên trang Facebook sau đó, bà viết là mặc dầu bị bắt giữ bà rất vui vì nhờ vậy mà bà chứng kiến mọi chuyện để thấy đau cùng nỗi đau của mọi người. Bài viết với tựa đề “Ơn trời, tôi đã bị bắt” có 23 ngàn LIKE và 10 ngàn share trong vòng hai ngày sau khi đăng.

Xét theo cơn thịnh nộ đang được bày tỏ trên mạng xã hội và tại các cuộc biểu tình, nhiều người Việt Nam trở nên băn khoăn và không hài lòng chẳng những với cách đối phó của chính quyền về vụ cá chết hàng loạt mà còn về các chính sách xã hội, kinh tế, chính trị của chế độ độc đảng.

Trong cơn khủng hoảng cá chết, một cô giáo ở Hà Tĩnh làm một bài thơ mô tả những điều lạ, buồn bã đang xảy ra tại Việt Nam – trong đó có một câu “biển thì đang chết”. Bài thơ đăng trên Facebook và lan rộng khắp nơi. Có người phổ thơ thành nhạc và phổ biến trên YouTube. Lý do bài thơ này làm xúc động nhiều người Việt trong và ngoài nước là vì nó phản ảnh hiện thực của đất nước.
Một chính quyền sạch sẽ
Đối diện với sự phẫn nộ và bất bình lan rộng của quần chúng, tuy có chậm, chính quyền Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ một số nỗ lực và cam kết để đối phó với thảm  họa. Họ hứa hẹn sẽ tìm ra nguyên nhân, thủ phạm và sẽ không bao che cho bất ai gây ra ô nhiễm.

Tuy thế vẫn còn dấu hỏi về việc thủ phạm thật sự sẽ được nêu danh và trừng phạt không bởi vì hệ thống độc đảng của Việt Nam rất thiếu minh bạch và trách nhiệm.

Hơn thế nữa, nguyên nhân thật sự của thảm họa có nhiều và khó lường. Tuy vụ cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung là một hiện tượng chưa từng có, các vụ cá chết hàng loạt đã xảy ra ở các nơi khác tại Việt Nam. Chẳng hạn như hàng tấn cá nuôi tại sông Lạch Bạng và sông Bưởi chết sạch trong những ngày gần đây. Nguyên nhân đến từ nước thải chưa được xử lý của các nhà máy đã làm ô nhiễm nặng nề giòng sông.
Các hộ nuôi cá lồng ở cửa biển Lạch Bạng bỗng chết hàng loạt những ngày qua. Hình: Thanh Hóa Plus
Các hộ nuôi cá lồng ở cửa biển Lạch Bạng bỗng chết hàng loạt những ngày qua. Hình: Thanh Hóa Plus

Để đối phó với các thảm họa môi trường, chính quyền Việt Nam phải rà xét lại chính sách phát triển. Việt Nam không thể công nghệ hóa bằng mọi giá vì đất nước sẽ phải trả giả đắt đỏ về môi trường cho việc công nghệ hóa tắc trách và bất cẩn.

Hơn thế nữa, cũng tợ như biển và sông ngòi, môi trường chính trị của Việt Nam ô nhiễm và mục nát nặng nề.
Tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp nặng nề không thể giải quyết có hiệu quả trừ phi hệ thống chính trị được gột rửa sạch. Điều này chỉ xảy ra nếu đảng CSVN cầm quyền chịu cải tổ chính trị rốt ráo, để cho 90 triệu dân có thêm tiếng nói và vai trò trong các chính sách và vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, xã hội và đất nước.

Nếu xét theo phản ứng của người dân thì rõ ràng là nhiều người Việt Nam hiện nay đòi hỏi một chính quyền sạch, mở rộng, minh bạch, dân chủ và có trách nhiệm khi mà đất nước của họ đang đối diện với những tai ương môi trường khổng lồ.
Đoàn Xuân Lộc là nghiên cứu gia tại Global Policy Institude (Viện Chính Sách Toàn Cầu). Ông hoàn tất bằng Tiến Sĩ về Quan Hệ Quốc Tế tại Đại Học Aston, Anh Quốc năm 2013. Lãnh vực nghiên cứu và quan tâm là chính sách đối ngoại & nội địa của Việt Nam, quan hệ của ASEAN với các cường quốc, và chính trị thế giới trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Hoàng Thuyên lược dịch

Nhìn lại vụ đàn áp dã man các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường

Phạm Nhật Bình

       Cùng tác giả:

         xem tiếp
Từ tháng 4 năm nay, vụ cá chết hàng loạt ở cửa biển Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh bùng nổ khiến dư luận cả nước xôn xao. Đây là vùng đất đầu tư của Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, bị nghi ngờ đã xả thải nước độc trực tiếp ra biển, không qua hệ thống xử lý theo quy định.

Người dân chờ đợi một cuộc điều tra khoa học, hay ít ra một lời giải thích có trách nhiệm của người cầm quyền. Nhưng sự chờ đợi ấy vấp phải sự im lặng khó hiểu kèm theo những hành động né tránh vòng vo của những viên chức địa phương. Ngư dân Hà Tĩnh, những người trực tiếp chịu thiệt hại đã mang cá chết đổ đầy mặt đường trong một hành động phản kháng tuyệt vọng.

Ý thức được hiểm họa đang đè nặng lên đất nước, người dân Hà Nội và Sài Gòn và một số tỉnh như Vũng Tàu, Nha Trang đã cùng nhau xuống đường biểu tình với quyết tâm: bảo vệ môi trường biển và tìm sự minh bạch nơi nhà cầm quyền.

Thế nhưng ở cả ba cuộc biểu tình vào ngày 1/5, 8/5, 15/5 tại hai thành phố Hà Nội và Sài gòn, người biểu tình đã bị đàn áp dữ dội, nhất là cuộc biểu tình diễn ra vào sáng Chủ Nhật 8 Tháng 5 tại Sài Gòn.
JPEG - 119.7 kb
Hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên bị công an đánh trong cuộc biểu tình ngày 8-5-2016. Ảnh: Facebook
Qua hình ảnh ghi lại, người ta thấy hàng hàng lớp lớp rào kẽm gai giăng ra khắp các ngả đường. Thành phố Sài Gòn được mô tả như trong một ngày giới nghiêm. Một lực lượng áo màu xanh lá cây, đầu đội mũ như mũ sắt trực diện hàng ngang trước người biểu tình như sẵn sàng xung trận. Và chỉ trong một giờ, lực lượng này phối hợp với công an, an ninh côn đồ thẳng tay đàn áp, xịt hơi cay, đánh đập gây thương tích không chừa một ai kể cả phụ nữ và trẻ em. Hàng trăm người tham gia biểu tình bị bắt mang đi.
Trước tai họa cá chết hàng loạt và sinh vật dưới đáy biển bị tiêu diệt, đáng lẽ Hà Nội phải thể hiện trách nhiệm lãnh đạo đất nước của mình, cùng người dân đi tìm nguyên nhân để giải quyết bằng cách tối ưu nhất. Nhưng những người cầm quyền đã đi ngược lại những gì họ đã từng long trọng thề thốt trước nhân dân: bảo vệ quyền lợi đất nước. Đảng cộng sản lúc bình thường tự nhận vai trò lãnh đạo đất nước muôn đời, chia chác nhau từng chiếc ghế, nay co đầu rụt cổ, bưng tai bịt mắt làm ngơ như người ngoài cuộc.
Trong khi ấy, người dân khắp nước đã đứng lên đòi hỏi quyền được sống trong một môi trường sạch và muốn biết sự kiện cá chết có liên quan đến Formosa hay không là chuyện thật bình thường. Nếu là một nhà nước có trách nhiệm, biết lắng nghe và tôn trọng ý dân, cần nhanh chóng kết luận rõ ràng, quy trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho ngư dân.

Trái lại, CSVN lúc nào cũng ở trong tâm trạng nơm nớp lo sợ khi thấy dân chúng xuống đường biểu tình dù là một cuộc biểu tình với mục đích ôn hòa: bảo vệ môi trường. Quan điểm của Hà Nội thể hiện trong những bài báo đả kích người biểu tình được liên tiếp tung ra gần đây trên truyền thông quốc doanh.

Các cây bút tuyên giáo chỉ nhìn thấy nhân dân như “những kẻ phản động đang mượn danh bảo vệ môi trường phá hoại cuộc sống bình yên” hay cáo buộc biểu tình là “gây mất an ninh trật tự”. Luận điệu tuyên truyền của đảng cộng sản còn đi xa hơn khi vu vạ một cách thô bỉ rằng các thế lực thù địch trả tiền để kích động biểu tình phá rối.
JPEG - 74.4 kb
Lực lượng Thanh Niên Xung Phong hành xử với dân như kẻ thù.
Hà Nội lo sợ nhưng cảm thấy không thể ngăn chận nổi những cuộc biểu tình chính đáng của dân chúng bùng nổ, nên chúng đã ra lệnh cho côn an chìm cùng với một đơn vị mới thẳng tay đàn áp để răn đe, gây sợ hãi.

Chúng tạo sự hỗn loạn để vừa lấy lý cớ bắt bớ người vừa giải tán sớm cuộc biểu tình. Ngày 8 Tháng 5 tại Sài Gòn người ta thấy sự xuất hiện của một lực lượng được xác định danh tính là “Công ty trách nhiêm hữu hạn Dịch vụ công ích Thanh Niên Xung Phong” trực thuộc UBND TPHCM, đã hành xử với nhân dân như kẻ thù.

Tuy là một sự thay đổi chiến thuật trong chống biểu tình, nhưng sự hung hãn đánh đập, bắt bớ người biểu tình của TNXP cho thấy chiến thuật này hoàn toàn phá sản. Một chính quyền với đầy đủ lực lượng công an mật vụ, quân đội hùng hậu trong tay nay phải đem một đơn vị trá hình ra đối phó với người dân, tự nó đã nói lên tính chất phi nghĩa của chế độ. Qua vụ này, bọn côn đồ của Hà Nội chỉ tô đậm thêm sự ngoan cố và bạo lực để khủng bố người dân và điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến 3 hậu quả:

- Tạo thêm sự căm phẫn trong lòng người dân vốn đã tích tụ từ lâu, thúc đẩy nó có dịp bùng lên. Bởi lẽ thay vì để người dân bày tỏ nguyện vọng bảo vệ môi trường sống và vụ cá chết hàng loạt một cách ôn hòa, Hà Nội lại chọn con đường đối đầu, dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ quyền lực chế độ độc tài.
- Thứ hai, khi tìm cách dùng bạo lực để bịt miệng người dân, Hà Nội đã hoàn toàn đuối lý, để lộ bộ mặt thiếu khả năng quản lý và điều hành đất nước, không đủ sức bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân dân trước tai họa như đã từng thề thốt.
JPEG - 87.6 kb
Giáo dân tại Nghệ An biểu tình hôm 15-5-2016.
- Cuối cùng, người dân sẽ thấy rõ hơn đảng và chính phủ này cố tình a tòng và bảo vệ công ty Formosa, hoàn toàn bỏ rơi quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của dân chúng. Ngày 22/5 sắp tới đây, cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra đầy bất lợi cho chính quyền cộng sản. Chắc chắn số người tham gia bầu cử quốc hội kỳ này sẽ suy giảm rất nhiều do tâm trạng chán ghét chế độ bảo kê cho ngoại bang, làm ngơ trước thảm họa Vũng Áng.
Vì thế, những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi hỏi chính quyền minh bạch trong Sự Kiện Vũng Áng sẽ còn tiếp diễn cho tới khi nào Hà Nội đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của quần chúng.
Nếu không những cuộc biều tình sẽ không chỉ tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn mà lần lượt lan rộng đến các tỉnh thành Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu như cuộc biểu tình hôm 15/5, nhằm khơi mào cho cuộc nổi dậy khắp toàn quốc trong nay mai.

Công an tìm mọi cách ngăn chận người biểu tình

RFA

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-05-15
Hầu như tất cả những nhà hoạt động tại Việt Nam trong ngày 15 tháng 5 đều bị lực lượng chức năng dùng mọi biện pháp buộc không cho ra khỏi nhà. Mục đích biểu tình được công khai là xuống đường bày tỏ quan điểm về thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt ở miền bắc miền Trung cách đây hơn một tháng mà đến nay chính quyền chưa công bố nguyên nhân.
Tuy nhiên họ tọa kháng ngay tại nhà. Trong khi đó ở một số nơi biểu tình cũng đã diễn ra.
Biện pháp ngăn chặn
Chốt chặn được dựng lên tại khu vực tư gia của những nhà hoạt động từ cuối tuần và được tăng cường vào ngày chủ nhật 15 tháng 5. Những nhà họat động khi ra khỏi nhà đều bị cưỡng bức trở vào như trường hợp của hai vợ chồng nữ nghệ sĩ Kim Chi từ Hà Nội. Vào lúc 9:30 sáng bà cho biết như sau:
JPEG - 97.7 kb
Nghệ sĩ Kim Chi tọa kháng tại nhà sau khi công an ngăn cản không cho bà rời nhà đi biểu tình. Ảnh: Fb Nguyễn Kim Chi
“Chúng tôi đã ra cửa để đi nhưng họ vây đến hàng chục người. Có một an ninh quận, một an ninh khu vực, hai người phụ nữ và quanh đó 3-4 người đàn ông lạ mặt nữa. Chúng tôi cương quyết đi thì người phụ nữ già nói rằng thương tôi lắm, muốn bảo vệ tôi; thế nhưng tôi hất tay bà ta ra và nói tôi không cần bà ta thương tôi mà hãy thương dân, thương nước, lo có trách nhiệm. Còn cô trẻ, đẹp gái thì nói ‘cô ơi, mọi người yêu quí cô, muốn bảo vệ cô, cô ra ngoài đó làm gì để bị đánh’. Tôi nói hóa ra ngoài đó toàn lũ du côn à! Họ đánh hay giết tôi cũng được, và ông xã tôi bảo cứ đi. Nhưng thêm 4-5 tên nữa tràn từ ngoài ngách vào. Tôi đếm tất cả là mười mấy người và họ ấn tôi vào. Vì nhà tôi chỉ là độc đạo, có một cửa đi vào thôi. Tôi làm sao có đủ sức mạnh để chống lại họ?”
Trường hợp tương tự xảy ra với bác sĩ Đinh Đức Long tại Sài Gòn, dù rằng hôm nay là ngày trực bệnh viện của ông:
“Hôm nay có 5 người trên 4 chiếc xe máy họ chặn ngay đầu hẻm. Khi tôi ra đi làm bình thường thì họ chặn bắt tôi về. Hôm nay theo lệnh của bệnh viện, tôi trực cả ngày cả đêm tại bệnh viện; nhưng họ chặn như thế tôi không đi làm bình thường được. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật của Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Họ đã chà đạp lên quyền tự do đi lại, quyền bày tỏ chính kiến của người dân.
Hôm nay là ngày bình thường tôi đi trực tại bệnh viện mà tôi không đến được thì không biết bệnh nhân có ảnh hưởng gì không?”
JPEG - 115.6 kb
Bác sĩ Đinh Đức Long bị chặn không cho rời nhà hôm 15-5.
Có một số nhà hoạt động biết trước về tình hình ngăn chặn nên đã ra khỏi nhà từ vài ngày trước; thế nhưng tại nơi tạm trú họ cũng bị lực lượng chức năng vây ráp. Bà Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội trình bày tình hình của bà và một số người khác cùng cảnh ngộ:
“Để có được cuộc tuần hành vào ngày chủ nhật 15/5 chúng tôi đã phải đi ra khỏi nhà. Chúng tôi gồm mấy người, có người ở rất xa nhưng chúng tôi cũng đến ở được một chỗ. Thế nhưng khi chúng tôi mới đến được một lúc thì thấy họ đã phát hiện ra chỗ của chúng tôi. Họ canh gác ‘vòng trong, vòng ngoài’ suốt từ lúc ấy cho đến bây giờ. Họ liên tục gõ cửa (gần như đập cửa) nhưng chúng tôi không mở.
Thứ nhất hành động của họ đã trắng trợn vi phạm quyền con người cũng như vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền. Vì sao họ có sự vi phạm như thế? Tôi cho rằng thứ nhất họ khinh thường người dân, khinh thường dư luận thế giới.
Và thứ hai chắc chắn phải có sự thật nào rất kinh khủng cho nên họ phải quyết liệt đàn áp dân, dẫm đạp lên tất cả dư luận để che giấu đi sự thật đó, sự thật về môi trường đang bị đầu độc và những sự thật khác nữa!”
Những cáo buộc ‘cũ’
Trong ngày 15 tháng 5, nhiều báo trong nước loan tin về kết luận của công an thành phố Hồ Chí Minh đưa ra vào chiều ngày 14 tháng 5 khẳng định đảng Việt Tân có trụ sở chính tại Hoa Kỳ tổ chức gây rối tại thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày chủ nhật 1 và 8 tháng 5 vừa qua.
JPEG - 191.6 kb
Hình ảnh biểu tình vì môi trường vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh bình luận về những cáo buộc được truyền thông Nhà nước đưa ra đối với những người biểu tình:
“Đó là một sự bôi nhọ, sự vu khống trắng trợn và bẩn thỉu! Tôi thấy hoàn toàn không mới, từ xưa nay họ vẫn làm điều đó rồi. Bởi vì việc làm đó của họ quá cũ và sự vu khống đó không ai tin; tôi không nghĩ mọi người tin điều đó. Còn đối với chúng tôi thì tôi khẳng định đó là sự vu khống bẩn thỉu, và hành động của họ chỉ làm cho nhiều người biết đến tổ chức Việt Tân, tô điểm thêm cho tổ chức Việt Tân mà thôi. Tôi nghĩ họ làm thế là phản tác dụng, người dân sẽ càng coi thường họ. Cả một bộ máy chính quyền cũ kỹ mà luôn dựng nên một hình ảnh không có thật, đem ra để vu khống cho những người đấu tranh và đe dọa nhân dân. Chúng tôi cực lực phản đối.”
JPEG - 95.7 kb
Nghệ sĩ Kim Chi cũng có ý kiến:
“Tôi chỉ buồn cười, buồn cười đến sặc luôn vì họ đánh tráo khái niệm. Những kẻ bán nước lên án những người đang giữ gìn đất nước. Họ làm được việc đó vì truyền thông, quân đội, công an, chính quyền, vũ khí, tiền bạc trong tay họ. Còn chúng tôi chỉ có chính nghĩa thôi!”
Và quan điểm của bác sĩ Đinh Đức Long:
“Từ trước đến nay mọi thành quả cách mạng đảng nhận do đảng lãnh đạo mà có, sao nay ‘thành tích’ cá chết, biển chết, dân biểu tình đảng không nhận mà lại đổ cho Việt Tân!
Về mặt pháp luật, khi kết tội phải có tòa; chứ báo chí không thể thay tòa kết tội bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Thứ hai nếu như đảng Việt Tân (có tồn tại) có thể kiện báo chí Việt Nam ra tòa về tội vu khống.
Trên thực tế bản thân tôi là một sĩ quan, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, một đảng viên từng sinh hoạt 32 năm; chúng tôi vì sự hiểu biết, vì tấm lòng của mình. Chính tôi nói trong đồn công an rằng chất độc thải ra môi trường cá ăn, rồi chúng ta ăn vào và bị ung thư. Con cái các anh và con cái chúng tôi có thể sinh ra là những người bệnh hoạn, quái thai, dị dạng thì các anh nghĩ sao. Và các anh nên nhớ rằng tôi và các anh trước sau gì cũng sẽ ra đi khỏi thế giới này; nhưng mai mốt con cháu các anh nhìn lên bàn thờ, ông tổ đời thứ bao nhiêu đó, đứng trong hàng ngũ bán nước, hại dân thì các anh nghĩ sao?!”
Tọa kháng & Biểu tình
Dù không được ra khỏi nhà hoặc nơi trú để có thể xuống đường biểu tình trong ngày 15 tháng 5; nhưng những người bị quản thúc tại gia như thế đã tọa kháng tại chỗ với những khẩu hiệu như ‘cá cần nước sạch, dân cần chính quyền minh bạch’. Hình ảnh tọa kháng với khẩu hiệu được đưa lên mạng xã hội.
Trong khi đó tại một số nơi vào sáng ngày 15 tháng 5 biểu tình đã được diễn ra. Tại giáo xứ Song Ngọc chừng 1 ngàn giáo dân và hai linh mục Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Tề cùng tuần hành từ Nhà thờ đến Ủy ban Nhân dân xã với biểu ngữ như ‘chúng tôi cần tôm cá để sống’…
JPEG - 74 kb
Giáo dân và hai Linh mục Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Tề tuần hành từ Nhà thờ đến Ủy ban Nhân dân xã. Ảnh GNsP
Thông tin còn cho biết tại Hợp Thành, Nghệ An cả trăm người tập trung tọa kháng về thảm họa cá chết. Một nhóm nhỏ tại Vũng Tàu cũng tập hợp và giăng biểu ngữ trên bãi biển tỉnh này yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tại Hà Nội một nhóm người trẻ biểu tình ở Bờ Hồ nhưng nhanh chóng bị bắt đưa về đồn công an Long Biên.
Tại Sài Gòn một số người dự định biểu tình tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Quách Thị Trang và Phố Tây Bùi Viện từ lúc 3 giờ chiều. Tuy nhiên lực lượng chức năng phong tỏa hết các khu vực vừa nói từ sáng. Một nhóm chừng chục người vào lúc 4 giờ tuần hành trước Chợ An Đông. Một số khác tọa kháng tại những nơi khác nhau hay tại nhà. Tin cho biết có một số người bị câu lưu như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh…
Nguồn: RFA


__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link